Những nhân tố ảnh hưởng đến việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh Nam Định hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường cao đẳng ở Tỉnh Nam Định hiện nay (Trang 51)

mạng cho sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh Nam Định hiện nay

Sinh viên của 05 trường cao đẳng ở tỉnh Nam Định là con em của nhiều tầng lớp nhân dân sống ở các tỉnh thành của Việt Nam về tham gia học tập tại tỉnh Nam Định. Điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội trên thế giới cũng như ở trong nước nói chung cũng như điều kiện đặc thù của tỉnh Nam Định đã, đang và sẽ tiếp tục tác động tới việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên Nam Định nói chung và sinh viên các trường cao đẳng nói riêng.

* Sự tác động của điều kiện quốc tế

Nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh thế giới đang có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Sự biến đổi đó đang tác động đến sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhân dân ta cả mặt tích cực và tiêu cực. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta đã khẳng định: Bối cảnh quốc tế… tạo cho nước ta vị thế mới với những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lược tới" [19,Tr.98]. Một trong những đặc điểm nổi bật của thế giới từ thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, là sự phát triển và tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt

là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... nền kinh tế thế giới đang có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đây là một bước phát triển có ý nghĩa đặc biệt với loài người chúng ta. Lực lượng sản xuất xã hội đang chuyển từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức. Nền văn minh của loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Kinh tế tri thức đã và đang tạo ra tốc độ phát triển "chóng mặt" đem lại cho đời sống của người lao động luôn được cải thiện. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức thì những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản cũng phát triển gay gắt và Chủ nghĩa tư bản đã có những điều chỉnh lớn về chính sách xã hội. Nhờ hệ thống thông tin mà chúng ta đều biết được đời sống vật chất và tinh thần của người lao động có những thay đổi qua những chính sách như trợ cấp thất nghiệp, công nhân được mua cổ phiếu, cổ phần... Có thể nói, những điều chỉnh về mặt xã hội của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một vỏ bọc, để nhiều người nhầm tưởng hiểu rằng chủ nghĩa tư bản ngày nay dường như nhân đạo hơn. Chính những hiện tượng này đang tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường cao đẳng ở Nam Định. Do vậy, thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng nếu không được trang bị lý tưởng cách mạng, không được giáo dục đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước một cách khoa học thì sẽ dễ dàng hiểu rằng chế độ tư bản chủ nghĩa là chế độ tiến bộ nhất trong lịch sử loài người, rằng chủ nghĩa xã hội đã thuộc về quá khứ.

Một đặc điểm lớn khác đang tác động đến mọi mặt đời sống thế giới đó là xu thế toàn cầu hoá, mà trước hết là toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu hóa đang tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Tất cả những tác động tích cực của toàn cầu hóa đó chính là tạo cơ hội lớn cho từng quốc gia thu hút các nguồn vốn, tiếp thu công nghệ mới, tiếp thu kinh nghiệm, tạo cơ hội mở rộng thị trường. Toàn cầu hóa còn góp phần làm cho

sự tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao. Toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hiện đại hóa của từng quốc gia.

Bên cạnh những thuận lợi, thời cơ thì toàn cầu hoá cũng đặt ra nhiều thách thức tác động đến sự phát triển của mọi quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển. Một trong những thách thức đó là sự xói mòn, lãng quên các giá trị truyền thống dân tộc, đua đòi chạy theo những cái xa lạ không phù hợp. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, mọi giá trị và các tiêu chuẩn văn hóa đang đứng trước nguy cơ bị đồng nhất với văn hóa đại chúng, thế hệ trẻ Việt Nam dễ bị đảo lộn về tư tưởng, niềm tin, dễ rơi vào tâm lý sùng ngoại, chạy theo thị hiếu văn hóa phương Tây. Họ dễ bị rơi vào những quan niệm sống tự do cá nhân, cực đoan, thái độ vô trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, dễ bị sa ngã bởi hành vi bạo lực, dâm ô, trụy lạc, mê tín dị đoan lôi cuốn. Những mặt tiêu cực trên không thể không tác động đến sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh Nam Định. Không những thế nó còn gây cản trở không nhỏ đến mục tiêu giáo dục - đào tạo ở tỉnh Nam Định nói chung và giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường cao đẳng ở Nam Định nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, mục tiêu của giáo dục là giáo dục ra những con người vừa hồng, vừa chuyên, đó là những con người có phẩm chất đạo đức chính trị và lối sống tiến bộ, đó là những con người biết sống mình vì mọi người, đó là những con người gắn bó thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, đó là những con người có trình độ chuyên môn tốt và có năng lực thực hành thành thạo công việc của mình.

