1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu vấn đề học từ vựng tiếng anh không chuyên của sinh viên ngành ngôn ngữ trung quốc nghiên cứu khoa học

58 52 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Thông tin chung - Tên đề tài: Tình hình học tiếng Anh không chuyên của sinh viên ngành Tiếng Trung khoa Ngoại Ngữ, trường Đại học Mở Tp.. Tính mới và sáng tạo Đây là đề tài nghiên cứu

Trang 1

1

O Ụ V O T O TRƯỜN I HỌC MỞ TH NH PHỐ HỒ HÍ M NH

HO N O N

O O TỔNG KẾT

Ề T N H ÊN ỨU KHOA HỌC CỦ S NH V ÊN

TÌM H ỂU VẤN Ề HỌC TỪ VỰNG TIẾN NH HÔN HUYÊN

CỦ S NH V ÊN N NH N ÔN N TRUNG QUỐC

Thuộc nhóm ngành khoa học: Ngôn Ngữ học Sinh viên thực hiện: Trần Thị ích Hà ( hủ nhiệm đề tài) Nguyễn Thị Cẩm Tú

Trang 2

2

O Ụ V O T O TRƯỜNG I HỌC MỞ TH NH PHỐ HỒ HÍ M NH

HO N O N

O O TỔNG KẾT

Ề T N H ÊN ỨU KHOA HỌC CỦ S NH V ÊN

TÌM H ỂU VẤN Ề HỌC TỪ VỰNG TIẾN NH HÔN HUYÊN

CỦ S NH V ÊN N NH N ÔN N TRUNG QUỐC

Thuộc nhóm ngành khoa học: Ngôn ngữ học

Sinh viên thực hiện: Trần Thị ích Hà Giới tình: Nữ

ân tộc: Kinh

Lớp: DH12HV02 Khoa: Ngoại ngữ

Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Ngôn ngữ Trung Quốc

Người hướng dẫn: TS Hồ Thị Trinh Anh

Tp Hồ Chí Minh, Tháng 03/Năm 2015

Trang 3

3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 5

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 7

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN 9

CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 9

LỜI CẢM ƠN 10

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 11

A PHẦN DẪN NHẬP 13

I Mở đầu 13

1 Đặt vấn đề 13

II Cơ sở lý thuyết 15

1 Chức năng của ngôn ngữ 16

2 Phương pháp luận và nghiên cứu ngôn ngữ 17

3 Đối chiếu cấu tạo hình vị của từ 17

4 Phương pháp dạy học 18

5 Một số đề tài liên quan 19

6 Điểm mới của đề tài 20

IV Tổng quan chương trình đào tạo Tiếng Anh không chuyên trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh 24

1 Mục tiêu đào tạo 24

2 Thời gian đào tạo 24

3 Đối tượng đào tạo 24

4 Nội dung chương trình đào tạo 24

B PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 25

I Đặc điểm của sinh viên Việt Nam trong vấn đề tiếp thu ngôn ngữ Trung Quốc 25

1 Đặc điểm của Tiếng Việt liên quan đến tiếp nhận và đắc thụ tiếng Trung 25

2 Động cơ chọn học tiếng Anh của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc 28

Bảng 1: Động cơ học tiếng Anh 30

3 Hiện trạng phương pháp học tập và hiệu quả học tập tiếng Anh không chuyên của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc 30

II Đặc điểm quá trình học tập từ vựng tiếng Anh của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc 31

1 Khác biệt đặc điểm từ vựng Trung-Anh 32

Trang 4

4

Bảng 2: Bảng chữ cái mẫu tự 33

Bảng 3: Khác biệt cấu tạo từ tiếng Trung và tiếng Anh 33

2 Đặc điểm tiếp thu từ vựng tiếng Anh từ đặc điểm người học 36

Bảng 5: Thời gian học tiếng Anh trong 1 tuần 37

Bảng 6: Các phương pháp học tập tiếng Anh 38

Biểu đồ 2: Phát âm 38

3 Các lỗi thường gặp khi sử dụng từ vựng tiếng Anh của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc 39

4.Tiểu kết 43

III Giải pháp nâng cao hiệu quả học từ vựng tiếng Anh của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung 43

1 Giải pháp trong nhận thức ý nghĩa 43

Bảng 5: Thời gian học tiếng Anh trong 1 tuần 44

Bảng 7: Thời gian học tiếng Trung mỗi ngày 44

Bảng 8: Các yếu tố quan trọng khi học tiếng Anh 45

Bảng 9: Những khó khăn khi học tiếng Anh 45

2 Giải pháp trong khắc phục lỗi tạo từ 46

3 Giải pháp trong khắc phục lỗi ngữ pháp 48

Biểu đồ 3: Tỉ lệ trả lời đúng từ đồng nghĩa, trái nghĩa 49

Biểu đồ 4: Lỗi dùng sai từ loại trong tiếng Anh 50

Biểu đồ 5: Lỗi dùng giới từ 51

4 Tiểu kết 51

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

I Các kết luận chính 52

II Thành công và hạn chế về mặt phương pháp nghiên cứu 55

III Kết luận 55

IV Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

TIẾNG TRUNG 57

TIẾNG ANH 57

TIẾNG VIỆT 57

TÀI LIỆU INTERNET 58

Trang 5

5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BẢNG BIỂU 5

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 7

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN 9

CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 9

LỜI CẢM ƠN 10

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 11

A PHẦN DẪN NHẬP 13

B PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 25

I Đặc điểm của sinh viên Việt Nam trong vấn đề tiếp thu ngôn ngữ Trung Quốc 25

Bảng 1: Động cơ học tiếng Anh 30

Bảng 2: Bảng chữ cái mẫu tự 33

Bảng 3: Khác biệt cấu tạo từ tiếng Trung và tiếng Anh 33

Bảng 5: Thời gian học tiếng Anh trong 1 tuần 37

Bảng 6: Các phương pháp học tập tiếng Anh 38

Biểu đồ 2: Phát âm 38

Bảng 5: Thời gian học tiếng Anh trong 1 tuần 44

Bảng 7: Thời gian học tiếng Trung mỗi ngày 44

Bảng 8: Các yếu tố quan trọng khi học tiếng Anh 45

Bảng 9: Những khó khăn khi học tiếng Anh 45

Biểu đồ 3: Tỉ lệ trả lời đúng từ đồng nghĩa, trái nghĩa 49

Biểu đồ 4: Lỗi dùng sai từ loại trong tiếng Anh 50

Biểu đồ 5: Lỗi dùng giới từ 51

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Biểu đồ 1: Thời gian học tiếng Anh trong 1 tuần 37

Biểu đồ 2: Phát âm 38

Biểu đồ 3: Tỉ lệ trả lời đúng từ đồng nghĩa, trái nghĩa 46

Biểu đồ 4: Lỗi dùng sai từ loại trong tiếng Anh 50

Biểu đồ 5: Lỗi dùng giới từ 48

Trang 7

7

B O Ụ V O T O

TRƯỜN I HỌC MỞ TP.HCM

THÔN TIN KẾT QUẢ N H ÊN ỨU CỦ Ề T

1 Thông tin chung

- Tên đề tài: Tình hình học tiếng Anh không chuyên của sinh viên ngành Tiếng Trung khoa Ngoại Ngữ, trường Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh

- Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bích Hà

Nguyễn Thị Cẩm Tú Trần Kim Trâm

Nguyễn Thị Thùy Linh

- Lớp: DH12HV02 & DH12HV01 Khoa: Ngoại ngữ

Năm thứ: 03 Số năm đào tạo: 04

- Người hướng dẫn: TS Hồ Thị Trinh Anh

2 Mục tiêu đề tài

Đề tài nhằm tìm ra sự khác biệt giữa quá trình tiếp thu kiến thức từ vựng trong tiếng Trung và quá trình tiếp thu kiến thức từ vựng ngữ pháp tiếng Anh Trong đó tiếng Trung

là ngôn ngữ chuyên ngành, Tiếng Anh là ngoại ngữ không chuyên Nhằm giúp sinh viên

có phương pháp học tốt hơn ở cả 2 ngoại ngữ

Đồng thời từ những khác biệt tìm được chỉ ra quy luật lỗi sai khi học từ vựng Tiếng Anh

và thử đề xuất biện pháp khắc phục

3 Tính mới và sáng tạo

Đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên của sinh viên tại trường đại học Mở Tp.HCM có đối tượng nghiên cứu là hoạt động học tập của sinh viên ngành tiếng Trung học từ vựng tiếng Anh không chuyên

