1. Trang chủ
  2. » Chứng khoán

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 17-20

19 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 52,02 KB

Nội dung

- Chuẩn bị bài “Tìm hiểu chung về văn biểu cảm”: đọc và trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong phiếu học tập, GV phát phiếu học tập cho HS.. PHIẾU HỌC TẬP GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung GV y[r]

Trang 1

Ngày soạn: 17/9/2019

Tiết 17

VĂN BẢN: SÔNG NÚI NƯỚC NAM

(Nam quốc sơn hà) ( ?)

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- Giúp HS hiểu được

1 Kiến thức

- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng của dân tộc ta trong bài thơ

- Bước đầu hiểu được thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

2 Kĩ năng

- Kĩ năng bài dạy

+ Rèn luyện được kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ bài thơ Trung đại

+ Vận dụng các kĩ năng đã rèn luyện vào các bài học sau

*Tích hợp kĩ năng sống

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán “Nam quốc sơn hà”, về chủ quyền,về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

3 Thái độ

- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, thêm yêu quê hương đất nước

4.Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: TRÁCH NHIỆM, HÒA BÌNH, TỰ DO, TÔN

TRỌNG

- Giáo dục đạo đức: Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần độc lập, tự cường, trách nhiệm và lòng tự hào dân tộc

- Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, với quê hương, đất nước

*Tích hợp giáo dục an ninh quốc phòng

-Khẳng định ý chí của dân tộc Việt Nam về độc lập chủ quyền trước các thế lực xâm lược

II CHUẨN BỊ

- GV: Nghiên cứu soạn giảng, đọc tư liệu, SGK, SGV, máy chiếu

- HS: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản

III PHƯƠNG PHÁP/ KT

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, trình bày một phút, tóm tắt tài liệu,

IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Trang 2

1 Ổn định lớp (1’)

7C

2 Kiểm tra bài cũ(3’)

CÂU HỎI? Trình bày nội dung và nghệ thuật ở bài ca dao số 1 trong bài những câu hát châm biếm?

GỢI Ý TRẢ LỜI

-Bằng cách giới thiệu nói ngược bài ca dao đã giễu cợt, châm biếm nhân vật

“chú tôi” – kẻ đại diện cho hạng người nghiện ngập, vô tích sự, lười biếng, chỉ

thích ăn chơi hưởng thụ trong xã hội

3 Bài mới- Vào bài (1’)

Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một bài thơ được coi là Bản tuyên ngôn độc lập của nước ta Bài thơ đã thể hiện được tinh thần độc lập mạnh mẽ

và quyết tâm bảo vệ đất nước trước mọi kẻ thù xâm lược Chúng ta cùng vào bài

“Sông núi nước Nam”

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

*Hoạt động 1

Thời gian: 5’

Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm

PP: Đàm thoại, vấn đáp

KT: Đặt câu hỏi, động não

GV yêu cầu HS đọc phần chú thích * trong SGK

? Em hãy nêu những nét chính về tác giả bàithơ?

( Đối tượng HS học TB)

GV cho HS quan sát/ Phông chiếu: Lý Thường Kiệt

(1019 - 1075) tên thật là Ngô Tuấn, con Tiết tướng

quân Ngô An Ngữ, người Thăng Long Gia đình có

truyền thống làm quan dưới triều Lý Ông là người

mưu lược, có tài làm tướng

? Dựa vào phần chú thích * trong SGK và kiến thức

của em, hãy cho biết thể loại của bài thơ? ( Đối tượng

HS học TB)

GVBS: Thơ Đường luật là thể thơ phát triển rực rỡ

vào đời Đường (TK 7 - 10, Trung Quốc)

Thể Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu mỗi câu 7 chữ, vần

chân, nhịp thơ 4/3, 2/2/3

? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? ( Đối

tượng HS học TB)

HS suy nghĩ trả lời

GVBS: có người cho rằng bài thơ được sáng tác từ

cuộc kháng chiến chống Tống lần 1 (981)

I.Tìm hiểu chung

1 Tác giả

- Chưa rõ tác giả là ai, nhưng có ý kiến cho rằng tác giả là Lý Thường Kiệt

2 Tác phẩm

- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Hoàn cảnh sáng tác: trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 (1077) để khích

lệ tinh thần quân sĩ

Điều chỉnh, bổ sung giáo án………

………

………

Trang 3

*Hoạt động 2

Thời gian: 5’

Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc bài, tìm hiểu chú thích, tìm hiểu bố cục;

PP: Giảng bình, vấn đáp

KT: đọc diễn cảm, gợi tìm, động não.

