Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 35)

Tính đến tháng 6 năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu sang 22 nước thuộc liên minh châu Âu với 2 loại sản phẩm cá ngừ là cá ngừ chế biến/đóng hộp thuộc mã HS16 và cá ngừ tươi/sống/đông lạnh/khô thuộc mã HS03. Trong đó, cá ngừ đóng hộp liên tục là sản phẩm được ưa chuộng trên toàn thị trường EU ( dẫn đầu trong 16 trên 22 thị trường năm 2012), chiếm hơn 80% tổng giá trị cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này năm 2012. Các nước nhập khẩu cá ngừ đóng hộp nhiều nhất là Đức, Áo, Hy Lạp, Hà Lan, Italia…(Tổng cục Hải Quan, 2012).

Trong suốt giai đoạn từ 2008 đến tháng 6 năm 2013, cá ngừ chế biến/đóng hộp đã tăng đến 11,1 % tổng lượng sản phẩm cá ngừ xuất khẩu sang thị trường EU từ 70,6% năm 2008 lên 81,7% tháng 6 năm 2013. Nguyên nhân là do các sản phẩm cá ngừ đóng hộp có giá tương đối thấp so với các sản phẩm cao cấp như thăn cá ngừ hấp chín, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đã khiến khách hàng ở thị trường này lựa chọn các sản phẩm có giá

59,4 54,6 61,2 74,6 113,8 68,63 0 20 40 60 80 100 120 2008 2009 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2013

hợp lí hơn. Các sản phẩm cá ngừ tươi/sống/đông lạnh/khô dù có tỷ lệ giảm sút song giá trị xuất khẩu sang thị trường EU vẫn tăng trưởng trong giai đoạn này.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu mặt hàng cá ngừ xuất khẩu sang thị trƣờng EU giai đoạn 2008-2013

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ VASEP

2.1.4. Chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu

EU được nhận định là một trong những thị trường vô cùng khó tính với rất nhiều các quy định nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vốn là rào cản rất lớn của rất nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam từ trước đến nay. Trong bối cảnh phải cạnh tranh với các sản phẩm chất lượng cao từ Thái Lan và Philippines, Hàn Quốc…, các sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường EU.

Chất lượng các sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu còn thấp là do phương thức bảo quản cá sau khi thu hoạch đạt hiệu quả chưa cao, còn mang tính tự phát, chưa được quản lí theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều con bị bầm dập do bị tác động

70,6 73,9 78,2 79,1 80,3 81,7 29,4 26,1 21,8 20,9 19,7 18,3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2013 Cá ngừ chế biến/ đóng hộp Cá ngừ tươi/sống/đông lạnh/khô

trong quá trình khai thác, sơ chế, bảo quản, vận chuyển. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn ngành về chất lượng và phương thức đánh giá chất lượng cá ngừ hiện nay chưa được xây dựng chính thức và chất lượng cá được đánh giá chủ yếu bằng cảm quan. Theo giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Nguyên, đơn vị chuyên thu mua và xuất khẩu cá ngừ đại dương trên địa bàn xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định thì chất lượng cá giảm sút là do đa số ngư dân sử dụng phương pháp đánh bằng cá câu tay kết hợp với câu đèn. Tức là, trước khi câu, tàu thuyền sử dụng ánh sáng dẫn dụ cá ngừ nổi lên, sau đó mỗi ngư dân sử dụng một dây câu để câu. Sau khi câu, cá được đưa lên tàu có cường độ ánh sáng quá lớn nên thịt cá bị mềm, nhạt màu dẫn đến chất lượng giảm sút. Một nguyên nhân khác là do cá ngừ ở Việt Nam chủ yếu đánh bắt theo mùa, số lượng cá quá nhiều trong một chuyến ra khơi mùa cá trong khi phương tiện đánh bắt còn nhỏ và phương tiện bảo quản chưa đầy đủ đã khiến một phần không nhỏ cá không được bảo quản đúng kĩ thuật và do đó bị giảm đáng kể chất lượng. Loại cá này thông thường sẽ được tiêu thụ ở thị trường nội địa hoặc xuất khẩu với giá rất thấp.

