Bài học kinh nghiệm của các quốc gia có xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 25)

1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan

Lý do Thái Lan đƣợc chọn

Đất nước Thái Lan có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về vị trí địa lí, khí hậu, điều kiện tự nhiên… Tuy nhiên, đây lại là nhà sản xuất và xuất khẩu cá ngừ lâu đời và lớn nhất thế giới với chất lượng và thương hiệu được khẳng định, đặc biệt là sản phẩm cá ngừ đóng hộp. Trong khi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cá ngừ giá rẻ và chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường. Thái Lan cũng đồng thời là nhà sản xuất cá ngừ hộp lớn nhất và chiếm thị phần cao nhất tại liên minh châu Âu.

Bài học kinh nghiệm của Thái Lan

Ngành công nghiệp cá ngừ Thái Lan rất chú trọng đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và coi đó là nhân tố quan trọng có yếu tố sống còn. Thái Lan là một trong những quốc gia ít ỏi và đầu tiên áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng HACCP trên toàn bộ các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ.

Chính quyền Thái Lan luôn tìm cách hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá xa bờ, hình thành các đội tàu rất mạnh, bên cạnh việc xây dựng các cảng biển trọng tâm để phát triển nghề cá. Cảng cá Phuket từ nhiều năm nay là cảng cá ngừ số 1 của Thái Lan, góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu.

Mặc dù khai thác cá ngừ 1 lượng lớn, xong do nhu cầu cá nguyên liệu cho xuất khẩu quá lớn, Thái Lan liên tục phải nhập khẩu cá ngừ. Song, với sự trợ hỗ trợ của chính phủ Thái, thủ tục nhập khẩu cá ngừ của Thái Lan rất nhanh chóng và hiệu quả. Việc nhập khẩu cá ngừ nguyên liệu với số lượng lớn để đảm bảo nguồn cung có thể là một bài học cho ngành sản xuất cá ngừ Việt Nam vốn đang thiếu nguyên liệu do nguồn cung chưa thật sự ổn định.

Ngoài ra, một trong những yếu tố giúp Thái Lan trở thành nhà tiên phong và dẫn đầu thị trường xuất khẩu cá ngừ, đặc biệt là cá ngừ đóng hộp chính là nhờ tầm

nhìn xa của các doanh nghiệp Thái Lan mà điển hình là Thai Union. Ngay từ khi chưa có doanh nghiệp nào tham gia vào thị trường xuất khẩu cá ngừ, Thai Union đã mạnh dạn thăm dò thị trường Mỹ và phát hiện ra tiềm năng cực kì lớn của thị trường này. Sau đó, Thai Union đã hợp tác với một công ty Mỹ để được học hỏi về cách sản xuất, chế biến sản phẩm cá ngừ đóng hộp đạt chất lượng cao. Chính nhờ tầm nhìn xa, chất lượng đảm bảo và kinh nghiệm từ việc xâm nhập thị trường lớn và khó tính nhất thế giới đã giúp ngành công nghiệp xuất khẩu cá ngừ Thái Lan phát triển nhanh chóng và chiếm vị trí số 1 trên thị trường. (Vikrom Kromadit, 2011).

1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ Philipines

Lý do chọn Philipines

Philipines là nước có rất nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện tự nhiên, khí hậu, hai nước lại có chung biển Đông, diện tích biển lớn và đều là những nhà xuất khẩu cá ngừ hàng đầu thế giới. Philippines hiện là nhà xuất khẩu cá ngừ lớn ở khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương, đứng thứ 5 trên toàn thế giới và đứng số 3 về xuất khẩu cá ngừ đóng hộp.

Bài học kinh nghiệm từ Philipines

Về khai thác:

Đội tàu cá của Philipines được đầu tư kĩ càng với hệ thống làm lạnh tiên tiến, giúp bảo quản cá ngừ lâu hơn với chất lượng tốt hơn, nhờ đó cá ngừ luôn đảm bảo chất lượng.

