Nhóm giải pháp kết hợp chặt chẽ giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường cao đẳng ở Tỉnh Nam Định hiện nay (Trang 108)

1. Tích cực nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

3.2.3. Nhóm giải pháp kết hợp chặt chẽ giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hộ

với gia đình và xã hội

Đây là một giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong giáo dục nói chung và giáo dục lý tưởng cách mạng nói riêng cho sinh viên. Trên thực tế gia đình, xã hội và các tổ chức đoàn thể chưa phát huy hết vai trò vốn có và rất quan trọng trong giáo dục đó là kết hợp với nhà trường để giáo dục thế hệ trẻ về chính trị, đạo đức, học tập và đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội đang len lỏi vào các giảng đường của sinh viên. Vì vậy, việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên nói riêng là rất cần thiết và sẽ có tác động tốt tới công tác giáo dục, định hướng cho thanh niên, sinh viên.

Thứ nhất, Nhà trường với tư cách là tổ chức giáo dục chuyên nghiệp cần giữa vị trí trung tâm, chủ động trong việc liên hệ, phối hợp với gia đình để nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên một cách hiệu quả nhất.

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi sinh ra và nuôi dưỡng con người từ khi ấu thơ đến lúc trưởng thành. Gia đình là nơi giúp con người bắt đầu thể nghiệm những mối quan hệ trong xã hội, củng cố lý tưởng và có thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn, cám giỗ của đời thường nhằm hoàn thiện nhân cách của mình. Mỗi một thành viên trong xã hội cần phải có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình phát triển toàn diện nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình. Nếu gia đình không hoàn thành tốt chức năng này thì gia đình sẽ không có hạnh phúc và không đạt hiệu quả tốt trong giáo dục con em của mình. Mặt khác, gia đình cũng cần phải kết hợp với nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đối với con em của họ.

Sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường thể hiện ở sự thống nhất giữa mục tiêu, nội dung giáo dục, học tập của sinh viên. Gia đình tham gia cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ học trên lớp, các hoạt động ngoại khóa. Thông qua việc trao đổi kết quả học tập, rèn luyện đạo đức, thời gian học tập… giữa gia đình với nhà trường để giáo dục sinh viên một cách toàn diện hơn.

Thứ hai, Nhà trường cần phải phối hợp với chính quyền địa phương - nơi sinh viên sống và cư trú… nhằm nắm vững tình hình sinh viên và biểu dương kịp thời những biểu hiện tích cực của sinh viên.

Cộng đồng nơi sinh viên sống và cư trú là thôn, xóm, làng, xã, thị trấn, phường, thành phố… đây là môi trường gần giũ với sinh viên và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh viên. Cộng đồng là hình ảnh thu nhỏ của quê hương, đất nước, là môi trường trực tiếp điều chỉnh các quan hệ của giáo dục với các gia đình và thành viên sống trong mỗi gia đình. Việc xây dựng hình thức giáo dục cộng đồng thành một môi trường thống nhất có sức lan tỏa tới sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên.

Nhà trường cần phối hợp với cộng đồng khai thác những nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng thông qua những truyền thống của địa phương bằng các hình thức tham quan ngoại khóa, tham gia các hoạt động văn hóa - thể dục thể thao của địa phương từ các lễ hội, tổ chức sinh hoạt cho thanh niên - sinh viên các đợt sinh hoạt theo chủ đề ở cộng đồng cư trú và sinh sống của sinh viên như: giữ gìn an ninh trật tự công cộng, vệ sinh đường phố, giúp đỡ các gia đinh chính sách neo đơn, các gia đình khó khăn, chống các tệ nạn xã hội…

Thứ ba, Nhà trường cần phải phối hợp với các lực lượng chức năng trong xã hội như tổ chức chính quyền, đoàn thể nhằm phát huy, sử dụng sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường, biến giáo dục trở thành niệm vụ của toàn xã hội. Đó là tranh thủ sự chỉ đạo giúp đỡ của các cơ quan pháp luật, các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện, các

phương tiện thông tin v.v… Nhà trường cần tranh thủ mọi nguồn lực trong xã hội để thực hiện tốt quá trình xã hội hóa giáo dục, đồng thời mở rộng liên kết giáo dục với các lực lượng trong xã hội nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho trường và tạo mọi điều kiện cho sự nghiệp giáo dục phát triển tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường cao đẳng ở Tỉnh Nam Định hiện nay (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)