Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu cá ngừ Việt

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 44)

Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2008 – tháng 6/2013

2.2.1. Các nhân tố trong nƣớc

Nguồn cung hàng xuất khẩu

Biểu đồ 2.10: Sản lƣợng khai thác cá ngừ đại dƣơng tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị tính: nghìn tấn

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ WCPFC Với trữ lượng cá ngừ đại dương tự nhiên cho phép đánh bắt bền vững hàng năm lên đến 25000 tấn, Việt Nam có rất nhiều cơ hội trong việc ổn định nguyên liệu cá ngừ đầu vào, đảm bảo xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhất là trong bối cảnh Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương ban hành lệnh cấm sử dụng lưới vây để đánh bắt cá ngừ nhằm bảo tồn cá ngừ mắt to và vây vàng ở Tây và Trung Thái Bình Dương.

Sản lượng cá ngừ đại dương đánh bắt hàng năm tăng dần qua các năm. Trong giai đoạn 5 năm 2008 – 2013, tổng sản lượng đánh bắt cá ngừ đại dương đã tăng 78,8% từ 10625 tấn năm 2008 lên 19000 tấn năm 2012. Nguyên nhân chính là do sản phẩm cá ngừ của Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng, ngư dân được giá cao, trong khi nghề câu cá ngừ đại dương cũng không khó nên nhiều ngư dân đã tham gia vào đánh bắt cá ngừ đại dương. Hiện nay, không riêng gì ngư dân 3 tỉnh

10625 10850 12980 16536 19000 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 2008 2009 2010 2011 2012

Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa với hơn 17 năm kinh nghiệm đánh bắt, các tỉnh thành giáp biển khác đều đã có tàu thuyền tham gia đánh bắt cá ngừ đại dương.

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu cho sản xuất cá ngừ xuất khẩu đang bị thiếu hụt nghiêm trọng giai đoạn đầu năm 2013 khiến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá ngừ gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ chỉ hoạt động 50% công suất. Theo thời báo The Saigon Times, do giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh, xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ của nhiều doanh nghiệp cũng vì thế mà sụt giảm hơn 30%. Lý giải về việc sản lượng đánh bắt cá ngừ giảm, các doanh nghiệp cho rằng, giá nhiên liệu xăng, dầu tăng mạnh trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ra khơi của các chủ tàu đánh cá. Trong bối cảnh xuất khẩu chững lại, nên giá bán cá ngừ đại dương giảm mạnh đã làm nhiều chủ tàu lỗ vốn dẫn đến phá sản. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ báo cáo của các địa phương như Bình Định, Phú Yên, sản lượng đánh bắt cá ngừ giảm trong giai đoạn đầu năm 2013. Cụ thể, tại Bình Định, sản lượng cá ngừ đại dương 7 tháng đầu năm đạt 5.481 tấn, bằng 97,2 % so với cùng kỳ; Phú Yên sản lượng cá ngừ đạt 4.115 tấn, bằng 68,6% so với cùng kỳ. Nhiều tàu cá của ngư dân Phú Yên đang nằm bờ, chưa tổ chức hoạt động khai thác tiếp, tính đến đầu tháng 7 toàn tỉnh chỉ có 117 tàu trên 973 tàu trên 90 CV đang tham gia khai thác hải sản xa bờ.

Với việc thiếu hụt trầm trọng nguyên liệu trong giai đoạn đầu năm 2013, các doanh nghiệp buộc phải chọn giải pháp ngắn hạn là nhập khẩu cá ngừ đại dương nguyên liệu từ các thị trường bên ngoài như Đài Loan… Điều này không những làm giảm khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi giá nhập khẩu thương cao hơn 10% so với giá trong nước, mà còn gây áp lực cho cá ngừ nguyên liệu do ngư dân ta đánh bắt.

Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp

Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu và giữ vững thị phần trên thị trường quốc tế. Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2012, có khoảng hơn 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy hải sản và hơn 100 doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, mua bán hoặc xuất nhập khẩu cá ngừ đại dương. Tuy vậy, năng lực xuất khẩu có sự chênh lệch rất lớn giữa nhóm 20 doanh nghiệp đứng đầu, chiếm 98,87%

tổng giá trị cá ngừ xuất khẩu, đứng đầu là công ty Yueh Chyang với trên 12% tỷ trọng. Các doanh nghiệp còn lại hầu hết chỉ thực hiện 1 khâu trong chu trình xuất khẩu hoặc chỉ xuất khẩu sang các thị trường có tính cạnh tranh không cao như ASEAN…

Về mặt tài chính, ngoại trừ các doanh nghiệp lớn có tính thanh khoản cao và dễ dàng được ngân hàng bảo trợ, các doanh nghiệp nhỏ gặp không ít khó khăn với mức lãi suất tăng cao trong suốt giai đoạn 2008-2012. Đầu năm 2013, lãi suất được điều chỉnh phù hợp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu, cũng vì thế mà vấn để tài chính phần nào được cải thiện, song không ít các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn vốn vay.

Về đội ngũ nhân lực, dù được đầu tư nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại, song hàm lượng sử dụng lao động là người trong sản xuất các sản phẩm cá ngừ vẫn còn cao, điều này khiến qui trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều rắc rối, khó đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việt Nam cũng còn thiếu rất nhiều nhân lực chất lượng cao là các chuyên gia trong lĩnh vực luật, những người đủ am hiểu các qui định mới về hệ thống tiêu chuẩn và rào cản liên quan đến cá ngừ của EU.

Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật

Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu cá ngừ được xây dựng tương đối đồng bộ. Các bến cảng, cầu cảng, cảng cá, cơ sở thu mua, khu neo đậu của tàu thuyền tránh bão được đầu tư xây dựng tại các tỉnh có truyền thống nghề cá ngừ ở miền Trung như cảng cá Thuận Phước (Đà Nẵng), cảng cá Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), cảng cá Tam Quan Bắc (Bình Định), cảng cá Tiên Châu (Phú Yên)…Đặc biệt trong số này là cảng cá Tiên Châu được đầu tư qui mô nhất, thiết kế ban đầu của Tiên Châu cho phép cảng tiếp nhận hơn 300 lượt tàu thuyền ra vào mỗi ngày, tức là tiếp nhận khoảng gần 10000 tấn cá. Song, cảng cá vẫn chưa hoạt động đúng chức năng của mình khi trở thành một nơi tu sửa tàu thuyền mà chưa thật sự bổ trợ cho hoạt động khai thác, thu mua cá. Đối với các tàu chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương, vốn phải hoạt động xa bờ nhiều ngày, thì hệ thống các cảng bến neo đậu tàu thuyền xa bờ và bến cảng được xây dựng kiên cố tại các đảo như tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) đóng vai trò hết sức quan trọng.

Hiện nay, cả nước có hơn 2600 tàu khai thác cá ngừ đại dương, song hầu hết đều được làm bằng gỗ, có công suất nhỏ dưới 300 CV và có tuổi thọ khá cao. Các tàu thuyền này vì không được đóng đúng tiêu chuẩn về hầm bảo quản cá, trang thiết bị hỗ trợ khiến chất lượng cá ngừ khai thác được bị giảm sút đáng kể do chưa được xử lí bảo quản đúng cách. Cả nước hiện chỉ có trên 100 tàu khai thác cá ngừ đại dương có công suất lớn, vỏ tàu làm bằng thép hoặc vật liệu composit, công suất máy hơn 500 CV.

Với kĩ thuật đánh bắt cá ngừ đại dương, trước đây ngư dân chỉ đánh bắt theo phương pháp truyền thống là câu giàn với mỗi thuyền khoảng 9-10 ngư dân câu cá. Phương pháp này có ưu điểm là cá có chất lượng đảm bảo do cá bị câu nằm sâu dưới nước nên thịt cá vẫn còn tươi khi đưa lên thuyền bảo quản, song nhược điểm là chi phí nhân công cao do cần nhiều ngư dân và sản lượng thấp. Những năm gần đây, ngư dân chuyển sang sử dụng phương pháp câu tay kết hợp dùng đèn cao áp để dụ cá. Phương pháp này mang lại sản lượng khai thác gấp nhiều lần, song nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là chất lượng cá bị giảm sút nghiêm trọng do bị ảnh hưởng từ đèn cao áp. Việc này khiến các sản phẩm cá ngừ Việt Nam hầu như không thể đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của liên minh châu Âu. Giai đoạn cuối năm 2012, đầu năm 2013, các ngư dân đang được khuyến khích quay lại phương pháp câu giàn truyền thống để đảm bảo chất lượng đầu vào cho sản xuất cá ngừ xuất khẩu.