Philipines cũng đã thành công trong việc đầu tư xây dựng các khu phức hợp cảng cá gồm một hệ thống khép kín từ cầu cảng, kho lạnh, khu vực chế biến, nhà máy nước, trạm biến áp, nhà máy chế biến rác thải….Đặc biệt thành công với cảng cá nổi tiếng General Santos. Đồng thời General Santos cũng được xây dựng trở thành biểu tượng của xuất khẩu cá ngừ Philipines với lễ hội xuất khẩu cá ngừ nổi tiếng thế giới (Nguyên Khải, 2010).

Về chế biến:

Philipines cũng đã rất nhanh chóng áp dụng rộng rãi hệ thổng kiểm soát chất lượng HACCP vào ngành công nghiệp sản xuất cá ngừ của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Philipines còn tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, chú trọng bảo vệ môi trường và nâng cao vị

thế trên thị trường. Nhờ đó mà cá ngừ Philipines luôn là sản phẩm có tính cạnh tranh cao và được nhiều thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản chấp nhận.

Về xuất khẩu:

Philipines đã thành công trong việc đàm phán giảm thuế xuất khẩu sang thị trường EU đối với mặt hàng cá ngừ và đây là bài học quý giá cho Việt Nam chúng ta. Bên cạnh đó, Philipines cũng đã phối hợp với các quốc gia nhập khẩu để kiểm định chất lượng sản phẩm cá ngừ xuất khẩu ngay lại Philipines, nhờ đó mà cá ngừ Philipines luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng và giảm bớt chi phí kiểm định cá ngừ khi nhập khẩu.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Thứ nhất, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và ngư dân. Chính phủ cần có sự hỗ trợ kịp thời đối với ngư dân, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển, khai thác hiệu quả. Chính phủ cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách hướng dẫn doanh nghiệp vượt qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của thị trường EU. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng cần đi tắt đón đầu công nghệ và nỗ lực trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn mới của các thị trường nhập khẩu. Doanh nghiệp cũng cần biết cách hỗ trợ ngư dân và phối hợp hiệu quả với ngư dân để đảm bảo có nguồn chất lượng sản phẩm cao và ổn định nhất.

Thứ hai, ngành sản xuất cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam cần chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp phải áp dụng đồng bộ hệ thống kiểm soát chất lượng HACCP và đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn ISO và ở mức cao nhất có thể để có thể cạnh tranh cụ thể trên thị trường khó tính.

Thứ ba, cần học hỏi Philipines và Thái Lan trong việc xây dựng thương hiệu cá ngừ, xây dựng lễ hội cá ngừ, xây dựng các cảng biển điển, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ… hình để đảm bảo chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất.

Thứ tư, chính phủ cần xúc tiến việc đàm phán kí kết FTA với EU để tạo điều kiện thuận lợi cho thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào thị trường khó tính này, đặc biệt là giảm thuế nhập khẩu cho mặt hàng cá ngừ đại dương của Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 1

Tóm lại, trong chương I, tác giả đã giới thiệu và trình bày về 4 vấn đề chính.

Thứ nhất, tác giả giới thiệu về thị trường nhập khẩu cá ngừ đại dương EU bao gồm quan hệ chung giữa Việt Nam và EU, quan hệ về thương mại thủy sản và các qui định của EU có liên quan đến hoạt động nhập khẩu cá ngừ đại dương từ Việt Nam.

Thứ hai, tác giải đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam bao gồm cả nhóm nhân tố trong nước như nguồn cung hàng xuất khẩu, năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, chính sách và sự hỗ trợ của nhà nước chiến lược phát triển của ngành đến các nhóm nhân tố quốc tế như thị hiếu tiêu dùng ở thị trường nhập khẩu và sự cạnh tranh quốc tế. Thứ ba, tác giải nêu bật được sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại dương sang thị trường EU. Cuối cùng là bài học kinh nghiệm rút ra từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp Thái Lan và Philippines. Dựa vào cơ sở lí luận ở chương I này, tác giả sẽ tiếp tục phân tích thực trạng xuất khẩu cá ngừ đại dương sang thị trường EU, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động này trong chương II và từ đó đề ra các giải pháp thích hợp để phát triển hoạt động xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU giai đoạn 2014 - 2020 trong chương III.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƢƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THÁNG ĐẦU NĂM 2013.

