Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 53)

Thứ nhất, nguồn cung cá ngừ đại dương nguyên liệu vẫn chưa ổn định. Trong giai đoạn 2008 – 2012, nguồn cung cấp cá ngừ nguyên liệu tương đối ổn. Tuy nhiên, có một thực tế là cá nguyên liệu luôn thừa vào mùa vụ đánh bắt chính và thiếu hụt khi trái mùa, khiến hoạt động xuất khẩu gặp không ít khó khăn. Vào những tháng đầu năm 2013, nguồn nguyên liệu đang bị thiếu hụt nghiêm trọng khiến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá ngừ gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ chỉ hoạt động 50% công suất. Theo thời báo The Saigon Times, do giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh, xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ của nhiều doanh nghiệp cũng vì thế mà sụt giảm hơn 30% . Lý giải về việc sản lượng đánh bắt cá ngừ giảm, các doanh nghiệp cho rằng, giá nhiên liệu xăng, dầu tăng mạnh trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ra khơi của các chủ tàu đánh cá. Trong bối cảnh xuất khẩu chững lại, nên giá bán cá ngừ đại dương giảm mạnh đã làm nhiều chủ tàu lỗ vốn dẫn đến phá sản. Theo Bộ Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn, từ báo cáo của các địa phương như Bình Định, Phú Yên, sản lượng đánh bắt cá ngừ giảm trong giai đoạn đầu năm 2013. Cụ thể, tại Bình Định, sản lượng cá ngừ đại dương 7 tháng đầu năm đạt 5.481 tấn, bằng 97,2 % so với cùng kỳ; Phú Yên sản lượng cá ngừ đạt 4.115 tấn, bằng 68,6% so với cùng kỳ. Nhiều tàu cá của ngư dân Phú Yên đang nằm bờ, chưa tổ chức hoạt động khai thác tiếp, tính đến đầu tháng 7 toàn tỉnh chỉ có 117 tàu/973 tàu trên 90 CV đang tham gia khai thác hải sản xa bờ (Ban Mai, 2013). Một nguyên nhân quan trọng khác là việc tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cụ thể là việc Trung Quốc vô lý cấm ngư dân Việt Nam khai thác cá ngừ đại dương ở ngư trường truyền thống quan trọng này đã khiến sản lượng cá ngừ đầu năm 2013 sụt giảm đáng kể.

Thứ hai, chất lượng cá ngừ đại dương xuất khẩu của Việt Nam còn chưa cao. Mặc dù chất lượng cá ngừ đại dương tự nhiên ở vùng biển Việt Nam rất tốt nhưng năng lực cạnh tranh về chất lượng cá ngừ đại dương xuất khẩu lại không cao. Nguyên nhân được cho là do:

Hệ thống tàu thuyền đánh bắt cá ngừ đại dương phần lớn lạc hậu, tàu thuyền nhỏ không đảm bảo việc ra khơi lâu ngày hay trong điều kiện thời tiết bất lợi, đôi khi còn gây nguy hiểm cho ngư dân câu cá ngừ đại dương xa bờ.

Dịch vụ hậu cần nghề cá còn chưa phát triển, chưa hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, việc di chuyển cá ngừ đại dương đánh bắt được chậm trễ làm giảm năng lực xuất khẩu của mặt hàng này;

Cơ sở hạ tầng phục vụ nghề câu cá ngừ đại dương còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu mới đặt ra. Mặc dù đã có một số cảng cá lớn và được trang bị đồng bộ như cảng cảng cá Thuận Phước (Đà Nẵng), cảng cá Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi), cảng cá Tam Quan Bắc (Bình Định), cảng cá Tiên Châu (Phú Yên) nhưng không được nâng cấp thường xuyên. Các cảng cá, chợ cá được xây dựng để dùng chung cho tất cả các loại hải sản đánh bắt, chưa có hệ thống cảng chuyên dụng cho sản phẩm cá ngừ đại dương.

Công nghệ sơ chế và bảo quản cá sau khai thác của ngư dân còn lạc hậu và thiếu cơ sở khoa học. Phương pháp bảo quản chủ yếu bằng đá xay và muối, thực hiện theo kinh nghiệm đi biển của ngư dân.

