1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP QUẢN TRỊ TRONG QUẢN TRỊ TỔ CHỨC

27 54 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 647,1 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Hiểu được những khái niệm và làm rõ các yếu tố cơ bản của quản trị và nhà quản trị, từ đó biết được tầm quan trọng và ý nghĩa của công việc quản trị và nhà quản trị t

Trang 2

M ỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọnđề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phươngphápnghiêncứu 1

4 Kết cấuđề tài 2

NỘI DUNG 3

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC CẤP QUẢN TRỊ TRONG QUẢN TRỊ TỔ CHỨC 3

1.1 Đạicươngvềquảntrị 3

1.1.1 Kháiniệmvềquảntrị 3

1.1.2 Các chứcnăngquản trị 3

1.1.3 Tính phổbiến của quản trị 5

1.1.4 Đặcđiểmcủaquảntrị 6

1.2 Lýluậnvềnhàquảntrị 8

1.2.1 Kháiniệmvềnhàquảntrị 8

1.2.2 Kỹnăngcủanhàquảntrị 8

1.2.3 Vaitròcủanhàquảntrị 9

Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP QUẢN TRỊ TRONG QUẢN TRỊ TỔ CHỨC 12

2.1 Sựkhácbiệtgiữacáccấpquảntrị 12

2.1.1 Nhàquảntrịcấpcao 12

2.1.2 Nhàquảntrịcấptrung 13

2.1.3 Nhàquảntrịcấpcơsở 14

2.2 Biểuhiệnvềmối quanhệ giữacáccấpquảntrị 15

2.3 Mốiquanhệgiữa cáccấpquảntrịtạimộtsốtổchức 16

Trang 3

2.3.1 Trongbộmáy Nhànước 16

2.3.2 Doanhnghiệp 17

2.4 Đánhgiáthựctrạngmốiquanhệgiữacáccấpquảntrị 19

2.4.1 Ưuđiểm 19

2.4.2 Hạnchế 20

2.4.3 Nguyênnhâncủacáchạnchế 20

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP QUẢN TRỊ TRONG QUẢN TRỊ TỔ CHỨC 21

3.1 Phươnghướng,mụctiêuvề côngtácnângcaomốiquanhệgiữacáccấp quảntrịtrongquảntrịtổchức 21

3.2 Giải phápnângcaomốiquanhệgiữacáccấpquảntrịtrongquảntrịtổ chức 21 KẾT LUẬN 23

Trang 4

M Ở ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, không ai có thể phủ nhận được vai trò của quản trị tronghầu hết các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội Đối với bất kỳ một tổ chức, một đơn vị,doanh nghiệp hay cao hơn nữa là một quốc gia, một cộng đồng, vai trò của quản trị càngtrở nên quan trọng hơn bao giờ hết Đối với doanh nghiệp thì quản trị còn được coi là yếu

tố đánh giá sự thành công Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho công ty nâng cao khảnăng tiếp cận vốn và hoạt động hiệu quả hơn, Quản trị nguồn lực trong tổ chức tốt cũngchính là đưa tổ chức phát triển theo hướng bền vững và chính đó là nền tảng để thúc đẩyphát triển Theo đó, các mối quan hệ trong quản trị tốt sẽ mang lại hiệu quả cao cho nhàđầu tư, nhiều lợi ích hơn cho các thành viên khác trong công ty

Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay thì vấn đề quản trị và mối quan hệgiữa các cấp với nhau một các có hiệu quả nhất để có thể đem lại chất lượng cao là mốiquan tâm hàng đầu của nhà nước, xã hội Con người là tài sản quan trọng nhất mà mỗi tổchức cần phải có, vì vậy sự thành công của tổ chức phụ thuộc vào các quản trị con ngườicũng như sự phối hợp nhịp nhàng phù hợp giữa các cấp quản trị với nhau nhằm đạt đượcmục tiêu chung cho tổ chức

Nhận thấy rằng mối quan hệ giữa các cấp quản trị với nhau đóng vai trò quan trọngtrong sự điều tiết cũng như phối hợp thúc đẩy công việc, việc hợp tác tốt giữa các cấp quảntrị với nhau sẽ giúp doanh nghiệp phát triển một cách vững chắc và theo kịp sự thay đổicủa thị trường Vì vậy nhóm đã lựa chọn đề tài “Mối quan hệ giữa các cấp quản trị”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hiểu được những khái niệm và làm rõ các yếu tố cơ bản của quản trị và nhà quản trị,

từ đó biết được tầm quan trọng và ý nghĩa của công việc quản trị và nhà quản trị trong quảntrị tổ chức Từ những nội dung nghiên cứu trên, phân tích mối quan hệ giữa các cấp quảntrị trong quản trị tổ chức và ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp và bộ máy nhà nước.Đồng thời đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa các cấp quản trị từ đó đề xuất một số giảipháp để nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong quản trị tổ chức

