Anhchị hãy phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này liên hệ với khu vực thương mại tự do ASEAN
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
661,88 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI o0o BÀI TIỂU LUẬN MÔN : PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN Họ Và Tên SV : Lưu Thị Tố Uyên Mã SV: 4435064 Lớp : 4435 ĐỀ : Câu 1: Anh/chị hãy phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này Liên hệ với khu vực thương mại tự do ASEAN Câu 2: Anh/Chị hãy giải quyết tình huống sau đây: Các doanh nghiệp sản xuất xe đạp của Trung Quốc (một nước không phải thành viên của ASEAN), dự định xuất khẩu xe đạp vào Việt Nam Đối với mặt hàng xe đạp này, mức thuế nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam là 35%, mức thuế nhập khẩu từ Trung Quốc vào Campuchia là 5% Việt Nam và Campuchia đều là thành viên của Khu vực thương mại tự do ASEAN Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu xe đạp của Trung Quốc đã xuất khẩu xe đạp vào Campuchia, sau đó lắp thêm 1 số bộ phận vào xe (đèn trang trí, bọc bảo vệ tay lái, gác baga xe (ghế ngồi sau)) và đăng ký được sản xuất tại Campuchia và xuất khẩu sang Việt Nam Họ tính toán rằng nếu làm như vậy thì sẽ được hưởng mức thuế suất 0% đang được áp dụng trong Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) Hỏi 1 Mặt hàng xe đạp trên có được cơ quan hải quan của Việt Nam coi là hàng hoá của Campuchia khi nhập khẩu vào Việt Nam hay không? 2 Theo ATIGA, làm cách nào để xác định hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ từ một nước thành viên của ASEAN? BÀI LÀM Câu 1: Anh/chị hãy phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này Liên hệ với khu vực thương mại tự do ASEAN Trả lời : I Mở đầu Có thể nói rằng quyết định thành lập khu vực thương mại đã mang lại những hiệu quả nhất định đối với các nước trong khối Cùng với việc thành lập khu vực thương mại tự do là sự xuất hiện của một số hiện tượng như chệch hướng thương mại Một trong những hạn chế của xu thế khu vực hóa thương mại tự do là hiện tượng “chệch hướng thương mại” Bài viết dưới đây với chủ đề: “Bình luận về hiện tượng “chệch hướng thương mại” trong các khu vực thương mại tự do và các biện pháp hạn chế hiện tượng này, đồng thời liên hệ với ASEAN.” phần nào nói rõ hơn về hiện tượng này II Nội dung 1 Khu vực thương mại tự do Khu vực thương mại tự FTA hay còn gọi là khu vực mậu dịch tự do,được hình thành khi hai hay nhiều nước thực hiện việc bãi bỏ tất cả thuế xuất nhập khẩu và cáchạn chế phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa qua lại đối với các nước này nhưng vẫn giữ nguyên thuế quan đối với các bước khác Các FTA được thành lập nhằm các nước thành viên mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cáo hiệu quả nhờ sản xuất quy mô lớn, củng cố các quan hệ chính trị Khu vực tự do mậu dịch (Free Trade Area, FTA) được hình thành trên nguyên tắc hàng hóa, dịch vụ của các quốc gia thành viên phải được hưởng các chế độ tiếp cận thị trường ưu đãi đặc biệt để qua đó xúc tiến hoạt động thương mại nội khối Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, khi quá trình sản phẩm các sản phẩm hàng hóa có thể trải qua nhiều công đoạn sản xuất tại nhiều quốc gia, việc xác định xuất xứ của sản phẩm được coi là trọng tâm của FTA Các quy tắc xuất xứ được quy định rất chặt chẽ nhằm hạn chế những hành vi “vượt rào” của các doanh nghiệp ngoài khu vực tự do mậu dịch nhằm hưởng ưu đãi của FTA 2 Hiện tượng chệch hướng thương mại a Khái niệm “Chệch hướng thương mại” là một thuật ngữ được sử dụng trong kinh tế học quốc tế, nói về sự chuyển hướng của mối quan hệ thương mại của một quốc gia sau khi quốc gia này kí kết những hiệp định kinh tế song phương hoặc gia nhập các