Giải pháp xây dựng trung tâm hậu cần phục vụ nghề đánh bắt cá ngừ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 72)

ngừ đại dƣơng

Theo đặc tính sinh học, cá ngừ đại dương sẽ bị chết trong vòng từ 2 đến 4 giờ sau khi cắn câu, thịt cá bắt đầu trở nên không tươi sau 8 ngày bảo quản. Thế nhưng trên thực tế, mỗi chuyến biển đánh bắt cá ngừ đại dương lên đến 30 ngày. Lượng cá ngừ đánh bắt bảo quản trong hầm lạnh của tàu cá trong thời gian quá dài làm giảm đáng kể chất lượng. Hơn nữa, do các tàu thuyền chủ yếu hoạt động đơn lẻ, chưa hỗ trợ tốt cho nhau. Do đó, khi có sự cố xảy ra, thiệt hại về người và tài sản rất lớn. Dịch vụ hậu cần nghề cá đóng vai trò vô cùng quan trọng để giải quyết các vấn đề trên.

Nội dung của giải pháp

Trung tâm hậu cần nghề cá được thành lập sẽ do tổng cục thủy sản quản lí, không chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ các ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương, mà còn hỗ trợ tất cả các ngư dân đánh bắt xa bờ khác. Nhiệm vụ chính của trung tâm hậu cần nghề cá là:

Thứ nhất, cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết như xăng dầu, đá xay, ngư cụ… để ngư dân có thể tham gia đánh cá lâu ngày, tăng cường hiệu quả đánh bắt.

Thứ hai, vận chuyển cá ngừ đại dương thương phẩm sau khi đánh bắt vào bờ kịp thời để đảm bảo chất lượng; hoặc thu mua cá trực tiếp trên biển cho ngư dân.

Thứ ba, đảm bảo chủ quyền an ninh biển đảo của tổ quốc.

Thứ tư, trung tâm hậu cần nghề cá sẽ bao gồm đội tàu đông đảo, hiện đại, có công suất lớn và đầy đủ trang thiết bị bảo quản cá, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn…

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể thành lập riêng cho mình một đội tàu chuyên thu mua cá ngừ đại dương đánh bắt được trên biển. Phương án này tuy phải tốn chi phí đầu tư lớn, xong lại giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn cá nguyên liệu, đảm bảo chất lượng cá ngừ khai thác được và tăng giá trị thương hiệu, dễ dàng xâm nhập vào các thị trường khó tính như tại liên minh châu Âu (EU).

Bộ chỉ huy trung tâm hậu cần nghề cá sẽ được thành lập tại tỉnh Phú Yên, tỉnh có truyền thống đánh bắt cá ngừ đại dương lâu đời nhất, là trung tâm nghề cá ngừ đại dương, đồng thời nằm giữa hai trung tâm nghề cá ngừ đại dương là Bình Định và Khánh Hòa. Bộ chỉ huy sẽ xây dựng hệ thống cung cấp nhu yếu phẩm, thu mua cá, hải sản trên bờ, sẵn sàng cung ứng và thu mua cá đánh bắt được.

Điều kiện để giải pháp thành công

Trước hết, Tổng cục thủy sản và hiệp hội cá ngừ Việt Nam cần thống nhất, lên phương án xây dựng chi tiết trung tâm hậu cần nghề cá. Bộ chỉ huy trung tâm hậu cần nghề cá sẽ lên phương án trang bị đội tàu thuyền hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn, đồng thời xây dựng hệ thống cung cấp và tiếp tế trên bờ.

Nguồn vốn đầu tư sẽ rất lớn, do vậy Tổng cục thủy sản cần có kế hoạch rõ ràng để được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp vốn.

Kết quả dự kiến

Trung tâm hậu cần nghề cá sẽ góp phần đáng kể vào việc ổn định nguồn cung cá ngừ đại dương, giúp ngư dân bám biển đánh bắt lâu dài, đảm bảo chất lượng cá ngừ đại dương khai thác và bảo vệ tốt hơn chủ quyền biển đảo tổ quốc.

3.3.2.4. Giải pháp lựa chọn phƣơng pháp đánh bắt cá ngừ đại dƣơng phù hợp đảm bảo chất lƣợng

Tính cấp thiết của giải pháp

Từ đầu năm 2013 đến nay, nghề câu cá ngừ đại dương tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa gặp khó khăn, ngư dân thua lỗ nặng mặc dù sản lượng đánh bắt vượt cao hơn các năm trước. Nguyên nhân là do ngư dân dùng đèn cao áp trong đánh bắt được cho là khiến chất lượng cá giảm sút, giá thu mua chưa bằng một nửa so với trước. Nguyên nhân là do đèn cao áp chiếu trực tiếp vào cá ngừ khi cá bị dụ nổi lên mặt nước đã khiến cá ngừ dễ bị phân hủy, khó bảo quản và không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tình hình này đặt ra yêu cầu phải sử dụng một phương pháp đánh bắt mới hợp lí hơn để thay thế.