3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

Đề tài này có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

• Phương pháp thu thập xử lý thông tin

• Phương pháp thống kê

• Phương pháp nghiên cứu tài liệu

4 Kết cấu đề tài

Ngoài mở đầu và kết luận thì phần nội dung của đề tài này gồm có 3 chương

• Chương 1: Những vấn đề cơ bản về các cấp quản trị trong quản trị tổ chức

• Chương 2: Mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong quản trị tổ chức

• Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong quảntrị tổ chức

Trang 6

NỘI DUNG

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC CẤP QUẢN TRỊ

TRONG QUẢN TRỊ TỔ CHỨC

1.1 Đại cương về quản trị

1.1.1 Khái niệm về quản trị

Thuật ngữ quản trị dùng ở đây có nghĩa là một phương thức hoạt động hướng đếnmục tiêu được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác Hoạtđộng quản trị là những hoạt động tất yếu phát sinh khi con người kết hợp với nhau để cùnghoàn thành mục tiêu Trong Bộ Tư bản, Mác có đưa ra một hình ảnh về hoạt động quản trị,

đó là hoạt động của con người chỉ huy dàn nhạc, người này không chơi một thứ nhạc cụnào mà chỉ đứng chỉ huy các nhạc công tạo nên bản giao hưởng

Ngày nay, về nội dung, thuật ngữ quản trị có nhiều cách hiểu khác nhau, sau đây làmột vài cách hiểu:

- Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạtđộng của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hoạt động riêng rẽkhông thể nào đạt được Với cách hiểu này, hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi con ngườikết hợp với nhau thành tổ chức

- Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm thực hiệncác mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện biến động của môi trường Vớicách hiểu này, quản trị là một quá trình, trong đó chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các tácđộng quản trị; đối tượng quản trị tiếp nhận các tác động của chủ thể quản trị tạo ra; mụctiêu của quản trị phải được đặt ra cho cả chủ thể quản trị và đối tượng quản trị, được xácđịnh trước khi thực hiện sự tác động quản trị

- Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công việc vànhững nỗ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên, đểhoàn thành các mục tiêu đã định

1.1.2 Các chức năng quản trị

- Chức năng hoạch định

Trang 7

Là việc xác định các mục tiêu và mục đích mà tổ chức phải hoàn thành trong tươnglai và quyết định về cách thức để đạt được những mục tiêu đó Hoạch định gồm ba giaiđoạn như thiết lập các mục tiêu cho tổ chức: Mức tăng lợi nhuận, thị phần, hoặc tăng doanhthu ; sắp xếp các nguồn lực của tổ chức để đạt mục tiêu; quyết định về những hoạt độngcủa tổ chức như:

• Ra quyết định là quá trình lựa chọn một phương án hành động hợp lý nhất để đạtmục tiêu đã đề ra (lựa chọn một phương án đưa ra xem xét)

• Ra quyết định đúng trong điều kiện môi trường biến động Đó là một thách thứcđối với các nhà quản trị

- Chức năng tổ chức

Là quá trình tạo ra cơ cấu mối quan hệ giữa các thành viên (các bộ phận trong tổchức) Thông qua đó cho phép họ thực hiện các kế hoạch và hoàn thành các mục tiêu chungcủa tổ chức

• Tiến trình tổ chức bao gồm việc: Thiết lập các bộ phận, phòng ban và xây dựngbảng mô tả công việc tổ chức bao gồm cả chức năng nhân sự: tuyển mộ, tuyểnchọn, huấn luyện và phát triển nguồn nhân lực, do đó, mọi người đều có thể đónggóp nỗ lực vào thành công của tổ chức

• Truyền đạt thông tin, tri thức, kỹ thuật, chỉ thị, mệnh lệnh, thông tin cần thiết đểthực hiện công việc, đồng thời nhận thông tin phản hồi

- Chức năng lãnh đạo

Đây là chức năng thúc đẩy, động viên nhân viên theo đuổi những mục tiêu đã lựachọn Bằng chỉ thị, mệnh lệnh và thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần Các nhà quản trịthực hiện các chức năng chỉ huy để thúc đẩy, động viên nhân viên hoàn thành các mục tiêu