Trong chừng mực nhất định, kết quả nghiên cứu cung cấp thêm thông tin tham khảocho các giảng viên giảng dạy, hay các đơn vị liên quan trong trường và có thêm thông tin,

xu hướng điều chỉnh và hoàn thiện đối với việc dạy tiếng Anh không chuyên cho sinh viên

Giúp các bạn sinh viên có cái nhìn đúng đắn và phương pháp học tập hiệu quả hơn ở môn ngoại ngữ không chuyên

Trang 8

8

4 Kết quả nghiên cứu

Từ phần phân tích và diễn giải những cứ liệu thu đƣợc, cho thấy đa số các sinh viên chỉ tập trung vào các môn học chuyên ngành, không có nhiều sự đầu tƣ cho việc học ngoại ngữ không chuyên

Việc tham gia các hoạt động học nhóm hay tự học vẫn chƣa cao dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên học tập thành tích học trung bình ở cả hai ngoại ngữ Việc nắm các kiến thức từ vựng, phát âm vẫn còn nhiều hạn chế

5 óng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài

Bài nghiên cứu chỉ ra mức độ tham gia các hoạt động học tập của sinh viên học tiếng Anh không chuyên Kết quả nghiên cứu chỉ ra phần nào thực trạng của việc học tiếng Anh không chuyên hiện nay Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là thông tin tham khảo hữu ích góp phần làm rõ hơn bức tranh học tập tiếng Anh không chuyên, giúp nhà quản lý, giảng viên có cái nhìn thực tế những hoạt động học tập của sinh viên, từ đó đƣa ra những biện pháp quản lí, giảng dạy phù hợp để nâng cao chất lƣợng học tập

6 ông bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp

chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Không

Ngày 01 tháng 03 năm 2015

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài

Trang 9

9

B O Ụ V O T O

TRƯỜN I HỌC MỞ TP.HCM

THÔN T N VỀ S NH V ÊN CHỊU TR H NH ỆM HÍNH THỰC HIỆN Ề T SƠ LƯỢC VỀ S NH V ÊN:

Họ và tên: Trần Thị Bích Hà

Sinh ngày:02 tháng 07 năm 1994

Nơi sinh: Tây Ninh

Lớp: DH12HV02 Khóa: 2012 - 2016

Khoa: Ngoại ngữ

Địa chỉ liên hệ: 536/43/12 Âu Cơ, phường 10,Tân Bình, Tp HCM

Điện thoại: 0979548714 Email: bichha020794@yahoo.com.vn

QU TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm

đang học):

* Năm thứ 1:

Ngành học: tiếng Trung Quốc Khoa: Ngoại ngữ

Kết quả xếp loại học tập: 6.59 Loại : Trung bình - Khá

* Năm thứ 2:

Ngành học: tiếng Trung Quốc Khoa: Ngoại ngữ

Kết quả xếp loại học tập: 6.64 Loại : Trung bình - Khá

Trang 10

10

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của nhà trường, các thầy cô bộ môn ngành tiếng Trung và các bạn sinh viên tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Hồ Thị Trinh Anh giảng viên đã gợi ý tên đề tài và hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài ThS Nguyễn Lý Uy Hân – giáo viên giảng dạy bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học Cám ơn các thầy, cô đã tận tình hướng dẫn chúng tôi trong các bước thực hiện đề tài, hướng dẫn tài liệu, cho chúng tôi những cách thức làm việc mới để giúp chúng tôi giải các vấn đề khó khăn trong khi thực hiện đề tài

Đồng thời chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên các lớp tiếng Trung DH11HV01, DH12HV01, DH12HV02, DH13HV01 trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp chúng tôi hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát phục vụ cho đề tài của mình

Vì mới bắt đầu học và đi vào nghiên cứu đề tài trong thời gian ngắn nên nhóm nghiên cứu chúng tôi vẫn còn nhiều thiếu sót, hi vọng rằng sẽ nhận được sự góp ý chân thành từ thầy cô và các bạn sinh viên!

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 11

11

TÓM TẮT N H ÊN ỨU

Cuộc sống đang trong xu thế phát triển nhanh chóng của tiến trình toàn cầu hóa.Hơn lúc nào hết, mỗi chúng ta rất cần đến ngoại ngữ, ngoại ngữ như một chiếc cầu nối với thế giới xung quanh, với kho tri thức vô tận của nhân loại Trong việc học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng, tra cứu và học từ vựng là bước căn bản để người học tiếp cận với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Nắm bắt công nghệ và giao lưu với bạn

bè quốc tế là một trong những vấn đề quan trọng nhất của việc học ngoại ngữ này chính

là ngữ pháp và từ vựng Để nắm chắc các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thì người học tiếng Anh phải hiểu rõ ngữ pháp, từ vựng Tuy nhiên, việc học ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh không phải là vấn đề dễ dàng nếu chúng ta không có một phương pháp khoa học và hợp

lý Như Mark Twain đã nói: “The difference between the right word and the almost right word is the difference between lightning and the lightning bug.” (Tạm dịch: Sự khác biệt giữa một từ sử dụng đúng và một từ sử dụnggần như đúng cũng giống như sự khác nhau giữa ánh sáng của một tia chớp và ánh sáng của một con đom đóm.)

Với đề tài “Tìm hiểu vấn đề học từ vựng tiếng Anh của sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc”, bài nghiên cứu nhằm tìm ra sự khác biệt giữa quá trình tiếp thu kiến thức từ vựng trong tiếng Trung và quá trình tiếp thu kiến thức từ vựng ngữ pháp tiếng Anh Từ những khác biệt này, tìm ra quy luật lỗi sai khi học ngoại ngữ của sinh viên khoa Ngoại Ngữ, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Những nhận định,

đề xuất trong bài nghiên cứu này ở chừng mực nào đó sẽ giúp ích cho sinh viên và cả giáo viên trong khoa về việc học và dạy tiếng Anh

Để học được tốt cùng một lúc hai ngoại ngữ có thể xem như là một thử thách lớn Điều này đòi hỏi người học phải có những nỗ lực, kĩ năng, và tố chất Tuy nhiên, tiếng Anh không phải một sớm một chiều có thể thành công, nhưng chúng ta vẫn có bí quyết

hỗ trợ quá trình học tập Bí quyết này chính là có được một phương pháp tốt, luôn sáng tạo, kiên trì luyện tập, trong thời gian dài, vì nó là một môn học có tính thực tiễn ứng dụng rất cao Nó chỉ đòi hỏi ở người học một nhận thức đúng và một nỗ lực nhất định để đạt được

Kết quả nghiên cứu giải thích những vấn đề sau:

(1) Sự khác biệt về cấu tạo từ vựng tiếng Trung và tiếng Anh và đặc điểm của người học là như thế nào ?

Trang 12

12 (2) Các lỗi thường gặp của sinh viên khi sử dụng từ ngữ tiếng Anh là gì?

(3) Sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc cần làm gì để nâng cao hiệu quả học từ vựng tiếng Anh của mình?