Bên cạnh các đặc điểm về kinh tế - xã hội thì tình hình chính trị trên thế giới cũng tác động mạnh mẽ đến quá trình giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên - sinh viên. Sự tác động trực tiếp đáng kể nhất đó chính là sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, các nước Đông Âu và sự phá hoại của các thế lực thù địch hiếu chiến đối với chủ nghĩa xã hội thông qua chiến lược "diễn biến hòa bình".

Các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô trước đây đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự. Chủ nghĩa xã hội đã từng là chỗ dựa vững chắc cho phong trào hòa bình và cách mạng trên thế giới, là chủ thể quan trọng gióp phần đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân và thúc đẩy cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Nhưng việc duy trì quá lâu những khuyết điểm của mô hình chủ nghĩa xã hội cũ, chậm trễ trong phát triển khoa học - kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là do sai lầm về đường lối lãnh đạo... đã đẩy Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế, chính trị - xã hội và cuối cùng đi tới sụp đổ tan rã. Từ đó, phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới lâm vào thoái trào. Cục diện thế giới có sự thay đổi, thế mạnh nghiêng về chủ nghĩa tư bản. Tình hình này làm cho các nước xã hội chủ nghĩa còn lại và các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, thực tiễn cách mạng hiện nay cho thấy, phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân tộc và tiến bộ xã hội vẫn tồn tại, lý tưởng xã hội chủ nghĩa vẫn không mất đi, các thế lực đế quốc hiếu chiến vẫn không thực hiện được âm mưu tiêu diệt xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội... Mặc dù vậy, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã và đang có những tác động to lớn tới các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, phong trào cộng sản trên thế giới và cuộc đấu tranh của các lực lượng tiến bộ vì một thế giới hòa bình, dân chủ, phát triển... Đối với nước ta, sự tác động đó diễn ra trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị - xã hội, tư tưởng, lý luận... Đặc biệt với thế hệ trẻ trước những thay đổi lớn lao của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới cũng như trong nước họ dễ bị dao động về lý tưởng cách mạng, bởi lý tưởng của họ đang trong quá trình hình thành, phát triển. Thực tế cho thấy, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động hiếu

chiến đã ra sức tấn công nhằm xóa bỏ những nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó Việt Nam là một mục tiêu quan trọng của chúng để phá hoại, từ đó đi đến thực hiện xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.

Các thế lực thù địch đã đẩy mạnh chống phá thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân bằng chiến lược "diễn biến hòa bình" kết hợp với bạo loạn lật đổ. Kẻ thù đã chống phá chúng ta trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với những âm mưu thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc, xảo quyệt. Đây là cuộc chiến không có biên giới, không có vũ khí song hậu quả lại vô cùng nặng nề. Bởi lẽ, trong cuộc chiến này các thế lực đế quốc hiếu chiến phản động tập trung chống phá ta về nền tảng tư tưởng và ý thức hệ, nhằm chuyển hóa tư tưởng và ý thức hệ của nhân dân Việt Nam mà đầu tiên là từ cán bộ, đảng viên, thanh niên, sinh viên. Đặc biệt với thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng, chúng tìm mọi cách truyền bá văn hóa độc hại, gieo rắc lối sống tư sản, xa hoa, trụy lạc hòng làm xói mòn truyền thống bản sắc văn hóa Việt Nam bằng những hình thức và phương pháp tinh vi xảo quyệt. Sự biến động lớn của tình hình kinh tế - xã hội và chính trị trên thế giới đã và đang tác động đến quá trình giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên nói chung và sinh viên các trường cao đẳng của tỉnh Nam Định nói riêng, đặc biệt là những tác động tiêu cực. Đây chính là lực cản rất lớn đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, lối sống cho sinh viên hiện nay trong đó có việc giáo dục lý tưởng cách mạng.

