Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên ở các trường cao đẳng Nam Định

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường cao đẳng ở Tỉnh Nam Định hiện nay (Trang 92)

1. Tích cực nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên ở các trường cao đẳng Nam Định

tưởng cách mạng cho sinh viên ở các trường cao đẳng Nam Định

Bên cạnh những thành công, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên ở các trường cao đẳng Nam Định còn những hạn chế với những nguyên nhân sau:

* Những nguyên nhân khách quan

- Một vài nơi cấp ủy đảng còn tư tưởng khoán trắng công tác giáo dục chính trị tư tuởng cho thanh niên, cho tổ chức Đoàn, Hội; chưa chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc. Mức độ quan tâm đến công tác thanh niên còn hạn chế, chưa tạo các nguồn lực cho tổ chức Đoàn, Hội hoạt động. Một số cán bộ đảng viên thiếu tôn trọng, thiếu hiểu biết và thiếu niềm tin vào lớp trẻ. Tình trạng thoái hóa, biến chất, cơ hội, tham nhũng cùng với sự hạn chế về năng lực của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm cho niềm tin của lớp trẻ giảm sút.

- Quá trình mở cửa, hội nhập của đất nước cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, thông tin đã đem đến cho thanh niên - sinh viên rất nhiều cơ hội về thông tin, các loại hình vui chơi giải trí hấp dẫn, lối sống mới... mà trong đó ẩn chứa những thông tin không lành mạnh, độc hại, thiếu tính giáo dục; những hình thức vui chơi, giải trí không

chuẩn mực; những tệ nạn xã hội, lối sống hưởng thụ, sa đọa đang hàng ngày, hàng giờ tác động, thâm nhập tới thanh niên - sinh viên. Hiện nay nhu cầu của thanh niên có những biến đổi lớn, họ quan tâm nhiều hơn đến cái mới, thiết thực cụ thể; nhận thức về xã hội, về vấn đề dân chủ được nâng lên và đề cao; định hướng giá trị và quan niệm giá trị trong thanh niên - sinh viên có sự biến đổi lớn. Do vậy, công tác giáo dục lý tưởng cách mạnh cũng gặp phải những khó khăn nhất định khi tìm chỗ đứng trong thanh niên - sinh viên.

- Chất lượng của giáo dục chính trị, đạo đức trong hệ thống các trường cao đẳng, đại học còn thấp và nhiều bất cập. Điều đó thể hiện rõ nét ở đội ngũ giảng viên thiếu - mỗi giảng viên phải dạy từ 2 đến 3 môn, dạy không đúng chuyên ngành, dạy nhiều tiết nên không có thời gian nghiên cứu làm ảnh hưởng đến chất lượng môn học. Trong đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn Mác - Lênin còn một số giáo viên chưa được học phương pháp giảng dạy đại học; Chương trình các môn Mác - Lênin còn mang tính chính trị trực tiếp trước mắt, xuôi chiều, chủ yếu là thừa nhận, chấp nhận tư tưởng, quan điểm chính diện của các nhà kinh điển; Chương trình chưa trình bày, phân tích phê phán những quan điểm muốn phủ nhận lý luận Mác - Lênin, mới đánh giá một cách khách quan những tư tưởng đó nên tính chiến đấu còn mờ nhạt và yếu ớt. Lý luận còn tách rời thực tiễn…; Hiệu quả giảng dạy các môn Lý luận chính trị còn bị hạn chế bởi phương pháp giảng dạy của giảng viên chủ yếu trình bày những nội dung lý luận trong đề cương bài giảng của Bộ ban hành do trình độ, năng lực và phương pháp của đội ngũ giảng viên giảng dạy. Mặt khác, trong giờ học các môn Lý luận chính trị sinh viên ít chịu tư duy, ngại phát biểu trước đám đông, số lượng sinh viên trong một lớp học tương đối đông (hơn 100 sinh viên/lớp)..; Điều kiện phương tiện giảng dạy để phục vụ đổi mới phương pháp học hầu như không có gì cải thiện đáng kể…

- Tổ chức Đoàn thanh niên trong các trường cao đẳng Nam Định thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thế hệ trẻ còn chậm đổi mới về phương thức, nội dung thiếu tính lôi cuốn, chưa hấp dẫn. Đội ngũ cán bộ còn những hạn chế, bất cập đặc biệt là về năng lực, trình độ một số chưa đáp ứng được yêu cầu công tác. Cán bộ làm công tác Đoàn chủ chốt đa số đều làm công tác kiêm nhiệm, trong khi đó quy mô đào tạo ở các trường đang ngày càng mở rộng. Đội ngũ cán bộ chi đoàn, chi hội nhìn chung mới chỉ đáp ứng được việc duy trì hoạt động, chưa đủ năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng.