Nội dung của giải pháp

Với việc phương pháp câu tay kết hợp đèn cao áp dù có ưu điểm là sản lượng cao, song phần lớn cá ngừ câu được không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Bà Trần Thị Dự, Công ty Hải Nguyên, một đơn vị chuyên thu mua, xuất khẩu cá ngừ đại dương tại xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) đã đề xuất phương án câu giàn. Phương án này đã từng được các ngư dân sử dụng trước kia nhưng phần lớn không còn sử dụng vì hiệu quả không cao bằng phương pháp dùng đèn cao áp. Câu giàn là một

phương pháp đánh bắt khá kì công, đòi hỏi nhiều thuyền viên. Mỗi thuyền lớn sẽ chia ngư dân thành các tổ đội nhỏ, thả câu theo giàn nhiều lưỡi câu. Lưỡi câu có mồi được thả xuống khá sâu, do đó cá ngừ câu được giữ được chất lượng cao do không phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều.

Điều kiện để giải pháp thành công

Hiệp hội cá ngừ Việt Nam cần khuyến cao ngư dân hạn chế sử dụng đèn cao áp để đánh bắt cá ngừ đại dương, thay vào đó, nên sử dụng phương pháp câu giàn truyền thống. Bên cạnh đó, Hiệp hội sẽ phải nghiên cứu học hỏi mô hình đánh bắt của nước bạn cho ngư dân ta học hỏi cũng như cải tiến mô hình câu cá giàn để tăng sản lượng đánh bắt cá ngừ mà vẫn đảm bảo chất lượng cá nguyên liệu cho xuất khẩu.

Kết quả dự kiến

Sau khi chuyển đổi phương pháp đánh bắt, cá ngừ thương phẩm sẽ giữ được chất lượng cao và mang lại hiệu quả cao hơn cho ngư dân. Việc câu cá ngừ bằng phương pháp cá giàn sẽ giúp bảo tồn nguồn cá ngừ đại dương tốt hơn.

3.3.2.5. Giải pháp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cá ngừ đại dƣơng

Sự cần thiết của giải pháp

Cá ngừ đại dương của Việt Nam hiện nay được đánh giá dựa trên kinh nghiệm của ngư dân, các lái buôn và công ty thu mua. Chưa có một qui trình khoa học nào chính xác để đánh giá chất lượng cá. Vì thế, cá nguyên liệu của ngư dân thường bị thương lái cho là có chất lượng thấp để ép giá thành, cũng như ngư dân không biết cách đánh giá chính xác nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu tốt nhất cho sản xuất xuất khẩu.

Nội dung của giải pháp

Để có được qui trình đánh giá cá ngừ đại dương khoa học và chính xác. Tổng cục thủy sản và Hiệp hội cá ngừ Việt Nam cần triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ với thời gian nghiên cứu 2 năm. 1 năm đầu để đưa ra qui trình đánh giá chung, 1 năm sau để ứng dụng qui trình vào thực tế. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhất thiết cần phối hợp với ngư dân, các thương lái và công ty xuất khẩu cá ngừ đại dương để nghiên cứu các kinh nghiệm của họ trong việc đánh giá chất

lượng cá, đồng thời tạo ra qui trình mà cả ngư dân và doanh nghiệp đều có thể sử dụng một cách đơn giản.

Ngoài ra, Hiệp hội cá ngừ Việt Nam cũng có thể tham khảo mô hình của các nước, các doanh nghiệp khác để cân nhắc sử dụng rộng rãi hoặc có điều chỉnh cho phù hợp hơn với hoàn cảnh trong nước để tiết kiệm chi phí và thời gian. Tác giả xin giới thiệu thang đo đánh giá chất lượng cá ngừ đại dương của Ủy ban nghề cá Queensland, thang đó VASEP đánh giá là khá phù hợp và hoàn toàn có thể ứng dụng cho Việt Nam.

