Nhóm giải pháp về giáo dục lý tưởng

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường cao đẳng ở Tỉnh Nam Định hiện nay (Trang 105)

1. Tích cực nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

3.2.2. Nhóm giải pháp về giáo dục lý tưởng

Thứ nhất, cần phải nâng cao nhận thức vị trí các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chính trị cho sinh viên ở các nhà trường.

Giáo dục lý luận Mác - lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có tác dụng quyết định đến định hướng xã hội chủ nghĩa, đến sự thống nhất hành động dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng cho các thế hệ tương lai.

Mục tiêu đào tạo con người toàn diện phải đảm bảo các yêu cầu: con người có kiến thức văn hóa, khoa học, kỹ năng tay nghề, lao động sáng tạo, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu CNXH. Do đó, thế hệ trẻ phải được trang bị lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để làm mục tiêu rèn luyện đạo đức cách mạng, phẩm chất chính trị của sinh viên từ đó hình thành lớp thanh niên vững về chính trị, kiên định con đường XHCN tiêu biểu cho lớp trẻ Việt Nam, họ có thể trở thành những nhà lãnh đạo, doanh nhân giỏi phục vụ cho sự nghiêp CNH - HĐH đất nước.

Trong quá trình giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước các trường phải xác định lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở, nền tảng tư tưởng, định hướng mọi hoạt động của Đảng nên không thế thiếu được trong hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học. Nếu không thực hiện

tốt thì việc giáo dục đường lối của Đảng chỉ là công tác trình bày nghị quyết, mất tác dụng giáo dục tư tưởng, định hướng hành động cho sinh viên. Bởi vậy các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải được coi là một môn khoa học, nó có sự gắn bó với các môn học khác và không nên coi nó là một môn giáo dục lý luận chung chung. Trong chỉ đạo của các trường cần phải thấy rõ được vị trí của môn học này và cụ thể hóa thành chủ trương cụ thể của từng trường.

Đồng thời cũng phải nhận thức được các môn Lý luận chính trị là cơ sở để xây dựng đạo đức cách mạng, định hướng các hoạt động chính trị - xã hội trong nhà trường, giúp sinh viên tạo được niềm tin ý chí và xây dựng được lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

Do đó giáo dục các môn Lý luận chính trị là một việc làm cần thiết trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của sinh viên.

Thứ hai, cần không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học các môn Lý luận chính trị ở các nhà trường và sinh viên.

Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách đối với giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục các môn Lý luận chính trị nói riêng. Để thực hiện được việc đổi mới phương pháp giảng dạy cần:

- Mỗi lớp học không nên bố trí số lượng sinh viên quá đông (chỉ nên duy trì 60 sinh viên/lớp).

- Không ngừng vận dụng các hệ thống, phương pháp dạy học tiên tiến, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đối thoại, phương pháp lấy người học làm trung tâm.

- Tiến hành hội thảo các cấp để tiếp thu kết quả giảng dạy các môn khoa học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Cần phải vận dụng phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm thông qua phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đối thoại vì phương pháp này người học không bị nhồi nhét kiến thức mà luôn tự mình tiếp cận

chân lý, phát huy tiềm năng của mình và phát huy được tính sáng tạo của người học. Để làm được điều này cần phải tuân thủ một số yêu cầu sau:

+ Thứ nhất, Về nội dung các môn Lý luận chính trị cần phải có câu hỏi cụ thể, chi tiết để giúp sinh viên tự tiếp thu, tự mình phải chiếm lĩnh vốn tri thức của môn học. Nội dung chương trình cần gắn với thực tiễn của đời sống chính trị - xã hội, tránh trình bày chung chung. Cần tập chung bồi dưỡng kiến thức cho các giảng viên thông qua các đợt tập huấn dưới hình thức các chuyên đề.

+ Thứ hai, Cần thay đổi cách kiểm tra đánh giá vì nội dung, cách đánh giá kết quả của sinh viên sẽ tri phối tới cách học và cách dạy của sinh viên và giáo viên; Thông qua đối thoại cần phải nắm bắt chất lượng học tập của sinh viên để điều chỉnh các tiếp thu tri thức cho họ.

+ Thứ ba, Với các môn Lý luận chính trị các trường cần phải thực hiện nghiêm túc các buổi thảo luận, phải luôn chú ý tới chất lượng của các buổi thảo luận…

Đối với phương pháp học tập các môn Lý luận chính trị ở sinh viên nói riêng cũng như cách học các môn khác: Cần đòi hỏi sinh viên phải nghiên cứu trước những vấn đề giảng viên nêu ra, liên hệ với thực tiễn.Từ đó sinh viên phải có quan điểm riêng của mình về những vấn đề chính của bài học.

Trong lớp học, yêu cầu sinh viên phải trình bày lập luận của mình trên cơ sở vạch ra bản chất, nội dung của vấn đề, từ đó sinh viên phải biết lập luận lôgic để bảo vệ quan điểm của họ. Trong khi trao đổi, thảo luận với bàn trước sự hướng dẫn định hướng của giảng viên, sinh viên phải tự khẳng định tính đúng đắn khoa học của các vấn đề.

Để thực hiện được phương pháp này yêu cầu cần phải có sự chuẩn bị công phu của người dạy và người học. Trong đó giảng viên phải là người hướng dẫn, người đạo diễn, người trọng tài giúp sinh viên tìm ra tri thức. Phương pháp này yêu cầu người giảng viên phải có trình độ chuyên môn

vững vàng, có vốn hiểu biết rộng và tư duy năng động, sáng tạo. Mặt khác sinh viên phải là những người luôn biết chủ động để tiếp thu kiến thức của bài học.

Một phần của tài liệu Giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường cao đẳng ở Tỉnh Nam Định hiện nay (Trang 105)