Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ của luật sư trong vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” với mục đích tìm hiểu và nắm rõ các
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
I Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 2
1.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 2
1.2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 3
1.3 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân 3
1.4 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại 4
II Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ của luật sư trong vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 4
2.1 Kỹ năng chung 4
2.1.1 Hướng dẫn đương sự thu thập chứng cứ 4
2.1.2 Hướng dẫn đương sự giao nộp chứng cứ cho Tòa án 7
2.1.3 Hướng dẫn đương sự đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ 10
2.2 Kỹ năng thu thập chứng cứ trong vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 11
PHẦN KẾT LUẬN 15
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Tranh chấp dân sự là một loại tranh chấp phổ biến và phức tạp trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại các cấp Tòa án Khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức
và các chủ thể khác có quyền dân sự bị xâm phạm, pháp luật trao cho họ được quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết Vì vậy, khi tranh chấp xảy ra, người có quyền và lợi ích bị xâm hại có quyền nộp đơn khởi kiện đến Tòa án để được giải quyết Ngoài đơn khởi kiện, cá nhân, cơ quan, tổ chức và các tổ chức có quyền dân sự bị xâm phạm còn phải nộp kèm theo đơn các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn
Trong thực tế, không phải ai cũng có sẵn những tài liệu chứng cứ để nộp kèm theo đơn khởi kiện, trong những trường hợp như vậy, họ sẽ tìm đến Luật sư
để yêu cầu giúp họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Do đó, luật sư có một vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này Luật sư phải có kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ tốt mới có thể giúp đỡ được khách hàng thực hiện được việc chứng minh thông qua việc chuẩn bị hồ sơ khởi kiện làm cơ sở cho Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Nhận thấy rằng, trong thực tiễn, các vấn đề tranh chấp pháp sinh liên quan bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra rất nhiều, khách hàng kiếm luật sư thường không có và cũng không biết như thế nào là chứng cứ, cần chuẩn bị tài liệu gì mới có thể khởi kiện cũng như bảo vệ được quyền lợi của mình Do đó, tôi
đã lựa chọn đề tài “Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ của luật sư trong vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” với mục đích tìm
hiểu và nắm rõ các kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ
để có thể hỗ trợ một cách tốt nhất khi khách hàng yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi có tranh chấp ngoài hợp đồng xảy ra với họ
Trang 3PHẦN NỘI DUNG
I Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những qui định của pháp luật (được cụ thể hóa trong Bộ luật dân sự 2005) quy định những hậu quả pháp lý ngoài mong muốn của chủ thể, không có sự thỏa thuận trước của các bên và được phát sinh chỉ trên cơ sở hành vi bất hợp pháp do lỗi cố ý hoặc vô ý Các quyền và nghĩa vụ pháp lý hoàn toàn do pháp luật qui định; trước thời điểm phát sinh trách nhiệm, các bên trong quan hệ pháp luật này không có quan hệ với nhau, không biết trước được những quyền và nghĩa vụ Trong các trường hợp có quan hệ hợp đồng, nhưng nếu có việc gây thiệt hại không liên quan gì đến việc thực hiện hợp đồng thì đó cũng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ 4 điều kiện sau đây:
Có thiệt hại xảy ra, thiệt hại phải là sự giảm sút, mất mát lợi ích vật chất thực tế hoặc những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại Ngoài những thiệt hại về vật chất, còn có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín và tinh thần
Hành vi gây thiệt hại là trái pháp luật, dù người gây thiệt hại có lỗi cố ý hay vô ý
Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra là do chính kết quả trực tiếp tất yếu của hành vi trái pháp luật
Người gây thiệt hại có lỗi