Bảng 3.1: Bảng chấm điểm đối với cá ngừ vây vàng

Điểm số Tình trạng cá Màu cá

Rất tốt (50 điểm)

Không khuyết tật, cá trông giống mới vớt dưới nước lên. Màu cá sáng, đàn hồi, không có chỗ nào mềm trên mình cá

Thịt trong mờ, bóng, màu sáng, thấy rõ mỡ ở lớp ngoài

Tốt (40 điểm)

Có khuyết tật nhẹ. Màu hơi sậm một chút. Thịt hơi sậm, thịt chắc, chậm đàn hồi. Có 1, 2 chỗ mềm.

Thịt trong mờ ít và kém bóng, màu kém sáng, mỡ chỉ hơi thấy ở lớp ngoài.

Trung bình (30 điểm)

Có khuyết tật rõ, tối đa 2 vết rách, bầm dập, khía vào, trầy da. Màu sạm/ đen. Thịt không chắc, không đàn hồi. Thịt trong mờ và mất độ bóng, thịt hơi sạm và ngả nâu, không có mỡ ở lớp ngoài. Kém (20 điểm)

Có hơn 2 vết rách, trầy da. Màu sẫm. Thịt nhão, có nhiều chỗ mềm.

Thịt hoàn toàn mờ đục, không bóng, ngả màu nâu, sạm rõ, không có mỡ ở lớp ngoài. Rất kém (10 điểm) Cá dập nát, biến dạng. Thịt nhão, rã ra từng phần, mình cá gãy rời, có kí sinh. Thịt mờ đục, màu nâu, bạc trắng hoặc xám, không có mỡ ở lớp ngoài.

Bảng 3.2: Bảng chấm điểm đối với cá ngừ mắt to

Điểm số Tình trạng cá Màu cá

Rất tốt (50 điểm)

Không khuyết tật, cá trông giống mới vớt nước lên. Màu cá sáng, đàn hồi, không có chỗ nào mềm trên mình cá

Thịt trong mờ, bóng, có màu sáng, có nhiều mỡ xâm nhập vào cả các lớp thịt bên trong.

Tốt (40 điểm)

Có khuyết tật nhẹ. Màu hơi sậm một chút. Thịt hơi sậm, thịt chắc, chậm đàn hồi. Có 1, 2 chỗ mềm.

Thịt trong mờ ít và kém bóng, màu kém sáng, có nhiều mỡ xâm nhập vào cả các lớp thịt bên trong.

Trung bình (30 điểm)

Có khuyết tật rõ, tối đa 2 vết rách, bầm dập, khía vào, trầy da. Màu sạm/ đen. Thịt không chắc, không đàn hồi.

Thịt trong mờ và mất độ bóng, màu hơi sậm, có mỡ nhưng không xâm nhập vào các lớp thịt bên trong, thịt có thể ngả màu nâu.

Kém (20 điểm)

Có hơn 2 vết rách, trầy da. Màu sẫm. Thịt nhão, có nhiều chỗ mềm.

Thịt hầu như mờ đục, màu thịt ngả nâu hoặc sạm rõ, có ít hoặc không có mỡ ở lớp thịt bên ngoài.

Rất kém (10 điểm)

Cá dập nát, biến dạng. Thịt nhão, rã ra từng phần, mình cá gãy rời, có kí sinh.

Thịt mờ đục, màu nâu, ngả trắng, không có mỡ ở lớp ngoài.

Nguồn: Bảo quản và chế biến cá ngừ làm sashimi của VASEP

Điều kiện để giải pháp thành công

Để giải pháp này thành công, Tổng cục thủy sản và Hiệp hội cá ngừ Việt Nam cần nghiêm túc nghiên cứu qui trình đánh giá chất lượng, cũng như cần phối hợp với ngư dân, các thương lái và doanh nghiệp kinh doanh cá ngừ đại dương để thực hiện thành công đề tài nghiên cứu, đảm bảo qui trình đánh giá chính xác, dễ dùng, đơn giản nhưng đầy hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần tham khảo qui trình đánh giá

của các quốc gia, các đơn vị nước ngoài để học hỏi, tiết kiệm chi phí và có cơ sở xây dựng qui trình cho nước ta một cách hợp lí nhất.

Sau khi hoàn thành qui trình nghiên cứu, Hiệp hội cần triển khai rộng rãi, đảm bảo ngư dân, doanh nghiệp và các đơn vị thu mua đều nắm rõ và thống nhất, mang lại lợi ích cho nhiều bên.

 Kết quả dự kiến

Chúng ta có được một qui trình đánh giá chất lượng cá ngừ đại dương thống nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cá ngừ đại dương trên thị trường và bảo vệ quyền lợi cho ngư dân.

