- Phạm vi nghiên cứu:
6. Kết cấu đề tài
3.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch
* Đối với các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án:
- Công tác xây dựng kế hoạch phải được gắn liền với công tác quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị và đảm bảo theo nguyên tắc phân kỳ đầu tư, đồng thời phải xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông đô thị đối với các cơ quan cấp điện, cấp thoát nước, bưu
chính viễn thông nhằm tránh hiện tượng chồng chéo, làm đi làm lại, gây thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của nhân dân.
- Việc lập kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở hồ sơ thực tế (vì rất nhiều dự án đã được bố trí kế hoạch vốn nhưng chưa có thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng nên chưa có mặt bằng thi công, hoặc chưa lựa chọn được địa điểm xây dựng..), nhiều công trình đăng ký nhu cầu vốn trong năm lớn nhưng thực tế chỉ thanh toán được khoảng 20-30% kế hoạch vốn, trong khi nhiều công trình cần vốn lại không được bố trí đủ vốn để triển khai thực hiện, nhất là những công trình thanh toán khối lượng nhằm đáp ứng đúng, sát với nhu cầu thực tế về đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố...
* Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tham mưu phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển theo định hướng phát triển của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính ngân hàng, văn hóa thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật và công nghệ của miền Trung.
- Thực hiện phân bổ kế hoạch vốn XDCB sát với nhu cầu thực tế nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn đã bố trí.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban quản lý chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao, kịp thời phát hiện các nhiệm vụ đã được bố trí kinh phí nhưng triển khai thực hiện chậm, từ đó có các giải pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch theo tiến độ.