Có thể nói, trong những năm qua, chất lượng các sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam đã được nâng lên đáng kể. Biểu hiện rõ nhất, là các ngừ Việt Nam đã thâm nhập được vào 22 thị trường khó tính tại liên minh châu Âu. Song, các doanh nghiệp Việt Nam dù đông nhưng có quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng và kĩ thuật chế biến sản phẩm cá ngừ còn hạn chế. Nếu so với Thái Lan, nước xuất khẩu cá ngừ số 1 thế giới với rất nhiều các tập đoàn hàng đầu, chuyên hợp tác với các tập đoàn của Mỹ và Eu, thì chất lượng cá ngừ Việt Nam còn rất hạn chế.

Cá ngừ đại dương đặc biệt được ưa chuộng bởi các đặc tính sinh học rất có lợi cho sức khỏe con người, song cá ngừ là loài cá rất dễ đánh mất chất lượng và hương vị thơm ngon vốn có nếu không biết cách bảo quản và chế biến đúng cách. Cạnh tranh ở các thị trường lớn và khó tính như EU, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đại dương Việt Nam cần đầu tư chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, không những trong khâu sản xuất mà còn phối hợp với ngư dân để giữ chất lượng cá ngừ thơm ngon từ khi mới đánh bắt.

2.1.5. Giá cả cá ngừ xuất khẩu

Biểu đồ 2.8: Biến động giá cả cá ngừ xuất khẩu sang EU giai đoạn 2008- 2013

Đơn vị tính: USD

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo thủy sản cuối năm của VASEP Trong những năm qua, giá cá ngừ của Việt Nam xuất sang EU hầu như tăng đều qua các năm. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2013, giá cá ngừ đã tăng đến 34,5%; trung bình mỗi năm tăng gần 8%. Giai đoạn 2009-2010 là khoảng thời gian có mức tăng trưởng cao nhất với mức tăng hơn 20% khi nền kinh tế châu Âu bắt đầu hồi phục sau khủng hoảng, sức tiêu thụ cá ngừ tăng nhanh trở lại. Đây là một trong những tín hiệu rất đáng mừng, chứng tỏ cá ngừ đại dương của Việt Nam đang dần tìm được chỗ đứng trên thị trường EU. Có nhiều nguyên nhân giúp các sản phẩm cá ngừ đại dương của Việt Nam tăng giá trên thị trường khó tính này:

Thứ nhất, chất lượng các sản phẩm ngày càng được nâng cao nhờ việc đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, bảo quản sản phẩm chất lượng ở khâu đánh bắt và sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của liên minh châu Âu.

Thứ hai, cuộc đại suy thoái toàn cầu và khủng hoảng nợ công tại EU đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ chất lượng cao của Thái Lan, Philippines và mở ra cơ hội với sản phẩm cá ngừ rẻ hơn của Việt Nam với chất lượng không thua kém nhiều.

2,98 2,82 3,4 3,6 3,92 4,01 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 2008 2009 2010 2011 2012 6 tháng 2013

Thứ ba, hệ thống phân phối các sản phẩm cá ngừ Việt Nam được mở rộng và tổ chức hiệu quả, các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động quảng bá cũng như Việt Nam đã mở rộng và tăng cương mối quan hệ với các quốc gia EU, tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm cá ngừ Việt Nam xâm nhập thành công thị trường này.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008-2009, giá cá ngừ đại dương của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giảm 0,16 USD/kg, tương đương mức giảm 5,4% do ảnh hưởng của cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ, vốn là thực phẩm cao cấp giảm mạnh trên toàn thị trường châu Âu.

Giá cá ngừ ở các quốc gia thành viên của EU cũng có sự khác nhau rõ rệt. Các quốc gia tiêu thụ phẩn lớn sản phẩm cá ngừ của Việt Nam như Đức, Italia, Anh… có mức giá dao động từ 3,8 đến 4,1 USD/kg thời điểm cuối năm 2012. Séc (7,1 USD) và Áo (14,5 USD) là 2 quốc gia mà cá ngừ Việt Nam đạt mức giá cao nhất, tuy nhiên, 2 thị trường này lại rất khó tính và hầu như chỉ ưa chuộng các sản phẩm cá ngừ cao cấp của Việt Nam.

