Trong các loại tội phạm đó, thì cáctội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được cho là một trong những loại tộiđược Nhà nước ta đặc biệt trú trọng quan tâm vì các tội xâm phạm trật tựquản l
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
I KHÁI NIỆM CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ: 2
1.1 Khách thể của các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 2
1.2 Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 2
1.3 Chủ thể của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 3
1.4 Mặt chủ quan của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 3
1.5 Chính sách hình sự và đường lối xử lý đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 3
II KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ 4
2.1 Mục đích nghiên cứu hồ sơ vụ án: 4
2.2 Yêu cầu nghiên cứu hồ sơ vụ án: 4
2.3 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án: 7
2.3.1 Kiểm tra về thủ tục tố tụng 9
2.3.2 Đọc bản cáo trạng 9
2.3.3 Đọc kết luận điều tra 10
2.3.4 Đọc biên bản hỏi cung bị can và các biên bản ghi lời khai của người tham gia tố tụng, biên bản đối chất 10
2.3.4.1 Đọc biên bản hỏi cung bị can: 10
2.3.4.2 Đọc biên bản ghi lời khai 11
2.3.4.3 Đọc biên bản ghi lời khai của người bị hại 12
2.3.4.4 Đọc biên bản đối chất 13
Trang 22.3.5 Đọc biên bản khám xét, khám nghiệm hiện trường, thu thập
vật chứng, biên bản nhận dạng, biên bản thực nghiệm điều
2.3.6 Đọc kết luận giám định 13
2.3.7 Kiểm tra giấy tờ về lý lịch của bị can 14
2.3.8 Đọc biên bản giao nhận cáo trạng 14
2.3.9 Các loại giấy tờ, tài liệu khác 14
PHẦN KẾT LUẬN 16
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự là một kỹ năng không thểthiếu đối với luật sư trong quá trình hành nghề của mình đối với việc tranhtụng trong các vụ án hình sự Ngoài các kỹ năng nghiên cứu các hồ sơ vụ
án nói chung, khi nghiên cứu các hồ sơ vụ án đặc trưng khác nhau thì luật
sư cũng phải có thêm những kỹ năng nghiên cứu tương ứng với đặc trưng
đó Không ít người cho rằng, nếu đã am hiểu kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ
án hình sự thì đương nhiên luật sư sẽ có khả năng nghiên cứu hồ sơ đối vớitất cả các vụ án hình sự Điều đó thật là sai lầm và thật là nguy hiểm nếumột luật sư không hiểu rõ được tầm quan trọng, đặc trưng, dấu hiệu, bảnchất của các loại vụ án hình sự khác nhau Ví dụ như, các tội xâm phạm anninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dựcủa con người; các tội xâm phạm sở hữu …
Bộ luật hình sự 1999 đã phân ra 14 loại tội phạm khác nhau, quyđịnh từ Chương XI đến Chương XXIV Trong các loại tội phạm đó, thì cáctội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được cho là một trong những loại tộiđược Nhà nước ta đặc biệt trú trọng quan tâm vì các tội xâm phạm trật tựquản lý là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại nền kinh tế quốcdân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, củacác tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi viphạm các quy định của Nhà nước về quản lý nền kinh tế
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới hiện nay thì các tộixâm phạm trật tự quản lý kinh tế ngày càng được luật sư quan tâm nhiềuhơn Chính vì vậy, “Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế” là một kỹ năng không thể thiếu đối với một luật sư có ý
định trở thành một luật sư giỏi trong lĩnh vực tranh tụng các vụ án hình sự
liên quan đến trật tự quản lý kinh tế Như vậy, “Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ
Trang 4vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” là kỹ năng như thế nào? Chúng
ta hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu
Trang 5vụ, kế hoạch phát triển mà Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra.