2.1. Tình hình xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng của Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2008 đến 6 tháng đầu năm 2013 EU giai đoạn 2008 đến 6 tháng đầu năm 2013

2.1.1. Thị phần xuất khẩu

Cùng với Mỹ và Nhật Bản, EU là một trong 3 thị trường nhập khẩu cá ngừ đại dương truyền thống quan trọng nhất của Việt Nam. Những năm gần đây, nhập khẩu cá ngừ đại dương vào EU liên tục tăng trưởng dương và ổn định nhất trong tất cả các thị trường. Năm 2012, thị trường EU chiếm đến 20% sản lượng cá ngừ đại dương xuất khẩu của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 chỉ sau thị trường Mỹ (43%). Điều đáng nói là EU là thị trường duy nhất đạt tăng trưởng dương giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 với 31% (VASEP, 2012).

Biểu đồ 2.1: Xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng của Việt Nam sang các thị trƣờng chính năm 2012

Đơn vị tính: %

Nguồn: vietfish.org Nguyên nhân là do EU là khu vực kinh tế lớn số 1 thế giới, gồm nhiều nước thành viên với dân số hơn 500 triệu người, người tiêu dùng EU có mức sống cao và rất quan tâm đến các sản phẩm có lợi cho sức khỏe như cá ngừ đại dương. Trong

EU 20% US 43% Japan 9% Israel 2% Canada 2% Tunisia 2% Khác 22%

khi đó, nguồn cung cá ngừ có sẵn tại EU không nhiều, việc nhập khẩu sản phẩm cá ngừ từ các nước chuyên về mặt hàng này từ lâu như Thái Lan giảm sút do có mức giá cao trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ công trong khu vực đồng tiền chung Euro diễn ra khá trầm trọng trong quãng thời gian từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2013.

Tại thị trường EU, cá ngừ đại dương của Việt Nam luôn phải cạnh tranh rất quyết liệt với cá ngừ từ các nước châu Á và Nam Mỹ. Các đối thủ chính của cá ngừ đại dương của Việt Nam là Thái Lan, Philippines, Ecuador, Indonesia, Papua New Guinea và Tây Ban Nha. Trong đó, Thái Lan được biết đến là nhà xuất khẩu cá ngừ lớn và lâu đời nhất thế giới, có thị phần cá ngừ đại dương lớn nhất tại EU. Sản phẩm cá ngừ Thái Lan có ưu điểm là chất lượng cao, thương hiệu mạnh và hệ thống phân phối tốt.

Biểu đồ 2.2: Giá trị xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng đóng hộp của một số nhà cung cấp chính vào thị trƣờng EU năm 2012

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: exporthelp.europa.eu Năm 2012, tổng giá trị cá ngừ đóng hộp Thái Lan xuất khẩu sang EU đạt 346 triệu USD, chiếm thị phần cao nhất. Philippines cũng là đối thủ cạnh tranh rất lớn của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cá ngừ đại dương qua các năm luôn dương và ổn định với giá trị xuất khẩu cá ngừ đóng hộp đạt 168 triệu USD năm 2012. Ecuador chính là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của cá ngừ Việt Nam, nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp thuộc hàng lớn nhất thế giới có lợi thế về chi phí và nhận được ưu đãi

89,6 346 168 310 85 340 0 50 100 150 200 250 300 350 400

Việt Nam Thái Lan Philippines Ecuador Indonesia Tây Ban Nha

thuế quan từ EC. Các sản phẩm cá ngừ Ecuador được miễn thuế đã giúp ngành cá ngừ nước này tăng trưởng với tốc độ cực kì nhanh, năm 2012, giá trị cá ngừ đóng hộp của Ecuador vào EU đạt 310 triệu USD. Indonesia cũng đã trở thành nhà cung cấp cá ngừ chính của thế giới trong những năm gần đây, năm 2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của nước này tại EU là 85 triệu USD và là nhà cung cấp cá ngừ đóng hộp lớn thứ 6 trong thị trường EU. Tây Ban Nha là nhà cung cấp cá ngừ lớn duy nhất thuộc EU, với sự hỗ trợ của EC, kinh nghiệm am hiểu thị trường EU, chất lượng sản phẩm cao và thương hiệu mạnh, năm 2012, Tây Ban Nha xuất khẩu sang EU 340 triệu USD cá ngừ đóng hộp (VASEP, 2011, 2012). Có thể nói, sản phẩm cá ngừ đại dương Việt Nam với ưu thế về giá cả trong khi chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao đang ngày càng khẳng định vị thế tại thị trường EU. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao khả năng trên thị trường trước các doanh nghiệp đối thủ có ưu thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm và cả các ưu đãi.