Biểu đồ 2.9: Giá cả cá ngừ đại dƣơng xuất khẩu sang các nƣớc thuộc EU năm 2012

Đơn vị : USD

Nguồn: Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012 – VASEP Tại thị trường EU cũng như Mỹ, Nhật Bản, giá cả hợp lý là một trong những lợi thế không nhỏ trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất

2,6 4,01 3,5 4,01 3,2 4 3,7 14,5 3,9 7,1 0 2 4 6 8 10 12 14 16

Pháp Bỉ Hà Lan Đức Italia Anh Bồ Đào

Nha

khẩu cá ngừ đại dương Việt Nam. Do đó, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng để nâng cao giá thành, nâng cao lợi nhuận, các doanh nghiệp cần tính toán hợp lý để duy trì lợi thế về giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.6. Hệ thống phân phối cá ngừ Việt Nam đến ngƣời tiêu dùng tại liên minh châu Âu

Sơ đồ 2.1: Hệ thống phân phối cá ngừ Việt Nam đến ngƣời tiêu dùng EU

Nguồn: Vietrade.gov.vn Hệ thống phân phối cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU được chia làm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Các đại lí thu mua cá ( còn gọi là các Đầu nậu ) sẽ gom thu mua cá ngừ đại dương và bán lại cho các nhà máy chế biến và phi lê.

Hiện nay, mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp thu mua cá ngừ tại các cảng, song phần lớn lượng cá ngừ đại dương khai thác được vẫn do các đại lý mua cá thu mua. Các đại lí này vốn có tiềm lực tài chính tương đối ổn định, thường xuyên dùng tiền đầu tư tàu thuyền, ngư cụ đánh bắt cho các ngư dân, cùng với kinh nghiệm và uy tín tại địa phương, các đầu nậu này dễ dàng thu mua được một lượng cá lớn. Sau mỗi chuyến ra khơi trở về, nhờ các đại lí này, mà ngư dân có một kênh tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng và hiện quả, cá sau khi đưa lên bờ được

Ngư dân Các nhà bán lẻ Hệ thống cung cấp dịch vụ thực Người bán hàng rong Đại lí mua cá

Nhà máy chế biến và phi lê Nhà nhập khẩu

Siêu thị, đại siêu thị

các đại lí này chuyển cho đối tác nhanh chóng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, với phương thức làm ăn nhỏ lẻ và truyền thống, tiềm lực chưa lớn, các đầu nậu thường chưa biết cách xử lí một lượng cá lớn khai thác được trong mùa và hay ép giá ngư dân. Ngoài ra, các đậu nậu này còn chậm và thiếu tiềm lực trong việc hướng dẫn ngư dân nâng cao chất lượng sản phẩm cá khai thác được. Việc xuất hiện các đầu nậu thu mua cá ở địa phương cũng phần nào cản trở các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận nguồn hàng trực tiếp để có các biện pháp giúp ngư dân đảm bảo chất lượng nguồn cá khai thác được.

Các đầu nậu sau khi mua cá xong sẽ bán lại cho các nhà máy chế biến cá hoặc các công ty xuất nhập khẩu thủy hải sản. Tại đây, cá được sàng lọc, kiểm tra, chế biến thành các loại sản phẩm đa dạng trước khi đưa ra thị trường.

Giai đoạn 2: Các công ty xuất nhập khẩu thủy sản trong nước xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đại dương của mình cho các đối tác là các nhà nhập khẩu ở nước ngoài. Đây là một trong những kênh phân phối trung gian rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống phân phối sản phẩm cá ngừ đại dương đến thị trường EU. Các nhà nhập khẩu này thương có mối quan hệ kinh tế lâu năm với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và đặc biệt là rất khó tính trong việc xuất nhập các sản phẩm cá ngừ để đảm bảo chất lượng và đáp ứng hệ thống các tiêu chuẩn khắt khe mà EU đưa ra.