* Sự tác động của những điều kiện trong nước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) với những quyết định lịch sử của Đảng đã mở ra bước ngoặt cho sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước. Hơn 25 năm đổi mới vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã thu được những thành tựu lớn về kinh tế - xã hội, “nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng khá,… giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa và các lĩnh vực xã hội có tiến bộ,… đời sống các tầng lớp

nhân dân được cải thiện, chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường… hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế của nước ta được nâng cao…” [19,Tr.16 - 17]. Những thành tựu này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta cũng như quá trình thực hiện chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công còn có những hạn chế: nền kinh tế nước ta vẫn đang chậm phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; đời sống của một bộ phận nhân dân hiện nay vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân cơ bản là nước ta xuất phát từ một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn; mặt khác, tâm lý sản xuất nhỏ lẻ, mạnh mún trong nông nghiệp cũng đã tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như quá trình giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên - sinh viên. Sinh viên các trường cao đẳng của tỉnh Nam Định phần lớn là con em của nhân dân ở khắp các tỉnh thành trong nước, nên ở họ luôn có sự kế thừa những yếu tố tích cực và hạn chế của người nông dân Việt Nam. Những yếu tố tích cực được kế thừa và phát huy khá tốt, như: tinh thần yêu nước; ý thức coi trọng gia đình; ý chí tự lực, tự cường; tinh thần nhân văn, nhân ái; chủ nghĩa anh hùng cách mạng; tinh thần đoàn kết cộng đồng; đức tính cần cù tiết kiệm; khả năng linh hoạt, sáng tạo, thích ứng nhanh; tinh thần hiếu học, ham học, ham hiểu biết… Song bên cạnh đó, ở họ luôn còn những mặt hạn chế của người nông dân như: đầu óc tư hữu, tư duy thiển cận, làm ăn manh mún, tác phong nông nghiệp… chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho họ.

Thực tiễn đã chứng minh con người vừa là chủ thể nhưng đồng thời lại vừa là sản phẩm của hoàn cảnh. Do đó, trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế của đất nước đã chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì tất cả những thời cơ và thách thức, ưu điểm và hạn chế của nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đã và đang tác

động vừa tích cực và tiêu cực đến việc tiếp nhận lý tưởng cách mạng cũng như công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh Nam Định hiện nay.

Sự tác động tích cực chính là góp phần phá vỡ tình trạng chia cắt, cục bộ, manh mún, vốn là sản phẩm của nền kinh tế tự cung tự cấp gây ra. Đồng thời cũng khắc phục được tình trạng thụ động, ỷ lại của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới. Điều kiện này đã tác động tới niềm tin lý tưởng của mỗi người đặc biệt là sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh Nam Định nói riêng. Bởi tư duy kinh nghiệm, siêu hình đã trở thành lực cản rất lớn cho quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức mới của sinh viên. Cơ chế thị trường có những đòi hỏi khắt khe về thị trường lao động, đòi hỏi nguồn lực tham gia phải là những con người có trình độ học vấn cao, có năng lực chuyên môn vững chắc, năng động sáng tạo trong các lĩnh vực lao động và cuộc sống. Những đòi hỏi khắt khe của chính cơ chế thị trường đã và đang tác động đến sinh viên, đòi hỏi sinh viên phải khắc phục được tính thụ động, ỷ lại, dựa dẫm, lười học tập, lười nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, sinh viên ngày nay năng động hơn, thông minh hơn, dám tự khẳng định mình, dám đương đầu với những khó khăn bước đầu trên con đường lập nghiệp, thôi thúc sinh viên không chỉ coi trọng việc học tập, nghiên cứu những tri thức chuyên môn ngành nghề, mà còn ham muốn được học tập nghiên cứu lý luận, tìm hiểu về đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Với việc xác lập nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế của đất nước đã có những

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường cao đẳng ở Tỉnh Nam Định hiện nay (Trang 51)