Chưa có một qui trình khoa học nào về đánh giá chất lượng cá ngừ đại dương tại sau khi đánh bắt hay sau khi vận chuyển cá vào cảng. Việc thiếu các tiêu chuẩn đánh giá cá ngừ khiến ngư dân và thương lái gặp khó khăn trong việc phân loại cá ngừ, dẫn đến việc không thể chọn lọc nguồn nguyên liệu tốt nhất cho sản xuất và xuất khẩu.

Thứ ba, hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại vào thị trường EU còn yếu. Mặc dù hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại đã được tổng cục thủy sản và các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đại dương tập trung chú trọng để nâng cao giá trị thương hiệu của cá ngừ đại dương Việt Nam trên thị trường toàn cầu nói chung và EU nói riêng, song hoạt động này được đánh giá là thực hiện chưa đồng bộ và chưa hiệu quả. Nguyên nhân được cho là bởi:

Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá ngừ Việt Nam còn nhỏ, tiềm lực kinh tế yếu, không thể đầu tư mạnh cho khâu quảng bá hình ảnh ra thị trường quốc tế, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngành rất phức tạp với các tập đoàn mạnh từ các nước phát triển và có kinh nghiệm lâu năm trong ngành như Thái Lan, Philippines, Tây Ban Nha…

Các bộ - ban - ngành của Việt Nam chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong việc hướng dẫn doanh nghiệp quảng bá hình ảnh và cung cấp thông tin kịp thời để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường và duy trì lợi thế cạnh tranh. Dù các trung tâm xúc tiến thương mại đã được thành lập ở các nước thành viên của EU.

Ngành xuất khẩu cá ngừ còn thiếu nhiều chuyên gia chuyên trách trong hoạt động xúc tiến và quảng bá thương mại. Đặc biệt là các chuyên gia am hiểu từng thị trường thành viên trong khối EU.

Thứ tư, hệ thống kênh phân phối cá ngừ vào thị trường EU còn nhiều bất cập và cần cải thiện trong thời gian tới. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà nhập khẩu ở nước ngoài đã làm việc chủ động phân phối cá ngừ đến từng thị trường gặp khó khăn, đặc biệt khi các nhà phân phối bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế. Việc thiếu các chợ đấu giá cũng khiến cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam khó được các nhà đầu tư và nhà nhập khẩu tiếp cận. Một nguyên nhân nữa là nhà nước chưa thật sự hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng

kênh phân phối cũng như tham gia điều phối hệ thống kênh phân phối đối với mặt hàng cá ngừ đại dương xuất khẩu.

Thứ năm, năng lực cạnh tranh trên thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam là chưa cao. Chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp đứng đầu ngành có thể xâm nhập thành công thị trường khó tính này. Trong khi đó, nếu so với các tập đoàn xuất khẩu cá ngừ đại dương từ các đối thủ trực tiếp như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Ecuador… thì các doanh nghiệp Việt Nam có doanh thu rất hạn chế. Yueh Chyang là doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam có tổng doanh thu chỉ xấp xỉ 70 triệu đô la Mỹ, trong khi đó tập đoàn Thái Union của Thái Lan có doanh thu năm 2012 là hơn 200 triệu đô la Mỹ (VASEP, 2013). Nguyên nhân của vấn đề này là do:

Các doanh nghiệp Việt Nam không có tầm nhìn xa và chiến lược dài hạn hiệu quả như các nước bạn. Chưa có doanh nghiệp nào dám bỏ chi phí lớn đề đầu tư, nghiên cứu thị trường, chủ động liên kết với các tập đoàn lớn trên thế giới giống như Thái Union đã từng thực hiện thành công.

Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ hiện đại cũng khiến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt suy giảm đáng kể. Việc sử dụng nhiều lao động trong quá trình làm việc, trong khi thiếu hụt các máy móc hiện đại, khiến việc đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của EU gặp khá nhiều rắc rối. Doanh nghiệp chưa có đội ngũ giải quyết tranh chấp pháp lí và hợp đồng đủ mạnh để có thể tự chủ động trong kinh doanh.

