Thực trạng công tác quản lý VĐT thuộc NSTP Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách Đà Nẵng (full) (Trang 55)

- Phạm vi nghiên cứu:

6. Kết cấu đề tài

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý VĐT thuộc NSTP Đà Nẵng

a. Công tác lập kế hoạch VĐT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: * Tại các CĐT, Ban QLDA, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư:

Các CĐT, Ban QLDA gửi kế hoạch vốn đầu tư trước ngày 30/9 trên cơ sở các thứ tự ưu tiên lần lượt như sau:

- Tập trung bố trí vốn thanh toán khối lượng các công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31/12 năm trước của năm kế hoạch nhưng chưa được bố trí đủ vốn.

- Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án dự kiến cần phải hoàn thành trong năm kế hoạch (theo tiến độ trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện trong năm kế hoạch) và vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án.

- Các dự án cấp bách, trọng điểm. - Các công trình chuyển tiếp. - Các công trình mới.

* Công tác tổng hợp nhu cầu vốn để lập kế hoạch VĐT tại Sở KH&ĐT

Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức làm việc để xác định nhu cầu VĐT của các đơn vị. Trên cơ sở đó, Sở KH&ĐT làm việc với Sở Tài chính rà soát các dự án, công trình dự kiến bố trí kế hoạch, theo khả năng cân đối ngân sách của địa phương và nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương để phân bổ cho phù hợp.

Bảng 2.2 Tổng hợp kế hoạch vốn còn lại chưa sử dụng từ năm 2006 đến năm 2010

TT Nguồn vốn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng số Tổng số 858.999 752.144 643.511 805.433 499.970 3.560.057 1 Nguồn XDCB tập trung 213.894 11.103 224.564 124.211 59.908 633.680 2 Nguồn tiền sử dụng đất 28.744 398.845 76.541 523.131 130.025 1.157.286 3 Nguồn TWBS có mục tiêu 16.826 209.904 135.733 37.266 6.900 406.629 4

Nguồn vay theo Khoản 3

Điều 8, vay tín dụng ưu đãi 524.076 0 0 0 2.063 526.139

5 Nguồn XSKT 0 9.544 19.930 25.559 0 55.033

6 Nguồn tạm ứng KBNN 75.307 0 0 0 0 75.307

7

Nguồn khác (năm trước chuyển sang, nguồn tài

trợ…) 152 122.748 186.743 95.266 301.074 705.983

Nguồn: Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hàng năm thuộc ngân sách thành phố Đà Nẵng

Qua biểu số liệu thống kê về tình hình lập kế hoạch và sử dụng VĐT các năm, thấy được công tác lập kế hoạch chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức từ khâu chuẩn bị đầu tư đến triển khai thực hiện, cụ thể: kế hoạch vốn còn lại chưa sử dụng hủy bỏ hàng năm là rất lớn (năm 2006: 858.999 triệu đồng, năm 2007:752.144 triệu đồng, năm 2008: 643.511 triệu đồng, năm 2009: 805.433 triệu đồng, năm 2010:499.970 triệu đồng)

Qua theo dõi kế hoạch vốn các năm, một số ưu điểm và hạn chế của công tác này như sau:

Ưu điểm

Việc bố trí kế hoạch vốn cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư cho các dự án, công trình

Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn: Việc thực hiện điều chuyển vốn nhằm sử dụng vốn có hiệu quả và đáp ứng

kịp thời nhu cầu vốn giữa các dự án trong cùng một chủ đầu tư, một Ban quản lý dự án.

