1. Tích cực nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
3.2.1. Nhóm giải pháp về xây dựng môi trườngxã hộ
Mác nói: Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội. Nên xét trên ý nghĩa xã hội thì con người nói chung, giới sinh viên nói riêng trước sau vẫn là một sản phẩm của hoàn cảnh, cho dù về chủ quan, bản thân cá nhân có ý thức tự lập vươn lên khỏi những điều kiện, hoàn cảnh khách quan nhưng vẫn không thể thoát ly hoàn toàn với điều kiện khách quan ấy. Nói cách khác, con người luôn là chủ thể tích cực cải tạo và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đồng thời con người cũng là sản phẩm của chính sự vận động và phát triển xã hội. Khả năng cải tạo hoàn cảnh của con người thường được thông qua hoạt động thực tiễn của họ và nếu như con người do hoàn cảnh tạo nên thì phải tạo ra những hoàn cảnh hợp tính người. Xét một cách trực tiếp, hoàn cảnh xã hội là điều kiện chủ yếu để hình thành nhân cách, lý tưởng. Hoàn cảnh xã hội càng có "tính người" bao nhiêu thì nhân cách, lý tưởng càng được phát triển và hoàn thiện bấy nhiêu. Trái lại, cá nhân sẽ đánh mất mình, sẽ tự tha hóa mình, xa lạ với bản chất của mình trong một hoàn cảnh xã hội phi nhân tính.
Tạo lập môi trường xã hội lành mạnh làm cơ sở cho việc xây dựng lý tưởng cách mạng cho sinh viên đó chính là quá trình phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của môi trường xã hội đến sự hình thành và phát triển lý tưởng cách mạng sinh viên. Ở đây, cần tuân thủ một số yêu cầu cơ bản sau:
- Thứ nhất, tạo lập môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh, làm cơ sở cho việc hình thành lý tưởng cách mạng của sinh viên.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý tưởng, lý tưởng cách mạng, niềm tin được hình thành và phát triển trên một cơ sở kinh tế - xã hội nhất định. Chúng ta không thể tìm thấy nguồn gốc của lý tưởng cách
mạng trong tư tưởng, ý thức con người hay từ một lực lượng siêu nhiên nào đó, mà phải tìm trong chính hiện thực đời sống kinh tế - xã hội mà con người đó sống và hoạt động. Vai trò quyết định của kinh tế đối với việc hình thành lý tưởng cách mạng đòi hỏi chúng ta phải tạo ra mảnh đất kinh tế - xã hội hiện thực từ đó nảy sinh những chồi non tốt đẹp của lý tưởng cách mạng.
Đối với nước ta hiện nay đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu khách quan, bởi nó tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức sáng tạo, tính năng động, tự giác của con người. Đồng thời, những thành tựu đã đạt được từ khi đất nước tiến hành đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã củng cố thêm niềm tin, lý tưởng của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi của nước ta, từ đó họ tự giác rèn luyện, xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho cá nhân, trong đó có giới sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên các trường cao đẳng Nam Định nói riêng.
Thứ hai, tạo lập môi trường văn hóa tiến bộ, cơ sở để hình thành lý tưởng cách mạng của sinh viên.
Bên cạnh việc giữ vững ổn định chính trị, xây dựng một nền kinh tế vững chắc, sự lành mạnh của môi trường kinh tế - xã hội còn được thể hiện ở việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần xã hội theo những định hướng giá trị của chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển lý tưởng cách mạng của người sinh viên.
Có thể nói nền văn hóa dân tộc là tổng thể của mọi giá trị vật chất và tinh thần, đặc biệt là những giá trị tinh thần chân - thiện - mỹ, là cội nguồn, là nguyên liệu bên ngoài (xã hội và khách quan), là môi trường cho sự hình thành và phát triển lý tưởng cách mạng. Lý tưởng của mỗi con người như thế
nào, đều tùy thuộc vào khả năng và mức độ mà người đó tiếp nhận những tác động văn hóa của xã hội thông qua sự luyện tập văn hóa của cá nhân trong lao động, trong học tập, trong giao tiếp xã hội. Văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra, văn hóa đồng thời lại tác động trực tiếp tới sự phát triển và hoàn thiện con người, đưa con người lên vị trí cao nhất trong hệ giá trị xã hội: con người là giá trị của mọi giá trị. Môi trường văn hóa và con người văn hóa là hai nhân tố tác động biện chứng lẫn nhau. Xét đến cùng, môi trường văn hóa sáng tạo ra con người trong chừng mực mà con người sáng tạo ra môi trường văn hóa. Vì vậy, việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là yêu cầu cấp bách trong quá trình xây dựng xã hội và con người mới hiện nay. Đối với sinh viên cần phải có một chính sách, cơ chế, phải tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thấm nhuần các giá trị văn hóa, thẩm thấu nền văn hóa dân tộc, làm cho văn hóa gắn kết với tất cả các hoạt động của sinh viên từ hoạt động học tập đến các hoạt động xã hội khác, để sinh viên phát triển toàn diện trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc xây dựng lý tưởng cách mạng cho sinh viên nếu không đi qua con đường văn hóa, hoặc môi trường sống thì sẽ tạo ra một lớp sinh viên thiếu chủ động, thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm... Lý tưởng cách mạng của sinh viên trong bản chất đích thực của nó phải là văn hóa đạo đức, là trình độ nhận thức của bản thân cá nhân để thực hiện các chức năng xã hội mà bản thân cá nhân ấy đảm nhiệm và góp phần mình vào quá trình sáng tạo văn hóa.