Trang 13

có ngoại ngữ Khi biết ngoại ngữ, con người có cái nhìn khái quát hơn, hiểu biết sâu sắc hơn về nền văn minh thế giới, tri thức của nhân loại từ đó có thể mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển tiềm năng của chính mình Thế nhưng, học ngoại ngữ đòi hỏi người học bỏ ra rất nhiều thời gian, sự kiên trì và mức độ vận dụng linh hoạt trong giao tiếp thực tế Tuy nhiên, trong quá trình học tập ngoại ngữ và vận dụng kiến thức ngoại ngữ trong giao tiếp, người học không thể tránh khỏi những lỗi về mặt từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp, điều này gây không ít khó khăn cho người phát ngôn vì không thể truyền đạt hết thông tin, hơn nữa, có thể xuất hiện hiện tượng người nghe tiếp nhận sai lệch thông tin, dẫn đến việc không đạt được hiệu quả giao tiếp cần thiết Nhận thức được tầm quan trọng này, nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn làm rõ mối liên hệ cũng như sự ảnh hưởng của kiến thức từ vựng tiếng Trung Quốc tác động lên các yếu tố từ vựng, ngữ pháp trong quá trình học tiếng Anh và vận dụng tiếng Anh trong giao tiếp Từ đó tìm ra nguyên nhân

và giải pháp khắc phục giúp người học cải thiện được năng lực ngoại ngữ của mình

2 Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, Việt Namđã có mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề dạy

và học ngoại ngữ Điều này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của xã hội, trong nền kinh tế

mở hiện nay ngoại ngữ là yếu tố rất cần thiết nhằm để giao lưu hợp tác kinh tế Cụ thể

như đề án ngoại ngữ 2020: “Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1400/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” (gọi tắt là đề án ngoại ngữ 2020)

Trang 14

14

Mục tiêu chung của đề án là “Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, nhằm đảm bảo đến năm 2015 đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất

là đối với một số lĩnh vực ưu tiên… ” Đặc biệt, mục tiêu cụ thể có nêu rõ: “Đối với các ngành học không chuyên ngữ, sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt trình độ tối thiểu bậc

3 theo khung năng lực ngoại ngữ… ” (khung Châu Âu chung) 1 ”

Qua đó, có thể thấy rằng Nhà Nước đã có mối quan tâm đáng kể đến chiến lược đào tạo ngoại ngữ cho thế hệ tương lai của quốc gia, nguồn nhân lực để phát triển đất nước Như vậy, phải đạt được một trình độ chuẩn về ngoại ngữ là một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi sinh viên trước và sau khi tốt nghiệp Và ở đây, ngoại ngữ mà chúng tôi đề cập đến là tiếng Anh, cụ thể hơn là việc học ngoại ngữ không chuyên tiếng Anh đối với sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc thuộc Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên trong quá trình học, người học nhất là sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc, khi phải tiếp nhận đồng thời hai ngoại ngữ (tiếng Trung Quốc và tiếng Anh) với đặc điểm đáng lưu ý là giữa hai ngoại ngữ này có nhiều điểm khác biệt về hình thái

và đặc điểm văn tự, từ vựngvì thế sẽ có những thuận lợi và khó khăn nhất định Điều này ảnh hưởng không ít đến quá trình giao tiếp của người học như là việc mắc lỗi sử dụng từ vựng liên quan đến từ loại, điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Trong bài nghiên cứu này, từ góc độ người học, chúng tôi chỉ tìm hiểu những nguyên nhân chính gây lỗi đối với sinh viên ngôn ngữ Trung Quốc trong quá trình học ngoại ngữ phụ là tiếng Anh Những khó khăn cơ bản mà sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc thường gặp phải khi học ngoại ngữ phụ tiếng Anh Từ đó có cái nhìn khái quát, cụ thể hơn nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục hữu hiệu tình trạng nói trên

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1Mục tiêu tổng quát

Hiện nay tiếng Anh đang ngày càng thông dụng ở Việt Nam, tiếng Anh có mặt trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, thể thao du lịch, văn hóa giải trí,v.v… Và để có được cơ hội việc làm tốt hơn thì tiếng Anh là một yếu tố bắt buộc khi ra trường của sinh viên, do

đó đã có nhiều sinh viên lựa chọn theo học ngôn ngữ này Qua bài khảo sát chúng tôi muốn tìm hiểu các hoạt động của các sinh viên đang học, bao gồm việc tham gia lớp học,

việc tự học, những thuận lợi, khó khăn trong khi học…Từ đó, dưới góc nhìn ở mức độ

1 Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Dạy và

học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020

Trang 15

15 sinh viên, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị đối với sinh viên giúp sinh viên có cái nhìn cụ thể và thực tế hơn về việc học của bản thân từ đó tự tìm cho mình một phương pháp học cụ thể để áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập Và có thể cũng tài liệu tham khảo để các giảng viên tham gia giảng dạy điều chỉnh định hướng, chương trình hoạt động thiết thực hơn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy

Mặt khác, thông qua đề tài này nhóm nghiên cứu chúng tôi tìm ra sự khác biệt giữa quá trình tiếp thu kiến thức từ vựng trong tiếng Trung và quá trình tiếp thu kiến thức từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh Trong đó tiếng Trung là ngôn ngữ chuyên ngành, tiếng Anh

là ngoại ngữ không chuyên nhằm giúp sinh viên học chuyên ngành tiếng Trung có phương pháp học tập hiệu quả hơn ở cả hai ngoại ngữ

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc học ngoại ngữ không chuyên tiếng Anh tại trường Đại học Mở Tp HCM

3.2 Mục tiêu cụ thể

Nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra, tìm hiểu những khác biệt về đặc điểm, quy luật của từ vựng tiếng Trung và tiếng Anh để từ những khác biệt này chỉ ra quy luật lỗi sai khi học từ vựng tiếng Anh và thử đề xuất biện pháp khắc phục phù hợp Tuy quy mô nghiên cứu của chúng tôi bước đầu chỉ gói gọn trong phạm vi những sinh viên học ngành ngôn ngữ Trung Quốc thuộc Đại học Mở theo học ngôn ngữ không chuyên tiếng Anh, nhưng kết quả nghiên cứu sẽ là đóng góp nghiên cứu khoa học đầu tiên tại trường đại học Mở Tp.HCM về khảo sát hoạt động học tập của sinh viên học tiếng Anh không chuyên, từ đó có thể mở rộng ra áp dụng cho sinh viên chuyên ngành khác đã và đang theo học tiếng Anh

Kết quả nghiên cứu là tư liệu tham khảo, thông tin hữu ích cho giảng viên trong quá trình giảng dạy để điều chỉnh, hoàn thiện việc học tiếng Anh không chuyên cho sinh viên

Từ đó nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh của sinh viên, đào tạo thế hệ sinh viên có trình độ ngoại ngữ cao, đáp ứng được nhu cầu của xã hội

II ơ sở lý thuyết

Học một ngoại ngữ là tiến đến một cánh cửa mới giúp chúng ta mở ra thế giới bên ngoài Học tập bất cứ môn ngoại ngữ nào cũng không có con đường tắt, người học luôn phải bỏ công sức, nỗ lực mới có thể đạt được thành quả mong muốn Chúng ta biết rằng ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm nhiều cấp độ khác nhau Mỗi cấp độ là một hệ thống nhỏ trong lòng ngôn ngữ, được hình thành do những yếu tố đồng nhất về thể chất, về

Trang 16

16 chức năng và quan hệ Như Mác, Ăng –ghen, Lê nin bàn về ngôn ngữ đã nói: “Ngôn ngữ

là ý thức thực tại, thực tiễn ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy

là cũng tồn tại lần đầu cho bản thân tôi nữa; và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là

do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác.”2

Từ vựng là cấp độ gồm các đơn vị thường được gọi là từ Đó là những đơn vị hai mặt, có hình thức âm thanh, có ý nghĩa, có khả năng trực tiếp kết hợp với nhau để tạo thành câu cụ thể gặp trong khi nói và viết

Do đó, khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi dựa vào những lí luận quá trình học và phương pháp dạy ngoại ngữ, lí thuyết chức năng ngôn ngữ, lí thuyết ngôn ngữ là giao tiếp, lí thuyết tiếp thu ngôn ngữ

