1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Xét xử vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế những hạn chế vướng mắc và các giải pháp khắc phục

31 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Việc hướng dẫn, giải thích quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tình tiết định tội, định khung trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là yêu cầu cần thiết giúp cho những người tiến hành tố tụng xác định tội danh và áp dụng pháp luật chính xác tránh những sai lầm dẫn đến việc làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Do tính chất và đặc điểm của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế luôn bị chi phối bởi chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, vì thế, qua thực tiễn xét xử và thực tiễn nghiên cứu cho thấy: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những loại tội phức tạp, việc định tội danh, đánh giá chứng cứ khi nghiên cứu, xét xử là một công tác khó không chỉ đối với cán bộ Tòa án mà đối với cả những Thẩm phán có kinh nghiệm. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng việc áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật đối với loại tội phạm trên cũng vẫn còn những hạn chế, nhất là khi Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có sửa đổi, bổ sung về một số tội thuộc chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

  • Việc nghiên cứu thực tiễn xét xử cũng như công tác đấu tranh phòng ngừa các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tiễn quan tâm. Các bài viết và công trình nghiên cứu về vấn đề này gồm có: “Xác định tội danh, xác định số tiền phải chịu trách nhiệm hình sự trong vụ án liên quan đến hoàn thuế giá trị gia tăng tạp chí Toà án số 24/2004” Đỗ Văn Chỉnh, “Luận văn thạc sỹ Luật học “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ” Hà Nội, 2006 của Vũ Phúc Du. Cuốn sách “Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, NXB Tư pháp của tác giả Nguyễn Mai Bộ; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 2, Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2010. Một số bài viết trên tờ báo, tạp chí chuyên ngành luật như: “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế đấu tranh chống các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” của tác giả Nguyễn Mai Bộ, Tạp chí Toà án số 7/2004; “Những bất cập khi áp dụng các quy định của BLHS 1999 trong chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” của tác giả Vũ Trọng Khương, Tạp chí Kiểm sát số 20/2006. “Thực trạng xét xử các vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” của tác giả Đinh Văn Quế, Tạp chí Toà án số 24/2004; “Bàn về các quy định của BLHS về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và những vấn đề cần hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Văn Trượng… Các bài viết kể trên đã đề cập đến các vấn đề cơ bản của chuơng XVI về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

  • Như vậy, hiện nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu, đầy đủ và có hệ thống về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, thực tiễn xét xử ít được quan tâm nghiên cứu.

  • Do đó, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự về quản lý kinh tế nói riêng hay các tội phạm khác được quy định trong Bộ luật Hình sự nói chung cần phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để qua đó nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng ngừa phòng chống tội phạm và nâng cao hiệu quả của công tác xét xử, nhất là đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

  • Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về TNHS đối với các tội xâm phạm TTQLKT, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ và định hướng cho việc tiếp tục hoàn thiện và bảo đảm hiệu quả quy định của BLHS Việt Nam về TNHS đối với các tội phạm này trên cả phương diện lập pháp và thực tiễn. Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong pháp luật hình sự, tìm ra một số bất cập trong quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của BLHS năm 1999 của Việt Nam và công tác xét xử các tội phạm này đề xuất một số kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định của BLHS về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và một số giải pháp khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong việc xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

  • Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:

  • - Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận và vấn đề thực tiễn hiện nay trong công tác xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

  • - Đánh giá thực tiễn xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khi áp dụng pháp luật.

  • - Xây dựng khái niệm khoa học về các tội xâm phạm TTQLKT và khái niệm TNHS đối với các tội xâm phạm TTQLKT với những cách tiếp cận khác nhau;

  • - Phân tích cơ sở của TNHS đối với các tội xâm phạm TTQLKT với các cách tiếp cận khác nhau; làm rõ hình thức của TNHS đối với các tội phạm này, đặc biệt là hình phạt và các biện pháp tư pháp;

  • 4. Phương pháp nghiên cứu:

  • Để tiếp cận vấn đề nghiên cứu đề tài tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách hình sự cũng như chính sách đấu tranh phòng, chống tội phạm.

  • Tiểu luận sử dụng một số phương pháp tiếp cận làm sáng tỏ vấn đề như: Phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê... Đồng thời việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự do Tòa án nhân dân tối cao hoặc của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương ban hành có liên quan đến đề tài để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu.

  • 5. Những đóng góp về mặt khoa học của tiểu luận:

  • Tiểu luận sẽ là tài liệu tham khảo nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội xâm phạm TTQLKT. Trong tiểu luận này, tác giải giải quyết các vấn đề về mặt lý luận sau:

  • - Phân tích thực tiễn áp xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong thời gian qua, đưa ra một số nhận xét, đánh giá về công tác xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, xác định một số bất cập trong các quy định của pháp luật về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cần được sửa đổi bổ sung, những vướng mắc trong việc xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cần được giải quyết.

  • - Đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện một số quy định của BLHS về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử những vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

  • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận:

  • Đây là đề tài nghiên cứu chuyên sâu và đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội xâm phạm TTQLKT ở cấp độ Tiểu luận.

  • Tiểu luận góp phần vào việc làm rõ thực tiễn áp dụng quy định về các tội xâm phạm TTQLKT đồng thời đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm TTQLKT và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này trên thực tiễn.

  • 7. Kết cấu của bài tiểu luận:

  • Bài tiểu luận bao gồm: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận; danh mục tài liệu tham khảo.

  • Phần nội dung của bài tiểu luận gồm hai chương:

  • Chương 1: Một số vấn đề lý luận về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

  • Chương 2: Thực trạng xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, những hạn chế vuớng mắc và giải pháp khắc phục hạn chế vuớng mắc đó trong việc xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

  • 1.1 Khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:

  • 1.2. Các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:

  • 1.3 Những vướng mắc, bất cập trong quy định ở phần các tội phạm cụ thể tại chương XVI “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”:

  • Tại Chương XVI “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, với tư cách là hình phạt chính, hình phạt tiền lại được quy định trong chế tài đối với các tội phạm nghiêm trọng. Ví dụ, chế tài phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm được quy định để áp dụng đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (khoản 1 Điều 155) là tội thuộc loại tội nghiêm trọng. Có thể thấy các quy định tương tự trong các Điều 156, 158, 160…Bộ luật hình sự 1999. Vì vậy, trên thực tế, khi xét xử, các Tòa án thường lúng túng khi cân nhắc lựa chọn áp dụng hình phạt tiền đối với nguời phạm tội.

  • Hình phạt tiền được quy định là hình phạt chính và không được quy định độc lập mà được quy định trong chế tài lựa chọn với một số hình phạt chính khác như cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Thực tiễn xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ở nước ta trong thời gian qua cho thấy khi cần áp dụng hình phạt bổ sung, các Toà án thường có xu hướng lựa chọn hình phạt tịch thu tài sản do việc áp dụng hình phạt tịch thu tài sản có tính khả thi hơn vì đã có các hoạt động kê biên, thu giữ tiền, tài sản… trong quá trình tố tụng hình sự trước đó. Trong khi đó pháp luật hiện hành chưa có các quy định cụ thể và có tính khả thi để thi hành hình phạt tiền. Vì vậy, ngay cả khi được tuyên với tư cách là hình phạt bổ sung, không ít trường hợp, hình phạt tiền không được thi hành trên thực tế. Ngoài ra, do hình phạt tiền đựơc quy định là chế tài lựa chọn cùng với các chế tài cải tạo không giam giữ, phạt tù nên phần nào hạn chế khả năng áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính.

  • Ví dụ: Thực tiễn xét xử cho thấy việc áp dụng quy định tại Điều 159 BLHS năm 1999 về Tội kinh doanh trái phép vẫn còn những vương mắc, bất cập cần được nghiên cứu, sửa đổi, cụ thể:

  • Một là, đối với các quy định về đăng ký kinh doanh:

  • - Các văn bản hướng dẫn chậm được ban hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó là một thực tế đang tồn tại ở nước ta, sau khi luật ban hành phải có nghị định, thông tư thì mới thực hiện được. Nhưng các văn bản hướng dẫn này thường chậm ban hành nên đã làm cho các cá nhân, tổ chức muốn tiến hành đăng ký kinh doanh thật khó khăn. Sự chậm trễ này buộc người muốn tham gia kinh doanh phải lựa chọn hoặc chờ đợi cho dù phải mất đi cơ hội kinh doanh hoặc cứ tiến hành kinh doanh để kịp thời chớp lấy cơ hội kinh doanh. Điều này dẫn tới tình hình: một số người muốn kinh doanh nhưng phải chờ đợi, một số người khác vẫn tiến hành kinh doanh. Vì vậy, việc chậm trễ ban hành các văn bản hướng dẫn những quy định về đăng ký kinh doanh đã góp phần làm gia tăng vi phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh.