* Nguyên nhân chủ quan

Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII) đã chỉ rõ:”Chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo còn thấp… Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân lập nghiệp, vì bản thân của tương lai và đất nước. Một số sinh viên tố nghiệp ra trường không chịu làm việc ở những vùng kinh tế khó khăn, trong khi ở thành phố còn nhiều sinh viên tốt nghiệp không có việc làm hoặc làm không đúng nghề”[14,Tr24]. Với tình trạng trên là do “Không ít sinh viên định hướng chính trị và định hướng cuộc đời chưa thật rõ, thật trong sáng, chưa thấy rõ được trách nhiệm của mình đối với gia đình, nhà nước và xã hội nên ý thức phấn đấu không cao”[54,Tr1]. Hiện nay sinh viên thường có quan niệm cứ chuyên môn giỏi, học giỏi (bằng đẹp) sẽ có việc làm và thu nhập cao. Bởi vì có nhiều nơi trong cơ chế tuyển chọn không cần trình độ chính trị từ đó dẫn đến tình trạng ngại học chính trị trong sinh viên. Bản thân họ chỉ xác định học đối phó, cầm trừng, miễn sao trả bài cho xong, gian lận trong thi cử đã trở thành căn bệnh mãn tính ở các trường. Cách kiểm tra, đánh giá trong thi cử đối với sinh viên ở đa số các trường không đòi học sinh viên phải lập luận chặt chẽ, họ có thể ở nhà không cần đến lớp mà vẫn thi qua môn. Do sinh viên không biết cách học nên thường kêu khó hiểu, khó

thuộc…. Phương pháp giảng dạy của giảng viên đơn điệu gây nhàm chán cho sinh viên. Chính điều này đã làm cho công tác giáo dục lý tưởng cách mạng đối với sinh viên còn nhiều hạn chế.

Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường cao đẳng Nam Định còn bộc lộ những khó khăn hạn chế như: thiếu nhạy bén trong việc nắm bắt diễn biến tư tưởng của sinh viên trước những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống để định hướng kịp thời; Các hình thức giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên - sinh viên còn chậm được đổi mới, thiếu tính hấp dẫn; Công tác giáo dục đạo đức, lối sống còn theo lối mòn, chưa sáng tạo được nhiều phương thức phù hợp với sinh viên; còn có hiện tượng né tránh trong việc đấu tranh với những biểu hiện sai trái, mơ hồ trong nhận thức, tư duy và hành động. Phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục còn nghèo nàn thiếu thốn. Trong hệ thống giáo dục của tổ chức Đoàn còn có những hạn chế nhất định như chậm đổi mới về nội dung, hình thức giáo dục, đội ngũ cán bộ thiếu chuyên sâu, yếu về năng lực. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức, thiếu tính tiền phong gương mẫu cũng có tác động không tốt tới công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên sinh viên. Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ học tập của sinh viên.

Kết luận chương 2

Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục - đào tạo, xây dựng con người mới XHCN. Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước để giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc chính vì vậy việc giáo dục lý tưởng cách mạng luôn có ý nghĩa quyết định đối với tiền đồ, vận mệnh của đất nước. Đối với sinh viên - chủ nhân tương lai của đất nước thông qua việc giáo dục lý tưởng cách mạng nhằm tạo ra trong xã hội một lớp thanh niên nam, nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiện định con đường XHCN, có lý tưởng cao đẹp, sống có văn hóa, nghĩa tình, giàu lòng yêu nước và tinh thần

quốc tế chân chính, biết nuôi dưỡng hoài bão lớn, tự cường, tự tôn dân tộc. Hiện nay công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên ở tỉnh Nam Định bên cạnh những thuận lợi thì còn không ít khó khăn, hạn chế đòi hỏi chúng ta phải nắm vững được thực trạng, từ đó đề ra phương hướng, giải pháp đúng đắn, phù hợp, từng bước nhanh chóng làm chuyển biến sâu sắc từ nhận thức dến hành động và tạo niềm tin, lý tưởng sống tiến bộ trong sinh viên.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường cao đẳng ở Tỉnh Nam Định hiện nay (Trang 92)