Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách Đà Nẵng (full) (Trang 68)

- Phạm vi nghiên cứu:

2.3.2.Những hạn chế

6. Kết cấu đề tài

2.3.2.Những hạn chế

* Về cơ chế chính sách

- Công tác quản lý VĐT hiện nay được điều chỉnh bởi rất nhiều các văn bản, bên cạnh đó các văn bản lại có nhiều điểm chưa thống nhất, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật có liên quan.

- Nhiều văn bản thường xuyên thay đổi trong thời gian ngắn, tính nhất quán giữa các văn bản không cao, thiếu tính dự báo, làm cho việc triển khai thực hiện bị động, lúng túng.

- Công tác qui hoạch và quản lý đô thị trên địa bàn thời gian qua còn thiếu sự thống nhất, thiếu đồng bộ.

- Công tác giải ngân VĐT XDCB vẫn còn có những khó khăn vướng mắc, làm chậm tiến độ giải ngân.

- Phần lớn các dự án, các công trình hiện nay đều được chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế dẫn đến tình trạng không chọn được những nhà thầu có năng lực chuyên môn và tiềm lực tài chính, gây thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả, chất lượng công trình chưa được đảm bảo.

- Trình độ quản lý vốn đầu tư của một số BQLDA còn yếu kém.

- Việc chấp hành trình tự thủ tục đầu tư và xây dựng, định mức đơn giá nhà nước hạn chế dẫn đến quá trình thanh toán gặp nhiều sai sót.

* Về công tác lập kế hoạch vốn đầu tư:

- Công tác bố trí kế hoạch vốn chưa khoa học và chưa sát với tình hình thực tế.

- Việc điều chỉnh kế hoạch vốn nhiều lần trong năm phát sinh nhiều công việc sự vụ và khó khăn trong công tác tổng hợp, báo cáo.

- Một số chủ đầu tư, cơ quan điều hành dự án chưa kiểm tra, đối chiếu tình hình tạm ứng, thanh toán trước khi trình điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư nên một số công trình không còn đủ nguồn để điều chỉnh kế hoạch.

- Do chưa quan tâm bố trí kế hoạch vốn đầu tư ngay từ đầu năm, lại không điều chỉnh kịp thời, dẫn đến việc dồn vào cuối năm mới triển khai thi công và thanh toán, gây áp lực cho KBNN trong những ngày cuối năm.

- Đối với các Ban QLDA: Chưa được ban hành quy trình cụ thể để thống nhất thực hiện các công việc trong nội bộ Ban QLDA.

- Một số chủ đầu tư, cơ quan điều hành dự án chưa quan tâm đến công tác lập hồ sơ thanh toán, hoàn trả tạm ứng nên số dư tạm ứng hạn mức vốn đầu tư lớn phải chuyển nguồn sang năm sau.

* Về công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành

- Chất lượng công tác lập quyết toán VĐT chưa cao, một số CĐT, Ban QLDA chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm trong công tác kiểm tra khối lượng quyết toán hoàn thành dẫn đến sai sót khi lập hồ sơ quyết toán.

- Một số đơn vị chưa thực hiện đúng quy định của Luật đấu thầu.

- Một số công trình trong quá trình thi công có thay đổi thiết kế, nhưng Chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án không trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt khối lượng phát sinh trước khi trình duyệt quyết toán; một số công trình giá trị quyết toán vượt dự toán được duyệt…

- Một số dự án là công trình thuộc Nhóm C nhưng CĐT tự thuê Kiểm toán độc lập để kiểm tra báo cáo quyết toán VĐT khi chưa có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.

- Về thời hạn lập báo cáo quyết toán VĐT: Các CĐT, BQL chưa quan tâm đến công tác quyết toán vốn đầu tư khi công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, thời gian lập báo cáo quyết toán thường kéo dài so với thời gian quy định, làm ảnh hưởng đến việc thanh toán, tất toán tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

- Chưa quan tâm đúng mức đối với những việc phải thực hiện sau khi quyết toán dự án hoàn thành: như: bàn giao tài sản dự án, bàn giao việc bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán, đánh giá hậu dự án..., thậm chí có trường hợp hoàn toàn không thực hiện và đối với một số Ban QLDA xem như dự án đã phê duyệt quyết toán xong là thực hiện lưu trữ hồ sơ.

Kết luận Chương 2

Như vậy, Chương 2 đi vào trình bày tình hình thực tế, thực trạng công tác quản lý VĐT thuộc ngân sách thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, trong đó:

Về kết cấu được trình bày theo các nội dung: công tác lập kế hoạch vốn đầu tư, công tác kiểm soát thanh toán, kiểm soát quyết toán VĐT ở từng cơ quan, đơn vị tương ứng với trình tự tổ chức công tác kiểm soát thanh, quyết toán VĐT trên thực tế.

Về nội dung, trên cơ sở trình bày thực trạng thực tế công tác quản lý VĐT thuộc ngân sách thành phố Đà Nẵng thời gian qua, bằng những cơ sở lý luận tại Chương 1, nội dung Chương 2 bên cạnh việc nhìn nhận những kết quả đã đạt được, thì nội dung chính của Chương này là mong muốn nêu bật lên được những điểm còn tồn tại, hạn chế trong tổ chức, thực hiện công tác kiểm soát thanh, quyết toán VĐT của từng cơ quan, đơn vị trong thời gian qua, cũng như tổng hợp chung những hạn chế của toàn bộ công tác kiểm soát thanh, quyết toán VĐT ở phần cuối của Chương, những vấn đề tồn tại này sẽ là cơ sở để xây dựng những giải pháp khắc phục trong thời gian đến. Bên cạnh đó, nội dung Chương 2 cũng nêu ra vấn đề mà phạm vi, giới hạn của Đề tài chưa giải quyết được.

Như vậy qua nội dung Chương 2, chúng ta có thể thấy được công tác quản lý VĐT thuộc nguồn vốn ngân sách thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc tổ chức thực hiện công tác này của các cơ quan, đơn vị ở từng khâu, từng công đoạn của quá trình cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định cả về mặt chế độ chính sách chung, cũng như công tác tổ chức thực hiện.

Để công tác quản lý thanh, quyết toán VĐT xây dựng cơ bản thuộc ngân sách thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến đạt được những kết quả cao hơn, yêu cầu bức thiết đặt ra là nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng được những giải pháp hữu hiệu và khả thi để khắc phục những tồn tại hạn chế này.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ THUỘC NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách Đà Nẵng (full) (Trang 68)