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểmcho xã hội xâm hại đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gâythiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, quyền và lợi ích hợppháp của công dân thông qua hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước
về quản lý nền kinh tế
1.1 Khách thể của các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:
Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gồm có 35 Điều (từĐiều 153 đến Điều 181c) quy định về các tội phạm khác nhau nhằmbảo vệ các quan hệ kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới Các tộixâm phạm trật tự quản lý kinh tế xâm phạm đến các quan hệ xã hộibảo đảm cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân Đó là chế
độ quản lý, điều hành toàn bộ nền kinh tế của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích của Nhà nước, của các tổchức kinh tế, quyền và lợi ích, tính mạng, sức khỏe của người tiêudùng… được thể chế hóa trong những quy định pháp luật của Nhànước
Trang 61.2 Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đượcthể hiện ở hành vi cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế ở các mức độ khác nhau với mục đích vụ lợi Hành viphạm tội được thực hiện có thể là hành động hoặc không hành động
và đã gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại nền kinh tế quốc dân hoặc chotừng ngành, lĩnh vực nhất định Hậu quả có thể ở những mức độ rấtkhác nhau (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặcbiệt nghiêm trọng) như: làm rối loạn thị trường, mất cân đối cungcầu, làm ảnh hưởng xấu đến tới nền sản xuất hàng hóa trên đất nướcta; thậm chí có những tội phạm còn làm người tiêu dùng thiệt hạikhông những cả về vật chất, sức khỏe mà có khi còn nguy hiểm cảtới tính mạng… Đối với một số tội, hậu quả nghiêm trọng là dấuhiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm
1.3 Chủ thể của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào có năng lựctrách nhiệm hình sự Trong một số tội, chủ thể phải là người có chức
vụ, quyền hạn nhất định trong các cơ quan, tổ chức kinh tế;
1.4 Mặt chủ quan của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được thực hiện do lỗi cố ýtrực tiếp hoặc gián tiếp Khi thực hiện hành vi, người phạm tội đều ýthức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn cố ýthực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc với ý thức đểmặc cho hậu quả xảy ra Mục đích và động cơ phạm tội chủ yếu là
vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác
Trang 71.5 Chính sách hình sự và đường lối xử lý đối với các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, cácquy định trong Chương VI Bộ luật hình sự đã có sự phân định rõmức độ nào thì coi là tội phạm và mức độ nào chưa phải là tội phạm,đồng thời để phân loại tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng,nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, cũng nhưquy định hình phạt phù hợp với từng hành vi vi phạm cụ thể
Đối với một số tội phạm gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọngnhư tội buôn lậu; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thựcphẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 153, Điều 157 Bộluật hình sự); tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngânphiếu giả, công trái giả (Điều 180 Bộ luật hình sự), mức cao nhất củahình phạt quy định đến chung thân, tử hình Mặt khác, các tội nàythường nhằm mục đích vụ lợi nên đối với những trường hợp phạmtội nghiêm trọng, tùy theo hậu quả và mức độ thu lợi bất chính màngười phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như:phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệmchức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
II KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN
XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ II.1 Mục đích nghiên cứu hồ sơ vụ án:
Cũng giống như những hồ sơ vụ án hình sự khác, hồ sơ vụ án xâmphạm trật tự quản lý kinh tế gồm nhiều văn bản, tài liệu được cơquan tiến hành tố tụng thu thập trong quá trình điều tra, truy tố, xét
xử và được sắp xếp theo một trật tự nhất định Nội dung của hồ sơchính là nội dung của các văn bản, tài liệu trong hồ sơ vụ án Mỗi tài
Trang 8liệu phản ánh một hoặc nhiều vấn đề của vụ án, xác định việc truy tốcủa Viện Kiểm sát truy tố có căn cứ hay không; việc điều tra có đảmbảo thủ tục tố tụng hay không và tìm những chứng cứ có lợi cho bịcáo hoặc đương sự để bảo vệ quyền lợi cho họ.