  • - Một số quy định về đăng ký kinh doanh lại không có hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên để triển khai, các địa phương phải tự hướng dẫn. Điều đó xảy ra một nghịch lý trên cùng một đất nước, trong cùng một thời gian, cùng hướng dẫn một văn bản luật nhưng mỗi địa phương lại có những quy định khác nhau. Những bất hợp lý này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc chấp hành pháp luật về đăng ký kinh doanh. Các quy định về thủ tục kinh doanh quá khó khăn, quá phiền hà đã trở thành nguyên nhân và điều kiện làm một số người ra kinh doanh trái pháp luật.

  • - Một số quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo. Những quy định này một mặt làm cho người kinh doanh lo ngại về tính thống nhất của pháp luật, mặt khác, đã tạo nên tâm lý xem thường các quy định pháp luật nên dẫn đến tới ý thức chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh kém, trở thành nguyên nhân và điều kiện gia tăng tình hình vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực kinh doanh. Theo quy đinh của Luật Doanh nghiệp năm 2005, hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: Đơn; Điều lệ (đối với công ty); Danh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn); Danh sách thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh); Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần); xác nhận về vốn pháp định (đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định). Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2005 còn quy định “cơ quan đăng ký kinh doanh không có quyền yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ, hồ sơ khác ngoài hồ sơ quy định tại Luật này đối với từng loại hình doanh nghiệp”. Nhưng theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ lại quy định thêm thủ tục, giấy tờ về đăng ký kinh doanh. Theo các Nghị định này, ngoài giấy tờ được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì một trong những người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; trong các thành viên hợp danh; chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc giám đốc quản lý doanh nghiệp lại phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề.

  • Hai là, đối với các quy định về xử lý vi phạm và tội phạm kinh doanh trái phép. Ngày 27/8/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng; Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại... Tuy nhiên, nội dung của các Nghị định này lại chưa đề cập cụ thể như vi phạm quy định về sử dụng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng như chưa quy định rõ trường hợp cụ thể về kinh doanh không có đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký. Ví dụ, việc góp vốn kinh doanh, mua cổ phần, mua cổ phiếu của các doanh nghiệp khác có phải đăng ký kinh doanh không? Bên cạnh đó, BLHS năm 1999 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2000 nhưng cho tới nay quy định về tội kinh doanh trái phép, thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nên việc áp dụng các quy định này gặp không ít khó khăn, đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác đấu tranh phòng, chống đối với loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay.

  • 2.1. Thực trạng xét xử các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:

  • Năm 2014, toàn quốc thụ lý 84.381 vụ/132.457 bị cáo, giải quyết 63.004 vụ /109.338 bị cáo, trong đó xét xử 58.449 vụ/ 98.741 bị cáo, số vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đã thụ lý là 1007 vụ/ 2302 bị cáo, giải quyết 929 vụ/2101 bị cáo, trong đó xét xử 810vụ/1607 bị cáo chiếm tỷ lệ 1,47 % tổng số vụ án đã xét xử.

  • Năm 2015, toàn quốc thụ lý 97.919 vụ/117.867 bị cáo, giải quyết 65.462 vụ/114.344 bị cáo, trong đó xét xử 60.433 vụ/102.577 bị cáo, số vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đã thụ lý là 1088 vụ/2391 bị cáo, giải quyết 1046 vụ/2260 bị cáo, trong đó xét xử 903 vụ/1843 bị cáo chiếm tỷ lệ 1,5% tổng số vụ án đã xét.

  • - Số vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ cao so với số vụ án đã được thụ lý, giải quyết. Tuy nhiên số lượng vụ án bị đình chỉ, trả hồ sơ cho Viện kiểm sát vẫn còn, những vụ án mà Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ sung thường là những vụ án phức tạp, có nhiều bị cáo tham gia.

  • Năm 2014, tổng số vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đã thụ lý là 1007 vụ/2302 bị cáo, giải quyết 929 vụ/1862 bị cáo. Trong đó xét xử 696 vụ/1474 bị cáo, đình chỉ 2 vụ/3 bị cáo, trả hồ sơ để điều tra bổ sung 112 vụ/385 bị cáo.

  • Trong số những vụ án đã được đưa ra xét xử, có những vụ án bị cấp phúc thẩm sửa hoặc huỷ, có những vụ án bị cấp giám đốc thẩm huỷ đi huỷ lại nhiều lần. Cụ thể:

  • Vụ án Nguyễn Thị Ngọc Thiên phạm tội trốn thuế

  • a- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết

  • Vợ chồng Trần Minh Huệ và Nguyễn Thị Ngọc Thiênlà chủ cơ sở kinh doanh xe gắn máy Thành Tiên, được UBND thị xã T. cấp giấy giấy chính kinh doanh số 00804 ngày 25/7/1994 và được Chi cục thuế thị xã T. quản lý theo chế độ tự kê khai doanh thu, được tính thuế doanh thu trên chênh lệch giữa giá bán - giá mua và chịu thuế lợi tức theo kết quả kinh doanh hàng năm của cơ sở. Trong quá trình kinh doanh từ tháng 9 năm 1996 đến tháng 6 năm 1998, vợ chồng Huệ đã mua vào và bán ra 916 xe máy các loại nhưng chỉ kê khai nộp thuế 250 xe máy với chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng là 116.650.000 đ. Chi cục thuế thị xã T. đã thu thuế doanh thu trên chênh lệch bán 250 chiếc xe (mỗi xe chênh lệch là 466.600 đ) mà cơ sở Thành Tiên báo cáo: 116.650.000 đ x 16% = 18.664.000 đ. Còn lại 666 xe máy đã bán, vợ chồng Huệ đã để ngoài sổ sách và không kê khai với mục đích trốn thuế.

  • Qua kiểm tra và đối chiếu các tài liệu thu giữ tại cửa hàng, Công an thị xã T. đã khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can Huệ vàThiên về tội trốn thuế và trưng cầu giám định để xác định số thuế mà các bị can đã trốn. Cục thuế tỉnh B. đã áp dụng tiết b, điểm 2, phần C của Thông tư số 97/TC/TCT ngày 30/12/1995 của Bộ Tài chính để xử lý cơ sở kinh doanh đã vi phạm các điều kiện về tính thuế doanh thu. Cục thuế tỉnh B. đã xác định số thuế Cơ sở kinh doanh xe máy Thành Tiên phải nộp khi để ngoài sổ sách kế toán 696 xe máy (bao gồm cả 30 xe máy có liên quan trong một vụ án khác) là 710.994.442 đ, bao gồm:

  • + Thuế doanh thu: 386.715.620 đ.

  • + Thuế lợi tức: 324.278.822 đ.

  • Tại bản án hình sự sơ thẩm số 54/HSST ngày 01/8/2002, TAND thị xã T. áp dụng khoản 3, khoản 4 Điều 161; các điểm a, i khoản 1 Điều 48; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 60 BLHS xử phạt Thiênvà Huệ mỗi bị cáo 3 năm tù, nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm và phạt tiền 710.994.442 đ về trội "trốn thuế"; buộc 2 bị cáo phải nộp số tiền trốn thuế là 710.994.442 đ vào Ngân sách Nhà nước.

  • Ngày 11/8/2002, Thiên và Huệ kháng cáo đề nghị TA cấp phúc thẩm xem xét lại số tiền thuế và khoản tiền phạt.

  • Tại bản án hình sự phúc thẩm số 09/HSPT ngày 21/3/2003, TAND tỉnh B. đã sửa án bản án sơ thẩm về hình phạt tiền và số tiền truy thu thuế, vì bản án sơ thẩm chưa trừ đi số thuế của 30 xe đã bị tịch thu; áp dụng khoản 4 Điều 161 BLHS, phạt tiền Thiên và Huệ 628.285.185 đ; buộc hai bị cáo phải nộp số tiền trốn thuế là 682.285.185 đ.

  • Trên cơ sở kháng nghị của VKSNDTC, ngày 19/4/2005, Hội đồng giám đốc TANDTC đã ban hành Quyết định số 08/2005/HS-GĐT hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm số 54/HSSP ngày 01/8/2002 của TAND thị xã T. và bản án hình sự phúc thẩm số 09/HSPT ngày 21/3/2003 của TAND tỉnh B.; giao hồ sơ vụ án cho TAND thị xã T. để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

  • b- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án

  • Cơ sở kinh doanh xe máy Thành Tiên để ngoài sổ sách kế toán, không kê khai với cơ quan thuế 666 xe máy là hành vi vi phạm pháp luật. TA xét xử Thiên và Huệ về tội "trốn thuế" là có căn cứ, đúng pháp luật.

  • Tuy nhiên, khi xác định số thuế cơ sở kinh doanh xe máy Thành Tiên thực trốn là bao nhiêu, cần phải dựa trên số liệu xác định rằng, nếu cơ sở này kê khai đủ thì số thuế thu được khi mua vào và bán ra 666 xe máy này là bao nhiêu và số thuế đó phải được tính trên doanh thu chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào số xe máy đó (vì cơ sở này đã được cơ quan quản lý thuế trên địa bàn chấp nhận phương pháp tính thuế này). Việc Cục thuế dựa trên nguyên tắc việc phạt về khai man, lậu thuế đối với cơ sở vi phạm các quy định về việc tính thuế trên chênh lệch phải tính trên doanh thu để xác định số thuế cơ sở kinh doanh xe máy Thành Tiên đã trốn khi để ngoài sổ sách kế toán 666 xe máy là đã vi phạm nguyên tắc: Một hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một lần.