1 Chức năng của ngôn ngữ

Thông thường, khi nói về các chức năng của ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ thường bàn về 2 chức năng quan trọng :

- Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng

- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vạn năng trong xã hội3

Để đáp ứng được các nhu cầu giao tiếp của xã hội, loài người đã tạo ra và thiết lập rất nhiều các hệ thống tín hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống tín hiệu ngôn ngữ Có những

hệ thống tín hiệu có thể vượt qua các biên giới quốc gia, dân tộc, các ranh giới của thể chế chính trị để phục vụ loài người (Ví dụ: hệ thống kí hiệu hoá học, toán học) Nhưng đối tượng dùng chúng lại rất chọn lọc (Ví dụ: ít nhất phải có trình độ học vấn nhất định, hoặc phải là những nhà chuyên môn có trình độ cao) Tính chọn lọc cao như vậy là xa lạ với ngôn ngữ từng tộc người (ngôn ngữ tự nhiên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa

vị xã hội, trình độ học vấn mà phục vụ cộng đồng một cách vô tư)

Như vậy, khái niệm vạn năng của ngôn ngữ phải được hiểu là một phương tiện không kén người dùng Vạn năng có nghĩa là sự phổ biến và phổ thông (phổ cập) Đó là nghĩa về số lượng

Nghĩa thứ hai của vạn năng là nghĩa về chất lượng của phương tiện giao tiếp: Ngôn ngữ có thể chuyển tải được tất cả các nội dung thông tin khác nhau mà người nói có nhu cầu (từ việc bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói đến những nhu cầu tinh tế về tình

Trang 17

17 cảm; đến những nhu cầu về khuyến lệnh (request) của người nói với người nghe; đến những nhu cầu về trao đổi các kinh nghiệm chinh phục thiên nhiên hoặc truyền bá tri thức) Trong khi đó, những phương tiện khác chỉ đáp ứng được một phần nào đó rất nhỏ những nhu cầu về bộc lộ và giao tiếp của con người

Tóm lại, ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp vạn năng, bởi vì:

- Về mặt số lượng: Nó phục vụ đông đảo các thành viên trong cộng đồng

- Về mặt chất lượng: Nó giúp cho các thành viên trong cộng đồng có thể bộc lộ hết các nhu cầu giao tiếp

2 Phương pháp luận và nghiên cứu ngôn ngữ

“Giả thuyết do B L.Whorf (1897-1942) đặt ra trên cơ sở nghiên cứu của ông về các phương ngữ của tiếng Hopi Ông chứng minh rằng mỗi ngôn ngữ riêng biệt quyết định tri giác, kinh nghiệm và hành động của những người nói của nó và do đó, người nói các ngôn ngữ khác nhau có thế giới quan khác nhau Thế giới quan khác biệt với mức độ tương tự như sự khác biệt về cấu trúc ngôn ngữ Do đó, ngôn ngữ trước tiên không được coi là một phương tiện giao tiếp mà là một “hiện tượng nền” vô thức, quyết định tư duy của mỗi cá nhân.”4

Cơ sở của giả thuyết Sapir- Whorf : “Sự khác biệt về nghĩa của các ngôn ngữ không những chỉ liên quan đến sự phân bố khác nhau các vật thành các lớp mà còn liên quan đến cách phân chia khác nhau các chỉnh thể thành các bộ phận S Ullman khẳng định rằng các vị từ của tiếng Pháp thường có ý nghĩa khái quát hơn các vị từ của tiếng Đức Nhiều người nêu cách phân chia quang phổ mặt trời ra các màu khác nhau ở các ngưỡng khác nhau Đó là sự bất đồng về nghĩa do khả năng phân chia khách quan một chỉnh thể thành nhiều bộ phận theo những cách khác nhau ”5

3 ối chiếu cấu tạo hình vị của từ6

- Các loại hình vị cấu tạo từ Hình vị cấu tạo từ được chia thành hai loại: căn tố và phụ tố

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ - Nguyễn Thiện Giáp – nhà xuất bản giáo dục tháng 9, Trang 407,2012

5

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ ,trang 372

6Lê Đình Tư ,Đối chiếu từ vựng – Bình diện cấu tạo hình thức,

https://ngnnghc.wordpress.com/2010/03/13/d%E1%BB%91i-chi%E1%BA%BFu-t%E1%BB%AB-v%E1%BB%B1ng-binh-di%E1%BB%87n-c%E1%BA%A5u-t%E1%BA%A1o-hinh-th%E1%BB%A9c/

Trang 18

Các phụ tố trong các ngôn ngữ thường được chia thành:

*Tiền tố: là phụ tố hình vị đứng trước căn tố Ví dụ: in-famous (t Anh)

* Hậu tố: là hình vị đứng sau căn tố Ví dụ: happi-ness (t Anh)

* Trung tố: là hình vị được đặt xem vào giữa căn tố Ví dụ: l-b-eun (= tốc độ)) được tạo

ra từ leun (= nhanh) (t Khơme)

* Liên tố : là hình vị dùng để nối các căn tố với nhau, ví dụ: speed-o-meter trong tiếng Anh hay zieml-e-kop (t Nga)

* Bao tố: còn gọi là hình vị không liên tục Đây là những hình vị bao quanh căn tố cả về phía đầu lẫn phía cuối Loại hình vị này xuất hiện chủ yếu ở một số ngôn ngữ của thổ dân châu Mĩ, nhưng thời gian gần đây có một số nhà nghiên cứu cho rằng bao tố được sử dụng rộng rãi hơn ở nhiều ngôn ngữ khác Ví dụ: roz-płakać-się (= khóc òa) (t Ba Lan)

* Biến tố: là những hình vị thường đứng sau căn tố và phụ tố để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp như: giống, số, cách, ngôi… Ví dụ: rek-a (t Nga)

4 Phương pháp dạy học

Nói đến phương pháp dạy học (PPDH) có rất nhiều quan điểm khác nhau Nếu quan niệm dạy học là truyền thụ và và thu nhận kiến thức thì PPDH là cách thức truyền đạt và thu nhận kiến thức Nếu quan niệm dạy học là quá trình trợ giúp người học chiếm lĩnh nội dung học thì PPDH gắn liền với quy trình, cách thức tổ chức quá trình nhận thức cho người học Phương pháp không có mục đích tự thân mà “Phương pháp là con đường dõi theo sau một đối tượng” Theo GS.TS Thái Duy Tuyên thì PPGD là một khái niệm được hiểu ở các bình diện khác nhau không thống nhất với nhau

Theo phương pháp học truyền thống, dạy học được coi là quá trình truyền thụ kiến thức từ người dạy sang người học Muốn tạo được một môi trường học tập năng động và hấp dẫn trong đó có sự phối hợp tích cực của thầy và trò Với vai trò là người điều khiển

Trang 19

19 trong quá trình dạy học, người dạy phải tạo ra mọi tình huống, mọi khả năng để hướng dẫn các hoạt động của người học trong giờ học Người dạy cần vận dụng mọi thao tác và phương tiện, cử chỉ điệu bộ để tăng cường thúc đẩy các hoạt động giao tiếp Các phương tiện dạy học được phát huy triệt để