Trang 41.2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Về nguyên tắc bồi thường, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường bằng một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Tuy nhiên, người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường trong trường hợp do lỗi vô
ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình
Khi có căn cứ cho thấy mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có thể yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường cho phù hợp
1.3 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Theo Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường
Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ
để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản
đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật dân sự như: Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra; người mất năng lực hành
vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra; nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15, người mất năng lực hình
vi dân sự phải bồi thường
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình
Trang 5 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại
mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường
1.4 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Theo Điều 607 Bộ luật dân sự 2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm
II Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ của luật sư trong vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
II.1 Kỹ năng chung
II.1.1 Hướng dẫn đương sự thu thập chứng cứ
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ là của tất cả các đương sự theo quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự
Để chuẩn bị cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình được tốt, đương sự cần chuẩn bị cho mình những chứng cứ cần thiết Những chứng cứ đó đương sự phải tự mình thu thập, vì vậy, luật sư cần hướng dẫn đương sự hoặc giúp đỡ đương sự thu thập chứng cứ Các chứng cứ mà đương sự tự thu thập bao gồm: Các hồ sơ cá nhân mà đương sự thường giữ một bản, ví dụ: các bản hợp đồng, các bản di chúc, giấy chứng nhận kết hôn… Chứng cứ cũng có thể được thu thập từ các chứng cứ khác thông qua các nguồn khác nhau, ví dụ: giấy biên nhận do người vay nợ gửi cho đương sự giữ, các giấy tờ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bị đơn đang do các cơ quan chức năng giữ nhưng nguyên đơn đã thu thập được; các giấy tờ tài liệu do các cơ quan chức năng tống đạt cho nguyên đơn trong quá trình thực hiện công việc… Có một số giấy tờ tài liệu hoặc chứng
Trang 6cứ đương sự phải tự mình thu thập thông qua các cơ quan chính quyền địa phương, ví dụ giấy xin xác nhận hộ khẩu thường trú, giấy xin xác nhận hoặc hoặc chứng nhận về một sự kiện pháp lý nào đó, các loại biên bản làm việc hoặc trao đổi với cơ quan chính quyền v.v…
Để được coi là chứng cứ theo quy định tại Điều 81, Điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự, chứng cứ phải được xác định từ các nguồn được pháp luật quy định:
Thứ nhất, đối với các tài liệu đọc được nội dung thì phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận theo khoản 1 Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản dùng làm cơ sở lập ra các bản sao Ví dụ đối với một vụ tranh chấp hợp đồng mà hợp đồng được lập thành văn bản thì nhất thiết bản hợp đồng phải là một tài liệu quan trọng trong hồ sơ Tuy nhiên, luật sư cũng nên hướng dẫn đương sự nên sao hợp đồng thành nhiều bản khác nhau để đề phòng trường hợp thất lạc Đối với những tài liệu đọc được được lưu giữ tại các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do cá nhân, tổ chức khác lưu giữ, như giấy tờ liên quan đến sở hữu nhà ở hoặc quyền sử dụng đất, các biên bản hiện trường trong một vụ tai nạn giao thông …, luật sư giúp đương sự làm đơn yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp Theo quy định tại Điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Tòa án chứng cứ liên quan đến vụ
án đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức đó lưu giữ Nếu không cung cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự biết
Việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đang lưu giữ cần được thể hiện bằng đơn yêu cầu Luật sư có thể soạn đơn yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ theo mẫu thông thường Trong đơn phải nói rõ đương sự là ai, địa chỉ, yêu cầu cụ thể về việc gì, mục đích như thế nào