3.3.3. Nhóm giải pháp về thị trƣờng hỗ trợ hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng Việt Nam

3.3.3.1. Giải pháp xây dựng thƣơng hiệu cho cá ngừ đại dƣơng

Sự cần thiết của giải pháp

Cá ngừ đại dương Việt Nam dù có chất lượng không thu kém các nước khác như Thái Lan hay Philippines, song với việc chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho các sản phẩm cá ngừ đại dương, Việt Nam đang chịu thiệt hại đáng kể. Hơn nữa, người tiêu dùng EU vốn ưa chuộng các sản phẩm uy tín, chất lượng cao nên việc chưa xây dựng thương hiệu đủ mạnh sẽ khiến cá ngừ Việt Nam giảm rõ rệt năng lực cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng thương hiệu chung cho cá ngừ Việt Nam và các thương hiệu riêng cho cá ngừ các tỉnh, các đơn vị được coi là giải pháp cấp bách trong bối cảnh hiện nay.

Nội dung của giải pháp

Thứ nhất, Tổng cục thủy sản và Hiệp hội cá ngừ Việt Nam cần tập trung xây dựng thương hiệu cá ngừ đại dương Việt Nam đủ mạnh để cạnh tranh với các nước. Tổng cục cần xác định đây là một chiến lược dài hơi, nên đầu tư kinh phí và cử các chuyên gia sang nghiên cứu kĩ càng thị trường EU và học hỏi kinh nghiệm của các nước đã có thương hiệu cá ngừ mạnh như Thái Lan. Trong khoảng thời gian 5 năm, thương hiệu cá ngừ Việt Nam sẽ được quảng bá dày đặc tại hệ thống cửa hàng phân phối, các hội chợ quốc tế… Thương hiệu chung này sẽ là chìa khóa vàng cho tất cả các sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam xâm nhập thị trường EU.

Bên cạnh thương hiệu cá ngừ chung, trong cùng quãng thời gian 5 năm, chúng ta sẽ thực hiện song song chương trình xây dựng thương hiệu cá ngừ đại dương cho từng địa phương, trên cơ sở thành công bước đầu của thương hiệu cá ngừ đại dương Phú Yên.

Ngoài ra, để chủ động cạnh tranh trên thị trường khó tính này với các tập đoàn hàng đầu từ các nước phát triển hơn, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là nhóm 20 doanh nghiệp đứng đầu ngành sản xuất cá ngừ đại dương Việt Nam cần có kế hoạch xây dựng thương hiệu cá ngừ đại dương cho riêng mình. Việc làm này tương đối khó khăn, nhưng nếu xây dựng được, các doanh nghiệp sẽ nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh trên thị trường EU.

Điều kiện để giải pháp thành công

Về phía Hiệp hội cá ngừ Việt Nam và các hiệp hội cá ngừ các tỉnh thành viên Thứ nhất, Hiệp hội và các ban ngành có liên quan cần tổ chức những cuộc hội thảo, hội nghị thường xuyên về việc xây dựng thương hiệu, mời các chuyên gia về xây dựng thương hiệu trong và ngoài nước trao đổi với các doanh nghiệp trong ngành về chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu cũng như các qui định của luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam và các nước thuộc EU.

Thứ hai, tổ chức các lớp tập huấn và đào tạo về thương hiệu cho các doanh nghiệp do các chuyên gia về thương hiệu giảng dạy để các doanh nghiệp có được nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu.

Thứ ba, Hiệp hội cá ngừ đại dương Việt Nam cũng như Hiệp hội cá ngừ đại dương các tỉnh cần tạo lập và duy trì mối quan hệ khăn khít với các hiệp hội cá ngừ của các quốc gia khác để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Hiện nay, chúng ta đã có mối quan hệ rất tốt đẹp với Hiệp hội cá ngừ đại dương Thái Lan và được nước bạn chia sẻ khá nhiều kinh nghiệm quí báu về xây dựng thương hiệu. Ngoài ra cần kết hợp với các tổ chức nước ngoài để tổ chức các chương trình văn hóa, ẩm thực, du lịch, thông qua đó nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng.

Về phía Nhà nước

Thứ nhất, tác động đến nhận thức về vấn đề thương hiệu của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung hay doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đại dương nói riêng

thông qua các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng như truyền hình, báo đài, Internet …

Thứ hai, tăng cường những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu bằng cách hỗ trợ vốn, đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệp hội cá ngừ đại dương Việt Nam và hiệp hội cá ngừ của các tỉnh.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)