  • Bản án phúc thẩm xác định số thuế cơ sở kinh doanh xe máy Thành Tiên đã trốn 682.282.185 đ là không chính xác, không phản ánh đúng số thuế mà cơ sở kinh doanh xe máy Thành Tiên thực trốn vì số tiền 682.285.185 đ đã bao gồm cả yếu tố xử lý của ngành thuế khi phát hiện cơ sở này vi phạm chế độ tài chính, kế toán trong quá trình kinh doanh.

  • Bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đã sai lầm trong việc xác định số lượng thuế thực trốn của Thiên và Huệ trong quá trình kinh doanh 666 xe máy. Vì vậy, quyết định giám đốc đã hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm để xét xử lại.

  • - Hình phạt áp dụng đối với các bị cáo đã bị xét xử chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn, án treo được áp dụng nhiều, còn việc áp dụng hình phạt tiền không đáng kể.

  • Theo thống kê tình hình thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm ở phần phân tích các bị cáo đã xét xử từ năm 2014 đến 2015 thì trong tổng số 4693 bị cáo đã bị xét xử có đến hơn 3959 bị cáo bị xử phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ 92,9%, trong đó xử phạt tù dưới 3 năm là 2.526 bị cáo (chiếm tỷ lệ 30,9%), xử phạt tù từ 3 đến 7 năm là 1.574 bị cáo (chiếm tỷ lệ 19,3%), xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo là 2.987 bị cáo (chiếm tỷ lệ 36,6%).

  • Trong số 4693 bị cáo đã bị xét xử chỉ có 201 bị cáo bị áp dụng phạt tiền là hình phạt chính, chỉ chiếm tỷ lệ 2,46% và chỉ có 442 bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền.

  • 2.2 Một số hạn chế, vướng mắc trong quá trình xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:

  • Bộ luật hình sự năm 1999 đã được ban hành hơn 10 năm đã có sự sửa đổi, bổ sung nhưng những tình tiết định tội, tình tiết định khung hình phạt như: “Hàng cấm có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn”, “vật phạm pháp có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn”, “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn” vẫn chưa được giải thích hướng dẫn chính thức trong bất cứ văn bản nào của liên ngành hoặc của Toà án nhân dân tối cao. Trong thực tiễn xét xử vẫn còn một số sai lầm thường gặp như sai lầm trong xác định tội danh, xác định tài sản chiếm đoạt, xác định tư cách người tham gia tố tụng.

  • Việc định tội danh sai là do không nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật và hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự nên đã định tội không đúng như: Người phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” lại bị Tòa án kết án về tội “Tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả”… Mặt khác, việc xác định giá trị tài sản chiếm đoạt có ý nghĩa trong việc xác định mức hình phạt, ảnh hưởng đến tính chính xác và nghiêm minh của bản án, quyết định. Thực tiễn xét xử tại Tòa án cho thấy vẫn có sai lầm trong vấn đề này dẫn đến bản án, quyết định bị hủy. Ngoài ra, những sai lầm thường mắc phải trong quá trình xét xử các tội xâm phạm trật tự về quản lý kinh tế là việc xác định sai trách nhiệm bồi thường dân sự và xác định sai tư cách người tham gia tố tụng.

  • Qua thực tiễn xét xử việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự có nhiều bất cập và không thống nhất. Khi quyết định hình phạt, có Tòa áp dụng tình tiết giảm nhẹ "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả", có Toà lại không áp dụng vì cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về trách nhiệm bị cáo phải bồi thường những hậu quả bị cáo chiếm đoạt, còn bị cáo phạm tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế không có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

  • Về việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ ở khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự: Có ý kiến cho rằng, Toà án chỉ được áp dụng những tình tiết đã được Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn, ngoài những tình tiết này Toà án không được coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng cũng có ý kiến cho rằng khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự quy định chỉ cần Toà án ghi rõ trong bản án là được còn Toà án coi tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ là hoàn toàn có quyền mà không phụ thuộc vào hướng dẫn. Do vậy, việc áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự cũng có nhiều bất cập, không thống nhất khi giải quyết các vụ án cụ thể.

  • Thực tiễn xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ở nước ta trong thời gian qua cho thấy khi cần áp dụng hình phạt bổ sung, các Toà án thường có xu hướng lựa chọn hình phạt tịch thu tài sản do việc áp dụng hình phạt tịch thu tài sản có tính khả thi hơn vì đã có các hoạt động kê biên, thu giữ tiền, tài sản… trong quá trình tố tụng hình sự trước đó. Trong khi đó pháp luật hiện hành chưa có các quy định cụ thể và có tính khả thi để thi hành hình phạt tiền. Vì vậy, ngay cả khi được tuyên với tư cách là hình phạt bổ sung, không ít trường hợp, hình phạt tiền không được thi hành trên thực tế. Ngoài ra, do hình phạt tiền đựơc quy định là chế tài lựa chọn cùng với các chế tài cải tạo không giam giữ, phạt tù nên phần nào hạn chế khả năng áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính.

  • 2.3 Một số giải pháp khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong quá trình xét xử các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:

  • Trong nhiều điều khoản tại chương XVI "các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" có quy định tình tiết "hàng phạm pháp có số lượng lớn" và tình tiết "thu lợi bất chính lớn" (khoản 2 điều 153). Thông thường vật phạm pháp có giá trị lớn thì người phạm tội sẽ thu lợi bất chính lớn, nếu vật phạm pháp đó lại là hàng cấm thì đồng thời là hàng cấm có số lượng lớn. Để tránh áp dụng nhiều lần đối với một tình tiết tăng nặng là yếu tố định khung hình phạt, do vậy cần khẳng định quan điểm chỉ nên quy định một trong các tình tiết đó là tình tiết định khung là đủ, chỉ cần quy định tình tiết "thu lợi bất chính lớn" hoặc lượng hoá tình tiết thu lợi bất chính lớn là thu lợi bất chính từ 300 triệu đến dưới 500 triệu, thu lợi bất chính rất lớn là thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng, thu lợi bất chính đặc biệt lớn là thu lợi bất chính từ 1 tỷ đồng trở lên.

  • Hình phạt tiền được quy định ở đa số các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tuy nhiên, do việc quy định hình phạt tiền trong chế tài lựa chọn với một số hình phạt chính khác nên đã hạn chế việc áp dụng hình phạt này trong thực tiễn (như đã nêu trên).

  • Việc quy định hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính trong chế tài lựa chọn với các hình phạt khác, đặc biệt là với hình phạt tù có thời hạn dẫn đến tình trạng các Toà án thường có xu hướng lựa chọn hình phạt tù có thời hạn để áp dụng đối với người phạm tội.

  • Để khắc phục hạn chế này có ý kiến cho rằng cần mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền bằng cách: quy định hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính trong tất cả các điều, là hình phạt duy nhất tại khoản 1 của điều luật thuộc chương XVI và quy định các điều kiện cụ thể đảm bảo hiệu quả của việc thi hành hình phạt tiền trên thực tế đối với các tội phạm nói chung và các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng. Quan điểm trên hoàn toàn hợp lý, do đó nhóm nghiên cứu chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm trên.

  • Việc hướng dẫn, giải thích quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tình tiết định tội, định khung trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là yêu cầu cần thiết giúp cho những người tiến hành tố tụng xác định tội danh và áp dụng pháp luật chính xác tránh những sai lầm dẫn đến việc làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Cho đến nay, sau hơn mười năm thực hiện Bộ luật hình sự năm 1999, vẫn chưa có bất cứ một văn bản chính thức nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề xác định một số tình tiết định tội và định khung hình phạt như tình tiết "hàng cấm có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn", "vật phạm pháp có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn", "gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng", "phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng", "đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn", điều này gây ra nhiều khó khăn vướng mắc đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải có văn bản hướng dẫn cụ thể những vấn đề còn chưa được hiểu và áp dụng thống nhất, như: thế nào là “hàng cấm có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn”, thế nào là “phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”.

  • Qua thực tiễn xét xử và thực tiễn nghiên cứu cho thấy: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những loại tội phức tạp, việc định tội danh, đánh giá chứng cứ khi nghiên cứu, xét xử là một công tác khó không chỉ đối với cán bộ Tòa án mà đối với cả những Thẩm phán có kinh nghiệm. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng việc áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật đối với loại tội phạm trên cũng vẫn còn những hạn chế, nhất là khi Bộ luật Hình sự 2009 có sửa đổi, bổ sung về một số tội thuộc chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

  • Xét xử các vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế hiện nay còn gặp phải nhiều vướng mắc, yêu cầu đặt ra là cần có một đội ngũ cán bộ tư pháp có trình độ, kinh nghiệm, có kỹ năng trong việc giải quyết loại án này, với điều kiện hiện tại thì yêu cầu đó chưa thể đáp ứng được.

  • Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ điều tra viên các cấp còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở cấp huyện.

  • Tình trạng thiếu Kiểm sát viên vẫn còn tồn tại, bên cạnh đó công tác cán bộ đối với việc bổ sung, điều động cán bộ, Kiểm sát viên đối với những đơn vị còn thiếu biên chế, thiếu Kiểm sát viên còn chưa kịp thời; cán bộ của một số Viện kiểm sát cấp huyện còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ.

  • Mặc dù đội ngũ Thẩm phán về cơ bản đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Thẩm phán, nhưng năng lực và kinh nghiệm thực tế trong công tác của đội ngũ Thẩm phán còn chưa đồng đều. Thẩm phán có trình độ trên đại học hoặc có trình độ cử nhân luật chính quy tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các tỉnh đồng bằng.

  • Việc đẩy mạnh đào tạo trình độ chuyên môn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán là đòi hỏi cấp thiết, cần được quan tâm đúng mức, có như vậy mới đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, trong đó có việc nâng cao hiệu quả giải quyết xét xử các vụ án các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

  • Ngoài ra, vấn đề về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cũng là vấn đề cần quan tâm vì nó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là cơ sở vật chất, phương tiện làm việc ở một số địa phương còn chưa đảm bảo được điều kiện làm việc tối thiểu, lương không đảm bảo cho sinh hoạt do vậy đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng công việc hàng ngày, nơi làm việc, phương tiện làm việc còn chậm được cải tiến đổi mới”.

  • 2.4. Giải pháp khác

  • Các tội xâm phạm TTQLKT là những tội phạm gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước. Bởi lẽ hành vi của các đối tượng phạm tội đã lợi dụng chính sách của Nhà nước để chiếm đoạt tiền của Nhà nước.

  • Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về cơ bản đã đáp ứng đuợc yêu cầu phòng ngừa và chống tội phạm trong thời kỳ nền kinh tế đang phát triển mạnh trên mọi mặt. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, vẫn còn một số quy định có những vướng mắc, bất cập gây khó khăn cho công tác thực thi và áp dụng pháp luật trong đó có một số quy định trong Chương XVI - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Việc nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 để tìm ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế làm ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nói chung, hiệu quả xét xử nói riêng là yêu cầu hết sức cấp thiết.

  • Trên thực tế, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong giai đoạn vừa qua nhiều đối tượng đã lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước gây những hậu quả nghiêm trọng. Công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên công tác này còn cần hoàn thiện hơn để đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm này.

  • Việc xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình trạng xác định sai tội danh, áp dụng không đúng các tình tiết định tội, định khung hình phạt, áp dụng không thống nhất các tình tiết năng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt quá nhẹ dẫn đến án sửa, án huỷ vẫn còn tồn tại. Việc nghiên cứu tìm ra những bất cập vướng mắc trong thực tiễn xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung, công tác xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng là cần thiết và cần phải được thực hiện ngay.

  • Việc sửa đổi bổ sung một số dấu hiệu định khung hình phạt trong một số tội phạm cụ thể ở chương XVI, mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền, tăng cường công tác giải thích và áp dụng thống nhất pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm của đội ngũ làm công tác pháp luật, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán cũng như việc tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc hỗ trợ cho các cơ quan tiến hành tố tụng… là những giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung, công tác xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng.

  • Qua nghiên cứu, tiểu luận đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự và các văn bản pháp luật khác thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên thực tế.

  • Với tính chất là một đề tài rộng, có nhiều vấn đề phức tạp, bên cạnh đó thời gian nghiên cứu còn chưa nhiều nên việc nghiên cứu còn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp nhận xét của các thầy cô giáo!

