Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 27)

Thứ nhất, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và ngư dân. Chính phủ cần có sự hỗ trợ kịp thời đối với ngư dân, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển, khai thác hiệu quả. Chính phủ cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách hướng dẫn doanh nghiệp vượt qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của thị trường EU. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng cần đi tắt đón đầu công nghệ và nỗ lực trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn mới của các thị trường nhập khẩu. Doanh nghiệp cũng cần biết cách hỗ trợ ngư dân và phối hợp hiệu quả với ngư dân để đảm bảo có nguồn chất lượng sản phẩm cao và ổn định nhất.

Thứ hai, ngành sản xuất cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam cần chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp phải áp dụng đồng bộ hệ thống kiểm soát chất lượng HACCP và đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn ISO và ở mức cao nhất có thể để có thể cạnh tranh cụ thể trên thị trường khó tính.

Thứ ba, cần học hỏi Philipines và Thái Lan trong việc xây dựng thương hiệu cá ngừ, xây dựng lễ hội cá ngừ, xây dựng các cảng biển điển, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ… hình để đảm bảo chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất.

Thứ tư, chính phủ cần xúc tiến việc đàm phán kí kết FTA với EU để tạo điều kiện thuận lợi cho thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào thị trường khó tính này, đặc biệt là giảm thuế nhập khẩu cho mặt hàng cá ngừ đại dương của Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 1

Tóm lại, trong chương I, tác giả đã giới thiệu và trình bày về 4 vấn đề chính.

Thứ nhất, tác giả giới thiệu về thị trường nhập khẩu cá ngừ đại dương EU bao gồm quan hệ chung giữa Việt Nam và EU, quan hệ về thương mại thủy sản và các qui định của EU có liên quan đến hoạt động nhập khẩu cá ngừ đại dương từ Việt Nam.

Thứ hai, tác giải đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam bao gồm cả nhóm nhân tố trong nước như nguồn cung hàng xuất khẩu, năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, chính sách và sự hỗ trợ của nhà nước chiến lược phát triển của ngành đến các nhóm nhân tố quốc tế như thị hiếu tiêu dùng ở thị trường nhập khẩu và sự cạnh tranh quốc tế. Thứ ba, tác giải nêu bật được sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu cá ngừ đại dương sang thị trường EU. Cuối cùng là bài học kinh nghiệm rút ra từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp Thái Lan và Philippines. Dựa vào cơ sở lí luận ở chương I này, tác giả sẽ tiếp tục phân tích thực trạng xuất khẩu cá ngừ đại dương sang thị trường EU, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động này trong chương II và từ đó đề ra các giải pháp thích hợp để phát triển hoạt động xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU giai đoạn 2014 - 2020 trong chương III.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƢƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN 6

THÁNG ĐẦU NĂM 2013.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 27)