Nâng cao nhận thức về vai trò nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 62)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò nguồn nhân lực

Để có được những giải pháp cụ thể cho nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh trước hết phải nâng cao nhận thức của Ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên trong chi nhánh về vai trò của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển chung của toàn chi nhánh.

Nội dung chính của giải pháp là:

- Tập trung tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức nguồn nhân lực là trung tâm của sự phát triển, có vai trò quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay và trong nền kinh tế tri thức tương lai.

- Nhanh chóng biến nhận thức này thành chủ trương, chính sách và hành động của nhà quản lý thông qua chính sách ưu tiên, tập trung cho đào tạo. Chính sách ưu tiên cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực trước hết phải làm cho toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh nhận thức được ý nghĩa quan trọng của tri thức, kiến thức và kỹ năng, tiếp theo là tạo cơ hội cho mọi người ai có nhu cầu đều được học tập theo điều kiện hoàn cảnh riêng của mình. Sử dụng và trả lương hợp lý là yếu tố quan trọng đầu tiên để khích lệ người lao động ra sức học tập suốt đời. Phân bổ đầu tư cho đào tạo hợp lý và chú trọng đến chất lượng đào tạo.

- Đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho chi nhánh nhận thức trên cần được thể hiện bằng sự phối hợp nhịp nhàng với sự cố gắng lớn của Vietcombank Vĩnh Phúc, Vietcombank trung ưng và các trường đại học.

- Về phía chi nhánh: Xây dựng kế hoạch chiến lược tự phát triển nguồn nhân lực cho mình trên cơ sở nội lực và khai thác năng lực của trung tâm đào tạo Vietcombank, sự giúp đỡ của các tổ chức, công ty bên ngoài. Đồng thời ban hành các chế độ, chính sách, quy định nhằm khuyến khích, động viên, bắt buộc, tạo điều kiện động viên cho người lao động thường xuyên tự đào tạo để không ngừng nâng cao trình độ và năng suất lao động.

- Về phía Trung tâm đào tạo: Cần xây dựng kế hoạch đào tạo sát thực tế, đáp ứng nhu cầu, nâng cao chất lượng giảng viên kiêm chức.

Khi mọi người nhận thức đầy đủ và đúng đắn vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển chi nhánh thì họ có đủ sức mạnh để thực hiện thành công các công việc trọng yếu sau: Một là ban hành các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đúng đắn. Hai là huy động hết nội lực, khai thác tối đa ngoại lực để phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)