Tính đến tháng 6 năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu cá ngừ sang 22 nước thuộc liên minh châu Âu với các sản phẩm cá ngừ đóng hộp và cá ngừ chưa qua chế biến. Trong đó, ngoài các thị trường truyền thống như Đức, Italia, Tây Ban Nha, Anh…, còn có các thị trường mới nhập khẩu cá ngừ Việt Nam như Matta, Latvia và Bun- Ga-Ri. Trong đó, Đức, Italia và Tây Ban Nha là ba thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong EU, chiếm 65% tổng giá trị cá ngừ xuất khẩu sang EU. Trong đó, Đức dẫn đầu với 19% tổng giá trị, đứng thứ 2 và thứ 3 lần lượt là Italia với 23% và Tây Ban Nha với 13% với tốc độ tăng trưởng của 3 thị trường lần lượt là 73,4%; 101,9% và 117,2% so với năm 2011. Tính riêng trong năm 2012, Italia đã có mức tăng trưởng vượt bậc (258%) về nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ Việt Nam. Điều đó cho thấy được các sản phẩm cá ngừ của chúng ta đã bắt đầu xâm nhập sâu hơn vào các thị trường khó tính trong khối EU (Báo cáo cuối năm VASEP, 2012). Đáng chú ý là Tây Ban Nha là một trong những nhà sản xuất cá ngừ lớn của thế giới nhưng vẫn nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ đại dương từ Việt Nam, chủ yếu là cá nguyên liệu, phi lê và cá ngừ đại dương chế biến sẵn.

Biểu đồ 2.3: Các thị trƣờng nhập khẩu cá ngừ chính của Việt Nam tại EU năm 2012

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ VASEP Với hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đại dương, đã có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam xâm nhập thành công thị trường EU, tuy nhiên, chỉ có một số doanh nghiệp lớn, nòng cốt là có thị phần lớn tại thị trường khó tính này. 20 doanh nghiệp đầu ngành chiếm đến hơn 98% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ đại dương sang EU. Dẫn đầu trong số các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang EU năm 2012 là nhà xuất khẩu cá ngừ YUEH CHYANG với giá trị xuất khẩu đạt 13,5 triệu USD, chiếm hơn 12% tổng giá trị cá ngừ xuất khẩu sang EU năm 2012 (VASEP, 2012). Xét chung trong suốt giai đoạn từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2013, thì các doanh nghiệp dẫn đầu ngành vẫn không có nhiều thay đổi. 20 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang EU lớn nhất trong giai đoạn qua bao gồm: Yueh Chyang, Havuco, Thịnh Hưng, Tín Thịnh, Foodtech, Hải Long, Dragon, Hồng Ngọc, Toàn Thắng, Bidifisco, Thanh Sơn, Hoàng Hải, Bá Hải, Bền Vững, Minh Chi, An Toàn, Vinh Sâm, Kifocan, Seaspimex, Anna SEA. Nếu như trong giai đoạn 2008 – 2009, các doanh nghiệp này còn khá nhỏ, chủ yếu xuất khẩu cá ngừ nguyên liệu và phi lê, thì từ năm 2010, các doanh nghiệp này đã trở thành các nhà sản xuất cá ngừ qui mô, với chất lượng sản phẩm cao phục vụ hoạt động xuất khẩu.

29% 23% 13% 7% 6% 6% 16% Đức Italia

Tây Ban Nha Bỉ

Anh Hà Lan Khác

Biểu đồ 2.4: Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ hàng đầu sang thị trƣờng EU năm 2012

Đơn vị tính: Triệu USD

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu thủy hải sản năm 2012 – VASEP

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 25)