II.2 Yêu cầu nghiên cứu hồ sơ vụ án:
Luật sư phải nghiên cứu toàn diện và đầy đủ các tài liệu, chứng cứcủa vụ án có liên quan đến việc bảo vệ cho bị cáo hoặc đương sự.Cần tránh tư tưởng chủ quan chỉ đọc những tài liệu mà mình cho làquan trọng, còn các tài liệu tố tụng, các tập lời khai của những ngườitham gia tố tụng khác nhau thì không nghiên cứu Luật sư cần nghiêncứu kỹ hồ sơ, đặc biệt là phần hồ sơ liên quan đến bị cáo hoặc đương
sự mà mình bảo vệ Phải nghiên cứu từng loại tài liệu, sau đó tổnghợp, so sánh các loại tài liệu, chứng cứ để tìm ra sự liên hệ giữachúng; tìm những điểm không hợp lý hoặc có mâu thuẫn giữa các tàiliệu, chứng cứ để xác định sự thật của vụ án Luật sư cần nghiên cứu
hồ sơ theo một thứ tự hợp lý Tùy từng loại hồ sơ vụ án, luật sư cóthể nghiên cứu hồ sơ theo thứ tự thời gian xảy ra sự việc (sự việc nàoxảy ra trước nghiên cứu trước, sự việc xảy ra sau nghiên cứu sau).Nếu bào chữa cho nhiều bị can, bị cáo trong một vụ án, có thể nghiêncứu xong hồ sơ đối với người này mới nghiên cứu hồ sơ đối vớingười khác Sau khi nghiên cứu, phải lập được hệ thống chứng cứcủa vụ án để làm tiền đề xây dựng đề cương bào chữa cho bị cáohoặc bảo vệ quyền lợi cho đương sự
Tùy theo tính chất và giai đoạn tố tụng của vụ án, luật sư có thể được
cơ quan tiến hành tố tụng cho phép tham khảo hồ sơ vụ án sau khikết thúc điều tra hoặc sau khi hồ sơ được chuyển sang tòa án Việcluật sư được tạo điều kiện tham gia nghiên cứu hồ sơ sớm sẽ giúpcho việc tư vấn và bào chữa cho bị can có kết quả hơn, bởi lẽ, nếu
Trang 9được nghiên cứu hồ sơ vụ án sớm, luật sư sẽ phát hiện kịp thờinhững thiếu sót về tố tụng và có thể kiến nghị ngay những vấn đềcần được điều tra làm rõ, đối chất, giám định hoặc thực nghiệm điềutra…
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, nếu không được photo, luật sư cần tập trung chú ý vào những vấn đề sau đây:
- Thứ nhất, việc đầu tiên khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư cần phải
kiểm tra tính hợp pháp của các biện pháp và thủ tục tố tụng do cơquan tiến hành tố tụng đã tiến hành Cụ thể là xem xét nội dung
và hình thức của các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắtkhám xét, kê biên, niêm phong hiện vật, tài liệu, tài sản… Cầnchú ý sự phù hợp về thời gian, thẩm quyền người ký các quyếtđịnh và sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nội dung của hành vi vàcách thức tống đạt các quyết định này Trong nhóm các tài liệu,cần chú ý đến các tài liệu trao đổi của các cơ quan tiến hành tốtụng, các văn bản yêu cầu điều tra bổ sung, những vướng mắc vềmặt pháp lý thể hiện trong quá trình điều tra
- Thứ hai, cần nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của
doanh nghiệp trước thời điểm xảy ra vụ án, bao gồm các hồ sơpháp nhân (quyết định, giấy phép thành lập, điều lệ, quy chế) vànhững yếu tố tác động đến hoạt động của doanh nghiệp về mặtkhách quan và chủ quan (tình hình sản xuất, kinh doanh vào thờiđiểm xảy ra vụ án, việc cấp vốn hoặc vay vốn ngân hàng, sự chỉđạo của cấp trên, cơ quan chủ quản, tình hình nhân sự và năng lựctrình độ của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp …)
- Thứ ba, cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hệ thống các văn bản
pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt động mà vụ án đã xảy ra Việc
Trang 10nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong các
vụ án cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tếgây hậu quả nghiêm trọng, buôn lậu…Luật sư cũng cần chú ý cáccác văn bản về kinh tế quy định từ cấp Bộ trở lên mới được coi làthuộc phạm vi các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế…chứ không như một số trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụngcoi văn bản của Tổng công ty là văn bản pháp luật thuộc loại
“quy định của nhà nước” để làm căn cứ quy kết và định tội danh
- Thứ tư, nghiên cứu kết quả điều tra thông qua các tài liệu kết quả
giám định, biên bản ghi lời khai với tính chất là các chứng cứ thuthập theo trình tự luật định Có nhiều cách ghi chép khác nhau(ghi tóm tắt nội dung văn bản hoặc ghi chi tiết số văn bản, ngàytháng, nội dung chi tiết) Luật sư cũng cần chú ý, trong mọitrường hợp cần phải ghi rõ số bút lục, tập hồ sơ để sau này dễdàng và chính xác hơn trong việc viện dẫn chứng cứ
- Thứ năm, Tìm hiểu các tài liệu về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, kết quả nộp ngân sách (các khoản thuế), các thànhtích khen thưởng của doanh nghiệp và cá nhân bị can, các tài liệu
về nhân thân…
II.3 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án:
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, ngoài việc phải chú ý đến những đặctrưng và yêu cầu riêng liên quan đến các tội xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế như đã nêu ở mục 2.2, luật sư cần phải có các phương phápnghiên cứu hồ sơ cụ thể như sau:
Căn cứ vào nhiệm vụ bào chữa, bảo vệ quyền lợi của đương sự trongtừng vụ án cụ thể mà luật sư nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có liênquan đến việc bảo vệ bị cáo hoặc đương sự Thông thường, luật sư
Trang 11nghiên cứu bản cáo trạng trước rồi mới nghiên cứu cấc tài liệu thuộc
về nội dung của vụ án Khi nghiên cứu các tài liệu này, luật sư phảikiểm tra về thủ tục tố tụng và làm rõ những vấn đề về chứng cứ Cầnchú ý nghiên cứu các loại tài liệu sau đây:
- Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
- Vật chứng;
- Kết luận giám định;
- Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử
Trong khi nghiên cứu hồ sơ kết hợp với việc đọc tài liệu, luật sư phảighi chép những vấn đề cần thiết để sử dụng khi bảo vệ cho bị cáohoặc đương sự Nên ghi vắn tắt nội dung sự việc, nếu thấy cần thiếtthì phải trích nguyên văn một đoạn nào đó, ghi rõ bút lục để tiện choviệc viện dẫn
Thông thường tài liệu trong hồ sơ vụ án được sắp xếp thành cácnhóm sau sau:
- Nhóm 1: Các tài liệu về khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
- Nhóm 2: Các tài liệu về thủ tục trong việc áp dụng, thay đổi, hủy
bỏ biện pháp ngăn chặn;
- Nhóm 3: Các tài liệu về kết quả điều tra không thuộc lời khai củanhững người tham gia tố tụng như: Biên bản khám xét, biên bảnthu giữ vật chứng, thông báo kết quả giám định, biên bản nhậndạng, biên bản thực nghiệm điều tra …
- Nhóm 4: Các biên bản ghi lời khai của người tham gia tố tụng;
- Nhóm 5: Các tài liệu về nhân thân bị can;
- Nhóm 6: Các tài liệu về kết thúc điều tra;
Trang 12- Nhóm 7: Các tài liệu về truy tố;
- Nhóm 8: Các tài liệu bổ sung khi hồ sơ chuyển sang Tòa án
Từ nhóm 1 đến nhóm 6 là các tài liệu do cơ quan điều tra sắp xếp.Trong những vụ án đồng phạm, các tài liệu ở nhóm 1 và nhóm đượcgiữ nguyên Các tài liệu ở nhóm 2, 3, 4, 5 thường được cơ quan điềutra xếp theo vị trí của các bị can trong vụ án Bị can có vị trí quantrọng xếp trước, ít quan trọng xếp sau
Việc nắm được cách sắp xếp tài liệu trong hồ sơ sẽ giúp luật sưnghiên cứu một cách toàn diện, không bị bỏ sót Trường hợp luật sưchỉ bào chữa cho một hoặc vài bị cáo trong vụ án đồng phạm nhiềungười tham gia thì luật sư có thể nhanh chóng tìm thấy những tập tàiliệu liên quan đến người mình bảo vệ mà không phải đọc tất cả cáctài liệu về hành vi phạm tội của bị cáo khác không có liên quan
Hồ sơ vụ án hình sự gồm nhiều tài liệu khác nhau, nên luật sư phảiđọc tất cả các tài liệu có liên quan đến việc bảo vệ của mình tránhtrường hợp chỉ chọn để đọc một số tài liệu mà mình cho là quantrọng, còn các tài liệu khác thì bỏ qua Nếu làm như vậy, việc đánhgiá chứng cứ của vụ án sẽ không toàn diện vì tình tiết vụ án có khilại được chứng minh bởi những chứng cứ trong các tài liệu mà luật
sư không nghiên cứu đến Mặt khác, từng loại tài liệu trong hồ sơ vụ
án có những đặc điểm riêng, nên luật sư phải chú ý đến đặc điểm củatừng loại tài liệu và ghi tóm tắt nội dung chính của từng loại tài liệu
đã nghiên cứu để làm cơ sở cho việc xây dựng luận cứ bào chữa,luận cứ bảo vệ và tham gia tố tụng tại phiên tòa
Khi nghiên cứu hồ sơ đối với bất kỳ một nguồn chứng cứ nào, luật
sư cũng cần phải chú ý tính khách quan của chứng cứ, tính liên quancủa chứng cứ và tính hợp pháp của chứng cứ Sau khi kiểm tra xong