Thứ ba: Xây dựng môi trường học tập lành mạnh, tạo những điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc xây dựng lý tưởng cách mạng cho sinh viên. Ở đây, cần chú ý mấy vấn đề sau:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên trong nhà trường. Giáo dục đại học không chỉ giáo dục sinh viên về mặt tri thức mà còn giáo dục cả đạo đức, lối sống cho sinh viên. Trong môi trường này,
nhân cách đạo đức sinh viên phát triển và được định hình rõ rệt. Vì vậy, nhà trường cần phải giữ gìn kỷ cương và nề nếp học đường; các thầy, cô giáo trong ứng xử, trong hành vi đều định hướng cho sự phát triển lý tưởng, niềm tin của sinh viên. Thầy cô giáo phải là "tấm gương sáng cho sinh viên noi theo".
Thầy, cô giáo không chỉ là người góp phần làm giàu vốn tri thức, hiểu biết cho các thế hệ sinh viên bằng hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học, mà điều quan trọng hơn thông qua quá trình giáo dục hình thành ở sinh viên những hoài bão, ước mơ, lý tưởng, tình cảm đạo đức, hun đúc trong họ lòng tự hào dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đặc biệt là những thầy cô giáo dạy các môn Lý luận chính trị, Pháp luật, Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, Đạo đức… thì nhiệm vụ giáo dục để góp phần xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên càng có vị trí quan trọng hơn. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ giáo viên này vừa thiếu, lại vừa yếu không đủ sức truyền cảm, sức hút của những môn học này đến đa số sinh viên. Điều này dẫn đến tình trạng một bộ phận sinh viên coi nhẹ các môn học này, coi đó là môn phụ, học cho qua chuyện, học chống đối... Để góp phần khắc phục tình trạng này, Đảng và Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích đào tạo, nâng cao trình độ của giảng viên các môn lý luận Mác - Lênin, nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học này. Từ đó các trường nói chung và các trường cao đẳng của tỉnh Nam Định nói riêng cần hoàn thiện đội ngũ cán bộ giảng viên của mình, không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức, đáp ứng những yêu cầu về đức, tài một cách cụ thể mà Luật công chức nhà nước đã ban hành.
- Xây dựng các tập thể trong sạch, vững mạnh, có nếp sống văn hóa, tạo môi trường thuận lợi để sinh viên định hướng lý tưởng cách mạng cho bản thân.
Tập thể là sự thể hiện mối liên hệ giữa những người có tiếp xúc thường xuyên với nhau trong một tổ chức nhất định mà họ sinh hoạt. Ở đây,
họ cùng hoạt động, giúp đỡ, tương trợ nhau để đạt mục đích, nhiệm vụ chung. Nếu không có những đặc điểm trên thì sự liên kết ấy chỉ là những nhóm người, những đám đông chứ không được gọi là tập thể.
Xây dựng một tập thể có nếp sống lành mạnh là môi trường xã hội trực tiếp, tốt nhất để trong đó mỗi sinh viên hình thành và phát triển nhân cách của mình. Chỉ có trong cộng đồng cá nhân mới có những phương tiện để phát triển toàn diện những năng khiếu của mình, chỉ có trong cộng đồng mới có thể có tự do cá nhân. Chính trong cộng đồng ấy, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, tính trung thực... của người sinh viên được biểu hiện và phát triển, đó chính là những nền tảng để xây dựng lý tưởng cách mạng cho sinh viên. Xây dựng tập thể có nếp sống lành mạnh trong trường được biểu hiện chủ yếu qua xây dựng nếp sống trong học tập, trong sinh hoạt tập thể và xã hội... trong đó, đặc biệt quan tâm xây dựng nếp sống mới trong học tập cho sinh viên.
Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo trong suốt thời gian ở trường vì vậy, để tiếp nhận tri thức, kỹ năng để phục vụ hoạt động thực tiễn của bản thân sau này mỗi cá nhân cần xây dựng nếp sống trong học tập theo những những khía cạnh sau:
+ Xây dựng thói quen chấp hành kỷ luật trong học tập: Đi học đúng giờ, nghỉ học có lý do, nghỉ học không vượt quá thời gian qui định là 20% số tiết trên tổng số tiết của môn học.
+ Xây dựng tính tự giác, trung thực trong học tập, nghiêm túc trong thi và kiểm tra.
+ Giáo dục tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập giữa những sinh viên trong cùng tập thể.
Vấn đề xây dựng lý tưởng, lý tưởng cách mạng, niềm tin cho sinh viên sẽ đạt hiệu quả cao khi quán triệt quan điểm đồng bộ trong quá trình tạo ra môi trường xã hội lành mạnh. Tạo ra một môi trường chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa - tinh thần, một tập thể lành mạnh sẽ có tác động tích cực đến
xây dựng nhân cách sinh viên. Tuy nhiên, cần thấy rằng, cơ chế thị trường ở nước ta dù có sự quản lý của Nhà nước vẫn mang trong mình những khuyết tật của nó. Vì vậy, phấn đấu xây dựng một môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội lành mạnh là một vấn đề khó khăn, phức tạp và lâu dài. Muốn có một lý tưởng đúng đắn đòi hỏi mỗi sinh viên phải chủ động phấn đấu, rèn luyện đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục và đào tạo hiện nay, vì "môi trường lành mạnh" chỉ mang ý nghĩa tương đối và chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho việc xây dựng lý tưởng cách mạng của sinh viên.