Xác định các mục tiêu chính của phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Xác định các mục tiêu chính của phát triển nguồn nhân lực

Bất cứ mô ̣t tổ chức nào từ một “công ty quy mô nhỏ” cho đến một “Tập đoàn kinh tế lớn” đều cần phải xác định một cách rõ ràng các đích đến để có thể thiết lập các mục tiêu cụ thể. Cho dù chỉ là một công ty nhỏ với 50 nhân viên hay là một “Đế chế” kinh doanh hùng mạnh thì sự thành công trong hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết lập các mục tiêu và khả năng thực thi tốt để đạt được các mục tiêu đã thiết lập. Vậy để giúp tổ chức có thể nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tới thành công bằng việc áp dụng nguyên tắc SMART trong việc thiết lập các mục tiêu rõ ràng và hiệu quả. S.M.A.R.T là tên viết tắt các chữ đầu của 5 bước: Cụ thể (Specific), Có thể đo lường được (Measurable), Có thể đạt được (Attainable/Achievable), Có tính thực tiễn cao (Relevant), Đúng hạn định (Time- Bound). Đây là một công cụ hết sức đơn giản được sử dụng để xác định các mục tiêu một cách rõ ràng để giúp tổ chức xây dựng được một kế hoạch hành động chính xác nhằm đạt được kết quả tối ưu.

* Cụ thể (Specific): Tập trung vào thiết lập và định nghĩa một các rõ ràng các mục

tiêu lớn. Càng xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể thì càng tạo ra quyền lực: đó là quyền lực mục tiêu. Mục tiêu càng tập trung thì nó tạo ra một sức hút như nam châm có thể hút mọi nguồn lực của tổ hướng tới nó. Càng tập trung nguồn lực thì càng tạo ra sức mạnh để đạt được các mục tiêu đó.

* Có thể đo lường được (Measurable): Một mục tiêu mà không có kết quả có thể đo

Con số hay số liệu ghi nhận được là một phần quan trọng trong hoạt động của tổ chức. Hãy đặt các con số rõ rà ng trong các mục tiêu để biết là tổ chức đang ở đâu trong quá trình thực hiện mục tiêu. Một mục tiêu mà được viết lên bảng đặt tại trụ sở của tổ chức thì nó tạo ra sự nhắc nhở hàng ngày đối với lãnh đạo cũng như nhân viên tập trung vào kết quả mà tổ chức muốn đạt được.

* Có thể đạt được (Attainable/Achievable): Các tổ chức nhỏ thường đặt ra các mục

tiêu mà nằm ngoài tầm với của họ. Không ai có thể đặt mục tiêu qua một đêm có thể kiếm hàng tỷ USD. Những nhà đầu tư mạo hiểm hay các cổ đông lạc quan nhất cũng không thể đặt long tin của họ vào một kế hoạch kinh doanh có những mục tiêu quá xa vời. Mặc dù là rất hy vọng và tin tưởng vào tương lai của tổ chức, nhưng cũng cần phải có những bước đi vững chắc dựa trên các điều kiện thực tế. Thường xuyên đối chiếu và kiểm tra với các tổ chức cùng ngành về tốc độ tăng trưởng của họ để có thể thiết lập ra các mục tiêu khôn ngoan.

* Có tính thực tiễn cao (Relevant): Những mục tiêu kinh doanh mà có thể đạt được

phải được dựa trên các điều kiện hiện thời và thực tế trong môi trường kinh doanh. Tổ chức có thể có mong muốn là tăng doanh thu lên thêm 50% và là một năm tốt nhất trong hoạt động kinh doanh thì tổ chức cũng phải tính tới việc suy thoái kinh tế và có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh “nặng ký” tham gia vào thị trường của mình thì việc thiết lập các mục tiêu cũng cần hết sức chú ý tới sự tương quan trong điều kiện thị trường.

* Đúng hạn định (Time-Bound): Mục tiêu kinh doanh hay đích đến của tổ chức sẽ

không thể thực hiện được nếu không có hạn định cho nó. Cần phải thiết lập các nhiệm vụ và chương trình hành động để hoàn thành mục tiêu đó. Hàng kỳ phải có kế hoạch rà soát lại việc thực hiện mục tiêu và điều chỉnh nếu thấy cần thiết.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 32)