GV nêu yêu cầu đọc bài: ngắt nhịp 4/3, 2/2/4, giọng

đọc mạnh mẽ, hùng tráng

GV đọc mẫu, gọi HS đọc bài, nhận xét

GV yêu cầu HS đọc các chú thích trong SGK

? Bài thơ nên được chia làm mấy phần? Đó là

những phần nào? Nội dung từng phần? ( Đối tượng

HS học TB)

-GV cho HS quan sát / phông chiếu, bố cục 2phần:

HS quan sát/ phông chiếu

+ 2 câu đầu: khẳng định chủ quyền đất nước

+ 2 câu sau: lời cảnh báo đanh thép quân xâm lược

II Đọc - hiểu văn bản

1 Đọc - tìm hiểu chú thích/ SGK

2 Bố cục: 2 phần

Điều chỉnh, bổ sung giáo án………

………

………

*Hoạt động 3

Thời gian: 20’

Mục tiêu: Hướng dẫn HS tiếp cận văn bản

PP: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, diễn dịch, quy nạp.

KT: gợi tìm, động não

? Em hiểu 2 câu thơ đầu như thế nào? ( Đối tượng HS

học TB)

- Lòng tự hào về bờ cõi sông núi nước Nam - nước

Nam là của Vua Nam, điểu này đã được khẳng định ở

sách trời

? Giọng điệu hai câu thơ như thế nào? ( Đối tượng

HS học TB)

- Hùng hồn, đanh thép, trang trọng, đầy tự hào

? Tại sao tác giả lại sử dụng từ “đế” mà không phải

là từ “vương”? ( Đối tượng HS học Khá)

HS1- Thể hiện: nước Nam có chủ, có sự bình đẳng và

vị thế ngang hàng với Trung Hoa

HS 2- Đế còn có nghĩa đại diện cho nhân dân Nam đế

là vua đại diện cho nhân dân Việt Nam

GV bình: Đây là chữ quan trọng nhất trong câu thơ

cũng như toàn bài Trong lịch sử, các vua Trung Quốc

thường tự xưng là “Đế”, phong cho các nước lân cận

là “Vương” Ở đây, việc sử dụng từ “Đế” đã khẳng

định vị thế ngang hàng, tinh thần độc lập tự cường, ý

thức bình đẳng quốc gia, dân tộc của người Việt

? Tác giải đưa ra lý lẽ “định thiên thư” nhằm mục

3 Phân tích

a, Hai câu thơ đầu

Với giọng điệu hùng hồn, đanh thép, lý lẽ sắc bén, 2 câu thơ đầu đã khẳng định đất nước Nam là của vua Nam, một chân lý không thể thay đổi Đồng thời thể hiện vị trí ngang hàng của Nam quốc với Bắc quốc

Trang 4

đích gì? ( Đối tượng HS học TB)

- Khẳng định: nước Nam là của vua Nam, tạo hóa đã

định sẵn như vậy- chân lí không thể thay đổi (chính

nghĩa)

? Nội dung của hai câu thơ cuối là gì? ( Đối tượng HS

học TB)

- Lời cảnh báo về hành động xâm lược liều lĩnh, phi

nghĩa của kẻ thù “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” và

lời cảnh cáo đanh thép, thể hiện ý chí quyết chiến,

quyết thắng của quân dân Đại Việt trước mọi kẻ thù

? Giọng điệu của 2 câu thơ cuối thế nào? ( Đối tượng

HS học TB)

- Đanh thép, hùng hồn, kiêu hãnh

? Tại sao bài thơ lại được coi là “Bản Tuyên ngôn

độc lập đầu tiên” của nước ta? ( Đối tượng HS học

Khá- giỏi)