Khi đề cập về PPGD ngoại ngữ, ắt hẳn mỗi giáo viên đều vận dụng nhiều PPGD khác nhau như phương pháp ngữ pháp - dịch, phương pháp trực tiếp, phương pháp nghe - nói, phương pháp nghe - nhìn, phương pháp gợi mở… Mỗi phương pháp ra đời sau đều được coi như một cố gắng kế thừa những thành tựu và khắc phục nhược điểm của phương pháp ra đời trước nó Đối với phương pháp dạy ngoại ngữ truyền thống (phương pháp ngữ pháp - dịch) chú trọng nhiều vào việc học và rèn luyện thành thạo các cấu trúc ngữ pháp, thì ngày nay cách tiếp cận giao tiếp tức dạy ngoại ngữ theo phương pháp thực hành giao tiếp việc hình thành ở người học năng lực sử dụng ngôn ngữ thành thạo lại là trọng tâm của quá trình dạy học, giúp cho người học có thể phản xạ ngay lập tức như sử dụng tiếng mẹ đẻ là yếu tố được đề cao Tuy nhiên ở trường đại học Mở Tp HCM thì hầu như sử dụng phương pháp truyền thống, lấy việc dạy ngữ pháp là chủ yếu, khiến cho sinh viên không chuyên tiếng Anh khó nảy sinh cảm hứng với việc học tiếng Anh trên lớp, dễ gây nhàm chán Việc vận dụng các phương pháp hiện đại thường được thấy áp dụng ở các trung tâm ngoại ngữ quốc tế, có danh tiếng Trong môi trường giảng dạy tại

đó, giáo viên thường khiến cho sinh viên học ngoại ngữ phải phản xạ lại bằng cách đặt câu hỏi, học nhóm và đối thoại với nhau, làm cho không khí lớp học trở nên sôi nổi và dễ tiếp thu, nó đảm bảo rằng không có bất cứ học viên nào suốt buổi học không mở miệng Tóm lại, phương pháp dạy học là cách thức tổ chức giảng dạy, là phải lấy người học làm trung tâm, cách dạy mới phải phù hợp với khả năng tiếp thu và nhu cầu của người học, làm cho người học yêu thích môn học nhằm đảm bảo hiệu quả truyền đạt cao nhất cho người học Một PPDH cố định không thể là chìa khoá chung cho mọi GV mà phải tuỳ thuộc từng hoàn cảnh lớp học, đối tượng học, nội dung học để mỗi GV cần điều chỉnh các hoạt động giảng dạy hợp lý

5 Một số đề tài liên quan

Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy 1 số nhóm tác giả đã từng nghiên cứu các đề tài tương tự như sau:

Đề tài: Những vấn đề tồn tại đối với hoạt động tự học của sinh viên không chuyên ngữ khi học các học phần Tiếng Anh theo học chế tín chỉ và các giải pháp khắc phục Tác giả:

Trang 20

Hội thảo Khoa học: Vấn đề dạy học tiếng Anh cho sinh viên khối không chuyên trong giai đoạn hiện nay- Đại học Văn hóa Hà Nội, khoa ngôn ngữ và văn hóa 7

Đề tài: Khảo sát việc học tiếng Anh chuyên ngành (ESP) của sinh viên khoa không chuyên ngữ tại các trường Đại học ở Tp.HCM- ThS Huỳnh Công Minh Hùng- Trường đại học Sư Phạm Tp.HCM

Đề tài: Khảo sát hiệu quả việc thực hiện giảng dạy giáo trình tiếng Anh chuyên ngành tại các khoa không chuyên ngữ, năm 2004-Trường ĐHSP Tp.HCM - ThS Trần Thị Bình- Trường đại học Sư Phạm Tp HCM

6 Điểm mới của đề tài

Nhìn chung, hầu hết các đề tài, công trình nghiên cứu liên quan nêu trên chỉ đề cập vấn đề mang pham vi rộng là ngoại ngữ không chuyên tiếng Anh mà chưa nêu bật được những tồn đọng khó khăn trong quá trình học hai ngoại ngữ của sinh viên Đồng thời chưa đề cập đến đặc điểm tiếp thu kiến thức ngoại ngữ của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung học ngoại ngữ không chuyên tiếng Anh Vì vậy nhóm nghiên cứu chúng tôi lựa chọn nghiên cứu làm rõ vấn đề trên và sẽ nêu ra những khó khăn, khác biệt tìm được khi học hai ngoại ngữ cũng như thử đề xuất những giải pháp khắc phục

Đề tài của nhóm nghiên cứu chúng tôi có nhiều điểm mới so với các đề tài đã nêu ở trên như sau:

-Đầu tiên là đề tài đề cập cụ thể đối tượng được nghiên cứu và khảo sát là tất cả các sinh viên học chuyên ngành tiếng Trung của Trường Đại học Mở Tp.HCM.Vấn đề nghiên cứu không chỉ chung chung là việc dạy và học tiếng Anh không chuyên của khối không chuyên ngữ mà được cụ thể hóa hơn nữa là việc dạy và học tiếng Anh không chuyên của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung của Trường Đại học Mở Tp.HCM

Mặc dù trong đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập Tiếng Anh không

chuyên của sinh viên Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh Nhóm tác giả: Đỗ Thị Hồng

7 chuyen-trong-giai-doan-hien-nay.html

Trang 21

Link:http://huc.edu.vn/chi-tiet/2389/Hoi-thao-Khoa-hoc Van-de-day-hoc-tieng-Anh-cho-sinh-vien-khoi-khong-21 Nhung, Lê Thị Như Quỳnh và Trần Thị Mỹ(Giải ba cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học 2011 - 2012)– Khoa kế toán– kiểm toán trường đại học Mở TP.HCM, cũng đã đề cập đến một phần nào đó đến khía cạnh mà chúng tôi nghiên cứu nhưng đề tài này chỉ dừng lại ở việc tìm ra những nhân tố nhất định làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập tiếng Anh không chuyên của sinh viên Đại học Mở Tp.HCM, mà chưa đi sâu vào những thuận lợi và khó khăn sinh viên chuyên ngữ (tiếng Trung hoặc tiếng Nhật) học tiếng Anh không chuyên gặp phải

- Thứ hai, đề tài của chúng tôi sẽ đi từ góc độ cụ thể hơn ở các tầng bậc ngôn ngữ cụ thể

để tìm hiểu vấn đề học từ vựng tiếng Anh không chuyên của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Đề tài không khái quát chung chung mà đi sâu vào trọng tâm từng vấn đề chi tiết trong việc học từ vựng và các thành phần ngữ pháp liên quan đến từ vựng

- Thứ ba, đề tài không chỉ ra những điểm đặc thù mà sinh viên chuyên ngành tiếng Trung gặp trong quá trình tiếp nhận tiếng Anh mà từ những điểm này có thể rút ra những điểm chung mà các sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ gặp phải khi học thêm một ngoại ngữ khác Chỉ ra mức độ quan trọng của từ vựng tiếng Anh trong quá trình học tiếng Anh, những điểm tương đồng và dị biệt giữa từ vựng tiếng Anh và Tiếng Trung Tìm hiểu cụ thể vấn đề học từ vựng tiếng Anh của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung

- So sánh với các đề tài liên quan, có thể nói đề tài của chúng tôi thể hiện rõ tính ứng dụng thực tế Nếu thành công, giúp cho sinh viên chuyên tiếng Trung tháo gỡ một số vướng mắc trong việc học tiếng Anh hiện nay Đề tài thể hiện cái mới và tính sáng tạo vì đây là đề tài đầu tiên đề cập cụ thể đến vấn đề sinh viên chuyên ngữ (tiếng Trung) học ngoại ngữ phụ tiếng Anh Hơn thế nữa đây sẽ là một mắt xích hoàn thiện , chiếc cầu nối

kế thừa và khắc phục những điểm mà các đề tài trước chưa đề cập đến hoặc chỉ đề cập đến nhưng chưa giải quyết triệt để

Trang 22

22

PHƯƠN PH P N H ÊN ỨU

1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Sinh viên các lớp chuyên ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc, khoa Ngoại ngữ trường Đại học

Mở Tp Hồ Chí Minh đang học các lớp ngoại ngữ phụ Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2,Tiếng Anh 3, Tiếng Anh 4, Tiếng Anh 5

Cụ thể là chúng tôi tìm hiểu trong nhóm sinh viên giới hạn từ khó 2009 đến khóa 2013

Số sinh viên khảo sát được chọn ngẫu nhiên trong số các sinh viên có đăng kí học trong học kì I năm học 2014 – 2015 và trả lời bảng câu hỏi từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 11 năm 2014