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài: Ở nước ta với phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa tình hình có nhiều thay đổi, Việt Nam gia nhập WTO Thời cơ, thuận lợi thử thách đặt đòi hỏi phải nắm bắt kịp thời để có giải pháp phù hợp Cùng với phát triển kinh tế- xã hội tội phạm trật tự quản lý kinh tế ngày gia tăng Chúng ta cần phải kịp thời ngăn chặn, xử lý, hạn chế đến mức thấp hậu thiệt hại tội phạm gây Trong giai đoạn đổi nên kinh tế nước ta, bước chuyển sang chế thị trường, tội phạm kinh tế có mơi trường hoạt động mang màu sắc cấu tội phạm, tính chất tội phạm, hình thức thể tội phạm, quy mơ tội phạm Các Tội phạm diễn tất lĩnh vực kinh tế: Tài - ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, xuất nhập khẩu, xây dựng bản… toàn quốc Nhiều tội phạm vượt biên giới quốc gia, mang tính chất khu vực quốc tế Nổi lên tội phạm buôn lậu, trốn thuế, sản xuất, buôn bán hàng giả, làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả Trong năm qua quan bảo vệ pháp luật có vai trị tích cực đấu tranh, ngăn chặn tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Bộ luật hình dành chương riêng (chương XVI từ Điều 153 đến Điều 181) quy định loại tội phạm Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình văn liên quan quy định trình tự thủ tục đường lối xét xử, đưa biện pháp xử lý người phạm tội phù hợp với quy định pháp luật Việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm chậm, nhiều trường hợp xử lý thiếu xác, vụ án bị sửa, huỷ Nguyên nhân tình trạng nêu quy định Bộ luật hình tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cịn có bất cập, nhiều quy định cịn chưa giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất, bên cạnh hạn chế lực đội ngũ cán làm công tác tư pháp, hạn chế điều kiện vật chất, phương tiện phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử phần làm cho hiệu cơng tác đấu tranh, phịng ngừa tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế chưa cao Việc nghiên cứu thực trạng xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tìm hạn chế, vướng mắc đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế vướng mắc thực tiễn xét xử nhằm nâng cao hiệu xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế yêu cầu thiết Nhận thức tầm quan trọng cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gia đoạn nay, điều kiện nghiên cứu thân, lựa chọn đề tài: “Xét xử vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế- Những hạn chế vướng mắc giải pháp khắc phục” Quá trình nghiên cứu: Việc hướng dẫn, giải thích quy định Bộ luật Tố tụng hình tình tiết định tội, định khung tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế yêu cầu cần thiết giúp cho người tiến hành tố tụng xác định tội danh áp dụng pháp luật xác tránh sai lầm dẫn đến việc làm oan người vô tội bỏ lọt tội phạm Do tính chất đặc điểm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bị chi phối sách kinh tế Đảng Nhà nước, thế, qua thực tiễn xét xử thực tiễn nghiên cứu cho thấy: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế loại tội phức tạp, việc định tội danh, đánh giá chứng nghiên cứu, xét xử cơng tác khó khơng cán Tòa án mà Thẩm phán có kinh nghiệm Mặc dù đạt kết định việc áp dụng pháp luật thi hành pháp luật loại tội phạm hạn chế, Bộ luật Hình 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có sửa đổi, bổ sung số tội thuộc chương tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Việc nghiên cứu thực tiễn xét xử cơng tác đấu tranh phịng ngừa tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực tiễn quan tâm Các viết cơng trình nghiên cứu vấn đề gồm có: “Xác định tội danh, xác định số tiền phải chịu trách nhiệm hình vụ án liên quan đến hoàn thuế giá trị gia tăng tạp chí Tồ án số 24/2004” Đỗ Văn Chỉnh, “Luận văn thạc sỹ Luật học “Hoàn thiện quy định Bộ luật hình hành tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ” Hà Nội, 2006 Vũ Phúc Du Cuốn sách “Pháp luật hình tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, NXB Tư pháp tác giả Nguyễn Mai Bộ; Giáo trình Luật hình Việt Nam tập 2, Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất Công an nhân dân, 2010 Một số viết tờ báo, tạp chí chuyên ngành luật như: “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cần thiết phải hoàn thiện chế đấu tranh chống tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” tác giả Nguyễn Mai Bộ, Tạp chí Tồ án số 7/2004; “Những bất cập áp dụng quy định BLHS 1999 chương tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” tác giả Vũ Trọng Khương, Tạp chí Kiểm sát số 20/2006 “Thực trạng xét xử vụ án tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” tác giả Đinh Văn Quế, Tạp chí Tồ án số 24/2004; “Bàn quy định BLHS tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế vấn đề cần hoàn thiện” tác giả Nguyễn Văn Trượng… Các viết kể đề cập đến vấn đề chuơng XVI tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Như vậy, chưa có cơng trình khoa học nghiên cứu cách toàn diện, chuyên sâu, đầy đủ có hệ thống tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế hai phương diện lý luận thực tiễn Các cơng trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quy định pháp luật tố tụng hình tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, thực tiễn xét xử quan tâm nghiên cứu Do đó, phương diện lý luận thực tiễn áp dụng pháp luật hình tố tụng hình tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng hay tội phạm khác quy định Bộ luật Hình nói chung cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để qua nâng cao hiệu cơng tác đấu tranh, phòng ngừa phòng chống tội phạm nâng cao hiệu công tác xét xử, tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế giai đoạn Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu đề tài làm sâu sắc vấn đề lý luận thực tiễn TNHS tội xâm phạm TTQLKT, sở đề xuất giải pháp mang tính hệ thống, đồng định hướng cho việc tiếp tục hoàn thiện bảo đảm hiệu quy định BLHS Việt Nam TNHS tội phạm phương diện lập pháp thực tiễn Thông qua việc nghiên cứu lý luận thực tiễn tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế pháp luật hình sự, tìm số bất cập quy định tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế BLHS năm 1999 Việt Nam công tác xét xử tội phạm đề xuất số kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định BLHS tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế số giải pháp khắc phục hạn chế, vướng mắc việc xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài xác định sau: - Nghiên cứu, làm rõ số vấn đề lý luận vấn đề thực tiễn công tác xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế - Đánh giá thực tiễn xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế áp dụng pháp luật - Xây dựng khái niệm khoa học tội xâm phạm TTQLKT khái niệm TNHS tội xâm phạm TTQLKT với cách tiếp cận khác nhau; - Phân tích sở TNHS tội xâm phạm TTQLKT với cách tiếp cận khác nhau; làm rõ hình thức TNHS tội phạm này, đặc biệt hình phạt biện pháp tư pháp; Phương pháp nghiên cứu: Để tiếp cận vấn đề nghiên cứu đề tài tác giả dựa sở phương pháp luận vật biện chứng Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm Đảng Nhà nước ta sách hình sách đấu tranh phịng, chống tội phạm Tiểu luận sử dụng số phương pháp tiếp cận làm sáng tỏ vấn đề như: Phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê Đồng thời việc nghiên cứu đề tài dựa vào văn pháp luật Nhà nước giải thích thống có tính chất đạo thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực tư pháp hình Tịa án nhân dân tối cao quan bảo vệ pháp luật Trung ương ban hành có liên quan đến đề tài để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu Những đóng góp mặt khoa học tiểu luận: Tiểu luận tài liệu tham khảo nghiên cứu cách tồn diện có hệ thống đồng vấn đề lý luận thực tiễn tội xâm phạm TTQLKT Trong tiểu luận này, tác giải giải vấn đề mặt lý luận sau: - Phân tích thực tiễn áp xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thời gian qua, đưa số nhận xét, đánh giá công tác xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, xác định số bất cập quy định pháp luật tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cần sửa đổi bổ sung, vướng mắc việc xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cần giải - Đưa số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện số quy định BLHS tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế số giải pháp nhằm nâng cao hiệu xét xử vụ án tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Ý nghĩa lý luận thực tiễn tiểu luận: Đây đề tài nghiên cứu chuyên sâu đề cập đến vấn đề lý luận thực tiễn tội xâm phạm TTQLKT cấp độ Tiểu luận Tiểu luận góp phần vào việc làm rõ thực tiễn áp dụng quy định tội xâm phạm TTQLKT đồng thời đưa kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tội xâm phạm TTQLKT giải pháp nâng cao hiệu đấu tranh, phòng chống loại tội phạm thực tiễn Kết cấu tiểu luận: Bài tiểu luận bao gồm: Phần mở đầu, phần nội dung kết luận; danh mục tài liệu tham khảo Phần nội dung tiểu luận gồm hai chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Chương 2: Thực trạng xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, hạn chế vuớng mắc giải pháp khắc phục hạn chế vuớng mắc việc xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ 1.1 Khái niệm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Trong giáo trình Luật hình tội phạm học nay, khái niệm tội xâm phạm TTQLKT đề cập đến cách đơn giản thống Các thuật ngữ “Trật tự quản lý kinh tế”, “Cơ chế quản lý kinh tế” “Quan hệ quản lý kinh tế” gắn với chức quản lý kinh tế Nhà nước Như vậy, xuất phát từ hành vi nguy