Hạn chế

Việc lập nhu cầu vốn chưa sát với nhu cầu thực tế tại đơn vị: Căn cứ

vào chức năng nhiệm vụ được giao, việc lập nhu cầu vốn của các CĐT, Ban QLDA chưa sát với tình hình thực tế (về giá trị khối lượng hoàn thành chưa

thanh toán, giá trị khối lượng dự kiến thực hiện trong năm kế hoạch, phân loại nhóm công trình theo thứ tự ưu tiên) và nhu cầu cấp thiết về vốn, điều

này gây khó khăn cho các cơ quan tổng hợp trong việc rà soát, xác định nhu cầu để tổng hợp trình HĐND thành phố và UBND thành phố phân bổ kế hoạch vốn và dễ dẫn đến tình trạng các công trình cần vốn thực sự lại không được đáp ứng đủ nhu cầu về vốn để thực hiện trong năm, trong khi các công trình khác lại thừa kế hoạch không sử dụng phải chuyển nguồn sang nhiều năm hoặc phải hủy bỏ kế hoạch. Kế hoạch vốn còn lại chưa thực hiện trong năm chủ yếu rơi vào các dự án lớn, các công trình lớn như cầu, đường, hạ tầng khu dân cư, nhà làm việc, chung cư....do việc lập kế hoạch vốn không sát với nhu cầu sử dụng vốn trong năm do nhiều nguyên nhân khách quan, cũng như chủ quan nên việc thực hiện không đạt tiến độ, trong khi đó, nhiều công trình đã hoàn thành nhưng không được bố trí đủ vốn để thanh toán dứt điểm.

Về trách nhiệm của các CĐT, Ban QLDA chưa thật sự làm tốt trách nhiệm về quản lý, điều hành dự án: Qua thực tế triển khai thực hiện, nhiều

dự án, công trình do các Ban quản lý điều hành chưa được phê duyệt dự án đầu tư trước thời điểm 31/10 của năm trước năm kế hoạch theo qui định nhưng vẫn được bố trí vốn. Tuy nhiên, mặc dù đã được bố trí kế hoạch vốn nhưng các chủ đầu tư, Ban QLDA vẫn không xúc tiến và đẩy mạnh công tác chuẩn bị đầu tư nên thường bị rà soát cắt giảm kế hoạch trong các đợt điều chỉnh kế hoạch vốn 6 tháng hoặc cuối năm.

Chất lượng công tác tổng hợp và phân bổ kế hoạch vốn tại Sở KH&ĐT chưa cao: Qua công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư được thực hiện

các năm qua, nhận thấy công tác này được thực hiện chưa sát với nhu cầu thực tế do cơ quan tổng hợp là Sở KH&ĐT chưa kiểm tra kỹ các điều kiện cần và đủ để được bố trí vốn của các dự án, công trình. Vì vậy, thực tế là nhiều công trình đã được bố trí vốn nhưng đến giữa năm kế hoạch vẫn chưa lựa chọn được địa điểm xây dựng, nhiều công trình khác vẫn chưa được bàn giao mặt bằng để thi công do còn vướng mắc trong công tác đền bù giải tỏa, nhiều dự án chưa có quyết định đầu tư nhưng vẫn được bố trí kế hoạch là chưa tuân thủ các nguyên tắc bố trí kế hoạch vốn theo quy định của Chính phủ....

Việc thực hiện điều chuyển thường xuyên kế hoạch vốn giữa các dự án, công trình trong năm gây ảnh hưởng đến công tác quản lý, nhất là đối

với ba cơ quan cơ liên quan trực tiếp là Sở KH&ĐT, KBNN và Sở Tài chính. Bởi vì chính điều này làm cho công tác xây dựng kế hoạch không chủ động, chưa tuân thủ theo mục tiêu cần thực hiện và làm ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu lĩnh vực đầu tư theo định hướng phát triển của thành phố, trong đó bố trí vốn thuộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ từ nguồn vốn cân đối NSNN chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chưa đảm bảo mức tối thiểu theo quy định của Luật NSNN và Nghị quyết Quốc hội.

b. Công tác kiểm soát thanh toán VĐT trên địa bàn TP Đà Nẵng:

Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thanh toán VĐT, đảm bảo công tác thanh toán VĐT kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Ðịnh kỳ và đột xuất, KBNN kiểm tra các CĐT, Ban QLDA về tình hình thực hiện dự án theo quy định, qua đó tạm ngừng chi VĐT hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, không đúng đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước; đồng thời báo cáo Kho bạc Nhà nước Trung ương để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính xem

xét xử lý.

