thanh niên, sinh viên trong giai đoạn hiện nay
- Vấn đề thanh niên được các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng ta và Luật thanh niên xác định “ở vị trí trung tâm trong việc phát huy nguồn lực con người”. Đảng, Nhà nước và toàn xã hội chăm lo tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; được học tập, có việc làm, nâng cao thu nhập, có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh. Bản thân thanh niên phải nỗ lực học tập, rèn luyện phấn đấu để trở thành người kế tục trung thành theo lý tưởng cách mạng “Độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Tư tưởng này được thể hiện rõ và nhất quán trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, như Nghị quyết Trung ương bốn (khóa VII) về “vấn đề thanh niên và công tác thanh niên”; Nghị quyết Trung ương hai (khóa VIII) về giáo dục và đào tạo nhằm “xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghiã xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…” [14,Tr.29]; Nghị quyết Trung ương năm (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc với phương hướng chung “Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [15,Tr.58 - 59] v.v…
Bên cạnh sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã ban hành luật nhằm phát huy sức trẻ của thanh niên tham gia các chương trình kinh tế - xã hội của đất nước và coi “công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc - là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” [11,Tr.82]. Bên
cạnh đó trong Luật Thanh niên đã đề ra phương hướng chủ yếu trong công tác thanh niên thời kỳ mới phát huy cao độ tinh thần yêu nước, kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, khơi dậy hào khí Việt Nam và niềm tự hòa dân tộc, quyết tâm vươn lên xóa tình trạng nước nghèo chậm phát triển, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội…
Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước còn thể hiện rõ trong chính sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Tính đến năm 2010, đầu tư cho giáo dục, đào tạo chiếm khoảng 20% so với tổng chi ngân sách của Nhà nước. Có thể nói, thông qua những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục thế hệ trẻ đã trở thành tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho sự phát triển của đất nước đã góp phần đem lại những bước chuyển nhất định trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên - sinh viên. Tuy nhiên, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên, sinh viên đang còn những hạn chế nhất định như: các quan điểm, nghị quyết, chủ trương của Đảng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong nhiệm vụ giai đoạn cách mạng mới; sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể… có lúc, có nơi nhận thức và thực hiện công tác giáo dục lý tưởng cách mạng nói riêng và công tác thanh niên chưa được nhất quán và đồng bộ. Ở nhiều địa phương, đơn vị chưa xây dựng được chương trình cụ thể về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên - sinh viên mà lồng ghép một số nội dung thông qua các phong trào của Đoàn… Đây chính là những khó khăn, hạn chế trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng ở nước ta trong thời gian qua, trong đó thực trạng này cũng diễn ra tại các trường cao đẳng ở Nam Định.
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức giáo dục đối với thanh niên trên cơ sở nguyên lý giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành là một yêu cầu cấp thiết
của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên, sinh viên Việt Nam hiện nay. Cụ thể, cần phải đổi mới nội dung và phương thức giáo dục, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho thanh niên nhận thức đầy đủ, đúng đắn tính khoa học và cách mạng, giá trị trường tồn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đặc biệt giúp thanh niên, sinh viên nhận thức rõ vị trí, vai trò to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Động viên, cổ vũ thanh niên tham gia tích cực cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Tăng cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội trong thanh niên. Thông qua các phong trào hành động cách mạng, các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, truyền thống và tổ chức các hoạt động hướng về cội nguồn làm cho thế hệ trẻ hiểu rõ được truyền thống vẻ vang của Đảng và dân tộc. Thanh niên cần phải hiểu rõ được những tấm gương thanh niên tiêu biểu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (như Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Trỗi, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc…) để rồi trân trọng, học tập và noi theo. Thanh niên cần phải đến học tập, tham quan nhà bảo tàng và những di tích lịch sử cách mạng (như Thành cổ Quảng Trị, Ngã Ba Đồng Lộc, Địa đạo Củ Chi…) để bồi đắp thêm tình cảm uống nước nhớ nguồn, lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, qua đó nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Tăng cường, giáo dục tinh thần say mê, sáng tạo trong học tập và lao động, ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên vượt mọi khó khăn, thách thức. Say mê học tập và lao động vốn là truyền thống quý báu của cha ông ta mà thanh niên ngày nay không những phải học tập mà còn phải phát huy sáng tạo nhiều hơn. Học tập để lập thân, lập nghiệp; học tập để xây dựng đất nước; học tập để trở thành con người có đạo đức, có tri thức là nguồn lực để phát
triển đất nước. Thực tiễn cho thấy, trên nhiều lĩnh vực, thanh niên Việt Nam đã vươn tới đỉnh cao, mang vinh quang về cho Tổ quốc.