HS suy nghĩ trả lời

HS khác nhận xét

GV- Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền

của đất nước và khẳng định không một thế lực nào

được xâm phạm Bài thơ lần đầu tiên khẳng định,

tuyên bố về nền chủ quyền vững chắc, quyền tồn tại

độc lập và bình đẳng của Nam quốc với Bắc quốc

Đồng thời sẵn sàng bảo vệ quyền độc lập đó trước mọi

kẻ thù Được trình bày cụ thể bằng 4 ý:

1 Nêu tư tưởng chủ quyền dân tộc Việt Nam

2 Xác định tính tất yếu của chân lí đó

3 Cảnh báo quân xâm lược

4 Khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền

b, Hai câu thơ cuối

Với giọng điệu đanh thép, hùng hồn, hai câu thơ cuối bài thơ đã nêu ra một quyết tâm sắt đá của vua tôi Đại Việt sẽ đập tan mọi âm mưu

và hành động ngông cuồng của bất cứ kẻ thù xâm lược nào

Điều chỉnh, bổ sung giáo án………

………

………

*Hoạt động 4

Thời gian: 5’

Mục tiêu: Hướng dẫn HS tổng kết kiến thức

PP: phát vấn, đàm thoại

KT: Trình bày 1 phút

? Em hãy khái quát nội dung chính của bài thơ? ( Đối

tượng HS học TB)

*GV Tích hợp giáo dục an ninh quốc phòng

- Khẳng định ý chí của dân tộc Việt Nam về độc

lập chủ quyền trước các thế lực xâm lược

* Tích hợp giáo dục đạo đức

Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần độc lập, tự

cường, trách nhiệm và lòng tự hào dân tộc

4.Tổng kết

a, Nội dung

- Tinh thần độc lập mạnh

mẽ và niềm tự hào dân tộc

- Quyết tâm cao độ bảo vệ chủ quyền đất nước

Trang 5

? Bản thân em sẽ làm gì để góp phần xây dựng và bảo

vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước?

HS trình bày 1 phút, HS khác nhận xét

GV nhẫn xét, đánh giá, chốt kiến thức

? Bài thơ có những nét nghệ thuật nào? ( Đối tượng

HS học TB)

HS trả lời, nhận xét

GV chốt kiến thức

GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ/SGK

HS đọc nội dung ghi nhớ/ SGK

b, Nghệ thuật

- Lời thơ ngắn gọn, súc tích, dõng dạc mà đanh thép

- Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt được vận dụng nhuần nhuyễn

c, Ghi nhớ (SGK)

Điều chỉnh, bổ sung giáo án………

………

4 Củng cố (2’)

? Tại sao bài thơ lại được coi là “Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của nước ta?

5 Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (3’)

- Học thuộc bài thơ và ghi nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật

- Làm bài tập phần luyện tập và bài tập trong SBT

- Chuẩn bị bài “Phò giá về kinh”: trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Xem trước bài và trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong phiếu học tập,GV phát phiếu học tập cho HS

PHIẾU HỌC TẬP

GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung:GV yêu cầu HS đọc phần chú thích/ SGK.

? Em hãy nêu những nét chính về tác giả bài thơ?

? Dựa vào phần chú thích * trong SGK và kiến thức của em, hãy cho biết thể loại của bài thơ?

? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

GV nêu yêu cầu đọc bài: ngắt nhịp 2/3, 3/2, giọng đọc to, rõ ràng, dứt khoát

GV yêu cầu HS đọc các chú thích trong SGK

? Bài thơ nên được chia làm mấy phần?Đó là những phần nào? Nội dung từng phần?

? Hai câu thơ đầu được dịch nghĩa như thế nào?

?Những chiến thắng nào được nhắc lại trong lời thơ này?

? Nhịp điệu và từ ngữ trong đoạn thơ này như thế nào? Có tác dụng gì?

GV yêu cầu HS đọc 2 câu thơ cuối

? Hai câu thơ cuối được dịch nghĩa như thế nào?

