Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên trong tổ chức, nghiên cứu trường hợp các công ty truyền thông, quảng cáo trên địa bàn TP HCM (Trang 61)

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, 5 biến quan sát được đưa vào phân tích EFA, kết quảđược trình bày trong bảng 4.11 và bảng 4.12.

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett Test đối với biến phụ thuộc.

Hệ số KMO .842

Kiểm định Bartlett's Test Chi bình phương 846.855

df 10

Sig. .000

Nguồn: kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả.

Ta thấy hệ số KMO = 0,842 (>0,5), kiểm định Bartlett có ý nghĩa về mặt thống kê (Sig. = 0,000 < 0,05). Giá trị Eigenvalues dừng ở 3,339 > 1, tổng phương sai trích (TVE) là 66,789 (%) > 50%. Do đó, có thể kết luận phân tích nhân tố này là phù hợp.

Bảng 4.12: Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc

Biến quan sát Nhân tố

1 Chia sẻ 1 .815 Chia sẻ 2 .886 Chia sẻ 3 .544 Chia sẻ 4 .906 Chia sẻ 5 .880 Eigenvalues 3.339 TVE (%) 66.789 Cronbach’s Alpha .865 Nguồn: kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả.

Dựa vào kết quả phân tích nhân tốở bảng 4.12, ta thấy tất cả các hệ số tải nhân tốđều lớn hơn 0,5 nên ta sẽ giữ lại tất cả các biến quan sát này.

Tiếp tục phân tích cho biến Chia sẻ 3 ở phần phân tích độ tin cậy. Ta thấy biến Chia sẻ 3 tuy có hệ số tải nhân tố khá nhỏ (=0,544) nhưng vẫn đạt yêu cầu (>0,5), nên vẫn phù hợp trong phân tích nhân tố. Hơn nữa, không có biến quan sát nào có thể đo lường thay thế cho Chia sẻ 3 trong nhóm nhân tố “hành vi chia sẻ tri thức”. Bên cạnh đó, nếu loại biến quan sát Chia sẻ 3 thì hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Hành vi chia sẻ tri thức sẽ tăng lên là 0,904. Hệ số Cronbach’s Alpha quá cao (gần bằng 1) cho thấy có hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó tác giả đã không loại biến Chia sẻ 3 mặc dù khi loại biến này thì hệ số Cronbach Alpha của nhóm nhân tố Hành vi chia sẻ tri thức tăng lên.

H1 H2 H3 H4 H5 H6

Như vậy, thang đo chia sẻ tri thức vẫn gồm 6 biến quan sát: Chia sẻ 1, Chia sẻ 2, Chia sẻ 3, Chia sẻ 4 và Chia sẻ 5. Do đó, mô hình nghiên cứu không có sự điều chỉnh. Theo đó, hành vi chia sẻ tri thức bị ảnh hưởng bởi 6 yếu tố: Sự tin tưởng, Truyền thông, Hệ thống công nghệ thông tin, Hệ thống khen thưởng, Định hướng học hỏi và Văn hóa tổ chức.

Sau khi kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu không có sự thay đổi so với mô hình nghiên cứu mà tác giả đã đề nghị ban đầu. Do đó các giả thuyết nghiên cứu vẫn được giữ nguyên.

Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên trong tổ chức, nghiên cứu trường hợp các công ty truyền thông, quảng cáo trên địa bàn TP HCM (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)