Các chính sách sử dụng và bố trí nhân sự

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 37)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.4.2. Các chính sách sử dụng và bố trí nhân sự

Sử du ̣ng và b ố trí nhân sự là sắp xếp người lao động vào đúng vị trí , đúng công việc, phù hợp với khả năng của người lao động, đây là việc quan trọng nhất đối với các nhà quản lý. Vì việc bố trí sắp xếp này quyết định phần lớn kết quả làm việc của người lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Người lao động chỉ có thể hoàn thành tốt công việc nếu nó phù hợp khả năng của mình. Còn với những công việc vượt khỏi khả năng của họ, họ sẽ không hoàn thành được và còn gây ra tâm lý chán nản, không muốn tiếp tục làm nữa. Ngược lại, nếu bố trí người lao động với công việc có yêu cầu thấp hơn khả năng của họ, họ sẽ mất đi cơ hội phát huy khả năng, sự sáng tạo của mình để đóng góp cho sự phát triển của tổ chức. Việc này gây ra sự thiệt thòi rất lớn cho cả người lao động và cả tổ chức. Do vậy nhà quản lý giỏi phải nắm bắt và phát hiện được trình độ của người lao động, bố trí họ vào công việc thích hợp nhất để vừa mang lại lợi ích cho người lao động vừa mang lại lợi ích cho toàn tổ chức.

Yêu cầu đầu tiên mà các nhà quản lý phải thực hiện trong công tác bố trí lao động là xác định đúng yêu cầu công việc. Sau đó, phải đánh giá chính xác trình độ, nghiệp vụ của người lao động. Từ đó bố trí cho họ vào những công việc cụ thể sao cho phù hợp với khả năng của từng người. Trong qúa trình sử dụng lao động cần có sự giám sát và giúp đỡ để họ có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, sự đánh giá việc thực hiện công việc không thể thiếu trong quá trình này. Đánh giá đúng kết quả công việc sẽ giúp việc trả lương cho người lao động hợp lý, có chế độ thưởng, phạt phù hợp. Căn cứ vào kết quả đánh giá, nhà quản lý đưa ra kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức.

Đánh giá thực hiện công việc là sự so sánh giữa kết quả thực tế thực hiện công việc của người lao động với tiêu chuẩn công việc đề ra từ trước. Việc đánh giá này phải được thảo luận với người lao động và phải được tiến hành một cách công khai và được xây dựng trên cơ sở các văn bản cụ thể. Cán bộ quản lý sẽ đo lường kết quả thực hiện công việc của cán bộ công nhân viên và cung cấp thông tin phản

hồi cho họ. Trên cơ sở đo lường thành tích cá nhân làm cơ sở để trả lương, thưởng, đào tạo hoặc đề bạt, giáng cấp đối với nhân viên. Nó cho phép nhà quản lý đánh giá tiềm năng người lao động cũng như tiềm năng phát triển của tổ chức.

Tổ chức cần đưa ra các chính sách sử dụng và bố trí nhân sự một các phù hợp với từng đối tượng, từng vị trí công việc nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)