Đương sự có thể thu thập chứng cứ theo cách này từ trước khi quyết định khởi kiện Tuy nhiên, trong thực tế, việc thu thập chứng cứ, tài liệu theo cách này rất khó được cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp Trong trường hợp này, luật sư cần đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do
Trang 7không cung cấp chứng cứ Tài liệu này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là cơ sở để sau này đương sự có quyền làm đơn đề nghị Tòa án tiến hành các biện pháp cần thiết thu thập loại chứng cứ đó theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự
Thứ hai, đối với các tài liệu nghe được, nhìn được phải kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu
âm, thu hình theo khoản 2 Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự Các tài liệu này có thể
là băng ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi âm, đĩa ghi hình, phim, ảnh … Nhất thiết các đương sự phải xuất trình được các tài liệu nói trên thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp mới được coi là chứng cứ
Thứ ba, đối với vật chứng, để được coi là vật chứng thì đó phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định tại khoản 3 Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự Nếu không phải là hiện vật gốc hoặc không liên quan đến vụ việc dân sự thì không phải là chứng cứ trong vụ việc dân sự đó Luật sư cần hỏi rõ đương sự, nếu khẳng định chắc chắn đó là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc dân sự thì mới sử dụng làm chứng cứ
Thứ tư, các tập quán, nếu được cộng đồng nơi có tập quán thừa nhận cũng được coi là chứng cứ theo khoản 7 Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự
Trong nhiều trường hợp, luật sư có thể hướng dẫn, giúp đỡ đương sự thu thập loại chứng cứ là các tập quán ở địa phương Đối với loại chứng cứ này cần chú ý: trước hết, để được coi là tập quán được cộng đồng thừa nhận thì cộng đồng phải là tập thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong trong sinh hoạt xã hội tại nơi có tập quán Tập quán là thói quen đã thành nếp trong xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng
Thứ năm, đối với các loại chứng cứ khác như kết luận giám định, biên bản xem xét tại chỗ, các lời khai của người làm chứng, của đương sự theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự… chỉ được thừa nhận nếu chúng được thu thập theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
Trang 8Đương sự không nên tự mình thu thập các loại chứng cứ này mà chỉ nên đề nghị Tòa án tiến hành các biện pháp thu thập loại tài liệu này theo quy định tại khoản
2 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự
Trong một vụ án thông thường có rất nhiều loại chứng cứ khác nhau Luật
sư cần hướng dẫn các đương sự nắm bắt được sơ bộ chứng cứ nào là quan trọng đối với việc xem xét và giải quyết vụ án, trên cơ sở đó giúp đương sự tập hợp các chứng cứ lại theo hướng dẫn của mình Thông thường, chứng cứ có thể được sắp xếp theo thứ tự ngày tháng, nội dung, hoặc theo hình thức của chứng cứ đó Đối với những chứng cứ là bản gốc duy nhất, luật sư cần hướng dẫn đương sự phô tô
có chứng thực lại các bản gốc Đối với những tài liệu không phải bằng tiếng Việt, luật sư cần hướng dẫn đương sự thuê dịch có công chứng để tăng thêm giá trị của tài liệu Bản dịch hợp pháp (có công chứng, chứng thực) được gửi kèm theo chứng cứ (bản tài liệu bằng tiếng nước ngoài) Tất cả các chứng cứ mà đương sự thu thập được nhất thiết phải nhân lên làm hai bản trở lên Một bản nộp cho Tòa
án, bản còn lại do Luật sư hoặc đương sự giữ
II.1.2 Hướng dẫn đương sự giao nộp chứng cứ cho Tòa án
Sau khi thu thập được các chứng cứ cần thiết, luật sư cần hướng dẫn đương sự cung cấp các chứng cứ cho Tòa án Về nguyên tắc, tất cả các chứng cứ
mà đương sự có phải được giao nộp cho Tòa án để làm cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự Mỗi một loại tranh chấp đều có những quy định về pháp luật nội dung mang tính đặc thù và riêng biệt đối với từng loại vụ án và tương ứng với các quy định của pháp luật nội dung ở từng thời điểm xác lập gió dịch Do đó, khi đương sự có tranh chấp và và yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án, việc thu thập chứng cứ để cung cấp cho Tòa án nhằm chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp là trách nhiệm và nghĩa vụ của các đương sự
