ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 90012008 tại công ty TNHH Tiến Phước đến năm 2020 (Trang 58)

2008.

2.4ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ

CHẤT LƢỢNG THEO TCVN ISO 9001 : 2008 TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN PHƢỚC

2.4.1 Thành quả

- Đã xây dựng một phương pháp làm việc mới trong tổ chức: làm việc theo mục tiêu, theo kế hoạch và quan tâm đến hành động phòng ngừa, đặc biệt là nhận thức về cải tiến thường xuyên ở khối công trường. - Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng vị trí không chỉ liên

quan đến chất lượng mà còn trong những lĩnh vực khác: nhân sự, tài chính, đối ngoại…

- Xây dựng được một hệ thống tài liệu, giúp các nhân viên thực hiện thực hiện công việc của mình một cách dễ dàng, đặc biệt là các nhân viên mới có thể nhanh chóng hội nhập vào hoạt động của Công ty.

- Công ty đã phân tích rõ ràng các quá trình ảnh hường đến chất lượng công trình và xác định mối tương tác giữa chúng từ đó hoạch định hệ thống quản lý chất lượng nhằm giải quyết thỏa đáng các yêu cầu khách

hàng trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và đảm bảo lợi ích của các bên liên quan.

- Công tác kiểm soát công trình được triển khai ở từng công tác thi công, từng giai đoạn thi công và được ghi nhận hồ sơ.

- Việc tổ chức thực hiện và dy trì hệ thống quản lý chất lượng trong thời gian qua, đã tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng và đối tác thể hiện qua các hợp đồng hợp tác.

2.4.2 Tồn tại

2.4.2.1 Về thực hiện chính sách – mục tiêu

- Lãnh đạo các cấp cơ sở chưa chú trọng vào công tác truyền đạt định hướng, chính sách cho các thành viên trong bộ phận.

- Kết quả thực hiện mục tiêu khá thấp.

- Việc triển khai thực hiện các mục tiêu còn bị động, hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu chưa được triển khai thường xuyên để đảm bảo mục tiêu đặt ra được hoàn thành.

- Một số mục tiêu chất lượng chưa xác định được chỉ tiêu đo lường cụ thể: các mục tiêu về an toàn, về đào tạo.

2.4.2.2 Về hệ thống tài liệu

- Công tác lưu trữ hồ sơ – tài liệu – bản tại các công trình chưa thống nhất, còn lộn xộn khó truy tìm, tình trạng sử dụng tài liệu lỗi thời, bản vẽ lỗi thời vẫn còn tồn tại.

- Việc áp dụng tài liệu đã ban hành tại các công trường chưa được thực hiện triệt để. 75/135 thành viên khối công trường đánh giá hệ thống tài liệu hiện tại còn chưa đầy đủ, sẵn sàng cũng như phù hợp với hoạt động thực tế,và 63 ý kiến nhận xét công tác cải tiến tài liệu còn bị động.

2.4.2.3 Về quản lý các nguồn lực

- 93/135 thành viên khối công trường đánh giá kế hoạch tuyển dụng chưa đem lại kết quả như mong đợi, tình trạng thiếu nhân sự làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công vẫn còn tồn tại và 83/135 thành viên khối công trường đánh giá các lớp đào tạo chưa thật sự hiệu quả.

- Tính sẵn sàng của thiết bị phục vụ cho hoạt động thi công chưa cao: 42/135 thành viên khối công trường nhận xét công tác bảo trì sửa chữa thiết bị thi công còn bị động gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ và chất lượng thi công.

- Thông tin từ hoạt động và các thông tin về thị trường – khách hàng chưa được tập hợp và quản lý nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu cho hoạt động cải tiến. Hoạt động trao đổi thông tin còn bị động.

- Công tác hoạch định nhu cầu và kiểm soát về nguồn lực tài chính cho hoạt động chưa hiệu quả: chỉ có 25/135 thành viên khối công trường cảm nhận được tính hiệu quả của kế hoạch này, còn 68% khối văn phòng cho rằng công tác lập kế hoạch tài chính và kiểm soát hiệu quả tài chính được thực hiện một cách bị động.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 90012008 tại công ty TNHH Tiến Phước đến năm 2020 (Trang 58)