- Phạm vi nghiên cứu:
6. Kết cấu đề tài
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý, nhất là trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng, phù hợp và nhất quán là hết sức cần thiết. Làm được điều này sẽ tạo ra hành lang pháp lý vững chắc trong việc thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư cơ bản một cách khoa học, đồng bộ và chặt chẽ. Muốn vậy, các cơ quan ban hành chính sách (Từ Trung ương đến địa phương) nên nghiên cứu một cách thận trọng, khoa học, tránh chồng chéo, trùng lắp
nhiệm vụ hoặc bỏ sót nhiệm vụ, tránh mâu thuẫn giữa các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Thực hiện thắng lợi các nhóm giải pháp thực hiện chiến lược của Chính phủ đã ban hành đến năm 2020, bao gồm:
+ Giải phóng và huy động hiệu quả mọi nguồn lực tài chính phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính để khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút có hiệu quả, đa dạng hoá các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
+ Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia, trong đó đảm bảo chi đầu tư từ ngân sách nhà nước được giới hạn trong khả năng nguồn lực và thống nhất với các ưu tiên chính sách của Quốc hội và Chính phủ; tăng quyền hạn và trách nhiệm trong công tác quản lý ngân sách ở các cấp, các đơn vị sử dụng NSNN cùng với việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, tăng cường kiểm tra, giám sát.
+ Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công cùng với đẩy mạnh đa dạng hoá nguồn lực xã hội phát triển dịch vụ công, trong đó Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đối với dịch vụ công cơ bản.
+ Hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp, thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.
+ Phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính. + Đẩy mạnh hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính.
+ Nâng cao năng lực và hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
+ Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, đảm bảo hoạt động tài chính thông suốt, chất lượng và hiệu quả.
Để thực hiện các giải pháp trên, địa phương cần triển khai thực hiện các biện pháp thiết thực như sau:
- Các cơ quan có thẩm quyền và các ban ngành liên quan cần đẩy nhanh thực hiện cải cách thủ tục trong đầu tư và XDCB ngày càng đơn giản, chặt chẽ, công khai, rõ ràng minh bạch và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan nhằm tăng cường hiệu quả quản lý ngân sách của Nhà nước.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách mới ngay từ đầu năm nhằm huy động nguồn lực xã hội cho phát triển kết cấu hạ tầng; tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện các phương thức đầu tư BOT, BT, nhất là phương thức PPP để phát triển hạ tầng.
- Triển khai thực hiện đề án xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ theo định hướng, mục tiêu và lộ trình đã được xác định, từ khâu quy hoạch, lựa chọn các dự án ưu tiên đến ban hành các cơ chế, chính sách đột phá tạo điều liện thu hút được các nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng phục cụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- UBND TP cần có quy định chế tài đối với các chủ đầu tư, các đơn vị thi công, nhà thầu,... khi triển khai các dự án, không cho phép tình trạng công trình, dự án thực hiện kéo dài qua nhiều năm như thực tế hiện nay.