Tham gia vào quá trình giải quyết vụ án có rất nhiều chủ thể với các vai
trò, quyền và nghĩa vụ tố tụng rất khác nhau “Các đương sự có quyền và nghĩa
vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp” (khoản 1 Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự); “Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để
Trang 9chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”, “đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ
và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh” (khoản 1, 2 Điều 79 Bộ luật tố tụng
dân sự)
Khi được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, luật sư có nghĩa vụ giúp đương
sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trong đó bao gồm cả việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ, cung cấp chứng cứ cho Tòa án nhằm chứng minh các tình tiết liên quan đến vụ kiện, cũng như chứng minh các yêu cầu của thân chủ Nguyên tắc chung, việc thu thập chứng cứ của luật sư phải dựa trên mục đích cơ bản là nhằm chứng minh quyền
và lợi ích hợp pháp của thân chủ
Xuất phát từ nghĩa vụ chứng minh của đương sự, Bộ luật tố tụng dân sự quy định việc giao nộp chứng cứ cho Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự là quyền và nghĩa vụ của đương sự Nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả từ việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó Việc hướng dẫn đương sự thu thập và cung cấp chứng cứ cho Tòa án ngay từ khi khởi kiện và trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án được xác định theo tính chất và yêu cầu kiện và vị trí tố tụng của thân chủ là nguyên đơn,
bị đơn hay người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan mà luật sư tham gia bảo vệ
Do vậy, tính chất thu thập chứng cứ của luật sư có thể xác định qua 4 nhóm cơ bản sau:
Luật sư hướng dẫn thân chủ thu thập và cung cấp chứng cứ liên quan đến yêu cầu khởi kiện Tùy từng yêu cầu khởi kiện, quan hệ pháp luật tranh chấp mà những giấy tờ cần thiết kèm theo đơn khởi kiện để làm căn cứ Tòa án thụ lý vụ kiện và giải quyết tranh chấp;
Hướng dẫn thân chủ thu thập và cung cấp chứng cứ liên quan đến yêu cầu phản tố;
Hướng dẫn thân chủ thu thập và cung cấp chứng cứ liên quan đến yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Luật sư cần căn
Trang 10cứ vào yêu cầu cụ thể của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để thu thập chứng cứ xác định sự thật khách quan của vụ án và chứng minh yêu cầu có cơ sở pháp lý;
Hướng dẫn thân chủ cung cấp chứng cứ liên quan đến các yêu cầu khác: Trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án thực hiện các biện pháp tố tụng nhằm thu thập chứng cứ thì phải có trách nhiệm đưa ra chứng cứ để chứng minh mình không thể tự mình thu thập chứng cứ Đương sự cũng phải chứng minh cho đề nghị của mình Ví dụ, đề nghị Tòa án trưng cầu giám định …để chứng minh cho
sự kiện gì, giá trị chứng minh đối với vụ việc và tính liên quan đối với vụ việc
Trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đương sự cũng phải đưa ra những căn cứ chứng minh cho tính cấp thiết phải tiến hành các biện pháp đó
Dưới góc độ hoạt động nghề nghiệp, luật sư hoạt động thu thập chứng cứ hướng về yêu cầu và quyền lợi cụ thể của thân chủ và trọng tâm những vấn đề cần chứng minh trong vụ án dân sự Tuy nhiên, dù bảo vệ đương sự ở vị trí tố tụng nào thì khi hướng dẫn đương sự thu thập chứng cứ hoặc tự luật sư thu thập chứng cứ, ngoài việc đảm bảo áp dụng tính chính xác các quy định của pháp luật
tố tụng về thu thập chứng cứ, luật sư cần lưu ý đến đặc trưng của từng loại vụ án (dân sự, hôn nhân gia đình …) và mục đích cơ bản của việc thu thập chứng cứ để chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình
Theo khoản 2 Điều 84 Bộ luật tố tụng dân sự, việc giao nộp chứng cứ được Tòa án lập biên bản về giao nộp chứng cứ Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ, số bản, số trang của chứng cứ
và thời gian nhận, chữ ký của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu trong hồ sơ, một bản giao cho đương sự Biên bản được lập theo mẫu biên bản giao nhận chứng cứ số 01a ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về chứng minh và chứng cứ Khi giao nộp chứng cứ,