Tiêu biểu là sinh viên của 4 lớp sau:

+ Một lớp sinh viên năm 2 DH13HV01

+ Hai lớp sinh viên năm 3 DH12HV01 và DH12HV02

+ Một lớp sinh viên năm 4 DH11HV01

Bắt đầu học ngọai ngữ không chuyên từ học kì 3 năm nhất

2 Trình tự thực hiện các bước nghiên cứu

Bước 1: Thiết lập bảng câu hỏi nghiên cứu về giờ tự học, phương pháp học tập…và một

số bài tập vận dụng về kiến thức từ vựng Tiếng Anh

Bước 2: Chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát cho từng sinh viên và thu phiếu khảo sát sau khi sinh viên dành ra khoảng 20 phút hòan tất bảng khảo sát Chủ yếu chúng tôi chọn thời điểm trước khi các lớp tiến hành kiểm tra giữa kì để phát phiếu khảo sát, vì số lượng sinh viên đi học thời điểm kiểm tra giữa kì là tương đối đông đủ nhất trong suốt thời gian

của toàn khóa học

Bước 3: Sau khi có được kết quả khảo sát, chúng tôi tiến hành phân lọai, thống kê, tổng hợp và luận giải các kết quả của từng câu hỏi mà sinh viên tham gia khảo sát

3 Phương pháp lập phiếu khảo sát và phân tích số liệu

Bảng câu hỏi có 2 mục chính:

Mục I: Hỏi về thông tin cá nhân Cụ thể, có 4 câu hỏi về giới tính, lớp, khóa học và chuyên ngành của sinh viên

Mục II: Đi vào khảo sát Cụ thể là:

Phần 1: Khảo sát vấn đề học ngoại ngữ gồm cả Tiếng Trung và Tiếng Anh

Gồm 13 câu hỏi khảo sát về phương pháp học tập, thời gian, nhận thức về tầm quan trọng cũng như hiệu quả học tập của các bạn sinh viên khi học 2 ngoại ngữ

Trang 23

23 Phần 2: Khảo sát một số bài tập vận dụng từ vựng và cách sử dụng từ vựng của các bạn sinh viên khi học ngoại ngữ không chuyên Tiếng Anh

Các phiếu khảo sát sau khi được thu thập về sẽ được nhóm tiến hành phân lọai, đánh giá

sơ bộ để quyết định giữ hoặc lọai bỏ những phiếu khảo sát trả lời thiếu nội dung câu hỏi hoặc không có thiện chí trả lời câu hỏi Số phiếu phát ra là 93 phiếu, số phiếu thu về đạt yêu cầu là 85 phiếu

Cách thức thu thập dữ liệu là chúng tôi sử dụng tỉ lệ phần trăm để xác định mức độ đánh giá của sinh viên

Cụ thể như sau:

Số phiếu phát ra 93 phiếu tương đương 100%

Số phiếu thu vào 87 phiếu, chiếm 93,55% số phiếu phát ra

Số phiếu hợp lệ 85 phiếu, chiếm 91.40% số phiếu phát ra

Không hợp lệ 2 phiếu, chiếm 2.15% số phiếu phát ra

4 ách thức nghiên cứu

Xác định đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học

Chúng tôi chọn mẫu dựa trên tiêu chí quy mô mẫu: Độ chính xác cao, có sẵn khung mẫu, chi phí hợp lý

Áp dụng các phương pháp: nghiên cứu tài liệu, phát phiếu khảo sát, nghiên cứu số đông thống kê bảng câu hỏi khảo sát, tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức Tiếng Anh đồng thời nắm bắt được tình hình học tiếng Anh không chuyên của sinh viên

Dùng phương pháp phân tích định tính, định lượng số liệu thống kê và áp dụng so sánh các bình diện về cấu trúcvà ngữ nghĩa của từ vựng tiếng Anh và tiếng Trung

Phương pháp so sánh đối chiếu 2 chiều là trọng tâm nhất Nhân tố tham gia đối chiếu: Từ vựng giữa tiếng Trung và tiếng Anh

Cấp độ ngôn ngữ:Ở cấp độ từ vựng (cấu trúc và ngữ nghĩa của từ)

Tiếp đến, là tổng hợp lại những kết quả và các hạn chế trong quá trình nghiên cứu Đưa

ra các giải pháp thiết thực hữu ích để mang lại hiệu quả tốt trong quá trình sinh viên học

2 ngôn ngữ Trung –Anh

5 ác bước nghiên cứu

-Chọn đề tài, thu thập dữ liệu, thiết kế đề cương

-Tiếp xúc đối tượng, phát phiếu khảo sát

Trang 24

24 -Xử lý cứ liệu phân tích

-Hoàn chỉnh bài viết

6 Một số hạn chế trong quá trình nghiên cứu

Các câu hỏi sẽ khó có thể thể hiện tất cả nội dung cần nghiên cứu Hơn nữa, thái

độ nghiên túc, chuyên tâm của những tình nguyện viên tham gia trả lời phiếu khảo sát cũng là một vấn đề khó có thể xác định rõ được Do giới hạn về thời gian thực hiện và quy mô của đề tài, nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu yếu tố từ vựng, đồng thời việc chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng là một hạn chế trong quá trình thực hiện nghiên cứu

IV Tổng quan chương trình đào tạo Tiếng nh không chuyên trường ại học Mở thành phố Hồ hí Minh

1 Mục tiêu đào tạo

Đào tạo sinh viên có kiến thức đầy đủ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong, có sức khỏe tốt để làm việc hiệu quả trong các ban ngành có yếu tố Tiếng Anh hầu đáp ứng yêu cầu xã hội và của nền hội nhập kinh tế thế giới Rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở mức đối tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường

2 Thời gian đào tạo

Việc giảng dạy ngoại ngữ không chuyên được tiến hành song song với chương trình đào tạo Cử nhân Đại học chuyên ngành ngoại ngữ, phân bổ thực hiện trong 5 học kỳ

Khối lượng kiến thức toàn khóa là 15 Tín chỉ

3 ối tượng đào tạo

Sinh viên học ngoại ngữ chuyên ngành không phải là tiếng Anh

Điều kiện hoàn thành chương trình đào tạo: Sinh viên hoàn thành các cấp độ ngoại ngữ không chuyên khi có kết quả cuối kỳ từng cấp độ môn học ngoại ngữ không chuyên từ 5 trở lên

4 Nội dung chương trình đào tạo

Chương trình tiếng Anh không chuyên nhằm trang bị cho sinh viên học ngoại ngữ chính không là tiếng Anh, có vốn từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp cơ bản cần thiết trong giao tiếp Trên nền tảng đó, sinh viên có thể nghiên cứu sâu hơn để phục vụ cho công tác chuyên môn

Đào tạo theo trình tự Tiếng Anh 1 đến Tiếng Anh 5

Sinh viên hoàn thành chương trình học tương đương với trình độ TOEIC 450

Trang 25

25

B PHẦN N UN N H ÊN ỨU

ặc điểm của sinh viên Việt Nam trong vấn đề tiếp thu ngôn ngữ Trung Quốc

1 ặc điểm của Tiếng Việt liên quan đến tiếp nhận và đắc thụ tiếng Trung

Trong quá trình tiếp nhận và thụ đắc tiếng Trung, thì bước đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ về nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo của tiếng Trung Sau đó so sánh đối chiếu với đặc điểm của tiếng Việt để tìm ra điểm thuận lợi và khó khăn của sinh viên với ngôn ngữ

mẹ đẻ là tiếng Việt khi học ngoại ngữ tiếng Trung

Về nguồn gốc:

Qua quá trình tìm hiểu được biết có nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 TCN, ngay sau khi Trung Quốc chiếm Việt Nam Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỷ 1 TCN tới năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh

mẽ của chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho) Dấu ấn của chữ Hán ảnh hưởng khá rõ nét lên tiếng Việt đến tận ngày nay 8