Nhà nước chưa thực sự hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp. Điều này thể hiện rõ ở hai việc sau. Thứ nhất, công tác vay vốn của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đại dương nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp nhỏ không tiếp cận được nguồn vốn vay do không đáp ứng được điều kiện nghiêm ngặt của các ngân hàng, trong khi lãi suất cho doanh nghiệp vay những năm gần đây luôn ở mức cao hơn 15%. Thứ hai, việc nhập khẩu cá ngừ nguyên liệu từ các thị trường khác phục vụ công tác xuất khẩu gặp rất phức tạp như thủ tục nhiều, thuế cao… khiến doanh nghiệp không chủ động được nguồn nguyên liệu. Ở Thái Lan, chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp rất tốt trong vấn đề này với việc miễn thuế cho cá ngừ nguyên liệu và đơn giản hóa thủ tục hành chính cho cá ngừ nguyên liệu nhập khẩu.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng của hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại dương của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2013. Qua đó, có thể nhận thấy, EU là thị trường lớn và rất quan trọng của các sản phẩm cá ngừ Việt Nam với mức tăng trưởng cao và ổn định qua nhiều năm; sản lượng khai thác cá ngừ liên tục tăng qua các năm để tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu dù vẫn chưa ổn định; cá ngừ đóng hộp chiếm phần lớn trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trong khi chất lượng các sản phẩm dù được nâng lên đáng kể vẫn còn ở mức thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Hệ thống phân phối cá ngừ được triển khai khá hiệu quả, trong khi hoạt động xúc tiến và quảng bá hình ảnh còn bộc lộ nhiều bất cập và yếu kém. Cũng trong chương 2, tác giả đã trình bày thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá ngừ Việt Nam cũng như đánh giá tình hình xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2013.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ NGỪ VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU GIAI ĐOẠN

2014 - 2020

3.1. Triển vọng xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng sang thị trƣờng EU giai đoạn 2014 – 2020

3.1.1. Cơ hội

Thứ nhất, sản phẩm cá ngừ đại dương rất được ưa chuộng bởi người tiêu dùng EU bởi ưu điểm tốt cho sức khỏe, giàu protein, vitamin và khoáng chất, ít béo và rất tiện lợi trong chế biến thực phẩm. Ngoài ra, với việc không có sản phẩm thay thế, thị trường EU được dự báo sẽ tiếp tục tiêu thụ cá ngừ đại dương của Việt Nam với khối lượng lớn và không ngừng gia tăng trong thời gian tới.

Thứ hai, trong bối cảnh nền kinh tế châu Âu chưa thể hồi phục sau cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng năm 2012, người tiêu dùng EU tiếp tục ưa chuộng các sản phẩm cá ngừ Việt Nam với chất lượng khá cao và giá cá rất cạnh tranh. Đây là một cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập và chiếm lĩnh thị phần tại thị trường khó tính này.

Thứ ba, trong bối cảnh, Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương ban hành lệnh cấm sử dụng lưới vây để đánh bắt cá ngừ nhằm bảo tồn cá ngừ mắt to và vây vàng ở Tây và Trung Thái Bình Dương khiến sản lượng cá ngừ đại dương đánh bắt của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam tại thị trường EU như Philippines bị suy giảm nghiêm trọng, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có nguồn cung cấp cá ngừ nguyên liệu khá ổn định nhờ sản lượng cá đánh bắt tăng cao.