Trong quá trình kiểm soát thanh toán VĐT nếu phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, phải có văn bản gửi cấp có thẩm quyền đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời hạn đề nghị mà không nhận được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình. Nếu được trả lời mà xét thấy không thoả đáng thì vẫn phải giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền; đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan Tài chính để xem xét, xử lý.

Nhìn chung, công tác thanh toán VĐT thuộc NSTP Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, về cơ bản thực hiện như quy định của Trung ương, từ công tác lập kế hoạch VĐT, thông báo kế hoạch thanh toán, thanh toán vốn cho dự án và ngày càng đi vào nề nếp, tiến độ giải ngân vốn nhanh hơn so với những năm trước đây. Tuy nhiên, thực hiện các quy định về quản lý ĐTXD của UBND TP nên công tác quản lý VĐT thuộc ngân sách thành phố cũng có những điểm khác biệt so với quy định chung như sau:

- Quy định về tạm ứng vốn theo tỷ lệ cố định trên giá trị hợp đồng, cụ thể: Hợp đồng Giá trị hợp đồng Mức vốn được tạm ứng Trung ương quy định TP Đà Nẵng quy định

HĐ thi công xây dựng - Dưới 10 tỷ - 10 tỷ đến 50 tỷ Tối thiểu bằng 20% GTHĐ Tối thiểu bằng 15% GTHĐ Bằng 20% GTHĐ Bằng 15% GTHĐ Bằng 10% GTHĐ

- Trên 50 tỷ Tối thiểu bằng 10% GTHĐ HĐ mua sắm thiết bị Tối thiểu bằng 10% GTHĐ Bằng 10% GTHĐ

Hợp đồng tư vấn Tối thiểu bằng 25% GTHĐ

Bằng 25% GTHĐ - Quy định về thanh toán vốn: Thanh toán 100% KLHT đảm bảo chất lượng được nghiệm thu trong từng đợt và thanh toán đến 90% giá trị KLHT lũy kế đối với đợt thanh toán cuối cùng của dự án, công trình.

Ưu điểm

- Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình

- Đảm bảo công tác quản lý vốn đầu tư được hiệu quả.

- Đảm bảo mức độ an toàn vốn của ngân sách trong thanh toán vốn cho các đơn vị thi công trong trường hợp qua thẩm tra quyết toán có giá trị cắt giảm lớn so với số vốn thực tế thanh toán cho đơn vị thi công.

Hạn chế

Do quy định về thanh toán theo tỷ lệ cố định nên còn gặp nhiều vướng mắc đối với việc thanh toán, tạm ứng vốn một số dự án, công trình trọng điểm cần đẩy nhanh tiến độ.

c. Công tác kiểm soát quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách: - Công tác kiểm soát trong tổng hợp quyết toán theo niên độ ngân sách tại các CĐT, Ban QLDA và cơ quan cấp trên của CĐT: Theo quy định của Bộ Tài chính thì hàng năm CĐT, Ban QLDA có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán VĐT hàng năm theo quy định của chế độ kế toán đơn vị CĐT ban hành kèm theo Quyết định số 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, gồm:

- Báo cáo nguồn VĐT theo biểu số B02-CĐT: Phản ánh tổng hợp tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn VĐT theo từng loại nguồn vốn.

- Báo cáo chi tiết nguồn VĐT theo biểu số F02-CĐT: Phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán nguồn VĐT của đơn vị CĐT, Ban QLDA theo từng nguồn VĐT, theo dự án công trình và hạng mục công trình.

- Báo cáo quyết toán VĐT theo dự án công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng theo mẫu số F03B-CĐT: Phản ánh chi tiết tình hình quyết toán các dự án mà CĐT, Ban QLDA đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng bàn giao đưa vào sử dụng được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 210/2010/TT- BTC ngày 20/12/2010 về quy định việc quyết toán VĐT xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm và Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN thì CĐT, Ban QLDA, Cơ quan cấp trên của CĐT có trách nhiệm tổng hợp, lập các báo cáo quyết toán VĐT hàng năm, gồm:

- Biểu số 01/CĐT về báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB nguồn ngân sách nhà nước;

- Biểu số 02/CĐT về báo cáo thanh toán vốn đầu tư XDCB nguồn ứng trước dự toán ngân sách năm sau (nếu có).