Nước Nam Việt được Triệu Đà thành lập vào thế kỷ thứ 3 TCN, khi nhà Tần đang thống nhất chữ viết (vào thời chiến quốc, mỗi nước phát triển chữ viết khác nhau) Hơn một thế kỷ sau, khi Lưu Bang lật đổ nhà Tần lập nhà Hán, nhà Hán thôn tính được Nam Việt (khoản năm 111 TCN) Cổ vật trong lăng mộ của Hán Văn Đế cho thấy chữ viết của Nam Việt khá hoàn chỉnh Sau này, nhà sử học Lê Mạnh Thát phát hiện rằng ngay

cả Hán thư cũng dùng phương ngôn của người Việt

Trong suốt thời gian Bắc thuộc đó, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán

đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán-Việt Từ đó đã có rất nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, người Việt đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn đậm ảnh hưởng của tiếng Hán Sang thời kỳ tự chủ chữ Hán giữ địa vị là văn tự chính thức nhưng cách đọc đã phát triển theo hướng riêng, khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc

8

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n

Trang 26

26

Về phát âm:

Trong quá trình Bắc thuộc chữ Hán vẫn được người Việt dùng và phát triển thêm nhưng cách phát âm chữ Hán lại bị chi phối bởi cách phát âm của người Việt, tạo ra và củng cố dần âm Hán-Việt Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo

ra chữ viết riêng, tức chữ Nôm Trong khi đó cổ văn Hán vẫn được coi là mẫu mực để noi theo

Sau khi chữ Quốc Ngữ ra đời, xuất hiện nhiều sửa đổi trong hệ thống phát âm, nhưng vẫn giữ lại kho tàng âm Hán – Việt dồi dào, phong phú, vẫn còn mang khá sâu sắc chữ Hán trong câu chữ của người Việt Đôi khi học tiếng Trung, chúng ta sẽ thấy có nhưng âm phát âm na ná nhau, khiến cho người học thích thú và dễ ghi nhớ cách phát âm hơn Đồng thời, khi một từ có phát âm là thanh bằng hay thanh huyền thì tương tự bên chữ Hoa cũng sẽ là khinh thanh, dễ dàng phân biệt thanh điệu

Trong Tiếng Việt có 5 thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, tiếng Trung cũng có 4 thanh: thanh 1, thanh 2, thanh 3, thanh 4 Nhưng theo nhận định thế giới thì tiếng Việt nằm trong số nhưng ngôn ngữ khó học nhất thế giới Tuy nhiên, việc học tiếng Trung đối với người Việt nói chung và sinh viên người Việt nói riêng là không quá khó, hơn nữa người Việt cũng lọt vào danh sách là một trong nhưng người phát âm tiếng Anh chuẩn nhất thế giới, cho nên đó cũng là một lợi thế cho chúng ta bởi tiếng Hoa không quá khó

để phát âm chuẩn Trong khi đó tiếng Việt luyến lái nhiều hơn, sự linh hoạt của lưỡi và hàm cũng được vận dụng một cách tinh tế cầu kì khó mà bắt chước, cho nên các bạn có thể tự tin hơn rằng khi mình học tiếng Hoa cũng có nhiều lợi thế hơn

bộ thủ sẽ giúp cho người học dễ dàng trong việc ghi nhớ cách viết chữ cũng ý nghĩa từ

Mặt thuận lợi:

Khi nhớ mặt chữ của một từ thì người học rất khó quên được ý nghĩa của nó, chẳng hạn chữ an (安) gồm nữ (女 phụ nữ) ở dưới miên (宀 mái nhà) nên có nghĩa là an (an ổn), hoặc chữ minh (明) gồm nhật (日 mặt trời) và nguyệt (月 Mặt Trăng) nên có

Trang 27

27 nghĩa là sáng Như vậy mỗi từ của Trung Hoa có tính chất sống động hơn từ của phương Tây và vì vậy đọc một bài thơ Trung Hoa viết bằng chữ Trung Hoa thì cảm thấy có ý nghĩa hơn, thú vị hơn khi đọc cũng bài thơ đó phiên âm ra chữ quốc ngữ Cái thú còn tăng thêm gấp bội nếu ta thưởng thức được nét bút của người viết, và ai cũng nhận ra môn "thư họa" (vẽ chữ) của Trung Hoa là bước đầu của môn hoạ, người Trung Hoa nào viết chữ đẹp cũng được xem giống như một hoạ sĩ

 Lợi ích lớn nhất cho dân tộc Trung Hoa là nhờ lối chữ tượng hình mà họ nhanh chóng thống nhất được đất nước, dễ giữ được đế quốc của họ, vượt được hết nhiều dị biệt của các thổ ngữ, những hàng rào ngôn ngữ Họ có rất nhiều thổ ngữ, nếu dùng một thứ chữ tượng thanh, như tự mẫu La Tinh chẳng hạn, thì người Bắc Kinh không sao hiểu được người Vân Nam, người Tứ Xuyên không sao hiểu được người Sơn Đông mà nước của họ đã bị chia thành nhiều tiểu quốc, dân tộc rồi, như châu Âu có người Ý, Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha

Cũng nhờ lối chữ đặc biệt này mà Hoa kiều ở khắp thế giới từ Đông Nam

Á tới Âu Châu, Mỹ Châu, dù sinh sống ở quốc gia nào và sử dụng ngôn ngữ của dân tộc khác nhưng vẫn giữ được nền văn hóa cổ, vẫn giữ được phong tục, truyền thống và sử dụng chữ viết như một biểu hiện đặc sắc của văn hóa Trung Hoa

Mặt hạn chế:

Thời gian học dài: Người học chữ Trung Quốc phải có nhiều (hai năm) mới nhớ được mặt chữ của ba bốn ngàn từ thường dùng; nếu dùng lối tượng thanh thì nhanh và đơn giản hơn Chữ viết phức tạp, nhiều nét: có những chữ bao gồm trên hai mươi lăm nét

In sách báo tốn công sức vì thiết kế khuôn rất phức tạp, phải sắp gần một vạn chữ

vì không thể dùng ba bốn chục ký tự mẫu và dấu như các chữ lối tượng thanh

 Không đánh được tín hiệu: phải dùng khoảng 8.000 dấu hiệu (code), mỗi dấu hiệu thay cho một chữ

Về ngữ nghĩa: Do tiếng Trung có cấu tạo tượng hình, nên nhìn mặt chữ mà người học cũng có thể phát huy sức tưởng tượng, nó gần gũi với những gì người Hoa nhìn thấy rồi tái hiện lại đơn giản và ý nghĩa nhất có thể Chẳng hạn như:

 Muốn chỉ Mặt Trời, Trung Hoa vẽ sau thành chữ 日;

 Muốn chỉ Mặt Trăng, Trung Hoa vẽ sau thành chữ 月;

 Muốn chỉ khu ruộng, Trung Hoa vẽ thành chữ 田;

 Muốn chỉ cây cối, Trung Hoa vẽ thành chữ 木;

Trang 28

28

 Muốn chỉ cái miệng, Trung Hoa vẽ thành chữ 口

Ngoài ra tiếng Trung khá là giống với Tiếng Việt, một từ có thể có nhiều chức năng khác nhau: bổ ngữ, trạng ngữ, vị ngữ, tân ngữ… Tùy vào ngữ cảnh của câu nói và vị trí của nó trong câu; đồng thời cũng có nhiều nghĩa khác nhau tùy vào tình huống giao tiếp, sự vật, hiện tượng

2 ộng cơ chọn học tiếng Anh của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