Cá ngừ đại dương có giá trị xuất khẩu rất cao khi cá còn tươi, vì vậy khâu sơ chế và bảo quản sau khai thác có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Cũng như các loài cá khác, thịt cá ngừ sẽ hỏng rất nhanh sau khi khai thác nếu không xử lý đúng và cẩn thận. Nhiệt độ cao làm nhanh chóng diễn ra quá trình tự phân hủy. Đặc biệt, thịt cá ngừ có hàm lượng axit amin histidin cao, khi cá chết nếu nhiệt độ cơ thể trên 70oC sẽ nhanh chóng bị khử carbon thành histamin hoặc các hợp chất cùng gốc có tính độc, gây dị ứng nguy hiểm cho người sử dụng.

Phương pháp khai thác ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thịt cá ngừ. Để cá vùng vẫy mạnh sẽ làm tăng hàm lượng axit lactic tích tụ trong thịt cá làm co cứng cơ, thịt chuyển màu sẫm, mùi chua và có vị chát. Vì thế, để bảo đảm chất lượng, ngay khi kéo cá lên boong tàu, các ngư dân sẽ làm cá chết và sơ chế (gây choáng,

giết, xả máu, móc mang và moi ruột) rất nhanh trong vòng 3-5 phút rồi đưa ngay vào hầm bảo quản lạnh, duy trì nhiệt độ cá thường xuyên ở 00 C trong suốt quá trình từ sơ chế, bảo quản trên tàu đến khi bốc dỡ, vận chuyển trên bờ.

Về phương pháp xử lí và bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu đánh bắt:

Bảng 2.1: Phƣơng pháp xử lý và bảo quản cá ngừ đại dƣơng trên tàu đánh bắt xa bờ của ngƣ dân ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa

Công đoạn Làm chết Xả máu Bỏ mang và nội tạng Rửa sạch Ngâm hạ nhiệt Cho vào PE Bảo quản bằng đá xay Bảo quản bằng đá lỏng Tỉnh Dùi Vồ Ngoài biển Về bến Khánh Hòa x x x x 3,5% 22,86 % x xx Phú Yên x x 24% x xx 42% X Bình Định x x x x x Ghi chú:

x: công đoạn được thực hiện 100%

xx: công đoạn được thực hiện trên tàu công nghiệp

Nguồn: Báo cáo kĩ thuật xử lý, bảo quản, chế biến và chất lượng sản phẩm cá ngừ đại dương phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III – Nha Trang

Quá trình đưa cá từ dưới biển lên bờ và từ thuyền lên kho bãi cũng phải hết sức cẩn thận. Một lượng lớn cá ngừ đại dương khai thác được đã không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vì cá bị xay xác trong quá trình vận chuyển, thịt cá bị giảm đáng kể độ ngọt tự nhiên.

Qui trình sơ chế cá ngừ hiện nay của ngư dân đánh bắt cá ngừ đa số dựa trên kinh nghiệm đi biển, chưa được nghiên cứu một cách khoa học và hợp lý. Các tàu thuyền có công suất nhỏ, hầm lạnh chưa đảm bảo khiến chất lượng cá ngừ bị suy giảm đáng kể trước khi vào đất liền. Hiện nay, các tàu có công suất từ 300 CV trở lên đã được trang bị hệ thống bảo quản cá ngừ hiện đại, tuy nhiên số này lại còn quá khiêm tốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nƣớc