- Biểu số 03/CĐT về báo cáo thanh toán vốn đầu tư XDCB nguồn trái phiếu Chính phủ (nếu có);

- Biểu số 04/CĐT về báo cáo thanh toán vốn đầu tư XDCB nguồn ứng trước trái phiếu Chính phủ (nếu có);

- Biểu số 53 – Phụ lục số 6 : Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án nhóm A, nhóm B đối với công trình mới và công trình chuyển tiếp.

- Biểu số 11 – Phụ lục số 8: Báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.

- và một số biểu mẫu khác có liên quan để phục vụ công tác tổng hợp báo cáo chung như: Tổng hợp quyết toán ghi thu ghi chi các dự án từ nguồn tiền sử dụng đất....

- Công tác kiểm soát trong tổng hợp lập quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách của KBNN Đà Nẵng: theo quy định của Bộ Tài chính tại

Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 về quy định việc quyết toán VĐT xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm, KBNN có trách nhiệm tổng hợp, lập các báo cáo quyết toán VĐT hàng năm, gồm:

- Biểu số 01/KBQT về báo cáo quyết toán các nguồn VĐT XDCB. - Biểu số 02/KBQT về báo cáo quyết toán vốn đầu tư .

- Biểu số 03/KBQT về báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB.

- Biểu số 04/KBQT về báo cáo tổng hợp vốn đầu tư XDCB ứng trước dự toán ngân sách năm sau.

- Biểu số 05/KBQT về báo cáo tổng hợp thanh toán vốn đầu tư XDCB theo Mục lục ngân sách nhà nước.

- Biểu số 06/KBQT về báo cáo tổng hợp thanh toán vốn đầu tư XDCB tạm ứng theo chế độ chưa thu hồi.

- Biểu số 07/KBQT về báo cáo tổng hợp thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn trái phiếu Chính phủ.

- Biểu số 08/KBQT về báo cáo tổng hợp thanh toán vốn đầu tư XDCB ứng trước dự toán ngân sách năm sau nguồn trái phiếu Chính phủ.

Bên cạnh đó, hiện nay, bộ phận thanh toán vốn đầu tư của KBNN vẫn sử dụng song song hai chương trình theo dõi, quản lý vốn đầu tư XDCB gồm: chương trình quản lý Tài chính – Kho bạc (gọi tắt là Tabmis) của Bộ Tài chính và chương trình ĐTKB của hệ thống KBNN. Vì vậy, khối lượng công việc KBNN phải thực hiện gấp hai lần mức bình thường, nguyên nhân chính

là do các biểu mẫu theo báo cáo Tabmis chưa đáp ứng được các nhu cầu báo cáo định kỳ hay đột xuất, báo cáo khóa sổ hoặc quyết toán ngân sách hàng năm của KBNN. Chính vì vậy, công tác báo cáo của KBNN vẫn chưa đáp ứng được kịp thời và đầy đủ vì KBNN phải thực hiện đối chiếu số liệu trong 2 chương trình khớp đúng mới tiến hành in báo cáo. Điều này làm cho công tác quyết toán hàng năm bị chậm lại, đặc biệt là chưa xác định kịp thời số liệu chi đầu tư để phục vụ công tác chuyển nguồn hoặc xác định số dư dự toán còn lại để phục vụ điều hành ngân sách trong năm tiếp theo.

- Công tác kiểm soát trong tổng hợp, thẩm định quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách tại Sở Tài chính: Nội dung thẩm định quyết toán VĐT

theo niên độ ngân sách được thực hiện theo hướng dẫn chung của Bộ Tài chính tại các Thông tư 59/2003/TT-BTC và số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 về Hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo quyết toán VĐT xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm.

Cụ thể để thực hiện công tác này, hàng năm vào cuối niên độ ngân sách, Sở Tài chính đều có văn bản hướng dẫn, đôn đốc các CĐT, Ban QLDA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách Đà Nẵng (full) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)