Ngoại ngữ có vai trò rất quan trọng trong xã hội, nó là phương tiện, là chiếc cầu nối giữa chúng ta với nền tri thức, văn minh của thế giới Biết ngoại ngữ là cách để phá

bỏ rào cản về ngôn ngữ, giúp cho mọi người hiểu và xích lại gần nhau hơn Bên cạnh đó biết ngoại ngữ không những là yêu cầu tất yếu đối với các lao động có tay nghề và kỹ thuật cao nhằm đáp ứng nhu cầu thường xuyên đổi mới các quy trình công nghệ của nhà tuyển dụng và doanh nghiệp, mà còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại Thông thạo ngoại ngữ đang dần trở thành một kỹ năng không thể thiếu trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập như hiện nay Ngoài tiếng Trung Quốc ra thì tiếng Anh cũng là một ngoại ngữ rất phổ biến và cần thiết trên thế giới Một con số đáng quan tâm

đó là tiếng Anh chính là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ và là ngôn ngữ chính thức của khối E.U, là ngôn ngữ thứ 3 được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban Nha (do sự chênh lệch về dân số các quốc gia sử dụng)

Hơn nữa, tiếng Anh là một ngôn ngữ độc đáo, đẹp mang nhiều nét văn hóa đặc sắc độc đáo từ những quốc gia sử dụng nó Và việc học một ngôn ngữ khác không phải tiếng

mẹ đẻ, bao giờ cũng đem lại cho người học rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ ban đầu Vì thế

để học tốt tiếng Anh hay bất kì thứ tiếng nào khác đòi hỏi người học phải có những động lực khá rõ ràng

Vì tiếng Anh có hệ thống chữ viết khá tương đồng với tiếng Việt (hệ thống chữ latinh ) và tiếng Anh cũng đã được đưa vào chương trình học bậc Tiểu học và Trung học

vì vậy không làm cho sinh viên bị bỡ ngỡ khi học ngoại ngữ phụ nên việc sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc chọn học ngôn ngữ phụ tiếng Anh là điều tất yếu

Đối với sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên Đại học Mở nói riêng, ngoài việc biết tiếng Trung thì tiếng Anh hiện nay có một vị trí vô cùng quan trọng trong xã hội Thứ nhất, để sinh viên có thể đi xa và học hỏi thì tiếng Anh thật sự rất quan trọng

Vì là ngôn ngữ có số lượng người sử dụng lớn thứ 3 trên thế giới, với việc biết tiếng Anh thì sinh viên có thể tiếp nhận một lượng kiến thức không nhỏ liên quan đến đất nước và

Trang 29

29 con người của các nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính (chủ yếu là các nước phát triển có nền kinh tế mạnh và cuộc sống văn minh) và dễ dàng hội nhập với thế giới bên ngoài Có thể mở rộng tầm nhìn của bản thân về thế giới bên ngoài, hướng đến và học hỏi nhũng nền văn minh mới lạ

Thứ hai, học tiếng Anh cũng là cách để cải thiện bản thân, cải thiện cuộc sống và tương lai của chính mình Hiện nay các nhà tuyển dụng của những công ty lớn đều yêu cầu sinh viên sau khi ra trường phải thành thạo ít nhất hai ngoại ngữ, đối với sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ thì yêu cầu này lại càng cao Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ có nhu cầu về nguồn nhân lực lớn nhất ở Việt Nam, khi ra trường với mong muốn được làm việc ở một công ty tốt, có mức lương khá và môi trường ổn định thì việc

sử dụng thành thạo ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh sẽ được sinh viên ưu tiên hơn cả Hoặc muốn đi du học thì các nước thuộc khối liên minh Châu Âu, United States, Canada luôn là sự ưu tiên hàng đầu cho sinh viên bởi điều kiện sống và có các trường học danh tiếng, thì việc học tiếng Anh là việc không bao giờ có thể bỏ qua, nhất thiết sinh viên phải học tiếng Anh để có thể theo được nội dung chương trình đào tạo Và khi sinh viên biết thứ ngôn ngữ này, sinh viên vẫn có thể sống và làm việc đầy tự tin ở một quốc gia hoàn toàn xa lạ

Thứ ba, học tiếng Anh là điều kiện quan trọng để có thể tiếp cận, cập nhật những nguồn tri thức từ khắp nơi trên thế giới Những phần mềm thông dụng nhất trên thế giới, những mạng xã hội nổi tiếng nhất, những cổng thông tin phong phú nhất, những ví điện

tử được ưa chuộng nhất, hầu như đều được viết bằng tiếng Anh Ở bất cứ đâu, cũng có thể dễ dàng tìm thấy một người dân có thể nói tiếng Anh.Và đây là một lợi thế đối với những người biết tiếng Anh

Thứ tư, học và giao tiếp được bằng tiếng Anh giúp sinh viên năng động hơn trong môi trường xã hội, tự tin trong giao tiếp, xóa bỏ sự tự ti vốn có của người Châu Á, thúc đẩy đam mê khám phá những nền văn hóa của các nước trên thế giới Bởi lẽ người dân

sử dụng tiếng Anh hầu hết sống rải rác ở cácvùng miền trên thế giới, đi đến đâu sinh viên đều có thể học hỏi kiến thức nhờ sử dụng ngôn ngữ này

Việc học giao tiếp tốt tiếng Anh giúp sinh viên cảm thấy hài lòng, tự tin ở bản thân hơn vì có thể giao tiếp hoặc xem tivi bằng tiếng Anh từ đó có thể cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ và dễ dàng đạt thành công trong cuộc sống

Ngày đăng: 12/01/2022, 23:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: ộng cơ học tiếng Anh. - Tìm hiểu vấn đề học từ vựng tiếng anh không chuyên của sinh viên ngành ngôn ngữ trung quốc nghiên cứu khoa học
Bảng 1 ộng cơ học tiếng Anh (Trang 30)
Bao tố ( circumfixes) còn gọi là hình vị không liên tục. Đây là những hình vị bao quanh căn tố cả về phía đầu lẫn phía cuối - Tìm hiểu vấn đề học từ vựng tiếng anh không chuyên của sinh viên ngành ngôn ngữ trung quốc nghiên cứu khoa học
ao tố ( circumfixes) còn gọi là hình vị không liên tục. Đây là những hình vị bao quanh căn tố cả về phía đầu lẫn phía cuối (Trang 33)
Cao (ví dụ: hình vị 机để tạo các danh từ trong tiếng  Trung  có  tính  sản  sinh  rất  - Tìm hiểu vấn đề học từ vựng tiếng anh không chuyên của sinh viên ngành ngôn ngữ trung quốc nghiên cứu khoa học
ao (ví dụ: hình vị 机để tạo các danh từ trong tiếng Trung có tính sản sinh rất (Trang 34)
Bảng 5: Thời gian học tiếng Anh trong 1 tuần - Tìm hiểu vấn đề học từ vựng tiếng anh không chuyên của sinh viên ngành ngôn ngữ trung quốc nghiên cứu khoa học
Bảng 5 Thời gian học tiếng Anh trong 1 tuần (Trang 37)
Bảng 6: ác phƣơng pháp học tập tiếng Anh. - Tìm hiểu vấn đề học từ vựng tiếng anh không chuyên của sinh viên ngành ngôn ngữ trung quốc nghiên cứu khoa học
Bảng 6 ác phƣơng pháp học tập tiếng Anh (Trang 38)
Bảng 7: Thời gian học tiếng Trung mỗi ngày. - Tìm hiểu vấn đề học từ vựng tiếng anh không chuyên của sinh viên ngành ngôn ngữ trung quốc nghiên cứu khoa học
Bảng 7 Thời gian học tiếng Trung mỗi ngày (Trang 44)
Bảng 5: Thời gian học tiếng Anh trong 1 tuầ n. - Tìm hiểu vấn đề học từ vựng tiếng anh không chuyên của sinh viên ngành ngôn ngữ trung quốc nghiên cứu khoa học
Bảng 5 Thời gian học tiếng Anh trong 1 tuầ n (Trang 44)
Bảng 9: Những khó khăn khi học tiếng Anh. - Tìm hiểu vấn đề học từ vựng tiếng anh không chuyên của sinh viên ngành ngôn ngữ trung quốc nghiên cứu khoa học
Bảng 9 Những khó khăn khi học tiếng Anh (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w