Thứ tư, Việt Nam tiếp tục là một trong 89 nước được hưởng mức thuế ưu đãi phổ cập (GSP) trong chương trình ưu đãi thuế quan mới của EU có hiệu lực từ 1/1/2014. Đến ngày 1/1/2016, nhiều khả năng hiệp định thương mại Việt Nam – EU sẽ chính thức có hiệu lực với mức thuế dự kiến sẽ thấp hơn và nhiều ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ năm, mối quan hệ giữa Việt Nam và EU ngày càng được tăng cường và mở rộng. Dự kiến vào năm 2014, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – EU và sau đó là Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam – EU sẽ được kí kết, góp phần củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Bên cạnh đó, Việt Nam

còn là đối tác chiến lược với nhiều quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu như Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Anh (2010), Đức (2011), Pháp và Ý (2013). Với mối quan hệ tốt đẹp đó, các mặt hàng thủy sản Việt Nam mà đặc biệt là cá ngừ đại dương sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường khó tính này thông qua việc có được các ưu đãi từ EU cũng như sự tiếp cận dễ dàng hơn với các doanh nghiệp nhập khẩu của thị trường này.

3.1.2. Thách thức

Thứ nhất, sự kém chậm phục hồi của nền kinh tế EU sẽ làm giảm nguồn cá ngừ nguyên liệu nhập khẩu từ Việt Nam cho thị trường này, đồng thời khiến các doanh nghiệp nhập khẩu cá ngừ và các doanh nghiệp thuộc hệ thống phân phối cá ngừ của Việt Nam gặp khó khăn. Do đó, xuất khẩu cá ngừ sang EU giai đoạn sắp tới chắc chắn gặp nhiều khó khăn. Ngày 5/11/2013, Liên minh châu Âu (EU) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2014 của Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro, đồng thời cảnh báo nhu cầu ở các thị trường mới nổi có thể không mạnh như dự đoán và chiều hướng thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng. Theo EC, tốc độ tăng trưởng của EU sẽ chỉ là 1,1%, thấp hơn nhiều so với mức 1,3% đã dự báo trước đó. Kinh tế châu Âu cần một thời gian khá dài thể phục hồi hoàn toàn sau khủng hoảng nợ công 2012.

Thứ hai, hệ thống các qui định dày đặt của EU sẽ tiếp tục khiến hàng loạt các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam gặp khó khăn trong thời gian tới. Mới đây nhất là việc EU áp dụng qui định IUU về chứng nhận nguồn gốc thủy hải sản, trong đó có cá ngừ. Với việc các tàu thuyền đánh bắt của nước ta còn nhỏ lẻ, chưa được quản lí tập trung theo tiêu chuẩn quốc tế nên trong thời gian tới, ngành cá ngừ đại dương của Việt Nam cần nghiên cứu, hướng dẫn các ngư dân tuân theo qui định này cũng như các qui định khác về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, bao bì…

Thứ ba, sự cạnh tranh trên thị trường cá ngừ EU là rất khốc liệt. Là một thị trường lớn và rất tiềm năng, EU có rất nhiều nhà cung cấp cá ngừ đại dương từ châu Á, châu Phi đến Nam Mỹ. Các quốc gia xuất khẩu chính có thể kể đến là Thái Lan, Philippines, Ecuador, Papua New guinea…Đa phần đều là các quốc gia có truyền

thống đánh bắt cá ngừ đại dương, được trang bị kĩ thuật hiện đại và đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cá ngừ EU.

Thứ tư, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cá ngừ khó tiếp cận được vốn vay trong điều kiện thiếu vốn. Trong bối cạnh nợ xấu của các ngân hàng ở mức cao, để có thể được vay vốn để đảm bảo duy trì và tăng cường sản xuất, các doanh nghiệp cần có hạn mức tín dụng cao. Điều này là rất khó đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ qui mô nhỏ.Trong bối cảnh, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ rất cần vốn để đầu tư, việc khó tiếp cận nguồn vốn vay sẽ là thách thức không nhỏ. Trong báo cáo gởi bộ Công Thương của VASEP năm 2012, thiếu vốn được coi là một trong những thách thức chính của ngành thủy sản.

3.2. Mục tiêu, định hƣớng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2014 – 2020

3.2.1. Mục tiêu phát triển ngành cá ngừ Việt Nam giai đoạn 2014 – 2020

Phát triển nghề khai thác, sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đại dương thành một ngành nghề ổn định, phát triển và hiện đại, nâng cao đời sống ngư dân và nhân dân lao động của ngành.

Tiếp tục duy trì vị thế của cá ngừ đại dương là một trong 3 mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)