đã đề ra

- Chức năng kiểm tra, kiểm soát

Là quá trình giám sát chủ động đối với công việc của một tổ chức, so sánh với tiêuchuẩn đề ra và điều chỉnh khi cần thiết Quá trình kiểm soát là quá trình tự điều chỉnh liêntục và thường diễn ra theo chu kỳ

Trang 8

Các chức năng nói trên có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, và được thực hiện theomột trình tự nhất định Quá trình quản trị phải thực hiện đồng bộ các chức năng nói trên,nếu không quá trình quản trị sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn

1.1.3 Tính phổ biến của quản trị

Ta thấy tính phổ biến của quản trị thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, khái niệm quản trị có tính phổ biến cho tất cả các loại hình tổ chức, chomọi lĩnh vực Trong tất cả các tổ chức và lĩnh vực đó, các nhà quản trị đều thực hiện cácchức năng giống nhau là hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra Trong thực tiễn, việccác nhà quản trị thường xuyên chuyển đổi giữa khu vực quản lý Nhà nước và sản xuất kinhdoanh là một minh chứng (ví dụ một giám đốc Công ty xây dựng có thể điều chuyển làmgiám đốc Sở xây dựng…)

Thứ hai, tính phổ biến quản trị còn thể hiện ở mối quan hệ giữa khả năng quản trị vàkhả năng chuyên môn Cấp quản trị càng cao thì khả năng quản trị càng lấn dần khả năngchuyên môn, có nghĩa là cấp quản trị càng cao thì nhà quản trị càng phải thực hiện nhữngcông việc đặc trưng của quản trị như hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra và càng ít tham gia vào những vấn đề mang tính kỹ thuật chuyên môn hằng ngày (ví dụ một giám đốckhông thể tham gia trực tiếp vào công việc kế toán như một kế toán trưởng…)

Tính phổ biến này được minh hoạ ở hình sau:

Quan hệ giữa khả năng quản trị và khả năng chuyên môn

Chính do tính phổ biến thứ hai này mà các nhà quản trị cấp cao dễ thuyên chuyển từ

tổ chức này, lĩnh vực này sang tổ chức khác, lĩnh vực khác do năng lực quản trị cấp caogần giống nhau (như ví dụ giám đốc công ty xây dựng nói trên) Ngược lại, nhà quản trịcấp càng thấp thì rất khó chuyển đổi, vì cấp càng thấp sẽ sử dụng khả năng chuyên môn

Trang 9

càng nhiều, ví dụ một quản đốc điều hành phân xưởng sản xuất đế trong một công ty giàykhó mà chuyển sang làm một trưởng phòng phụ trách sản xuất kinh doanh hoặc qua một công ty trái ngành nghề khác

Thứ ba, tính phổ biến quản trị còn thể hiện ở tỷ lệ thời gian dành cho mỗi chức năngtheo cấp bậc quản trị Cấp càng cao thì thường sử dụng chức năng hoạch định nhiều hơn,

có nghĩa là họ thường xuyên chú trọng vào công tác xây dựng chiến lược hành động vàphát triển cho tổ chức Trong khi đó cấp càng thấp thì thường sử dụng chức năng điều khiểnnhiều hơn, bởi vì họ thường có nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, điều khiển các thành viêndưới quyền trong các công việc thường ngày và bản thân họ cũng làm các công việc chuyênmôn cụ thể như những người cấp dưới

1.1.4 Đặc điểm của quản trị

- Tính khoa học của quản trị

Quản trị là một hoạt động mang tính khoa học Khoa học quản trị là bộ phận tri thứcđược tích luỹ qua nhiều năm, thừa hưởng kết quả từ nhiều ngành khoa học khác như: kinh

tế học, xã hội học, tâm lý học, toán học… Khoa học quản trị cung cấp cho nhà quản trị tưduy hệ thống trước các vấn đề phát sinh, các phương pháp khoa học, các công cụ để giảiquyết vấn đề… Tính khoa học của quản trị thể hiện ở các yêu cầu sau đây:

Quản trị phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các quy luật khách quan Điều

đó, đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật chung và riêng của

tự nhiên và xã hội Trên cơ sở am hiểu các quy luật khách quan mà vận dụng tốt nhất cácthành tựu khoa học Trước hết là triết học, kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, toán học,tin học, điều khiển học, công nghệ học … cùng với những kinh nghiệm trong thực tế vàothực hành quản trị