khối kinh tế Thông thường, khi một quốc gia áp dụng cùng một mức thuế đối với tất cả các quốc gia khác, liền có xu hướng nhập khẩu hàng hóa từ nơi có giá rẻ nhất, mang lại hiệu quả cao nhất Tuy nhiên, một khi các hiệp định thương mại song phương hay khu vực trong các khu vực thương mại tự do được kí kết, tạo nên sự khác biệt về mức thuế, hàng hóa của các quốc gia tham gia hiệp định sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng hóa của các quốc gia bên ngoài Chính điều này gây ra hiện tưởng chuyển hướng thương mại, các quốc gia có xu hướng chuyển việc nhập khẩu hàng hóa từ các nước bạn hàng quen thuộc sang các nước nằm trong hiệp định Chệch hướng thương mại là hiện tượng hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài có thể xâm nhập vào các quốc gia có thuế quan cao thông qua quốc gia có thuế quan thấp trong một khi vực thương mại tự do, do các quốc gia thành viên của khu vực thương mại xóa bỏ thuế xuất nhập khẩu và các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia này nhưng vẫn giữ nguyên thuế qun đối với bên ngoài Hiện tượng chệch hướng thương mại là hiện tượng xuất hiện khi một nhóm nước hình thành thương mại tự do khi đó nhập khẩu từ các nước ngoài khối có thể xâm nhập vào nước có thuế quan thấp thông quan các nước có thuế quan thấp trong khu vực b Bản chất Bản chất của hiện tượng chệch hướng thương mại là một hiện tượng có tính chất tiêu cực, bản chất là một hình thức trốn thuế của các nhà sản xuất ngoài khu vực thương mại tự do né tránh thuế quan để xâm nhập vào thị trường của các nước có thuế quan cao mà không phải chịu mức thuế đối của các quốc gia đặt với khu vực ngoài khối Khi hiện tượng này xảy ra quốc gia trong khối thương mại sẽ bị tổn thương và bị thất thu đối với hàng hóa mà mình nhập khẩu do các nhà sản suất nước ngoài trốn thuế c Nguyên Nhân Nguyên nhân chính dẫn đến chệch hướng thương mại là do sự phân biệt về mức thuế xuất, nhập khẩu giữa các nước thành viên và không phải thành viên của một hiệp định hay một khu vực thương mại tự do; do đó các biện pháp khắc phục hạn chế thường nên xoay quanh việc điều chỉnh, xây dựng biểu thuế xuất, nhập khẩu cho phù hợp Mặt khác, thận trọng trong việc vận dụng các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế hay khu vực để điều chỉnh mức thuế vừa góp phần ổn định nguồn thu cho quốc gia, vừa tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó hạn chế sự chệch hướng thương mại giữa khu vực Trong các khu vực thương mại tự do, để xác định hàng hóa được hưởng ưu đãi thương mại từ tự do hóa và tránh hiện tượng “chệch hướng thương mại”, các khu vực này đều có các quy định về xuất xứ hàng hóa Ngoài ra, mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu cũng phần nào tạo nên nhiều mối liên hệ kinh tế với nhiều bạn hàng quốc tế hơn, do đó giảm sự chênh hướng trong thương mại hơn d Hậu quả Sự chuyển hướng trong thương mại này gây thiệt hại cho những nước không là thành viên của một hiệp định hay khu vực thương mại tự do nào đó Chệch hướng thương mại hướng các quốc lựa chọn các sản phẩm từ các nước trong hiệp định hoặc khu vực thương mại tự do bởi lợi thế giá rẻ chức không hoàn toàn do có sức cạnh tranh hơn các sản phẩm tương tự từ các nước ngoài khu vực hay không là thành viên kí kết hiệp định Những nước này mặc dù sản xuất hiệu quả hơn, giá rẻ hơn những vẫn bị mất thị trường do sự phân biệt về thuế khi xuất hiện hiện tượng chệch hướng thương mại khiến các ngành xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh không phát huy được hiệu quả Làm ảnh hưởng tới sự đoàn kết trong khối FTA Đó là sự cạnh tranh, của doanh nghiệp trong nước thành viên với nước ngoại khối nếunước thành viên là nước kém phát triển hơn nước ngoại khối có thể doanh nghiệp trong