Giai đoạn 3: Các nhập nhập khẩu sẽ phân phối sản phẩm cá ngừ cho các nhà bán lẻ, trước khi được bán cho khách hàng.

Kênh phân phối bán lẻ bao gồm siêu thị, đại siêu thị, người bán rong, chợ công cộng và các cửa hàng thực phẩm. Trong đó, siêu thị, đại siêu thị luôn là kênh chính, song lại có yêu cầu rất khắt khe về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Điều nay khiến cho một số các sản phẩm cá ngừ Việt Nam không thể tiếp cận được với kênh phân phối lớn này. Một kênh bán lẻ khác ở EU là người bán rong và chợ công cộng, kênh này chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ sản phẩm cá ngừ của Việt Nam, song lại là kênh truyền thống và được nhiều người dân lựa chọn. Kênh bán lẻ còn lại là hệ thống dịch vụ ẩm thực bao gồm nhà hàng và các khách sạn. Những nơi có cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng.

Kênh phân phối hiện nay được đánh giá là khá ổn, vấn đề là chúng ta đang phụ thuộc quá nhiều vào các nhà nhập khẩu mà chưa thực sự kết nối trực tiếp với các

nhà bán lẻ. Điều nay khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó nắm bắt thông tin và chăm sóc người tiêu dùng tốt, khó quảng bá sản phẩm, khó gây dựng thương hiệu và dễ bị ảnh hưởng bởi tình hình hoạt động của các nhà phân phối. Bênh cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đủ tiềm lực và tầm nhìn để có thể mua lại một nhà phân phối nước ngoài để có thể vừa có nhà nhập khẩu mà vẫn có thể giải quyết những khó khăn trên.

2.1.7. Hoạt động xúc tiến và quảng bá

Về phía doanh nghiệp:

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng cường hoạt động xúc tiến và quảng bá như tham gia vào các hội chợ thủy sản quốc tế, chẳng hạn một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia tuần lễ Metro Cash and Carry tại Đức năm 2012. Song, các hoạt động quảng bá lớn tầm cỡ như vậy chưa được các doanh nghiệp coi trọng bởi chi phí bỏ ra là tương đối lớn, trong khi các doanh nghiệp Việt vốn chưa coi trọng vấn đề thương hiệu và quảng bá như các đối thủ ở các nước khác. Các doanh nghiệp cũng đã đầu tư xây dựng hệ thống website cho mình để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm. Tuy nhiên, hầu hết các website được xây dựng hoặc để quảng cáo chung cho tất cả các mặt hàng của công ty, thay vì làm riêng để quảng bá các sản phẩm cá ngừ đại dương hoặc được xây dựng sơ sài, chưa đầu tư chú trọng vào nội dung và hình thức website. Đến nay, đã có hơn 300 doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản và hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đại dương, tuy nhiên, theo Hiệp hội thủy sản Việt Nam VASEP hầu như chỉ có top 10 doanh nghiệp đứng đầu là chú trọng đến hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại cho mặt hàng cá ngừ đại dương. Số còn lại chủ yếu trông chờ vào vai trò xúc tiến của các trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam đặt ở nước ngoài hoặc các hoạt động xúc tiến thương mại chung của ngành.

Về phía nhà nước, Hiệp hội cá ngừ Việt Nam và các hiệp hội thành viên:

Nhà nước cũng đã chú trọng vào việc xây dựng và thành lập các hiệp hội để quảng bá cho các sản phẩm cá ngừ xuất phát từ tiềm năng to lớn của mặt hàng cá ngừ đại dương. Ngày 27/11/2010, Hiệp hội cá ngừ Việt Nam được thành lập tại Khánh Hòa nhằm liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ trên cả nước, hỗ trợ các ngư dân, điều hành hoạt động của các hiệp hội cá ngừ thành viên ở các tỉnh. Có

thể nói, sự ra đời của Hiệp hội cá ngừ Việt Nam tuy trễ nhưng lại vô cùng cần thiết, trong bối cảnh những năm 2010, ngành cá ngừ Việt Nam có sự phục hồi sau khủng hoảng kinh tế và đang thiếu định hướng phát triển. Hiệp hội ra đời cũng là phù hợp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 35)