? Tác giả gửi gắm điều gì qua 2 câu thơ cuối?

? Em thấy cách diễn đạt ý tưởng trong bài thơ như thế nào?

? Khát vọng trong bài thơ có thành hiện thực ở thời nhà Trần không

HS dựa vào kiến thức lịch sử để trả lời

Ngày soạn: 17/9/2019

Tiết 18

Trang 6

VĂN BẢN: PHÒ GIÁ VỀ KINH (Tụng giá hoàn kinh sư)

Trần Quang Khải

-I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- Giúp HS hiểu được

1 Kiến thức

- Cảm nhận được khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ

- Bước đầu hiểu được thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

2 Kĩ năng

- Kĩ năng bài dạy

+ Rèn luyện được kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ bài thơ Trung đại

+ Vận dụng kĩ năng đã được rèn luyện vào các bài học

- Kĩ năng sống

+ Giao tiếp, trình bày, suy nghĩ, thảo luận, chia sẻ kinh nghệm cá nhân về cách cảm thụ, phân tích một bài thơ Trung đại

3 Thái độ

- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, thêm yêu quê hương đất nước

* Tích hợp giáo dục đạo đức

- Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần độc lập, tự cường, trách nhiệm và lòng

tự hào dân tộc

- Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, với quê hương, đất nước

4 Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học

II CHUẨN BỊ

- GV: Nghiên cứu soạn giảng, đọc tư liệu, SGK, SGV, máy chiếu

- HS: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản

III PHƯƠNG PHÁP/ KT

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống,

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”

IV TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

1 Ổn định lớp(1’)

7C

2 Kiểm tra bài cũ(3’)

CÂU HỎI? Đọc thuộc bài thơ “Nam quốc sơn hà” Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

GỢI Ý TRẢ LỜI

HS: Lên bảng đọc thuộc bài thơ “Nam quốc sơn hà”

Nội dung: - Tinh thần độc lập mạnh mẽ và niềm tự hào dân tộc

- Quyết tâm cao độ bảo vệ chủ quyền đất nước

Nghệ thuật:- Lời thơ ngắn gọn, súc tích, dõng dạc mà đanh thép

- Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt được vận dụng nhuần nhuyễn

Trang 7

3 Bài mới- Vào bài (1’)

Trong nền văn học Việt Nam xuyên suốt từ cổ chí kim, yêu nước là một trong những cảm hứng chủ đạo,vừa phản ánh lịch sử dân tộc vừa thể hiện đời sống tinh thần của nhân dân trong mối quan hệ với cộng đồng Giờ trước các em cũng

đã tìm hiểu một tác phẩm thấm đẫm tinh thần yêu nước, hôm nay cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu 1 tác phẩm nữa, bài “Phò giá về kinh”

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

*Hoạt động 1

Thời gian: 5’

Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm

PP: Đàm thoại, vấn đáp

KT: động não, trả lời

GV yêu cầu HS đọc phần chú thích * trong

SGK

? Em hãy nêu những nét chính về tác giả bài

thơ? ( Đối tượng HS học TB)

HS suy nghĩ trả lời

GV nhận xét, chốt ý

? Dựa vào phần chú thích * trong SGK và kiến

thức của em, hãy cho biết thể loại của bài thơ? (

Đối tượng HS học TB)

HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý

- Ngũ ngôn tứ tuyệt: một bài có 4 câu, mỗi

câu 5 chữ

- Gieo vần: câu 1, 2, 4 hoặc 1, 4 ở chữ cuối

? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

( Đối tượng HS học TB)

HS suy nghĩ trả lời

GV chốt

I.Tìm hiểu chung

1 Tác giả

Trần Quang Khải (1241 -1294), con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tông

- Là vị tướng tài năng, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông -Nguyên

- Là người có vần thơ “sâu

xa, lí thú”

2 Tác phẩm

- Thể loại: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Hoàn cảnh sáng tác: được làm năm 1285 lúc Trần Quang Khải đón 2 vị vua Trần về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương

- Hàm Tử

Điều chỉnh, bổ sung giáo án

………

………

*Hoạt động 2

Thời gian: 5’

Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc bài, tìm hiểu chú thích, tìm hiểu bố cục VB PP: đọc diễn cảm, gợi tìm, thuyết trình

KT: Đọc diễn cảm, động não

GV nêu yêu cầu đọc bài: ngắt nhịp 2/3, 3/2, II Đọc - hiểu văn bản

Trang 8

giọng đọc to, rõ ràng, dứt khoát.