Quản trị cần sử dụng các phương pháp, kỹ thuật quản trị Đó là những cách thức vàphương pháp thực hiện các công việc như: kỹ thuật thiết lập chiến lược, kỹ thuật thiết kế

cơ cấu tổ chức, kỹ thuật kiểm tra…

Quản trị phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tổ chức trong từnggiai đoạn cụ thể Điều đó, đòi hỏi các nhà quản trị vừa kiên trì các nguyên tắc vừa phải vậndụng một cách linh hoạt các phương pháp, hình thức và các kỹ năng quản trị phù hợp chotừng điều kiện hoàn cảnh nhất định Như vậy, khoa học quản trị cho ta hiểu biết về các

Trang 10

nguyên tắc, quy luật, phương pháp, kỹ thuật quản trị để trên cơ sở đó biết cách giải quyếtcác vấn đề quản trị Tuy nhiên, việc vận dụng khoa học quản trị vào thực tiễn đòi hỏi phảitính đến một số yếu tố khác trong từng hoàn cảnh cụ thể, hay quản trị còn đòi hỏi tính nghệthuật.

- Tính nghệ thuật của quản trị

Nghệ thuật quản trị chính là những kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, “mưu mẹo” và “biếtlàm thế nào” để đạt được mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao Nếu khoa học là sự hiểubiết kiến thức có hệ thống, thì nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng cho phù hợptrong từng lĩnh vực, trong từng tình huống Vì thế nghệ thuật quản trị luôn gắn với các tìnhhuống, các trường hợp cụ thể Nghệ thuật quản trị thường được biểu hiện trong một số lĩnhvực như:

Nghệ thuật sử dụng người: Nói về thuật dùng người, Khổng Tử đã có dạy: “Dụngnhân như dụng mộc” Mỗi con người đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, nếu biết sửdụng thì người nào cũng đều có ích, họ sẽ cống hiến nhiều nhất cho tổ chức, cho xã hội,cho cộng đồng mà họ đang sinh sống Điều đó, đòi hỏi nhà quản trị phải am hiểu đặc điểmtâm lý của từng người, nên sử dụng họ vào việc gì, ở đâu là phù hợp nhất Có như vậy, mỗi

cá nhân mới có điều kiện, cơ hội phát huy hết khả năng của mình, cống hiến nhiều nhấtcho tập thể

Nghệ thuật giáo dục con người: Để giáo dục con người, thông thường người ta sửdụng các hình thức: khen, chê, thuyết phục, tự phê bình và phê bình, khen thưởng và kỷluật… Với ai, nên áp dụng hình thức nào, biện pháp gì, mức độ cao hay thấp, và được tiếnhành ở đâu, khi nào đều là những vấn đề mang tính nghệ thuật Cùng một vấn đề nhưngmỗi đối tượng khác nhau có khi phải giải quyết khác nhau Nếu áp dụng không phù hợpchẳng những không giúp cho con người phát triển theo chiều hướng tích cực mà trái lại sẽlàm tăng thêm tính tiêu cực trong tư tưởng lẫn hành vi của họ

Nghệ thuật ứng xử: Được thể hiện trong quá trình giao tiếp Sự lựa chọn lời nói, cáchnói và thái độ phù hợp với người nghe là nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp Ca dao ViệtNam có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đó là tưtưởng cơ bản của thuật lựa lời trong giao tiếp Cách nói thẳng, nói gợi ý, nói triết lý, … lànhững cách nói cần lựa chọn cho phù hợp với từng trình độ, tâm lý của người nghe Thái

Trang 11

độ tôn trọng, thành ý, khiêm tốn, hoà nhã, … là nghệ thuật giao tiếp không thể thiếu trongquá trình giao tiếp

Ngoài ra, nghệ thuật quản trị còn biểu hiện ở nghệ thuật tạo thời cơ, nghệ thuật sửdụng các đòn bẩy trong quản lý, nghệ thuật ra quyết định…

Tóm lại: muốn quản trị có hiệu quả cao, nhà quản trị trước hết phải sử dụng các thànhtựu của khoa học quản trị và vận dụng chúng một cách nghệ thuật trong thực tiễn

1.2 Lý luận về nhà quản trị

1.2.1 Khái niệm về nhà quản trị

Nhà quản trị hay quản trị viên là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm

vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm

vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động củanhững người đó Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra conngười, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chứcđạt mục tiêu.ngoài ra còn phải có kiến thức sâu rộng về phong cách quản lí linh hoạt, xử líthông minh trong mọi tình huống để đưa tổ chức đến một thành công đã đặt ra như kếhoạch