nước sẽ bị phá sản… III Liên hệ với khu vực thương mại tự do ASEAN Như vậy, qua phân tích trên ta đã có những hiểu biết nhất định về các hiện tượng xuất hiện khi tiết lập khu vực thương mại tự do từ đó có những biện pháp hạn chế đối với những hiện tượng tiêu cực và thúc đẩy phát triển đối với những hiện tượng có lợi cho các quốc gia trong khu vực Cũng giống như khu vực thương mại tự do khác trên thế giới, trong khu vực thương mại tự do của Asean hiện tượng chệch hướng thương mại vẫn xuất hiện, nó có tác động tiêu cực đến các nước trong khối nên để xác định hàng hóa được hưởng ưu đãi thương mại trong khu vực nhằm hạn chế hiện tượng “chệch hướng thương mại – trade deflection” , quy tắc xuất xứ hàng hóa trong khu vực thương mại tự do Asean được xây dựng thành một trong các chế định pháp lí chính Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển trong ASEAN, nếu đứng ngoài hoặcchậm chân với xu thế này, các nước sẽ phải chịu sự phân biệt đối xử và nguy cơ đối mặt với hiệuứng chệch hướng thương mại khiến các ngành xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh không phát huyđược hiệu quả Vì vậy, việc tham gia các FTA tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu, đồng thời tạosức ép để các nước trên tăng cường hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, cải cách, hoàn thiệnhệ thống pháp lý cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế Câu 2 Anh/Chị hãy giải quyết tình huống sau đây: Các doanh nghiệp sản xuất xe đạp của Trung Quốc (một nước không phải thành viên của ASEAN), dự định xuất khẩu xe đạp vào Việt Nam Đối với mặt hàng xe đạp này, mức thuế nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam là 35%, mức thuế nhập khẩu từ Trung Quốc vào Campuchia là 5% Việt Nam và Campuchia đều là thành viên của Khu vực thương mại tự do ASEAN Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu xe đạp của Trung Quốc đã xuất khẩu xe đạp vào Campuchia, sau đó lắp thêm 1 số bộ phận vào xe (đèn trang trí, bọc bảo vệ tay lái, gác baga xe (ghế ngồi sau)) và đăng ký được sản xuất tại Campuchia và xuất khẩu sang Việt Nam Họ tính toán rằng nếu làm như vậy thì sẽ được hưởng mức thuế suất 0% đang được áp dụng trong Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) Hỏi 1 Mặt hàng xe đạp trên có được cơ quan hải quan của Việt Nam coi là hàng hoá của Campuchia khi nhập khẩu vào Việt Nam hay không? 2 Theo ATIGA, làm cách nào để xác định hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ từ một nước thành viên của ASEAN? Trả Lời : 2.Theo ATIGA, làm cách nào để xác định hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ từ một nước thành viên của ASEAN? - Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu - Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng một số quy định về hàm lượng giá trị khu vực, nguyên liệu sản xuất, v.v Nước thành viên cho phép người xuất khẩu được quyết định sử dụng một trong hai tiêu chí sau đây để xác định xuất xứ hàng hóa (1) Hàm lượng giá trị khu vực (sau đây gọi tắt là RVC) của hàng hóa không dưới 40%; (2) Tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa (sau đây gọi tắt là CTC) ở cấp bốn số ... Câu 1: Anh/chị phân tích tượng thương mại chệch hướng khu vực thương mại tự biện pháp khắc phục tượng Liên hệ với khu vực thương mại tự ASEAN Câu 2: Anh/Chị giải tình sau đây: Các doanh nghiệp... xứ từ nước thành viên ASEAN? BÀI LÀM Câu 1: Anh/chị phân tích tượng thương mại chệch hướng khu vực thương mại tự biện pháp khắc phục tượng Liên hệ với khu vực thương mại tự ASEAN Trả lời : I Mở... lập khu vực thương mại mang lại hiệu định nước khối Cùng với việc thành lập khu vực thương mại tự xuất số tượng chệch hướng thương mại Một hạn chế xu khu vực hóa thương mại tự tượng ? ?chệch hướng