GV đọc mẫu, gọi HS đọc bài, nhận xét

GV yêu cầu HS đọc các chú thích trong SGK

? Bài thơ nên được chia làm mấy phần? Đó là

những phần nào? Nội dung từng phần? ( Đối

tượng HS học TB)

- GV cho HS quan sát / phông chiếu, bố

cục 2 phần:

HS quan sát/ phông chiếu

+ 2 câu đầu: chiến thắng hào hùng của dân tộc

+ 2 câu sau: lời động viên, khích lệ xây dựng

đất nước, niềm tin vào sự vững mạnh của đất

nước

1 Đọc - tìm hiểu chú thích/SGK

2 Kết cấu, bố cục

- Bố cục: 2 phần

Điều chỉnh, bổ sung giáo án

………

………

*Hoạt động 3

Thời gian: 15’

Mục tiêu: Hướng dẫn HS tiếp cận văn bản

PP: phân tích, đàm thoại, vấn đáp, nêu vấn đề

KT: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút

? Hai câu thơ đầu được dịch nghĩa như thế

nào? ( Đối tượng HS học TB)

- Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương,

Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử

?Những chiến thắng nào được nhắc lại trong

lời thơ này? ( Đối tượng HS học TB)

- Hai chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử,

đây là hai chiến thắng vang dội của quân và

dân nhà Trần trong kháng chiến chống quân

Mông - Nguyên (1285)

? Nhịp điệu và từ ngữ trong đoạn thơ này như

thế nào? Có tác dụng gì? ( Đối tượng HS học

Khá- giỏi)

HS1- Nhanh, mạnh, dứt khoát

- Động từ mạnh: “đoạt” (cướp), “cầm” (bắt)

HS2- Câu trên đối xứng với câu dưới cả về

nhịp và ý

GV=>Diễn đạt đúng không khí chiến thắng

hào hùng, oanh liệt của dân tộc ta trong cuộc

đối đầu với quân giặc Mông – Nguyên Phản

ánh sự thất bại thảm hại của kẻ thù

3 Phân tích

a, Hai câu thơ đầu: Hào khí chiến thắng xâm lược

- Bằng ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích,nhịp điệu thơ nhanh,

Trang 9

GV bình:

Hai câu thơ đầu nhắc đến 2 chiến thắng vang

dội Chương Dương - Hàm Tử của quân đội

nhà Trần và nhân dân ta trong cuộc kháng

chiến chống quân Mông - Nguyên Hai chiến

thắng đã góp phần xoay chuyển thế trận, tạo

điều kiện giải phóng Thăng Long Lời thơ

ngắn gọn, ý dồn nén, súc tích, chỉ với 10

tiếng, 2 câu thơ giản dị chất chứa bao tâm

trạng vui mừng, phấn khởi của vị tướng quân

mưu lược này

GV yêu cầu HS đọc 2 câu thơ cuối

? Hai câu thơ cuối được dịch nghĩa như thế

nào? ( Đối tượng HS học TB)

- Thái bình rồi nên dốc hết sức lực

Muôn đời vẫn có non sông này

? Tác giả gửi gắm điều gì qua 2 câu thơ

cuối? ( Đối tượng HS học TB)

2 nội dung:

HS1- Lời động viên, xây dựng và phát triển

quốc gia phồn thịnh

HS2- Thể hiện niềm tin sắt đá vào sự vững

bền muôn thuở của đất nước

GV=> thể hiện khát vọng hòa bình, khát vọng

xây dựng đất nước bền vững muôn đời

* Tích hợp giáo dục đạo đức

? Là học sinh em sẽ làm gì để góp phần xây

dựng quê hương đất nước?