hiểm cho xã hội tội phạm, phát biểu khái niệm tội xâm phạm TTQLKT sau: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại kinh tế quốc dân, người có đủ lực trách nhiệm hình thực cách cố ý, gây thiệt hại trực tiếp cho lợi ích nhà nước, lợi ích hợp pháp tổ chức công dân qua việc vi phạm quy định nhà nước quản lý kinh tế Trong Bộ luật hình hành, chương XVI “các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” có số tội quy định từ trước tội đầu cơ, tội trốn thuế…, số tội trước giữ lại cấu thành tội phạm có thay đổi đáng kể cho phù hợp với nội dung luật chuyên ngành yêu cầu đấu tranh phòng ngừa chống tội phạm tình hình tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, tội xâm phạm quy định quản lý đất đai, có tội lần quy định tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, tội sử dụng thông tin nội để mua bán chứng khoán… 1.2 Các dấu hiệu pháp lý tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 1.2.1 Mặt chủ quan tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Mặt chủ quan tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế diễn biến bên phản ánh trạng thái tâm lý chủ thể hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế hậu hành vi gây Những dấu hiệu mặt chủ quan tội phạm bao gồm: Lỗi, động mục đích Trong tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, lỗi chủ thể thực hành vi phạm tội thể hình thức cố ý trực tiếp cố ý gián tiếp, khơng có tội phạm thực với lỗi vô ý Dấu hiệu lỗi dấu hiệu bắt buộc tất cấu thành tội phạm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Động phạm tội: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tội phạm đuợc thực với lỗi cố ý Tuy nhiên, dấu hiệu động phạm tội dấu hiệu bắt buộc tất tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Theo quy định chương “các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, có tội phạm quy định điều 167 địi hỏi dấu hiệu động dấu hiệu bắt buộc Động phạm tội điều luật “vì vụ lợi” “vì động cá nhân khác” Mục đích phạm tội: Trong chương XVI “các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” có nhiều tội thực với lỗi cố ý trực tiếp có tội phạm quy định Điều 160, 170a, 171 BLHS địi hỏi dấu hiệu mục đích bắt buộc CTTP Mục đích điều 160 thu lợi bất chính, điều 170a, 171 mục đích kinh doanh 1.2.2 Mặt khách quan tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Hành vi cố ý vi phạm quy định nhà nước quản lý kinh tế mức độ khác với mục đích vụ lợi Hành vi phạm tội thể dạng hành động không hành động gây đe dọa gây thiệt hại cho kinh tế quốc dân cho ngành lĩnh vực định Hậu quả: Tùy trường hợp, mức độ hậu khác Trong số trường hợp hậu dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm Mặt khách quan tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân hành vi nguy hiểm cho xã hội hậu quả, điều kiện bên việc thực hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…) Hành vi khách quan tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gồm loại sau: - Hành vi sản xuất, lưu thông, kinh doanh hàng hóa trái phép (Điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160) Ví dụ: Tháng 5/2011 đến tháng 3/2014 Đào Thị T có hành vi mua bán 2.500 tút thuốc 555 Pháp sản xuất Ngoài ra, q trình mua bán thuốc Đào Thị T cịn nhận vận chuyển cho Lò Quốc D 1.300 tút thuốc 555 từ Quảng Ninh Hà Nội - Hành vi lừa dối khách hàng (Điều 162) Ví dụ: Giám đốc công ty V bán cho công ty A máy in 100%, xuất xứ Trung Quốc với giá triệu đồng Nhưng giao hành giám đốc cơng ty V đạo nhân viên chuyển cho công ty A 1/3 số máy in cũ, qua sử dụng; 1/3 máy in có xuất xứ từ Nhật Bản nhãn mác tẩy xoá phần gốc xuất xứ sản phẩm - Hành vi cho vay nặng lãi (Điều 163) - Hành vi sản xuất, mua bán tem, vé, hóa đơn, chứng từ trái phép (Điều 164, 164a) - Hành vi cố ý vi phạm quy định Nhà nước quản lý kinh tế (Điều 161, 165, 166,167) - Hành vi sử dụng, quản lý, khai thác tài nguyên trái phép (Điều 172, 173, 174, 175) Trong tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, hành vi khách quan thể hình thức hành động (các tội quy định Điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 163…) không hành động (Điều 165) Hậu nguy hiểm cho xã hội: Là dấu hiệu cấu thành số tội phạm, tội quy định Điều 162, 167, 168, 169, 171, 172…Tuy nhiên dấu hiệu hậu dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm quy định Điều 169, 172, 179 Theo quy định Điều 169, 172, 179 có hành vi vi phạm khơng gây hậu nghiêm trọng người thực hành vi khơng bị truy cứu trách nhiệm hình Ở tội phạm cịn lại dấu hiệu “hậu nghiêm trọng” khơng phải dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm Bởi hành vi phạm tội khơng gây hậu nghiêm trọng người thực hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình thuộc trường hợp: Đã bị xử phạt hành xử lý kỷ luật mà vi phạm; bị kết án tội chưa đuợc xố án tích mà cịn vi phạm 1.2.3 Chủ thể tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình đủ lực chịu trách nhiệm hình Trong số trường hợp, tội phạm có chủ thể đặc biệt Chủ thể tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế người có lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định cố ý làm trái với quy định nhà nước Trong chương XVI có 27 điều luật quy định chủ thể tội phạm chủ thể thường Ở tội phạm chủ thể cần có hai dấu hiệu: Năng lực trách nhiệm hình độ tuổi luật định Một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt cấu thành tội phạm Đó tội quy định Điều 164b, 165, 169, 170, 174, 176, 178, 179 Ở tội dấu hiệu lực trách nhiệm hình độ tuổi luật định, chủ thể địi hỏi phải có thêm dấu hiệu đặc biệt có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm, có thẩm quyền ngành, lĩnh vực cụ thể mà quản lý 1.2.4 Hình phạt tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Các hình phạt quy định Chương XVI gồm có cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo khơng giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân tử hình Ngồi hình phạt nêu trên, chương XVI cịn quy định hình phạt bổ sung gồm có tịch thu tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề làm công việc định 1.2.5 Khách thể tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế xâm quan hệ xã hội bảo đảm cho ổn định phát triển kinh tế quốc dân Đó chế độ quản lý điều hành toàn kinh tế nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền lợi ích nhà nước, tổ chức kinh tế, quyền lợi ích, tính mạng sức khỏe người tiêu dùng… thể chế hóa quy định pháp luật nhà 10 - Số vụ án tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đưa xét xử chiếm tỷ lệ cao so với số vụ án thụ lý, giải Tuy nhiên số lượng vụ án bị đình chỉ, trả hồ sơ cho Viện kiểm sát còn, vụ án mà Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ sung thường vụ án phức tạp, có nhiều bị cáo tham gia Năm 2014, tổng số vụ án tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thụ lý 1007 vụ/2302 bị cáo, giải 929 vụ/1862 bị cáo Trong xét xử 696 vụ/1474 bị cáo, đình vụ/3 bị cáo, trả hồ sơ để điều tra bổ sung 112 vụ/385 bị cáo Năm 2015, thụ lý vụ án xâm phạm trận tự quản lý kinh tế 1088 vụ/2391 bị cáo, giải 1046 vụ/2260 bị cáo, xét xử 903 vụ/1843 bị cáo Đình chỉ: 05 vụ/ 12 bị cáo; trả hồ sơ điều tra bổ sung 180 vụ/536 bị cáo Như số vụ án so với năm trước ngày tăng Trong số vụ án đưa xét xử, có vụ án bị cấp phúc thẩm sửa huỷ, có vụ án bị cấp giám đốc thẩm huỷ huỷ lại nhiều lần Cụ thể: Vụ án Nguyễn Thị Ngọc Thiên phạm tội trốn thuế a- Nội dung vụ án trình giải Vợ chồng Trần Minh Huệ Nguyễn Thị Ngọc Thiênlà chủ sở kinh doanh xe gắn máy Thành Tiên, UBND thị xã T cấp giấy giấy kinh doanh số 00804 ngày 25/7/1994 Chi cục thuế thị xã T quản lý theo chế độ tự kê khai doanh thu, tính thuế doanh thu chênh lệch giá bán - giá mua chịu thuế lợi tức theo kết kinh doanh hàng năm sở Trong trình kinh doanh từ tháng năm 1996 đến tháng năm 1998, vợ chồng Huệ mua vào bán 916 xe máy loại kê khai nộp thuế 250 xe máy với chênh lệch giá bán hàng giá mua hàng 116.650.000 đ Chi cục thuế thị xã T thu thuế doanh thu chênh lệch bán 250 xe (mỗi xe chênh lệch 466.600 đ) mà sở Thành Tiên báo cáo: 116.650.000 đ x 16% = 18.664.000 đ Còn lại 666 xe máy bán, vợ chồng Huệ để ngồi sổ sách khơng kê khai với mục đích trốn thuế 17 Qua kiểm tra đối chiếu tài liệu thu giữ cửa hàng, Công an thị xã T khởi tố vụ án, khởi tố bị can Huệ vàThiên tội trốn thuế trưng cầu giám định để xác định số thuế mà bị can trốn Cục thuế tỉnh B áp dụng tiết b, điểm 2, phần C Thông tư số 97/TC/TCT ngày 30/12/1995 Bộ Tài để xử lý sở kinh doanh vi phạm điều kiện tính thuế doanh thu Cục thuế tỉnh B xác định số thuế Cơ sở kinh doanh xe máy Thành Tiên phải nộp để sổ sách kế toán 696 xe máy (bao gồm 30 xe máy có liên quan vụ án khác) 710.994.442 đ, bao gồm: + Thuế doanh thu: 386.715.620 đ + Thuế lợi tức: 324.278.822 đ Tại án hình sơ thẩm số 54/HSST ngày 01/8/2002, TAND thị xã T áp dụng khoản 3, khoản Điều 161; điểm a, i khoản Điều 48; điểm b, p khoản 1, khoản Điều 46; Điều 60 BLHS xử phạt Thiênvà Huệ bị cáo năm tù, cho hưởng án treo với thời gian thử thách năm phạt tiền 710.994.442 đ trội "trốn thuế"; buộc bị cáo phải nộp số tiền trốn thuế 710.994.442 đ vào Ngân sách Nhà nước Ngày 11/8/2002, Thiên Huệ kháng cáo đề nghị TA cấp phúc thẩm xem xét lại số tiền thuế khoản tiền phạt Tại án hình phúc thẩm số 09/HSPT ngày 21/3/2003, TAND tỉnh B sửa án án sơ thẩm hình phạt tiền số tiền truy thu thuế, án sơ thẩm chưa trừ số thuế 30 xe bị tịch thu; áp dụng khoản Điều 161 BLHS, phạt tiền Thiên Huệ 628.285.185 đ; buộc hai bị cáo phải nộp số tiền trốn thuế 682.285.185 đ Trên sở kháng nghị VKSNDTC, ngày 19/4/2005, Hội đồng giám đốc TANDTC ban hành Quyết định số 08/2005/HS-GĐT hủy tồn án hình