Giải pháp đối với công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách Đà Nẵng (full) (Trang 80)

- Phạm vi nghiên cứu:

3.2.3.Giải pháp đối với công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư:

6. Kết cấu đề tài

3.2.3.Giải pháp đối với công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư:

* Về xây dựng bộ máy kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại KBNN

Để đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố ngày một nhiều, vấn đề kiểm soát chi vốn đầu tư rất cần được coi trọng. Vì vậy cần tổ chức bộ phận kiểm soát chi ngân sách nhà nước một cách chặt chẽ

hơn, chuyên nghiệp hơn nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước đối với việc quản lý nguồn NSNN. Để làm được điều này trước hết cần chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tư cho cán bộ chuyên quản, tổ chức cho cán bộ của đơn vị đi học tập nâng cao trình độ nhằm đào tạo cán bộ chuyên trách. Công tác kiểm soát chi vốn đầu tư đòi hỏi những cán bộ làm công tác này không những am hiểu về tài chính mà còn phải am hiểu về quy trình, thủ tục xây dựng cơ bản. Ngoài ra cần tăng cường giáo dục ý thức, phẩm chất cho cán bộ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Từ đó từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý chi vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước.

Tăng cường công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của các CĐT, Ban QLDA, xử lý ngay các vướng mắc nhất là giải phóng mặt bằng, khắc phục tình trạng chậm hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư và thủ tục đấu thầu, đặc biệt là các dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư; khắc phục tình trạng chậm trễ trong nghiệm thu và thủ tục thanh toán vốn. Kiểm tra, chấn chỉnh công tác tạm ứng theo hợp đồng, đảm bảo theo đúng quy định, tránh trường hợp tạm ứng sai mục đích, tạm ứng để chạy vốn, để tính tỷ lệ giải ngân cao, tăng cường công tác kiểm tra các khoản đã tạm ứng.

Hạn chế ứng trước vốn cho các chủ đầu tư, Ban quản lý không tích cực trong việc lập hồ sơ, thủ tục thanh toán khối lượng để hoàn trả tạm ứng cho ngân sách dẫn đến tình trạng số dư nợ tạm ứng XDCB phải chuyển nguồn sang năm sau khá lớn, gây khó khăn cho việc xử lý số liệu và tổng hợp quyết toán ngân sách.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chi theo đúng quy trình đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ theo dự toán ngân sách được giao theo quy định.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước đã được Chính phủ quy định, cần tăng cường thực hiện kiểm soát các nội dung sau:

- Kiểm soát hồ sơ ban đầu: Cán bộ thanh toán tiến hành kiểm tra ngay sự đầy đủ của tài liệu theo quy định; tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại tài liệu; sự lô gích về thời gian các văn bản, tài liệu. Nếu phát hiện hồ sơ thiếu hoặc chưa đảm bảo tính hợp pháp thì phải thông báo yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện tài liệu còn thiếu, bổ sung hoặc điều chỉnh hoặc thay thế tài liệu chưa hợp pháp, chưa hợp lệ.

Trong quá trình kiểm soát nếu phát hiện quyết định của cấp có thẩm quyền chưa phù hợp với quy định hiện hành, cán bộ thanh toán có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất . Nếu quá thời gian quy định mà không được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình; nếu được trả lời mà xét thấy không thỏa đáng thì vẫn giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan Tài chính để xem xét.

- Kiểm soát hồ sơ thanh toán:

+ Kiểm soát dự toán: kiểm tra tính thống nhất về nội dung giữa các hồ sơ, đảm bảo sự trùng khớp các hạng mục, nội dung đầu tư trong dự toán chi phí với các hạng mục đầu tư trong báo cáo khả thi hoặc báo cáo đầu tư đã đ- ược phê duyệt. Chỉ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, không chịu trách nhiệm về đơn giá, định mức, công thức tính toán trong hồ sơ dự toán; công tác này thuộc về trách nhiệm của Sở Xây dựng và chủ đầu tư.

+ Kiểm soát trong quá trình thanh toán:

Đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần (tạm ứng vốn) : KBNN thực hiện thanh toán trước, kiểm soát sau. Cán bộ chuyên quản chỉ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, việc lựa chọn nhà thầu theo quy định ( thuộc đối tượng chỉ

định thầu; đầu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác); số vốn đề nghị thanh toán trong phạm vi kế hoạch năm được thông báo, hạng mục nội dung công việc thanh toán có trong hợp đồng hoặc dự toán được duyệt. Bộ phận thanh toán không cần đối chiếu công việc, khối lượng hoàn thành đó có thuộc dự toán được duyệt hay không mà công việc này sẽ kiểm soát vào lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Cán bộ chuyên quản không có trách nhiệm kiểm tra về tính chính xác của khối lượng, định mức, đơn giá, chất lượng công trình trên hồ sơ thanh toán mà trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư.