HS tự bộc lộ, trình bày 1 phút

HS khác nhận xét, bổ sung

GV nhận xét, đánh giá

? Em thấy cách diễn đạt ý tưởng trong bài

thơ như thế nào? ( Đối tượng HS học Khá)

- Diễn đạt theo cách nói chắc nịch, sáng rõ, cô

đúc, không hình ảnh, không hoa văn, ý tưởng

và cảm xúc hòa làm một

? Khát vọng trong bài thơ có thành hiện thực

ở thời nhà Trần không? ( Đối tượng HS học

Khá- giỏi)

HS dựa vào kiến thức lịch sử để trả lời

*Tích hợp kiến thức lịch sử: Thời Trần, sau

hai cuộc kháng chiến chống quân Mông –

Nguyên là một thời kì thái bình thịnh trị khá

dài trong lịch sử nước ta

mạnh, dứt khoát cùng các động

từ mạnh, tác giả đã diễn tả lại hai chiến thắng hào hùng của quân đội nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông

- Nguyên

b, Hai câu thơ cuối: Khát vọng hoà bình của dân tộc.

Hai câu thơ cuối như một lời nhắn nhủ, động viên toàn dân tộc cùng cố gắng xây dựng đất nước Đồng thời thể hiện niềm tin sắt đá vào sự vững bền muôn thuở của nước nhà

Điều chỉnh, bổ sung giáo án………

Trang 10

Hoạt động 4

Thời gian: 5’

Mục tiêu: Hướng dẫn HS tổng kết kiến thức

PP: vấn đáp

KT: trình bày 1 phút.

? Em hãy khái quát nội dung chính của bài

thơ? ( Đối tượng HS học TB)

? Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước?

HS tự bộc lộ, trình bày 1 phút

HS khác nhận xét, bổ sung

GV nhận xét, đánh giá

* Tích hợp giáo dục đạo đức

- Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần độc lập, tự

cường, trách nhiệm và lòng

tự hào dân tộc

- Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có tinh thần

vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, với quê

hương, đất nước

? Bài thơ có những nét nghệ thuật nào? ( Đối

tượng HS học TB)

GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ/SGK

HS đọc ghi nhớ/SGK

Điều chỉnh, bổ sung giáo án ………

………

………

*Hoạt động 5

Thời gian: 5’

Mục tiêu: Hướng dẫn HS làm BT.

PP: vấn đáp, đàm thoại

KT: động não.

GVHDHS làm BT- SGK

Điều chỉnh, bổ sung giáo án………

………

………

4.Tổng kết

a, Nội dung

- Không khí chiến thắng hào hùng

- Khát vọng xây dựng cuộc sống với niềm tin đất nước vững bền muôn thuở

b, Nghệ thuật

- Lời thơ ngắn gọn, súc tích, cô đọng, hình ảnh chọn lọc

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt được vận dụng nhuần nhuyễn

c, Ghi nhớ (SGK)

III Luyện tập(SGK)

4 Củng cố (2’)

? Hào khí Đông A được thể hiện như thế nào qua bài thơ?

Ngày đăng: 07/01/2022, 10:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HS quan sát VD trên bảng phụ, suy nghĩ trả lời GV nhận xét, chốt ý. - Giáo án Ngữ văn 7 tiết 17-20
quan sát VD trên bảng phụ, suy nghĩ trả lời GV nhận xét, chốt ý (Trang 13)
HS đọc bài tập, 4 HS lên bảng HS mỗi em làm một ý - Giáo án Ngữ văn 7 tiết 17-20
c bài tập, 4 HS lên bảng HS mỗi em làm một ý (Trang 14)
III. Luyện tập Bài tập 1 - Giáo án Ngữ văn 7 tiết 17-20
uy ện tập Bài tập 1 (Trang 14)
thư kí ghi lên bảng, nhóm nào tìm được nhiều từ hơn là chiến thắng. - Giáo án Ngữ văn 7 tiết 17-20
th ư kí ghi lên bảng, nhóm nào tìm được nhiều từ hơn là chiến thắng (Trang 15)
w