sơ thẩm số 54/HSSP ngày 01/8/2002 TAND thị xã T án hình phúc thẩm số 09/HSPT ngày 21/3/2003 TAND tỉnh B.; giao hồ sơ vụ án cho TAND thị xã T để xét xử sơ thẩm lại theo quy định pháp luật b- Những kinh nghiệm rút từ vụ án 18 Cơ sở kinh doanh xe máy Thành Tiên để ngồi sổ sách kế tốn, khơng kê khai với quan thuế 666 xe máy hành vi vi phạm pháp luật TA xét xử Thiên Huệ tội "trốn thuế" có cứ, pháp luật Tuy nhiên, xác định số thuế sở kinh doanh xe máy Thành Tiên thực trốn bao nhiêu, cần phải dựa số liệu xác định rằng, sở kê khai đủ số thuế thu mua vào bán 666 xe máy số thuế phải tính doanh thu chênh lệch giá bán giá mua vào số xe máy (vì sở quan quản lý thuế địa bàn chấp nhận phương pháp tính thuế này) Việc Cục thuế dựa nguyên tắc việc phạt khai man, lậu thuế sở vi phạm quy định việc tính thuế chênh lệch phải tính doanh thu để xác định số thuế sở kinh doanh xe máy Thành Tiên trốn để ngồi sổ sách kế tốn 666 xe máy vi phạm nguyên tắc: Một hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý lần Bản án phúc thẩm xác định số thuế sở kinh doanh xe máy Thành Tiên trốn 682.282.185 đ khơng xác, khơng phản ánh số thuế mà sở kinh doanh xe máy Thành Tiên thực trốn số tiền 682.285.185 đ bao gồm yếu tố xử lý ngành thuế phát sở vi phạm chế độ tài chính, kế tốn q trình kinh doanh Bản án sơ thẩm án phúc thẩm sai lầm việc xác định số lượng thuế thực trốn Thiên Huệ trình kinh doanh 666 xe máy Vì vậy, định giám đốc hủy án sơ thẩm án phúc thẩm để xét xử lại - Hình phạt áp dụng bị cáo bị xét xử chủ yếu hình phạt tù có thời hạn, án treo áp dụng nhiều, cịn việc áp dụng hình phạt tiền khơng đáng kể Theo thống kê tình hình thụ lý, giải vụ án hình sơ thẩm phần phân tích bị cáo xét xử từ năm 2014 đến 2015 tổng số 4693 bị cáo bị xét xử có đến 3959 bị cáo bị xử phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ 92,9%, xử phạt tù năm 2.526 bị cáo (chiếm tỷ lệ 30,9%), xử phạt tù từ đến năm 1.574 bị cáo (chiếm tỷ lệ 19,3%), xử phạt tù cho hưởng án treo 2.987 bị cáo (chiếm tỷ lệ 36,6%) 19 Trong số 4693 bị cáo bị xét xử có 201 bị cáo bị áp dụng phạt tiền hình phạt chính, chiếm tỷ lệ 2,46% có 442 bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền 2.2 Một số hạn chế, vướng mắc trình xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 2.2.1 Hạn chế, vướng mắc việc xác định tội danh, xác định số tình tiết định tội, định khung hình phạt: Bộ luật hình năm 1999 ban hành 10 năm có sửa đổi, bổ sung tình tiết định tội, tình tiết định khung hình phạt như: “Hàng cấm có số lượng lớn, lớn đặc biệt lớn”, “vật phạm pháp có số lượng lớn, lớn đặc biệt lớn”, “gây hậu nghiêm trọng, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “đất có diện tích lớn có giá trị lớn” chưa giải thích hướng dẫn thức văn liên ngành Toà án nhân dân tối cao Trong thực tiễn xét xử số sai lầm thường gặp sai lầm xác định tội danh, xác định tài sản chiếm đoạt, xác định tư cách người tham gia tố tụng Việc định tội danh sai không nghiên cứu kỹ quy định pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình nên định tội không như: Người phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” lại bị Tòa án kết án tội “Tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả”… Mặt khác, việc xác định giá trị tài sản chiếm đoạt có ý nghĩa việc xác định mức hình phạt, ảnh hưởng đến tính xác nghiêm minh án, định Thực tiễn xét xử Tịa án cho thấy có sai lầm vấn đề dẫn đến án, định bị hủy Ngoài ra, sai lầm thường mắc phải trình xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế việc xác định sai trách nhiệm bồi thường dân xác định sai tư cách người tham gia tố tụng 2.2.2 Hạn chế, vướng mắc việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự, định hình phạt người phạm tội: 20 Qua thực tiễn xét xử việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình có nhiều bất cập khơng thống Khi định hình phạt, có Tịa áp dụng tình tiết giảm nhẹ "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả", có Tồ lại khơng áp dụng cho trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bị cáo phải bồi thường hậu bị cáo chiếm đoạt, bị cáo phạm tội "cố ý làm trái quy định Nhà nước quản lý kinh tế khơng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại Về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ khoản Điều 46 Bộ luật hình sự: Có ý kiến cho rằng, Tồ án áp dụng tình tiết Tồ án nhân dân tối cao hướng dẫn, ngồi tình tiết Tồ án khơng coi tình tiết khác tình tiết giảm nhẹ, có ý kiến cho khoản Điều 46 Bộ luật hình quy định cần Toà án ghi rõ án cịn Tồ án coi tình tiết tình tiết giảm nhẹ hồn tồn có quyền mà không phụ thuộc vào hướng dẫn Do vậy, việc áp dụng khoản Điều 46 Bộ luật hình có nhiều bất cập, khơng thống giải vụ án cụ thể 2.2.3 Hạn chế, vướng mắc việc cân nhắc áp dụng hình phạt tiền hình phạt hình phạt bổ sung người phạm tội: Thực tiễn xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nước ta thời gian qua cho thấy cần áp dụng hình phạt bổ sung, Tồ án thường có xu hướng lựa chọn hình phạt tịch thu tài sản việc áp dụng hình phạt tịch thu tài sản có tính khả thi có hoạt động kê biên, thu giữ tiền, tài sản… trình tố tụng hình trước Trong pháp luật hành chưa có quy định cụ thể có tính khả thi để thi hành hình phạt tiền Vì vậy, tuyên với tư cách hình phạt bổ sung, khơng trường hợp, hình phạt tiền khơng thi hành thực tế Ngồi ra, hình phạt tiền đựơc quy định chế tài lựa chọn với chế tài cải tạo không giam giữ, phạt tù nên phần hạn chế khả áp dụng hình phạt tiền hình phạt 2.3 Một số giải pháp khắc phục hạn chế, vướng mắc trình xét xử vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 2.3.1 Sửa đổi bổ sung dấu hiệu định khung hình phạt số tội 21 phạm quy định chương XVI - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Trong nhiều điều khoản chương XVI "các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" có quy định tình tiết "hàng phạm pháp có số lượng lớn" tình tiết "thu lợi bất lớn" (khoản điều 153) Thơng thường vật phạm pháp có giá trị lớn người phạm tội thu lợi bất lớn, vật phạm pháp lại hàng cấm đồng thời hàng cấm có số lượng lớn Để tránh áp dụng nhiều lần tình tiết tăng nặng yếu tố định khung hình phạt, cần khẳng định quan điểm nên quy định tình tiết tình tiết định khung đủ, cần quy định tình tiết "thu lợi bất lớn" lượng hố tình tiết thu lợi bất lớn thu lợi bất từ 300 triệu đến 500 triệu, thu lợi bất lớn thu lợi bất từ 500 triệu đến tỷ đồng, thu lợi bất đặc biệt lớn thu lợi bất từ tỷ đồng trở lên Hình phạt tiền quy định đa số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, nhiên, việc quy định hình phạt tiền chế tài lựa chọn với số hình phạt khác nên hạn chế việc áp dụng hình phạt thực tiễn (như nêu trên) 2.3.2 Mở rộng khả áp dụng hình phạt tiền: Việc quy định hình phạt tiền với tư cách hình phạt chế tài lựa chọn với hình phạt khác, đặc biệt với hình phạt tù có thời hạn dẫn đến tình trạng Tồ án thường có xu hướng lựa chọn hình phạt tù có thời hạn để áp dụng người phạm tội Để khắc phục hạn chế có ý kiến cho cần mở rộng khả áp dụng hình phạt tiền cách: quy định hình phạt tiền với tư cách hình phạt tất điều, hình phạt khoản điều luật thuộc chương XVI quy định điều kiện cụ thể đảm bảo hiệu việc thi hành hình phạt tiền thực tế tội phạm nói chung tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng Quan điểm hồn tồn hợp lý, nhóm nghiên cứu chúng tơi hồn tồn trí với quan điểm 2.3.3 Tăng cường cơng tác giải thích áp dụng thống pháp luật: 22 Việc hướng dẫn, giải thích quy định Bộ luật Tố tụng hình tình tiết định tội, định khung tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế yêu cầu cần thiết giúp cho người tiến hành tố tụng xác định tội danh áp dụng pháp luật xác tránh sai lầm dẫn đến việc làm oan người vô tội bỏ lọt tội phạm Cho đến nay, sau mười năm thực Bộ luật hình năm 1999, chưa có văn thức hướng dẫn cụ thể vấn đề xác định số tình tiết định tội định khung hình phạt tình tiết "hàng cấm có số lượng lớn, lớn đặc biệt lớn", "vật phạm pháp có số lượng lớn, lớn đặc biệt lớn", "gây hậu nghiêm trọng, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng", "phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng", "đất có diện tích lớn có giá trị lớn", điều gây nhiều khó khăn vướng mắc quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng Yêu cầu cấp thiết đặt phải có văn hướng dẫn cụ thể vấn đề chưa hiểu áp dụng thống nhất, như: “hàng cấm có số lượng lớn, lớn đặc biệt lớn”, “phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” Qua thực tiễn xét xử thực tiễn nghiên cứu cho thấy: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế loại tội phức tạp, việc định tội danh, đánh giá chứng nghiên cứu, xét xử cơng tác khó khơng cán Tịa án mà Thẩm phán có kinh nghiệm Mặc dù đạt kết định việc áp dụng pháp luật thi hành pháp luật loại tội phạm cịn hạn chế, Bộ luật Hình 2009 có sửa đổi, bổ sung số tội thuộc chương tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 2.3.4 Nâng cao trình độ chun mơn, kỹ nghiệp vụ kinh nghiệm đội ngũ làm công tác pháp luật, đặc biệt đội ngũ Thẩm phán: Xét xử vụ án tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gặp phải nhiều vướng mắc, yêu cầu đặt cần có đội ngũ cán tư pháp có trình độ, kinh nghiệm, có kỹ việc giải loại án này, với điều kiện u cầu chưa thể đáp ứng 23 Trình độ chun mơn, kỹ nghề nghiệp đội ngũ điều tra viên cấp nhiều hạn chế, đặc biệt cấp huyện Tình trạng thiếu Kiểm sát viên cịn tồn tại, bên cạnh cơng tác cán việc bổ sung, điều động cán bộ, Kiểm sát viên đơn vị thiếu biên chế, thiếu Kiểm sát viên chưa kịp thời; cán số Viện kiểm sát cấp huyện cịn yếu chun mơn nghiệp vụ Mặc dù đội ngũ Thẩm phán đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn Thẩm phán, lực kinh nghiệm thực tế công tác đội ngũ Thẩm phán cịn chưa đồng Thẩm phán có trình độ đại học có trình độ cử nhân luật quy tập trung chủ yếu thành phố lớn tỉnh đồng Việc đẩy mạnh đào tạo trình độ chun mơn, nâng cao kỹ nghiệp vụ cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đòi hỏi cấp thiết, cần quan tâm mức, có đảm bảo cho quan tiến hành tố tụng hoàn thành tốt nhiệm vụ trị mình, có việc nâng cao hiệu giải xét xử vụ án tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Ngoài ra, vấn đề sở vật chất, phương tiện làm việc vấn đề cần quan tâm góp phần nâng cao hiệu hoạt động quan tiến hành tố tụng Tuy nhiên, thực tế sở vật chất, phương tiện làm việc số địa phương chưa đảm bảo điều kiện làm việc tối thiểu, lương không đảm bảo cho sinh hoạt ảnh hưởng phần đến chất lượng công việc hàng ngày, nơi làm việc, phương tiện làm việc chậm cải tiến đổi mới” 2.4 Giải pháp khác Bên cạnh giải pháp hoàn thiện pháp luật giải pháp nâng cao hiệu công tác quan đấu tranh phòng chống tội phạm lĩnh vực quản lý kinh tế phân tích trên, thân tơi đề xuất số giải pháp khác để thực tốt công tác đấu tranh phòng chống tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Thứ nhất, giải pháp tuyên truyền, giáo dục 24 Thứ hai, tăng cường công tác phối hợp quan tư pháp quan hữu quan khác quản lý kinh tế KẾT LUẬN Các tội xâm phạm TTQLKT tội phạm gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước Bởi lẽ hành vi đối tượng phạm tội lợi dụng sách Nhà nước để chiếm đoạt tiền Nhà nước Bộ luật hình năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đáp ứng đuợc yêu cầu phòng ngừa chống tội phạm thời kỳ kinh tế phát triển mạnh mặt Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện, cịn số quy định có vướng mắc, bất cập gây khó khăn cho cơng tác thực thi áp dụng pháp luật có số quy định Chương XVI - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Việc nghiên cứu quy định Bộ luật hình năm 1999 để tìm vướng mắc, bất cập quy định Bộ luật hình tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế làm ảnh hưởng đến hiệu đấu tranh phòng ngừa chống tội phạm nói chung, hiệu xét xử nói riêng yêu cầu cấp thiết Trên thực tế, địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn vừa qua nhiều đối tượng lợi dụng sách hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền hoàn thuế Nhà nước gây hậu nghiêm trọng Công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm đạt hiệu định Tuy nhiên công tác cịn cần hồn thiện để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm Việc xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đạt kết định Tuy nhiên, tình trạng xác định sai tội danh, áp dụng khơng tình tiết định tội, định khung hình phạt, áp dụng khơng thống tình tiết nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, định hình phạt nhẹ dẫn đến án sửa, án huỷ cịn tồn Việc nghiên cứu tìm bất cập vướng mắc thực tiễn xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế để từ đưa giải pháp khắc phục nâng cao hiệu cơng tác đấu tranh phịng ngừa tội 25 phạm nói chung, cơng tác xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng cần thiết cần phải thực Việc sửa đổi bổ sung số dấu hiệu định khung hình phạt số tội phạm cụ thể chương XVI, mở rộng khả áp dụng hình phạt tiền, tăng cường cơng tác giải thích áp dụng thống pháp luật, nâng cao trình độ chun mơn, kỹ nghiệp vụ kinh nghiệm đội ngũ làm công tác pháp luật, đặc biệt đội ngũ Thẩm phán việc tăng cường sở vật chất, phương tiện làm việc hỗ trợ cho quan tiến hành tố tụng… giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu công tác đấu tranh phịng ngừa tội phạm nói chung, cơng tác xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng Qua nghiên cứu, tiểu luận đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy định Bộ luật Hình văn pháp luật khác thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu đấu tranh phòng, chống tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thực tế Với tính chất đề tài rộng, có nhiều vấn đề phức tạp, bên cạnh thời gian nghiên cứu cịn chưa nhiều nên việc nghiên cứu cịn khơng tránh khỏi thiếu sót Rất mong đóng góp nhận xét thầy cô giáo! 26 MỤC LỤC MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ .5 1.1 Khái niệm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: .5 1.2 Các dấu hiệu pháp lý tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 1.2.1 Khách thể tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 1.2.2 Mặt khách quan tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 1.2.3 Mặt chủ quan tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 1.2.4 Chủ thể tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: .9 1.2.5 Hình phạt tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 10 1.3 Một số vướng mắc bất cập quy định phần tội phạm cụ thể chương XVI “các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”: 10 1.3.1 Bất cập việc quy định số tình tiết định tội định khung hình phạt: 11 1.3.2 Bất cập việc quy định hình phạt tiền: 13 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ, MỘT SỐ HẠN CHẾ VƯỚNG MẮC VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 15 2.1 Thực trạng xét xử vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 15 2.2 Một số hạn chế, vướng mắc trình xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 24 2.2.1 Hạn chế, vướng mắc việc xác định tội danh, xác định số tình tiết định tội, định khung hình phạt: 24 2.2.2 Hạn chế, vướng mắc việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự, định hình phạt người phạm tội: 25 2.2.3 Hạn chế, vướng mắc việc cân nhắc áp dụng hình phạt tiền hình phạt hình phạt bổ sung người phạm tội: 26 2.3 Một số giải pháp khắc phục hạn chế, vướng mắc trình xét xử vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 27 2.3.1 Sửa đổi bổ sung dấu hiệu định khung hình phạt số tội phạm quy định chương XVI - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 27 27 2.3.2 Mở rộng khả áp dụng hình phạt tiền: 27 2.3.3 Tăng cường công tác giải thích áp dụng thống pháp luật: 28 2.3.4 Nâng cao trình độ chun mơn, kỹ nghiệp vụ kinh nghiệm đội ngũ làm công tác pháp luật, đặc biệt đội ngũ Thẩm phán: 29 KẾT LUẬN 31 MỤC LỤC 32 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn quy phạm pháp luật: Hiến pháp năm 1959; Hiến pháp năm 1980; Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); Hiến pháp năm 2014; Bộ luật hình năm 1999; Bộ luật dân năm 2005 2015; Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Luật ban hành văn quy phạm pháp luật năm 2008; Nghị số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17-3-2003 Ủy ban thường vụ Quốc hội bồi thường thiệt hại cho người bị oan người có thẩm quyền hoạt động tố tụng hình gây ra;  Danh mục sách, tạp chí: Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận nhà nước pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2014; Lưu Tiến Dũng, Giải thích pháp luật hoạt động xét xử tịa án, Tạp chí Tịa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, số 17, năm 2013, tr 12-21; Nguyễn Đăng Dung, Tính nhân Hiến pháp tính quan nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004; Phạm Tuấn Khải, Giải thích pháp luật – Cách nhìn hành pháp, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Văn phịng Quốc hội, số 4, năm 2008, tr.9-15; Thông báo kết luận Chánh án Toà án nhân dân tối cao Hội nghị tổng kết công tác năm 2009 triển khai nhiệm vụ công tác năm 2010 ngành Toà án nhân dân, ngày 26 tháng năm 2010 Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015; Phan Trung Hiền, Lý luận nhà nước pháp luật, 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011;  Hoàng Thị Kim Quế, Một số vấn đề giải thích pháp luật: Quan niệm vai trị, ý nghĩa thực tiễn, tr 27-36;  Nguyễn Minh Đoan, Chủ thể giải thích pháp luật Việt Nam, tr 71-80;  Nguyễn Như Phát, Giải thích pháp luật Việt Nam – Cơng cụ đảm bảo tính minh bạch pháp luật, tr 95-104; 29  Nguyễn Việt Khoa, Thực trạng việc giải thích pháp luật Việt Nam cần thiết phải ban hành đạo luật giải thích pháp luật, tr 419-426;  Nguyễn Văn Điệp, Nhu cầu giải thích pháp luật phát sinh trình xét xử hoạt động Tòa án, tr.435-450;  Danh mục trang thông tin điện tử: Đại học Cao Thắng, Một số điểm Nghị 49 – NQ/TW chiến lược cải cách tư pháp đến 2020, Trần Hoàng Hạnh, http://www.caothang.edu.vn/khoa/gddc/store/file/451mot-so-diem-moi-cuanghi-quyet-49.doc, [truy cập ngày 1-4-2012]; Tòa án nhân dân tối cao, Bàn tình tiết “có tính chất đồ” Bộ luật hình sự, Nguyễn Cường, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet? p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=14806011 , [truy cập ngày 11-4-2012] 30 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Toà án nhân dân: TAND Trách nhiệm hình sự: TNHS Trật tự quản lý kinh tế: TTQLKT Giá trị gia tăng: GTGT Bộ luật hình sự: BLHS 31 ... tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Chương 2: Thực trạng xét xử tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, hạn chế vuớng mắc giải pháp khắc phục hạn chế vuớng mắc việc xét xử tội xâm phạm trật tự quản. .. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ, MỘT SỐ HẠN CHẾ VƯỚNG MẮC VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 2.1 Thực trạng xét xử vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: Trong năm vừa... THỰC TRẠNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ, MỘT SỐ HẠN CHẾ VƯỚNG MẮC VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 15 2.1 Thực trạng xét xử vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 15

Ngày đăng: 28/12/2021, 13:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w