- Kiểm soát tình hình thực hiện dự án: Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý sử dụng vốn đầu tư. Cán bộ thanh toán được phép ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước đồng thời báo cáo UBND thành phố để xử lý.

- Kiểm tra thực tế tại hiện trường (khi cần thiết):

Hiện nay, công tác kiểm tra hiện trường chỉ mới được thực hiện khi cần thiết cho nên có nhiều công trình chưa có được số liệu thực tế để làm cơ sở đối chiếu. Vì vậy cần tăng cường hơn nữa đối với công tác này, coi đây là một việc làm thường xuyên để giúp cán bộ thanh toán có cơ sở đối chiếu giữa khối lượng thực hiện thực tế so với khối lượng trong Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng và hồ sơ thanh toán. Việc này nên được làm thường xuyên để tăng trách nhiệm của KBNN trong việc kiểm soát chi vốn đầu tư.

- Kiểm soát sau khi thanh toán:

Hết năm kế hoạch, bộ phận thanh toán vốn đầu tư phải xác nhận số thanh toán trong năm, luỹ kế số thanh toán từ khởi công đền hết niên độ ngân

sách nhà nước cho từng dự án, nhận xét về việc chấp hành chế độ quản lý, chấp hành định mức, đơn giá, các chế độ chính sách theo quy định.

Bên cạnh đó, ở khâu cuối cùng, Phòng Kiểm soát chi NSNN có trách nhiệm trả chứng từ cho các CĐT, Ban QLDA. Tuy nhiên, việc hoàn trả chứng từ chưa được kịp thời nên nhiều trường hợp đơn vị gửi hồ sơ thanh toán tại KBNN đã quá thời gian qui định nhưng vẫn chưa được KBNN thanh toán vốn do quên, lạc mất chứng từ hoặc đã yêu cầu nhưng đơn vị chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ có liên quan. Vì vậy, cần thiết phải trả lại chứng từ theo đúng thời gian qui định và báo cáo định kỳ công khai kết quả tiếp nhận và xử lý hồ sơ một cửa để đơn vị hạch toán chính xác và thống nhất, đồng thời theo dõi được diễn biến của hồ sơ thanh toán để tránh trường hợp không được giải ngân vốn kịp thời theo đúng thời gian qui định.

* Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho CĐT, Ban QLDA

Để tạo cơ sở thuận lợi cho công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN, các CĐT, BQLDA cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể:

- Cần phải tiến hành rà soát, đánh giá lại lực lượng cán bộ của CĐT, BQLDA phân loại trình độ để đưa ra các biện pháp đào tạo phù hợp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ. Tổ chức các đợt tập huấn, hướng dẫn thực hiện các Luật Xây dựng, các quy định về đấu thầu mới ban hành, chế độ kế toán, và các chính sách, quy định mới của Nhà nước cho tất cả cán bộ kế toán, cán bộ kiểm soát trong đơn vị nhằm nâng cao hiểu biết của cán bộ về Luật, nâng cao tính tuân thủ, hạn chế những sai phạm trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB; hằng năm tổ chức các lớp học ngắn hạn về đào tạo nghiệp vụ để cập nhật những kiến thức mới cho cán bộ; tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng chương trình kế toán giúp các cán bộ có thể tổ

chức quản lý tốt hơn công tác tài chính của đơn vị mình, tạo môi trường thống nhất cho công tác kiểm soát.

- Chủ đầu tư, BQLDA cần sắp xếp tổ chức lại bộ máy kế toán theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Các đơn vị thiếu cán bộ, cần tổ chức tuyển dụng cán bộ mới đúng chuyên ngành, bố trí vào các vị trí phù hợp với năng lực và sở trường của cán bộ. Đối với các cán bộ lâu năm bị hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn cần thực hiện luân chuyển, bố trí công việc khác phù hợp hoặc khuyến khích nghỉ thôi việc.

- Khuyến khích các cán bộ tự học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, cố gắng tìm tòi học hỏi, nghiên cứu và nắm bắt kịp thời các chính sách, chế độ, văn bản quy định của Nhà nước để kịp thời đưa ra những đề xuất đúng đắn cho Lãnh đạo trong công tác quản lý điều hành tài chính đơn vị.

- Bên cạnh việc rà soát, đánh giá, quy hoạch, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ kế toán, tài chính, đơn vị cần phải tăng cường hơn nữa tính kỷ luật trong công tác quản lý tài chính.

* Về tăng cường trách nhiệm của các đơn vị trong tạm ứng, thanh toán vốn thông qua việc tích cực triển khai thực hiện các công việc sau:

- Rà soát số dư tạm ứng qua các năm còn tồn tại chưa thanh toán, báo cáo UBND thành phố xử lý tồn tại, không giao trách nhiệm điều hành dự án

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách Đà Nẵng (full) (Trang 80)