Khái quát tình hình đầu tư từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách Đà Nẵng (full) (Trang 45)

- Phạm vi nghiên cứu:

2.1.2.Khái quát tình hình đầu tư từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát

6. Kết cấu đề tài

2.1.2.Khái quát tình hình đầu tư từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát

triển của thành phố Đà Nẵng

Bảng 2.1 - Tổng hợp tình hình chi ngân sách thành phố Đà Nẵng (từ năm 2006-2010)

Đvt: Triệu đồng

TT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng số

Tổng chi ngân sách địa phương 4.648.720 5.864.776 8.952.704 10.018.025 13.811.229 43.295.454

Trong đó

Chi đầu tư phát triển 2.637.288 3.231.524 2.681.566 3.858.791 5.943.194 18.352.363

% so với tổng chi NSĐP 56,73 55,10 29,95 38,52 43,03 42,39 1 Chi XDCB 2.633.959 3.061.625 2.581.566 3.850.305 5.935.831 18.063.286 - Nguồn tập trung 314.992 628.285 396.846 534.778 671.221 2.546.122 - Nguồn tiền sử dụng đất 1.817.243 1.874.162 1.829.437 1.913.888 3.147.238 10.581.968 % so với tổng chi XDCB 68,99 61,21 70,87 49,71 53,02 58,58 - Nguồn TWBS có mục tiêu 36.454 108.004 57.873 105.134 179.061 486.526

- Nguồn vay ưu đãi ngân hàng 253.571 30.547 17.366 301.484

- Nguồn tạm ứng KBNN 111.864 111.864

- Nguồn năm trước chuyển sang 1.194.610 1.846.611 3.041.221

- Nguồn khác 99.835 451.174 297.410 71.348 74.334 994.101

2 Chi hỗ trợ di dời do thu hồi đất 3.328 34.350 37.678

3 Cấp vốn Quỹ Đầu tư phát triển 135.549 100.000 8.486 7.363 251.398

Kể từ sau 10 năm thành phố Đà Nẵng được chia tách khỏi tỉnh Quảng Nam và trở thành thành phố trực thuộc trung ương, giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 có thể nói đây là giai đoạn thành phố tập trung huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trong đó đặc biệt là huy động nguồn vốn từ khai thác quỹ đất, vốn tạm ứng KBNN trung ương, vốn vay Ngân hàng Phát triển... Chính vì vậy tỷ trọng chi ngân sách về VĐT luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi Ngân sách thành phố.

Qua bảng số liệu, giai đoạn này tổng chi ngân sách thành phố về VĐT trên 18.352 tỷ đồng, trong đó năm 2006, 2007 NSTP ưu tiên tập trung vốn cho đầu tư phát triển nên khoản chi này chiếm trên 55% tổng chi ngân sách địa phương, năm 2008 tỷ lệ này chỉ đạt gần 30% tổng chi ngân sách địa phương, năm 2009 đạt 38,5%, năm 2010 chiếm 43% tổng chi ngân sách địa phương.

Nhờ việc huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nên chi cho đầu tư phát triển tăng dần qua các năm một cách đáng kể, trong đó chi đầu tư từ nguồn vốn khai thác quỹ đất chiếm hơn 55% tổng chi XDCB, trong khi đó chi đầu tư từ nguồn vốn vay chỉ chiếm hơn 2% tổng vốn đầu tư. Điều này thể hiện ngân sách thành phố đã chủ động được nguồn lực để đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong giai đoạn này mà không phải phụ thuộc vào các nguồn vốn vay và huy động từ trung ương và các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, nhờ đó không tạo gánh nặng cho ngân sách thành phố mà được ưu tiên sử dụng vốn để tiếp tục đầu tư phát triển trong những năm tiếp theo.

Các mô hình tổ chức ban quản lý dự án trên địa bàn TP Đà Nẵng: Xuất

cạnh một số dự án nhỏ được thực hiện theo hình thức CĐT trực tiếp hành dự án thì phần lớn các dự án đều thực hiện theo mô hình Chủ nhiệm điều hành dự án, UBND thành phố đã thành lập ra các Ban QLDA chuyên ngành hoặc giao các Công ty hoạt động sự nghiệp làm Chủ nhiệm điều hành dự án, gồm:

STT Tên Ban QLDA Cơ quan cấp trên

1 Ban QLDA công trình đường Bạch Đằng Đông Sở Xây dựng 2 Ban QLDA Phát triển Đô thị Đà Nẵng Sở Xây dựng 3 Ban QL các Dự án xây dựng Đà Nẵng Sở Xây dựng

4 Ban QLDA Tái định cư Sở Xây dựng

5 Ban QLDA ĐTXD công trình GTCC Sở Giao thông Vận tải 6 Ban QLDA Giao thông Nông thôn ĐN Sở Giao thông Vận tải 7 Ban QLDA Cơ sở Hạ tầng ưu tiên Sở Giao thông Vận tải 8 Ban QLDA Hạ tầng Giao thông Đô thị Sở Giao thông Vận tải 9 Ban QLDA Công nghệ Thông tin tập trung Sở Thông tin truyền

thông

10 Ban QLDA ĐTXD Khu công nghệ cao Ban quản lý Khu công nghệ cao

11 Công ty Phát triển và Khai thác Hạ tầng Khu công nghiệp Đà Nẵng

Ban Quản lý Khu công nghiệp và Chế xuất 12 Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng Sở Tài nguyên và Môi

trường

Các Ban QLDA này là một pháp nhân độc lập, có đầy đủ năng lực quản lý và điều hành dự án theo quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý đầu tư và xây dựng công trình. Các Ban QLDA là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, áp dụng theo chế độ kế toán đơn vị CĐT.

Để thực hiện các dự án, các CĐT quyết định giao nhiệm vụ quản lý điều hành dự án cho các Ban QLDA trên để thực hiện các nhiệm vụ. Các Ban QLDA thực hiện toàn bộ các công việc trong quá trình thực hiện dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, thanh toán vốn, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng và thanh, quyết toán VĐT dự án hoàn thành.

Như vậy, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với việc căn cứ vào mức VĐT của dự án để quyết định hình thức quản lý của dự án và tổ chức các Ban QLDA để quản lý, điều hành các dự án theo chuyên ngành phù hợp như quản lý dự án giao thông nội thị, quản lý dự án giao thông nông thôn, quản lý các dự án xây dựng dân dụng thì bên cạnh những ưu điểm là tạo ra sự chuyên môn hóa công tác quản lý điều hành dự án, quy trình thực hiện dự án được thực hiện một cách bài bản, nề nếp, thì việc quy định này cũng có một số nhược điểm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc phối hợp giữa CĐT và Ban QLDA chuyên ngành chưa chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện dự án nên ảnh hưởng đến công tác triển khai từ khâu lập, điều chỉnh kế hoạch, thực hiện dự án, tổng hợp quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, báo cáo ....

- Trong một số thời điểm, số lượng dự án tập trung cho một Ban QLDA là quá nhiều, gây khó khăn cho các Ban QLDA, cũng như làm giảm chất lượng công tác giám sát thực hiện dự án. Trong khi đó một số Ban khác lại hầu như chỉ giải quyết các tồn đọng cũ như quyết toán chi phí chuẩn bị đầu tư, quyết toán dự án hoàn thành,...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách Đà Nẵng (full) (Trang 45)