Đối với các cơ quan chức năng có liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách Đà Nẵng (full) (Trang 98)

- Cơ quan Kiểm toán độc lập: cần tăng cường trách nhiệm hơn nữa

3.3.5. Đối với các cơ quan chức năng có liên quan

* Đối với Chính phủ và Bộ Tài chính

- Chính phủ giao Bộ Xây dựng và các cơ quan xây dựng chuyên ngành có nghiên cứu để ban hành các quy định:

+ Thống nhất và ổn định về các mô hình quản lý điều hành dự án đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách, trong đó việc phân công CĐT dự án phải là người trực tiếp quản lý, sử dụng công trình, từ đó tạo điều kiện ổn định quy trình kiểm soát thanh, quyết toán VĐT tại các CĐT, Ban QLDA, cũng như cơ quan kiểm soát, thanh, quyết toán VĐT .

+ Hoàn thiện hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá xây dựng chuyên ngành làm cơ cở cho việc kiểm soát trong thanh, quyết toán VĐT của từng cấp.

- Bộ Tài chính cần sớm có nghiên cứu để trình Chính phủ về các nội dung quy định trong công tác quyết toán VĐT theo niên độ ngân sách để đảm bảo gắn kết được các nội dung công việc giữa quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

- Bộ Tài chính cần sớm ban hành và hướng dẫn về nội dung và quy trình thống nhất trong kiểm soát thanh, quyết toán VĐT theo định hướng:

+ Nâng cao trách nhiệm, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CĐT trong quản lý sử dụng nguồn VĐT từ ngân sách.

+ Cải tiến nội dung kiểm soát, thanh toán VĐT theo hướng thông thoáng, tiết kiệm và hiệu quả, cho phép đa dạng hóa các hình thức kiểm soát trong thanh toán VĐT.

+ Mở rộng quyền chủ động gắn với trách nhiệm của cơ quan Tài chính các cấp trong công tác thẩm tra quyết toán VĐT dự án hoàn thành.

+ Cải tiến lại toàn bộ hệ thống báo cáo tài chính của các CĐT, Ban QLDA, báo cáo của cơ quan kiểm soát, thanh toán để thuận lợi cho việc cung cấp số liệu, cũng như tổng hợp thẩm định quyết toán theo niên độ ngân sách.

- Đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính; cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính, đơn giản hoá và công khai hoá qui trình, thủ tục hành

chính theo hướng bình đẳng, minh bạch, phù hợp với điều kiện trình độ phát triển của Việt Nam và tiến trình hội nhập quốc tế.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin lớn trong ngành tài chính, tích hợp và đồng bộ các hệ thống thông tin tài chính.

* Đối với UBND thành phố Đà Nẵng

- Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của công tác kiểm tra, thanh tra tài chính trong các lĩnh vực; tăng cường hiệu lực của hệ thống giám sát nội bộ, vai trò của công tác giám sát từ xa. Tăng cường thanh tra, kiểm tra tài chính đối với cơ quan, tổ chức sử dụng vốn ngân sách nhà nước; phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính – ngân sách, các hành vi tham nhũng phát hiện qua kiểm tra, thanh tra.

- Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra, giám sát tài chính với cac cơ quan chức năng trong việc xử lý các vấn đề tài chính phát sinh.

- Hoàn thiện và thực hiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ để làm cơ sở cho việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Kết luận Chương 3

Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn nguồn thu NSNN còn gặp nhiều biến động bất lợi ảnh hưởng đến cân đối ngân sách và trong điều kiện thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, trong đó có nguyên nhân buông lỏng công tác quản lý mà cụ thể là trách nhiệm kiểm soát trong quản lý của các ngành, các cấp.

Đối với thành phố Đà Nẵng trong điều kiện khả năng nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp, vì vậy phần vốn dành cho đầu tư chưa cao so với yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố thì việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu để tăng cường công tác kiểm soát thanh, quyết toán VĐT, góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn VĐT trong thời điểm hiện nay là điều hết sức cần thiết.

Trên cơ sở lý luận và tìm hiểu thực trạng công tác quản lý, kiểm soát thanh, quyết toán VĐT thuộc ngân sách thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, nội dung Chương 3 đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm góp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách thành phố Đà Nẵng, cụ thể gồm các nội dung:

- Đổi mới quy định về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo hướng phù hợp với các quy định chung của Trung ương trong quản lý, cấp phát, thanh, quyết toán VĐT.

- Xây dựng quy trình và nội dung công tác kiểm soát thanh toán VĐT, quyết toán VĐT dự án hoàn thành và quyết toán VĐT theo niên độ ngân sách tại các CĐT, Ban QLDA.

- Tổ chức tốt việc kiểm soát trong tổng hợp, thẩm định quyết toán VĐT xây dựng cơ bản theo niên độ ngân sách tại cơ quan Tài chính các cấp.

Đồng thời, đề tài cũng đưa ra các kiến nghị với các cấp để thực hiện giải pháp.

KẾT LUẬN

Việc hoàn thiện các quy chế, chính sách về đầu tư XDCB là việc làm đòi hỏi mang tính thường xuyên và phải nghiên cứu sao cho mỗi cơ chế, chính sách ban hành phải phù hợp với thực trạng nền kinh tế và khuyến khích thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư đảm bảo sử dụng nguồn VĐT một cách tiết kiệm hiệu quả, đúng mục đích, đối tượng là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu để tăng cường công tác kiểm soát chi VĐT, góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn VĐT trong thời điểm hiện nay là điều hết sức cần thiết.

Dựa trên thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư trong thời gian vừa qua, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể và một số kiến nghị về việc thực hiện các giải pháp đó để hoàn thiện công tác nói trên.

Hy vọng những đề xuất này sẽ đóng góp vào việc hoàn chỉnh thêm một bước quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư, tạo điều kiện giải ngân nhanh, thúc đẩy tăng tiến độ thi công công trình, đồng thời góp phần tăng cường quản lý vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phí vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.

[2]. PGS,TS, Dương Đăng Chinh, TS Phạm Văn Khoan, Giáo trình Quản lý Tài chính Công

[3]. Luật Ngân sách Nhà nước

[4]. Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi đầu tư xây dựng công trình.

[5]. Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

[6]. Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

[7]. Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 12/02/2010 Ban hành quy định một số vấn đề về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

[8]. Quyết định số 1643/QĐ-UBND ngày 10/3/2010 về việc Quy định thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

[9]. Thông tư 59, 60/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ngân sách nhà nước.

[10]. Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 06 năm 2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.

[11]. Thông tư 210/2010/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính Quy định về quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm [12]. Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài

chính Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

[13]. Thông tư 108/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán NSNN hàng năm.

[14]. Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính, Một số vấn đề về kinh tế tài chính Việt Nam.

[15]. Viện chiến lược và Chính sách tài chính, Tài chính Việt Nam 2010 hướng tới ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách Đà Nẵng (full) (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)