Dù có khoảng hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cá ngừ đại dương, xong thị phần chủ yếu tập trung vào nhóm 20 doanh nghiệp đầu ngành với năng lực cạnh tranh cao và tiềm lực tài chính mạnh như Yueh Chyang, Havuco, Thịnh Hưng, Tín Thịnh, Foodtech, Hải Long, Hồng Ngọc, Toàn Thắng, Bidifisco… Các doanh nghiệp này dù luôn cạnh tranh với nhau, song lại ngày càng tăng trưởng và lớn mạnh. Nhóm các doanh nghiệp nhỏ còn lại hoặc cố gắng cầm cự và tăng trưởng chậm, hoặc chọn cách liên minh với nhau hoặc với các doanh nghiệp nước ngoài. Điển hình là liên minh giữa công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Sâm (Phú Yên) và nhóm các nhà đầu tư Nhật Bản năm 2011 với vốn đầu tư lên đến 2 triệu đô la. Công ty liên doanh này cũng đã đưa vào Việt Nam 2 tàu thuyền hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ chuyên cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm, tiếp tế xăng dầu cho ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương.

Chiến lƣợc phát triển của ngành

Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt chính thức vào tháng 9 năm 2010, với mục tiêu phát triển thủy sản theo hướng bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng, đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm thủy sản chế biến. Trong chiến lược dài hơi này, cá ngừ cùng với tôm và các tra, basa là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chính Phủ và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định rõ là phải đầu tư cho ngành xuất khẩu cá ngừ và giữ vững thị phần trên 3 thị trường quan trọng là Mỹ, EU và Nhật Bản. Có thể nói, chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đã được ra đời đúng lúc và được đánh giá là kịp thời với yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới, cạnh tranh khốc liệt hơn trên thị trường, song sự thành công của chiến lược này rất khó đoán trước bởi nó cần sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa Chính phủ, các bộ, doanh nghiệp và cả ngư dân. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện dài và rất khó kiểm soát các nhân tố phát sinh, chiến lược cần được điều chỉnh khi có thay đổi để đạt được hiệu quả cao nhất.

Chính sách và sự hỗ trợ của nhà nƣớc

Trong giai đoạn 2008-2013, Chính phủ và tổng cục Thủy sản thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thể hiện rõ vai trò của mình trong việc hỗ trợ ngư

dân đánh bắt cá ngừ đại dương xa bờ và các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất khẩu cá ngừ đại dương. Chính sách hỗ trợ ngư dân đầu tiên phải kể đến là việc Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh hỗ trợ việc đóng tàu mới cho ngư dân bám biển. Khắp các tỉnh miền Trung, đặc biệt là những tỉnh chuyên về đánh bắt cá ngừ đại dương như Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa… Các tàu thuyền từ 90 CV trở lên đóng mới sẽ được hỗ trợ một phần chi phí. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã kịp trời hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân đánh bắt xa bờ, phủ sóng GPS trên toàn bộ vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, hỗ trợ trang bị bộ đàm – hệ thống thông tin liên lạc… tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đánh bắt, góp phần tạo nguồn đầu vào ổn định cho sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đại dương.

Một trong những dự án thành công nhất hỗ trợ ngư dân là dự án “Giám sát tàu cá bằng vệ tinh” được triển khai trong vòng 3 năm (2011-2013) từ nguồn vốn ODA của chính phủ Pháp. Nội dung cơ bản của dự án là xây dựng Trung tâm tích hợp thông tin (Trung tâm THEMIS) đặt tại Hà Nội và 2 trung tâm giám sát, phía Bắc ở Hải Phòng và phía Nam ở Vũng tàu; trang bị 3.000 thiết bị kết nối vệ tinh cho các tàu cá thuộc 28 tỉnh thành ven biển gồm: 2.850 thiết bị lắp đặt cho tàu cá khai thác thủy sản xa bờ làm nghề câu mực, câu cá ngừ đại dương và một số tàu làm nghề khai thác thủy sản khác và 150 thiết bị dự phòng lắp đặt cho tàu kiểm ngư và một số tàu thuộc đơn vị công ích; đào tạo, chuyển giao công nghệ sử dụng công nghệ vệ tinh, xử lý hình ảnh viễn thám cho đội ngũ cán bộ của Việt Nam làm việc tại Trung tâm THEMIS và các khu vực.

2.2.2. Nhóm các yếu tố quốc tế

Thị hiếu tiêu dùng ở thị trƣờng nhập khẩu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 44)