Giải pháp đa dạng hóa kênh phân phối cho các sản phẩm cá ngừ đạ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 82)

đại dƣơng

Sự cần thiết của giải pháp

Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đều phải xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU thông qua các nhà phân phối. Điều này dẫn đến việc phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp nhập khẩu này, không chủ động được cho các đơn hàng xuất khẩu, mất chi phí lớn hơn trong khi thương hiệu cá ngừ Việt Nam không được nhiều người tiêu dùng biết đến. Việc đa dạng hóa các kênh phân phối là vô cùng cần thiết cho việc phát triển lâu dài của mặt hàng cá ngừ đại dương Việt Nam tại thị trường liên minh châu Âu.

Nội dung của giải pháp

Trong giai đoạn sắp tới, các doanh nghiệp Việt Nam trước mắt vẫn sẽ đẩy mạnh kênh phân phối qua các nhà nhập khẩu trung gian để xuất khẩu cá ngừ đại dương sang thị trường EU.

Bên cạnh đó, việc xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm cá ngừ đại dương sang các nhà bán lẻ như các chuỗi siêu thị, nhà hàng, chợ… ở EU là vô cùng cần thiết. Các

doanh nghiệp của chúng ta hoàn toàn có thể mở được văn phòng đại diện hoặc chi nhanh ở nước ngoài để dễ dàng cho việc phân phối các sản phẩm. Nếu một doanh nghiệp gặp khó, nhiều doanh nghiệp có thể liên kết với nhau để cùng nhau phân phối các sản phẩm cá ngừ dưới sự hỗ trợ của Tổng cục thủy sản, Hiệp hội cá ngừ Việt Nam và Cục xúc tiến thương mại Việt Nam.

Một giải pháp khác đã được áp dụng tại Thái Lan rất thành công là việc các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên kết, mua lại và sáp nhập một nhà nhập khẩu hoặc phân phối cá ngừ tại thị trường EU để có thể chủ động hơn trong các đơn hàng, giống như Thái Union đã từng làm khi mua lại công ty Unicord của Mỹ nhiều năm về trước và hiện đang là nhà xuất khẩu cá ngừ lớn nhất tại Mỹ và trên toàn thế giới.

Một kênh phân phối khác là các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam liên kết với các doanh nghiệp sản xuất cá ngừ lớn của EU xây dựng nhà máy chế biến và sản xuất sản phẩm cá ngừ đóng hộp tại Việt Nam. Bằng cách này, chúng ta có thể tận dụng ưu thế về vốn, công nghệ và hệ thống phân phối của doanh nghiệp đó tại thị trường EU.

Điều kiện để giải pháp thành công

Giải pháp đa dạng hóa các kênh phân phối thành bại chủ yếu do doanh nghiệp. Trước mắt, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Việt Nam cần tập trung phát triển để mở rộng tiềm lực phát triển cho mình. Các doanh nghiệp lớn thuộc top 10 doanh nghiệp hàng đầu có thể mở rộng kênh phân phối bằng cách cung cấp trực tiếp cho hệ thống các nhà bán lẻ tại EU thông qua việc hợp tác trực tiếp với các cửa hàng bán lẻ hoặc mở văn phòng đại diện tại nước ngoài. Trong khi đó, nhóm các doanh nghiệp nhỏ hơn nên chọn phương án mua liên kết với các nhà sản xuất nước ngoài.

Nhà nước mà cụ thể là cục xúc tiến thương mại, Tổng cục thủy sản và Hiệp hội cá ngừ đại dương Việt Nam có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hoạt động ở nước ngoài, cho phép các doanh nghiệp sản xuất cá ngừ nước ngoài liên kết với các doanh nghiệp trong nước.

Chính phủ cần tiếp tục tăng cường và củng cố quan hệ đối tác tốt đẹp với liên minh châu Âu nói chung và các nước thành viên trong liên minh này nói riêng. Các cuộc gặp gỡ song phương và đa phương với liên minh này sẽ giúp chúng ta tiếp cần

dễ dàng hơn và kí được hợp đồng với các doanh nghiệp bán lẻ, đồng thời để nước bạn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Kết quả dự kiến

Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể cung cấp sản phẩm cá ngừ đại dương trực tiếp cho các cửa hàng bán lẻ như siêu thị, nhà hàng, chợ… Liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài tại EU hoặc tại thị trường trong nước. Các kênh phân phối được đẩy mạnh bên cạnh kênh phân phối chính và truyền thống là thông qua các nhà nhập khẩu trung gian.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)