Thị hiếu tiêu dùng ở thị trƣờng nhập khẩu
Với thu nhập trung bình hàng năm hơn 32900 Euro và sinh sống tại nền kinh tế số 1 thế giới, người dân ở thị trường này có tiêu chí rất cao trong việc lựa chọn các sản phẩm thiết yếu, đặc biệt là các sản phẩm thủy hải sản.
Người dân EU luôn quan tâm đến các sản phẩm chất lượng tốt cho sức khỏe. Người tiêu dùng EU rất thích các sản phẩm thủy sản như cá ngừ đại dương vì giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, ít hàm lượng chất béo rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với một thực tế là sản phẩm nhập khẩu từ các nước đang và kém phát triển trong đó có Việt Nam đã nhiều lần bị phát hiện vi phạm các tiêu chuẩn về vệ
sinh an toàn thực phẩm của EU trong quá khứ, cư dân EU rất e dè nhiều sản phẩm đến từ Việt Nam. Do đó, rất cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của EU. Với trình độ nhân thức cao, người tiêu dùng EU luôn cân nhắc khi chọn các loại sản phẩm vốn có nhiều lựa chọn như cá ngừ và họ chỉ tin tưởng các sản phẩm có đầy đủ nhãn hiệu về nguồn gốc xuất sứ, mã vạch, thành phần dinh dưỡng, các điều kiện bảo quản và sử dụng…
Với đặc thù cuộc sống rất bận rộn và truyền thống ẩm thực của người dân châu Âu không quá cầu kì như ở các nước Á châu, các sản phẩm tiện lợi được người tiêu dùng EU quan tâm nhiều hơn. Các mặt hàng cá ngừ đại dương xuất khẩu sang EU được ưa chuộng nhất cũng là các sản phẩm tiện lợi như phi lê, các ngừ đóng hộp, các sản phẩm cá ngừ chế biến sẵn, chiếm hơn 80% tổng giá trị các sản phẩm cá ngừ xuất sang EU năm 2012.
Người tiêu dùng EU trong giai đoạn hiện nay cũng rất quan tâm đến giá cả. Cá ngừ vốn được xếp vào thực phẩm cao cấp tại EU. Nếu như người tiêu dùng EU ưa chuộng các sản phẩm cá ngừ chất lượng với giá thành cao thì từ cuối năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế nổ ra và đặc biệt là khủng hoảng nợ công 2012, người tiêu dùng EU đã thay đổi thói quen tiêu dùng sang ưa chuộng các loại sản phẩm cá ngừ có giá thành rẻ hơn, phù hợp hơn với túi tiền của mình trong thời kì kinh tế suy thoái. Việc các sản phẩm cá ngừ Việt Nam với mức giá khá cạnh tranh liên tục tăng trưởng thị phần tại EU đã minh chứng rõ cho xu thế này.
Người tiêu dùng EU còn rất quan tâm đến việc khai thác cá ngừ bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Với trình độ tri thức và học vấn cao, người tiêu dùng EU chỉ lựa chọn các sản phẩm cá ngừ khai thác bền vững, tẩy chay các phương pháp đánh bắt mang tính hủy diệt, khai thác cá ngừ chưa đủ trọng lượng và các phương pháp gây hại cho các loài động vật cần được bảo tồn. Qui định về nhãn “an toàn cá heo” để bảo vệ đàn cá heo trước nguy cơ thiếu cá ngừ cho bữa ăn và qui định IUU về chứng minh nguồn gốc xuất xứ của cá ngừ khai thác đã cho thấy rõ thị hiệu này. Để xâm nhập tốt và duy trì lợi thế cạnh tranh tại thị trường khó tính này, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng tại EU.
Sự cạnh tranh quốc tế
Mặc dù là thị trường chuyên nhập khẩu cá ngừ đại dương từ châu Á và Nam Mỹ, song trên thực tế, nhiều nước châu Âu cũng sản xuất các sản phẩm từ cá ngừ đại dương như phi lê và cá ngừ đóng hộp, tiêu biểu trong số này là các quốc gia Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Italy và Hy Lạp, với nguồn nguyên liệu thô nhập khẩu chủ yếu từ châu Á, Nam Mỹ và châu Phi. Đặc biệt, Tây Ban Nha là một trong 3 nhà xuất khẩu cá ngừ lớn nhất thế giới, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và là nhà cung cấp cá ngừ đóng hộp chính tại liên minh châu Âu. Các sản phẩm cá ngừ Việt Nam vào thị trường trước hết phải gặp phải các đối thủ khó chịu trên vốn có ưu thế về vốn, công nghệ, hiểu rõ thị trường EU, được hỗ trợ bởi Hội đồng châu Âu và rất được người tiêu dùng châu Âu tin tưởng. Do các sản phẩm sản xuất tại châu Âu này chủ yếu thuộc phân khúc cao cấp nên đối thủ chính của cá ngừ Việt Nam chính là sản phẩm từ các quốc gia xuất khẩu cá ngừ khác như Thái Lan, Philippines, Ecuador, Indonexia, El Salvador, Papua New Guinea và Mauritius. Trong đó, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Ecuador là các nước có tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ rất lớn vào thị trường liên minh châu Âu. Với đặc thù cá ngừ chỉ sinh sống ở một số vùng biển và trữ lượng cá đang bị suy giảm trên toàn cầu, nên nguy cơ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới là gần như không có. Bên cạnh đó, sản phẩm cá ngừ vốn giàu dinh dưỡng, ít béo, giàu vitamin và tốt cho sức khỏe cũng không có sản phẩm thay thế trên thị trường EU.