Giáo dục tinh thần đoàn kết, làm cho thanh niên nhận rõ được vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong truyền thống lịch sử dân tộc cũng như trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Bởi tinh thần đoàn kết là vốn quý, là tài sản, là sức mạnh của dân tộc và động lực phát triển đất nước. Thanh niên cần có trách nhiệm giữ gìn, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, cần chủ động nắm bắt tình hình và dự báo xu hướng tư tưởng trong thanh niên, để động viên khuyến khích và uốn nắn kịp thời, giúp cho thanh niên có một đời sống tư tưởng lành mạnh, tiến bộ. Giải thích cho thanh niên nhận thức rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá. Một khi thanh niên, sinh viên hiểu rõ được bản chất phản động của chiến lược "diễn biến hoà bình" họ sẽ có nhận thức đúng và tích cực tham gia đấu tranh cùng giữ gìn trật tự trị an, ngăn chặn các tệ nạn xã hội và có trách nhiệm nhiều hơn đối với việc tu dưỡng bản thân để trở thành công dân có ích cho xã hội.
- Tổ chức Đoàn xác định nhiệm vụ giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên là nhiệm vụ xuyên suốt mọi hoạt động của Đoàn thanh niên. Trong thời gian qua, tổ chức Đoàn - Hội đã có nhiều phong trào, chương trình thiết thực để đồng hành cùng thanh niên, sinh viên trong quá trình lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng cho bản thân và xã hội như: phong trào "Về nguồn", "Hành trình đến với bảo tàng", diễn đàn "Nghe thanh niên nói, nói thanh niên nghe", tuyên truyền ca khúc cách mạng, sưu tầm địa chỉ đỏ... Nhiều câu lạc bộ kỹ năng dành cho bạn trẻ được hình thành để giúp thanh niên tự rèn luyện kỹ năng, có thái độ sống tích cực để từ đó giúp cho bạn trẻ không bị mất phương hướng, không ý thức được mục tiêu cuộc sống. Trong
sự phát triển không ngừng của kinh tế, đời sống, khoa học - công nghệ đòi hỏi mỗi bạn trẻ phải biết cách học hỏi, tồn tại, phát triển và thường xuyên trau dồi lý tưởng đạo đức cách mạng. Bởi trong những lý tưởng ấy thì lý tưởng cách mạng luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mọi hành động, mọi phong trào của thanh niên. Thông qua các hình thức tuyên truyền và cổ động các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng cho thấy, lý tưởng cách mạng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tình cảm cánh mạng và lý trí cách mạng. Cách thức truyền thụ lý tưởng cách mạng cũng được coi trọng đó là việc phải luôn gắn chặt giữa lý luận với thực tiễn. Bởi, lý tưởng không phải là cái gì đó được truyền đạt một cách lạnh lùng. Gắn với nó phải có một cảm xúc mạnh mẽ, một thôi thúc bởi tình yêu đất nước và đồng loại, một bức xúc vì những người dân còn đói nghèo, đau khổ. Truyền thụ lý tưởng cách mạng phải gần gũi, gắn liền với cuộc sống tinh thần và lợi ích chính đáng của thanh niên như: tình yêu gia đình, quê hương, đồng bào, ý thức chấp hành pháp luật, sống đạo đức, trách nhiệm đối với cộng đồng - xã hội, khát vọng vươn lên trong học tập và lao động, ý thức giai cấp, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa v.v… Tùy theo từng lứa tuổi, thành phần xã hội, nghề nghiệp và hoàn cảnh đặc thù tại địa phương để có biện pháp tác động phù hợp, hiệu quả nhất đến nhận thức của thanh niên. Truyền thụ, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ là công việc tổng hợp, là một quá trình có tính kế thừa trong mối quan hệ gia đình - nhà trường - xã hội. Vai trò chủ đạo của giáo dục lý tưởng cách mạng là sự nêu gương của cán bộ, đảng viên - những người thường xuyên làm công tác thuyết giảng về lý tưởng cách mạng thông qua những tấm gương thực sự có lý tưởng, biết xả thân vì lý tưởng.
