QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN CỔ PHẦN RA CÔNG CHÚNG

Một phần của tài liệu Pháp luật về chào bán cổ phần ra công chúng ở Việt Nam (Trang 42 - 43)

- Ngoài ra, tổ chức phát hành phải thỏa mãn những điều kiện về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh như đối với chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng.

2.5QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN CỔ PHẦN RA CÔNG CHÚNG

Tổ chức phát hành không được thực hiện bảo lãnh với hợp đồng có tổng giá trị cổ phiếu vượt quá tỷ lệ quy định của pháp luật. Theo quy định tại Thông tư số 93/2005/TT-BTC ngày 21/10/2005 về việc sửa đổi thông tư số 60/2004/TT-BTC ngày 18/6/2004 hướng dẫn việc phát hành cổ phiếu ra công chúng “Quy định tổ chức bảo lãnh phát hành được phép bảo lãnh cho một đợt phát hành với tổng giá trị cổ phiếu không vượt quá 30% vốn tự có và chỉ áp dụng đối với trường hợp nhận mua toàn bộ chứng khoán của đợt phát hành để bán lại” Như vậy quy định về tỷ lệ 30% chỉ áp dụng trong trường hợp mua để bán lại còn các trường hợp khác không có quy định cụ thể.

2.5 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN CỔ PHẦN RA CÔNG CHÚNG CÔNG CHÚNG

2.5.1 Chính phủ

Chính phủ là cơ quan cao nhất trong hệ thống các cơ quan quản lý về chứng khoán nói chung và về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng nói riêng. Thẩm quyền của chính phủ là thẩm quyền chung, chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chính phủ ra quyết định thành lập các cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán cụ thể là thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thành lập hai trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trước khi Quốc hội ban hành Luật chứng khoán 2006 Chính phủ ban các văn bản pháp luật quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 48/1998/NĐ-CP và Nghị định 144/2003/NĐ-CP) và hiện nay là ban hành hướng dẫn thực hiện Luật chứng khoán (Nghị định 14/2007/NĐ-CP).

Đối với hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng, Luật chứng khoán 2006 ủy quyền cho Chính phủ quy định điều kiện chào bán ra công chúng đối với DNNN,

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, doanh nghiệp mới thành lập thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể khác để phù hợp với thực tế và chủ trương, chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ.

Thủ tướng Chính phủ là người ký quyết định phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa của các doanh nghiệp Nhà nước. Văn bản pháp luật hiện hành chỉ quy định cổ phần hóa cho các doanh nghiệp (Nghị định 187/2004/NĐ-CP), đối với những ngành nghề đặc thù Chính phủ quyết định thực hiện thí điểm để nghiên cứu hiệu quả trước khi đưa vào áp dụng hàng loạt, ví dụ cổ phần hóa bệnh viện công, Chính phủ chọn bệnh viện Bình Dân làm bệnh viện công đầu tiên cổ phần hóa và thực hiện chào bán cổ phần ra công chúng[15].

Trước những biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo yêu cầu các Bộ ngành tăng cường quản lý thị trường chứng khoán, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ cho thị trường hoạt động công khai, minh bạch bằng cách ban hành các văn bản dưới luật để điều chỉnh hành vi trên thị trường. Nhưng Thủ tướng cũng chỉ thị các Bộ ngành cần thận trọng để không ban hành các chính sách mang tính mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào thị trường [21].

Một phần của tài liệu Pháp luật về chào bán cổ phần ra công chúng ở Việt Nam (Trang 42 - 43)