1.2.2 Kỹ năng của nhà quản trị

Kỹ năng quản trị là những khả năng ứng dụng từ lý thuyết sang thực tiễn nhằm đạtđược mục tiêu đặt ra Tùy theo cấp quản trị thì yêu cầu, đòi hỏi và mức độ ưu tiên với các

kỹ năng quản trị là khác nhau

- Kỹ năng kỹ thuật

Kỹ năng kỹ thuật là những hiểu biết về thực hành theo quy trình ở một lĩnh vựcchuyên môn cụ thể nào đó Kỹ năng kỹ thuật được hình thành thông qua học tập và đượcphát triển trong quá trình thực hành nhiệm vụ quản trị cụ thể

- Kỹ năng quan hệ với con người

Kỹ năng quan hệ với con người là khả năng làm việc cùng, hiểu và khuyến khích người khác trong quá trình hoạt động, xây dựng các mối quan hệ tốt giữa người với ngườitrong quá trình thực hiện công việc Kỹ năng quan hệ với con người chứa đựng yếu tố bẩmsinh, chịu ảnh hưởng nhiều bởi nghệ thuật giao tiếp, ứng xử của nhà quản trị

Trang 12

- Kỹ năng nhận thức chiến lược

Kỹ năng nhận thức chiến lược là kỹ năng phân tích, nhạy cảm trong dự báo về cơ hội

và đe dọa của môi trường kinh doanh để xây dựng chiến lược kinh doanh sát với thực tiễn

sẽ xảy ra với sự tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế đến mức tối thiểu các đe dọa Kỹnăng nhận thức chiến lược được hình thành từ tri thức, nghệ thuật và bản lĩnh kinh doanhhun đúc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản trị

1.2.3 Vai trò của nhà quản trị

Theo kết quả nghiên cứu của Henry Mintzberg vào những năm 1960, nhà quản trịphải đảm đương 10 vai trò khác nhau Các vai trò này được chia thành ba nhóm:

- Vai trò quan hệ với con người: Tổ chức mạnh khi nhiều người trong tổ chức đó đềuhoạt động hướng đến mục tiêu của tổ chức Để đạt được điều đó, nhà quản trị có vai trò hướng các thành viên của tổ chức đến mục tiêu chung vì lợi ích của doanh nghiệp

Vai trò đại diện: Đại diện cho công ty và những người dưới quyền trong tổ chức.

Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới; Tuyển

dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ nhân viên

Vai trò liên kết: Quan hệ với người khác để hoàn thành công việc được giao cho

đơn vị của họ NQT luôn là 1 người trọng tài, có trách nhiệm hòa giải, đoàn kết tất

cả các thành viên thành một khối thống nhất để phát huy sức mạnh tập thể

- Vai trò thông tin: Thông tin là tài sản của doanh nghiệp, do vậy quản lý thông tincũng là một vai trò quan trọng của nhà quản trị

Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị có nhiệm vụ thường xuyên

xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện

có ảnh hướng tới hoạt động của tổ chức

Vai trò phổ biến thông tin: Phổ biến cho mọi người có liên quan tiếp xúc các thông

tin cần thiết đối với công việc của họ

Vai trò cung cấp thông tin: Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra bên ngoài với mục

đích cụ thể có lợi cho doanh nghiệp

- Vai trò quyết định:

Vai trò doanh nhân: Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiếnhoạt động của tổ chức như việc áp dụng công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹthuật đang áp dụng

Trang 13

Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động

bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định

Vai trò người phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả

cao Các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bịhay vật liệu

Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng

như với bên ngoài

- Nhà quản trị cấp trung gian

Nhà quản trị cấp trung gian đứng trên quản trị cấp cơ sở và ở dưới cấp quản trị caocấp, là người nhận các chiến lược và chính sách chung từ nhà quản trị cấp cao rồi triển khaichúng thành các mục tiêu và kế hoạch chi tiết, cụ thể cho các quản trị viên cấp cơ sở thựchiện

Công việc của nhà quản trị cấp trung là phải tập trung các nỗ lực của họ vào việc phốihợp hoạt động của mọi người, xác định rõ những sản phẩm hay dịch vụ nào cần được sảnxuất, và quyết định đưa các sản phẩm, dịch vụ đó đến người tiêu dùng như thế nào

Quản trị viên cấp trung thường mang các chức danh như: Trưởng phòng, trưởng ban,cửa hàng trưởng, quản đốc, trưởng khoa v.v…quản trị viên trung cấp có chức năng thựchiện kế hoạch và chính sách của tổ chức

Mục tiêu chính của quản trị viên cấp trung là phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả

và quản lý các nhóm công việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức

Ngày đăng: 17/12/2021, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w