- Công tác thanh niên nói chung và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng nói riêng đã được Đảng, Nhà nước ta chỉ rõ là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị (Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác…) dưới sự lãnh đạo của Đảng. Với sự quan tâm chăm lo cả lợi ích vật chất và tinh thần cho toàn xã hội, sự phối hợp giữa các tổ chức và đoàn thể, xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh sẽ là môi trường gần gũi, môi trường văn hóa tích cực, thuận lợi nhất, trực tiếp giáo dục, hình thành nhân cách của thanh niên, để thanh niên phát huy được vai trò xung kích, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.
Thực tiễn cách mạng đã cho thấy, dưới sự lãnh đạo và quan tâm đặc biệt của Đảng và Bác Hồ, thế hệ trẻ Việt Nam thực sự là đội hậu bị tin cậy của Đảng. Hàng triệu thanh niên đã và đang thể hiện xuất sắc vai trò của mình, tỏ rõ là lực lượng xung kích, đi đầu trên mọi mặt trận. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vai trò của thế hệ trẻ càng được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng. Đảng ta khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không là tùy thuộc vào lực lượng thanh niên” [11,Tr.82]. Những năm qua, thanh niên luôn xung kích, đi đầu trong thực hiện các chương trình, mục tiêu kinh tế, chính trị - xã hội, đóng góp vào những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới đất nước. Các phong trào lớn như: “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên xung kích, sáng tạo”, “Thanh niên tình nguyện”... đã và đang thu hút hàng triệu thanh niên hăng hái tham gia. Từ các phong trào này đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong lao động, học tập, chiến đấu và công tác.
Tuy nhiên, dưới tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự chống phá của kẻ thù, ảnh hưởng của các luồng văn hóa độc hại, một bộ phận thanh niên nước ta có biểu hiện phai nhạt mục tiêu, lý tưởng, mơ hồ trong nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, chạy theo lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, lười học tập và lao động, không tham gia vào
các hoạt động của đoàn thể, sa vào các tệ nạn xã hội... Thực tế đó và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đòi hỏi Đảng, Nhà nước và các đoàn thể cần tiếp tục quan tâm, chăm lo hơn nữa tới việc bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ. Nhiệm vụ này chỉ được giải quyết hiệu quả khi chúng ta thực hiện tốt các yêu cầu sau: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Các cấp lãnh đạo, quản lý cần quán triệt sâu rộng và nâng cao nhận thức, đánh giá đúng vai trò và khả năng cách mạng của thế hệ trẻ, từ đó đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đến nhu cầu lợi ích chính đáng của thanh niên - sinh viên, giúp thanh niên - sinh viên phát triển nhân cách, cống hiến và trưởng thành; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thanh niên; tập trung giáo dục chính trị, củng cố niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cộng sản, truyền thống dân tộc, đạo đức cách mạng và lối sống xã hội chủ nghĩa. Qua giáo dục, xây dựng cho thanh niên bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào dân tộc, lối sống có văn hóa, không ngại khó khăn, gian khổ, dám nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo trong công tác, đáp ứng với niềm tin của Đảng và nhân dân.
Xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Đội vững mạnh, hoạt động có chất lượng, thực sự là nơi đoàn kết, tập hợp, giáo dục và rèn luyện thanh, thiếu niên và nhi đồng. Muốn vậy, trong học tập, công tác, lao động, sản xuất và sinh hoạt, tổ chức Đoàn phải chủ động sáng tạo trong “cách nghĩ, cách làm”, luôn cải tiến hình thức, phương pháp hoạt động phong phú, thiết thực, hấp dẫn, thu hút, lôi kéo đoàn viên, thanh niên tham gia; phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động trong tự học, tự rèn luyện của thanh niên. Lực lượng trẻ, có kiến thức, năng động và nhạy bén, có hoài bão, ước mơ và nhu cầu tự khẳng định mình trong cuộc sống, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp