Bài tiểu luận các vùng văn hóa việt nam

38 65 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bài tiểu luận các vùng văn hóa việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận các vùng văn hóa việt nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG KHOA: KINH TẾ NGÀNH VIỆT NAM HỌC BÀI TIỂU LUẬN CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM Bình Dương, ngày 10 tháng 07 năm 2021 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN Khái niệm văn hóa Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”1 Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa có tính khái quát này, trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa, chúng ta dễ bị hiểu một cách sai lạc: Quản lý văn hóa là quản lý các hoạt động sáng tạo và thu hẹp hơn nữa là quản lý sáng tác văn học nghệ thuật Thực tế quản lý văn hóa không phải như vậy, quản lý văn hóa ở cấp xã lại càng không phải chỉ có thế Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại 2 Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT TỈNH KON TUM 1 Điều kiện tự nhiên 1.1 Vị trí địa lý: Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở phía bắc Tây Nguyên trong toạ độ địa lý từ 107020'15" đến 108032'30" kinh độ đông và từ 13055'10" đến 15027'15" vĩ độ bắc Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện tích toàn quốc, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km); phía nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km), phía đông giáp Quảng Ngãi (74 km), phía tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có chung đường biên giới dài 280,7 km) 1.2 Địa hình: Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau Trong đó: (1) Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên có dạng khối như khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m) - nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu Bồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như 3 sông Trà Khúc Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía đông tỉnh Kon Tum Ngoài ra, Kon Tum còn có một số ngọn núi như: ngọn Bon San (1.939 m); ngọn Ngọc Kring (2.066 m) Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía tây và thấp dần về phía tây nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chưmomray (2) Địa hình thung lũng: nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía nam của tỉnh, có dạng lòng máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi lượn sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành phố Kon Tum Thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía đông chạy dọc biên giới Việt Nam Campuchia (3) Địa hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao nguyên Kon Plông nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam 1.3 Khí hậu: Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên Nhiệt độ trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 90C Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau Hàng năm, lượng mưa trung bình khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng Tây Nam Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87% Độ ẩm không khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%) 4 1.4 Khoáng sản: Kon Tum nằm trên khối nâng Kon Tum, vì vậy rất đa dạng về cấu trúc địa chất và khoáng sản Trên địa bàn có 21 phân vị địa tầng và 19 phức hệ mắc ma đã được các nhà địa chất nghiên cứu xác lập, hàng loạt các loại hình khoáng sản như: sắt, crôm, vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý, bán quý, kim loại phóng xạ, đất hiếm, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, đã được phát hiện Nhiều vùng có triển vọng khoáng sản đang được điều tra thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000, cùng với những công trình nghiên cứu chuyên đề khác, sẽ là cơ sở quan trọng trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Qua khảo sát của các cơ quan chuyên môn, hiện nay, Kon Tum đang chú trọng đến một số loại khoáng sản sau: (1) Nhóm khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: nhóm này rất đa dạng, bao gồm: sét (gạch ngói), cát xây dựng, cuội sỏi, đá hoa, đá vôi, đá granít, puzơlan, (2) Nhóm khoáng sản vật liệu cách âm, cách nhiệt và xử lý môi trường, bao gồm diatomit, bentonit, chủ yếu tập trung ở thành phố Kon Tum (3) Nhóm khoáng sản vật liệu chịu lửa: gồm có silimanit, dolomit, quazit tập trung chủ yếu ở các huyện Đăk Glei, Đăk Hà, Ngọc Hồi (4) Nhóm khoáng sản cháy: gồm có than bùn, tập trung chủ yếu ở thành phố Kon Tum, huyện Đăk Hà, huyện Đăk Tô (5) Nhóm khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại hiếm: gồm có măngan ở Đăk Hà; thiếc, molipden, vonfram, uran, thori, tập trung chủ yếu ở Đăk Tô, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Konplong; bauxit tập trung chủ yếu ở Kon Plông 5 (6) Nhóm khoáng sản đá quý: gồm có rubi, saphia, opalcalcedon tập trung ở Đăk Tô, Kon Plông 1.5 Tài nguyên đất: được chia thành 5 nhóm với 17 loại đất chính: (1) Nhóm đất phù sa: gồm ba loại đất chính là đất phù sa được bồi, đất phù sa loang lổ, đất phù sa ngoài suối (2) Nhóm đất xám: gồm hai loại đất chính là đất xám trên mácma axít và đất xám trên phù sa cổ (3) Nhóm đất vàng: gồm 6 loại chính là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên mácma axít, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá bazan phong hoá, đất vàng nhạt trên đá cát và đất nâu tím trên đá bazan (4) Nhóm đất mùn vàng trên núi: gồm 5 loại đất chính là đất mùn vàng nhạt có nơi Potzon hoá, đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu đỏ trên mácma bazơ và trung tính, đất mùn vàng đỏ trên mácma axít (5) Nhóm đất thung lũng: chỉ có một loại đất chính là đất thung lũng có sản phẩm dốc tụ 1.6 Tài nguyên nước: 6 (1) Nguồn nước mặt: chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía bắc và đông bắc của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, bao gồm: - Sông Sê San: do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăkbla hợp thành Nhánh Pô Kô dài 121 km, bắt nguồn từ phía nam của khối núi Ngọc Linh, chảy theo hướng bắc - nam Nhánh này được cung cấp từ suối ĐăkPsy dài 73 km, bắt nguồn phía nam núi Ngọc Linh từ các xã Ngọc Lây, Măng Ri, huyện Đăk Tô Nhánh Đăkbla dài 144 km bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Krinh - Các sông, suối khác: phía đông bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc đổ về Quảng Ngãi và phía bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và Vu Gia chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng Ngoài ra còn có sông Sa Thầy bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng bắc - nam, gần như song song với biên giới Campuchia, đổ vào dòng Sê San Nhìn chung, chất lượng nước, thế năng, của nguồn nước mặt thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi (2) Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ lượng công nghiệp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m có trữ lượng tương đối lớn Ngoài ra, huyện Đăk Tô, Konplong còn có 9 điểm có nước khoáng nóng, có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và chữa bệnh 1.7 Rừng và tài nguyên rừng: (1) Rừng: đến năm 2008, diện tích đất lâm nghiệp của Kon Tum là 660.341 ha, chiếm 68,14% diện tích tự nhiên Kon Tum có các kiểu rừng chính sau: 7 - Rừng kín nhiệt đới hỗn hợp cây và lá rộng: đây là kiểu rừng điển hình của rừng tỉnh Kon Tum, phân bố chủ yếu trên độ cao 500 m, có ở hầu hết huyện, thị trong tỉnh - Rừng lá ẩm nhiệt đới: có hầu hết trong tỉnh và thường phân bố ở ven sông - Rừng kín á nhiệt đới: phân bố ở vùng núi cao - Rừng thưa khô cây họ dầu (rừng khộp): phân bố chủ yếu ở huyện Ngọc Hồi, huyện Đăk Glei (dọc theo biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia) (2) Tài nguyên rừng: - Thực vật: theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 loài, thuộc hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa Cây hạt trần có 12 loài, 5 chi, 4 họ; cây hạt kín có 305 loài, 175 chi, 71 họ; cây một lá mầm có 20 loài, 19 chi, 6 họ; cây 2 lá có mầm 285 loài, 156 chi, 65 họ Trong đó, các họ nhiều nhất là họ đậu, họ dầu, họ long não, họ thầu dầu, họ trinh nữ, họ đào lộn hột, họ xoan và họ trám Nhìn chung, thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng, thể hiện nhiều loại rừng khác nhau trong nền cảnh chung của đới rừng nhiệt đới gió mùa, có 3 đai cao, thấp khác nhau: 600 m trở xuống, 600 - 1.600 m và trên 1.600 m Hiện nay, nổi trội nhất vẫn là rừng rậm, trong rừng rậm có quần hợp chủ đạo là thông hai lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua, ở độ cao 1.500 - 1.800 m chủ yếu là thông ba lá, chua, dẻ, re, kháo, chẹc, Nhắc đến nguồn lợi rừng ở Kon Tum phải kể đến vùng núi Ngọc Linh với những cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm, hà thủ ô và quế Trong những năm gần đây, diện tích rừng của Kon Tum bị thu hẹp do chiến tranh, khai thác gỗ lậu và các sản phẩm khác của rừng Nhưng nhìn chung, Kon Tum vẫn là tỉnh có nhiều rừng gỗ quý và có giá trị kinh tế cao - Động vật: rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều loài hiếm, bao gồm chim có 165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88 loài, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây 8 Nguyên Đáng chú ý nhất là động vật ăn cỏ như: voi, bò rừng, bò tót, trâu rừng, nai, hoẵng, Trong đó, voi có nhiều ở vùng tây nam Kon Tum (huyện Sa Thầy) Bò rừng có: bò tót (hay con min) tên khoa học Bosgaurus thường xuất hiện ở các khu rừng thuộc huyện Sa Thầy và Đăk Tô; bò Đen Teng tên khoa học Bosjavanicus Trong những năm gần đây, ở Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông đã xuất hiện hổ, đây là dấu hiệu đáng mừng về sự tồn tại của loài thú quý này Ngoài ra, rừng Kon Tum còn có gấu chó, gấu ngựa, chó sói Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo vệ như công, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn Trong điều kiện rừng bị xâm hại, việc săn bắt trái phép ngày một gia tăng, môi sinh luôn biến động đã ảnh hưởng đến sự sinh tồn của các loài động vật, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm Tỉnh Kon Tum đã quy hoạch xây dựng các khu rừng nguyên sinh và đưa vào xếp hạng quốc gia để có kế hoạch khai thác, nghiên cứu và bảo vệ, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ động, thực vật nói riêng, môi trường sinh thái nói chung 2 Lịch sử: 2.1 Tên gọi Kon Tum Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR Lúc ấy, làng Kon Trang OR rất thịnh vượng với dân số khá đông Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ Hai con trai của Ja Xi - một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước, …) Do vị trí đặc biệt, Kon Tum là vùng đất bằng, được dòng Đăkbla uốn quanh bồi đắp phù sa màu mỡ Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, vùng đất này có nhiều biến đổi, 9 đồng bào các dân tộc tụ hội về đây ngày một đông Người Kinh khi đến Tây Nguyên cũng chọn vùng đất Kon Tum làm nơi định cư Từ đó, Kon Tum trở thành vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Phát huy những thuận lợi về điều kiện tự nhiên với sự cần cù lao động của con người, vùng đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng, không chỉ một làng mà nhiều làng, bao quát cả vùng đất đai rộng lớn Vùng đất này khi thành lập thị xã cũng mang tên gọi chính thức là Kon Tum Khi đơn vị hành chính cấp tỉnh được thành lập, Kon Tum vẫn chính thức được dùng làm tên gọi của tỉnh Đây là vùng địa lý hành chính được hình thành sớm nhất ở Tây Nguyên 2.2 Địa giới Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử Kon Tum thuở xưa còn rất hoang vắng, người thưa, đất rộng Các dân tộc bản địa gồm Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau Nét đặc biệt trong thiết chế xã hội cổ truyền của các dân tộc ở tỉnh Kon Tum là tổ chức xã hội duy nhất chỉ có làng Làng được xem như đơn vị hành chính mang tính bao quát và cụ thể, chi phối mọi hoạt động trong đời sống xã hội Mỗi làng mang tính độc lập riêng biệt, do một chủ làng là người có uy tín nhất trong làng đứng đầu Trong giai đoạn khởi nghĩa Tây Sơn (1771 - 1786), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã xây dựng mối quan hệ đoàn kết với các dân tộc vùng này Năm 1840, dưới thời vua Thiệu Trị, triều đình Huế lập Bok Seam - một người Bana làm quan cai trị các bộ tộc Tây Nguyên, đồng thời cho phép người Kinh và người các dân tộc được phép tự do quan hệ mua bán, trao đổi Từ đây, những lái buôn người Kinh bắt đầu đến với Tây Nguyên để mua bán, trao đổi hàng hóa 10 Gỏi lá Kon Tum Rượu ghè Nếu bạn có dịp đi du lịch Kon Tum, khám phá ẩm thực địa phương thì đừng bỏ qua một lần nếm thử rượu ghè, điểm nhấn của văn hóa Kon Tum Rượu ghè là thức uống đặc biệt của những đồng bào dân tộc ở miền núi này Chất men cay tự nhiên này trở thành hương vị không thể thiếu trong nhiều lễ hội của họ và trở thành “đặc sản” của riêng những du khách miền xuôi khi ngược lên nơi này du ngoạn 24 Chuẩn bị cho lễ hội rượu ghè Thịt hun khói Măng Đen Khi đến sinh sống và làm việc ở Măng Đen, chúng tôi đã phát hiện ra rằng nơi đây thật đặc biệt khiến người ta không thể không muốn gắn bó Tưởng chừng như cái lạnh mỗi khi đông về làm cho ai cũng phải thu mình lại và chỉ muốn rời đi ngay khi vừa đặt chân đến, thì Măng Đen lại có một sức hút kì lạ Sức hút ấy không chỉ đến từ quang cảnh vô cùng lãng mạn, đến từ khí hậu trong lành mát mẻ, đến từ con người dễ mến, mà đặc biệt hơn cả, ở Măng Đen không thể không nhắc đến những món ngon đậm đà hương vị núi rừng Măng Đen 25 Thịt hun khói Măng Đen Sau mỗi mùa lễ hội, người dân nơi đây thường chọn những thớ thịt trâu, thịt bò, thịt heo ngon nhất gác trên đầu bếp dự trữ, để đến mùa lên nương, mùa cấy gặt, hoặc để khi có khách quý thì đem ra để tiếp đãi Và thịt hun khói trở thành một trong những món ăn mang nét văn hóa đặc trưng trong ẩm thực của xứ sở núi rừng Măng Đen, một nét đặc trung của văn hóa Kon Tum 3 Những lễ hội đặc sắc Lễ hội mừng lúa mới, lễ hội mừng nhà Rông mới, lễ hội Puh Hơ Drih… thu hút du khách gần xa và người dân địa phương với nhiều hoạt động đặc sắc ** Lễ hội mừng lúa mới ở Kon Tum Thời gian tổ chức: 25/10 hàng năm Địa điểm: Đồng bào dân tộc Xơ Đăng Lễ hội ở Kon Tum này được tổ chức vào ngày 25 tháng 10 hàng năm sau khi thu hoạch lúa 26 xong tại làng Xơ Đăng Khi thời điểm lúa bắt đầu chín rộ, già làng sẽ chọn ngày đẹp nhất để tổ chức lễ hội mừng lúa mới ở Kon Tum Vào những ngày diễn ra lễ hội, tất cả các gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa tươm tất với ý nghĩa thần lúa sẽ dễ dàng trở về nhà mà không cảm thấy lạ Bên cạnh đó, lễ hội mừng lúa mới còn có ý nghĩa gắn kết cộng đồng 54 dân tộc anh em Lễ hội mừng lúa mới ở Kon Tum Trước đây lễ hội mừng lúa mới chỉ được tổ chức với phạm vi nhỏ, nhưng hiện nay đã trở thành lễ hội đặc sắc dành cho cả cộng đồng với những nghi lễ linh thiêng và nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Vào những ngày diễn ra lễ hội, phụ nữ là người chuẩn bị các vật dụng như dây chỉ, nồi nấu cơm cúng và gùi thiêng Lễ hội được chia thành hai giai đoạn gồm: - Giai đoạn 1: Ăn lúa mới tại gia đình: Chủ nhà sẽ lên rẫy lúa của gia đình mình, dùng cây le để đánh dấu vị trí và thực hiện tín ngưỡng trước khi tuốt lúa Sau đó, sẽ mang về cất giữ và cúng lúa mới Ngoài ra, trên đường di chuyển từ rẫy về nhà họ sẽ dùng một cành cây để chắn những lối phụ khác và chỉ để lại lối đi cho kho lúa của nhà mình - Giai đoạn 2: Mừng lúa mới tại nhà Rông: Già làng là người đứng đầu tổ chức lễ hội cho cả làng để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu Khi tất cả dân làng có mặt đông đủ, già làng sẽ đánh trống báo hiệu cho nam giới mang theo những lễ vật gồm cá suối, heo, gà, rượu chè tập trung tại nhà Rông 27 Lễ hội mừng lúa mới ở Kon Tum với sự xuất hiện của già làng Có thể thấy lễ hội mừng lúa mới là một trong những lễ hội ở Kon Tum đặc sắc nhất với những hoạt động vô cùng ý nghĩa Nếu có dịp du lịch Kon Tum vào đúng dịp diễn ra lễ hội du khách sẽ được hòa mình cùng không khí sôi động nơi đây và hiểu rõ hơn về nét văn hóa đặc sắc ** Lễ hội mừng nhà Rông mới của người Giẻ Triêng Địa chỉ tổ chức: Làng Đăk Gô, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei, Kon Tum Lễ hội mừng nhà Rông mới của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng được tổ chức tại làng Đăk Gô, xã Đăk Krông, huyện Đăk Glei, Kon Tum với ý nghĩa cầu may mắn cho một năm được hạnh phúc, thu hoạch bội thu Vào những ngày diễn ra lễ hội phụ nữ cùng nhau đi hái rau rừng, bắt cá suối còn đàn ông sẽ vào rừng để săn bắn mang thực phẩm về để làm lễ Những chàng trai khéo tay sẽ được chọn đi cùng già làng vào rừng chặt cây nêu về cúng Giàng Điều kiện trước đi, những chàng trai này phải ngủ chay ở nhà Rông trong 3 ngày 3 đêm và tắm rửa sạch sẽ rồi mới được vào rừng chặt cây nêu 28 Lễ hội mừng nhà Rông mới của người Giẻ Triêng Đối với người dân Giẻ Triêng, con trâu không chỉ là tài sản mà còn là con vật linh thiêng và giúp cầu xin thần linh cho buôn làng luôn được khỏe mạnh Vì vậy, trong lễ hội độc đáo ở Kon Tum này không thể thiếu được lễ đâm trâu Tuy nhiên, trước khi làm lễ người dân trong làng sẽ khóc trâu suốt một đêm ròng vì đã hy sinh và chịu nhiều đau đớn để họ làm lễ dâng thần linh 29 Lễ hội mừng nhà Rông mới của người Giẻ Triêng với nhiều hoạt động đặc sắc Trong lễ hội những cô gái mặc trang phục truyền thống nhảy điệu Bông rốk với không khí sôi động và náo nhiệt Già làng sẽ cử một thanh niên khỏe mạnh nhất cầm giáo đuổi theo và đâm trâu, sau đó cùng nhau mang trâu đi mổ chia đều cho mọi người dân trong làng với ý nghĩa may mắn Kết thúc lễ hội tất cả mọi người cùng vào nhà Rông, múa cồng chiêng và uống rượu để mừng làng mới, nhà mới ** Lễ hội Puh Hơ Drih Thời gian tổ chức: Tháng 11 - 12 Dương lịch hàng năm Địa chỉ: Vùng Ba Na, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum Puh Hơ Drih là một trong những lễ hội ở Kon Tum đặc sắc được tổ chức sau khi thu hoạch mùa màng Khi đó người đứng đầu buôn làng sẽ tổ chức cho mọi người cùng nhau sửa sang lại nhà rông và các máng nước để đón lễ hội Người Rơ Ngao quan niệm, lễ hội nổi tiếng ở 30 Kon Tum này được tổ chức với ý nghĩ cầu mong cho dân làng luôn được ấm no, tránh xa dịch bệnh và các thế lực xấu Lễ hội được tổ chức tại nhà Rông với phần cúng lễ và hiến tế bò, gà, heo Tất cả mọi người dân trong buôn làng cùng nhau mặc trang phục truyền thống, đánh cồng chiêng, liên hoan ẩm thực và ca hát Lễ hội Puh Hơ Drih hấp dẫn du khách ở Kon Tum Hiện nay, lễ hội Puh Hơ Drih không chỉ là hoạt động tâm linh truyền thống với ý nghĩa cảm ơn đất trời ban cho mùa màng bội thu, mà còn là dịp để tất cả mọi người dân cùng nhau vui chơi, uống rượu cần và đánh cồng chiêng Lễ hội được tổ chức cũng là dịp để người dân thể hiện tinh thần đoàn kết và bảo tồn những nét đẹp văn hóa cho thế hệ mai sau 31 Lễ hội Puh Hơ Drih với những hoạt động đặc sắc ** Lễ cúng đất làng của người Ba Na Thời gian tổ chức: Cuối tháng 2 và đầu tháng 3 Âm lịch Địa điểm: Dân tộc Ba Na, tỉnh Kon Tum Lễ hội ở Kon Tum đặc sắc này được tổ chức vào tầm cuối tháng 2 và đầu tháng 3 Âm lịch, bắt đầu vụ mùa sản xuất hoặc dọn tới một vùng đất mới Người dân Ba Na quan niệm, con người khi sinh ra cho tới khi xuống dưới mồ đều có những mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống Để sinh tồn, các dân tộc phải trải qua nhiều khó khăn như thú dữ, bệnh tật, nghèo đói, sự khắc nghiệt của thiên nhiên Vì vậy, lễ hội được tổ chức ở với nhiều ý nghĩa thể hiện được lòng khao khát cuộc sống ấm no của người dân nơi đây 32 Lễ cúng đất làng của người Ba Na 33 Trước ngày lễ hội được tổ chức, người dân Ba Na sẽ làm lễ kéo dài trong vòng 2 ngày Họ khẩn và mời các vị thần linh về phù hộ cho công việc được gặp nhiều thuận lợi và báo cáo về những việc sẽ làm trong năm tới Có thể thấy lễ hội cúng đất làng của người Ba Na có nhiều nét đặc sắc mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp ghé thăm nơi đây CHƯƠNG 4: ĐƯA DU LỊCH KON TUM TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN Qua đó có thể thấy văn hóa Kon Tum thể hiện sự đa dạng đến từ nhiều dân tộc khác nhau, nét văn hóa này còn được lưu giữ theo thời gian bởi các thể hệ từ các văn hóa di vật thể, đến các lễ hội truyền thống, ẩm thực đa dạng cùng thiên nhiên ban tặng với nhiều vẻ đẹp hiếm có đã tạo nên Kon Tum, vùng đất tiềm năng cho phát triển du lịch quần chúng, du lịch trải nghiệm Không chỉ sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên thú vị và đẹp mắt, Kon Tum còn có lợi thế là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử đã tạo nên những "mỏ vàng" quý giá để khai thác các loại hình du lịch Tuy nhiên, để biến tiềm năng thành cơ hội thì du lịch Kon Tum không thể bằng lòng với những gì đang có Hồ Đăk Ke (huyện Kon Plông) – một trong những địa điểm thu hút khách 34 Những người làm du lịch vẫn hay ví von Kon Tum là "mỏ vàng" để phát triển các loại hình du lịch vì sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng còn nguyên vẻ hoang sơ; nhiều sông, hồ, núi thác, nhiều rừng già nguyên sinh với độ che phủ rừng lớn nhất nước, hơn 60%; là vùng đất lưu giữ được sự đa dạng, đặc sắc của văn hóa các dân tộc với hơn 20 dân tộc sinh sống, trong đó có 7 dân tộc tại chỗ; có các địa danh, di tích nổi tiếng đã đi vào lịch sử đấu tranh của dân tộc… Đây là những điều kiện cơ bản để Kon Tum hút được du khách, đặc biệt du khách nước ngoài Trong lần trò chuyện về phát triển du lịch Kon Tum, ông Nguyễn Đô Huynh – Giám đốc Công ty du lịch Miền Cao cho rằng, riêng trong khu vực Tây Nguyên thì Kon Tum rất có thế mạnh để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng và bằng chứng là hiện tại các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai vẫn phải đưa khách đến Kon Tum Có 2 lý do để Kon Tum hút khách, đặc biệt là khách nước ngoài, đó là độ che phủ rừng cao và lưu giữ được sự đa dạng, đặc sắc của văn hóa các dân tộc Và thực tế là qua thống kê, những năm gần đây, lượng khách đến với Kon Tum tăng trung bình từ 25-30%/năm Trong số lượng khách đến với Kon Tum qua các năm cũng có những người đã quay lại lần 2, lần 3… Đáng mừng là đa số du khách đều chung nhận xét: Kon Tum hiền hòa, mến khách, không có kiểu chèo kéo, chặt chém du khách Kon Tum đã có các địa điểm, sản phẩm, dịch vụ du lịch khai thác khá hiệu quả; có sự kết nối du lịch giữa các điểm đến; có khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, có các điểm du lịch cộng đồng, các món ăn được các tổ chức ẩm thực thế giới công nhận, vinh danh; các khách sạn, nhà hàng… đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng được nhu cầu của du khách… Tuy nhiên, các loại hình dịch vụ để phát triển du lịch còn đơn sơ; hạ tầng cơ sở còn hạn chế Ở một số điểm du lịch những vấn đề đơn giản nhất, thiết thực nhất là nước sạch và nhà vệ sinh còn thiếu Chẳng hạn như ở các điểm du lịch cộng đồng còn ít quan tâm đầu tư nhà vệ sinh, nước sạch; hay ở một số điểm của khu du lịch Măng Đen, nhà vệ sinh chưa tỷ lệ thuận với số lượng du khách ngày càng đông; rồi tình trạng vứt xả rác bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan, cảnh quan các điểm du lịch cần phải có Nhận xét không vui nhưng rất thực! Thực tế cho thấy số lượng và chất lượng sản phẩm du lịch gắn liền với tiềm năng chưa được đầu tư nhiều, các khu du lịch, cơ sở lưu trú… ít có cơ sở đạt chất lượng và quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách Các loại hình dịch vụ để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, sản phẩm nghề truyền thống… còn nghèo nàn về hạ tầng (nhất là thiếu nước sạch và nhà vệ sinh), thiếu những "đầu bếp" là người của dân làng… Trong khi đó trước mức sống ngày càng cao, có những đoàn khách đến với Kon Tum ngoài thưởng ngoạn cảnh đẹp, họ còn cần được phục vụ một cách tốt nhất Nói 35 cách khác, họ cần các sản phẩm du lịch và dịch vụ giải trí có chất lượng Điều này dễ dẫn đến hiện tượng: khách cần tiêu tiền nhưng không có chỗ để tiêu; các dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu… Do vậy dẫn đến tình trạng lượng khách lưu trú không tỷ lệ thuận với số lượng khách đến tham quan ngày càng tăng; nhiều người đến với Kon Tum theo kiểu nhanh, gọn, số người quay trở lại chưa nhiều… Biến tiềm năng, lợi thế trở thành cơ hội, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp phát triển, xây dựng thương hiệu du lịch Kon Tum mang tính đặc trưng riêng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định "Đẩy mạnh phát triển du lịch với nhiều loại hình" là 1 trong 3 lĩnh vực đột phá trong nhiệm kỳ 2020-2025 Theo đó, "Phát triển, xây dựng thương hiệu du lịch Kon Tum mang tính đặc trưng riêng, vươn tầm trong nước và quốc tế" cũng là 1 trong 18 chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã đề ra cho cả nhiệm kỳ 5 năm: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kon Tum định hướng đến năm 2030 phù hợp với thực tế; nghiên cứu tái cơ cấu ngành du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tốt tài nguyên du lịch, phát huy lợi thế của tỉnh, tập trung vào các sản phẩm du lịch như du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng, sản phẩm nghề truyền thống, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo và du lịch khác tại các vùng kinh tế động lực; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn các huyện, thành phố để sớm đi vào khai thác, thu hút du khách; nghiên cứu thị trường mục tiêu của du lịch Kon Tum nhằm định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp, phát huy được tài nguyên du lịch, lợi thế của tỉnh… 36 Cầu treo Kon Klor (thành phố Kon Tum) Chủ trương đã có; mục tiêu rõ ràng; nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu hết sức cụ thể Vấn đề là để thực hiện đảm bảo mục tiêu phát triển du lịch Kon Tum trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, mọi chuyện không thể thực hiện trong ngày một ngày hai nhưng cũng không vì thế mà có tâm lý đủng đỉnh, kiểu thời gian còn dài mà… Các cấp, các ngành phải vào cuộc quyết liệt, đồng bộ; không thể ngành này, địa phương này chỉ tập trung vào một mảng, một lĩnh vực theo kiểu "mạnh ai nấy làm" mà thiếu đi sự liên kết, thiếu đi một hướng đi đồng bộ Việc dễ, việc cần, phải bắt tay vào thực hiện trước Có những giải pháp phù hợp để giữ gìn tài nguyên văn hóa, tài nguyên môi trường trong phát triển du lịch như giữ được khung cảnh nhà sàn truyền thống, khôi phục lễ hội truyền thống, giữ rừng Quan tâm đến các yếu tố hỗ trợ như giao thông, y tế, an ninh, thông tin, dịch vụ, mua sắm, nhân sự, nước sạch Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến một cách đồng bộ Triển khai thực hiện tốt chủ trương "Người Kon Tum đi du lịch Kon Tum"; vì một khi mỗi người dân Kon Tum được trải nghiệm thì chắc chắn họ sẽ trở thành một tuyên truyền viên theo kiểu "mách nhỏ" để quảng bá cho du lịch Kon Tum, để có thêm nhiều người thân, bạn bè từ phương xa được biết những cảnh đẹp, điểm du lịch hấp dẫn Và một yếu tố quan trọng nữa là phải huy động sự vào cuộc của người dân và chính họ phải được hưởng lợi để tránh tình trạng "ăn xổi ở thì" khi tham gia làm du lịch thì phát triển du lịch mới bền vững… 37 Nói về việc huy động sự vào cuộc của chính người dân trong phát triển du lịch, già A Ring Đeng ở làng du lịch cộng đồng Kon Brắp Du (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) tâm sự rằng, già cũng như bà con nơi đây bao đời sống với nhà rông, nhà sàn, cồng chiêng, múa xoang, mộc mạc như cỏ như cây trong sân, ngoài rẫy Nhưng để những điều ấy trở thành nét đẹp thu hút khách du lịch thì bà con phải giữ, phải chăm, phải được trang bị thêm các kiến thức để giữ gìn, tôn vinh và quảng bá không gian cộng đồng làng Nên già và bà con rất muốn được tham dự các lớp tập huấn trang bị kiến thức về làm du lịch; cùng với đó mong được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư để khắc phục những khó khăn về giao thông, về hạ tầng… Để thu hút du khách, để giữ chân du khách nhiều ngày và để du khách đến với Kon Tum không chỉ có lần 2, lần 3, mà còn nhiều hơn thế nữa, có lẽ chỉ riêng cảnh sắc, nét đẹp văn hóa là chưa đủ Cùng với việc tiếp tục được quan tâm đầu tư để phát triển, để làm mới, để nâng cao chất lượng dịch vụ thì đi cùng với đó có những biện pháp lưu giữ, tôn vinh được cảnh quan, nét đẹp văn hóa… Kon Tum chắc chắn có thêm nhiều cơ hội trở thành điểm đến hấp dẫn, mang tính đặc trưng riêng trên bản đồ du lịch như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra Tài liệu tham khảo: 1 https://bvhttdl.gov.vn/dua-du-lich-kon-tum-tro-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon- 2020121811203311.htm 2 https://vi.wikipedia.org/wiki/Kon_Tum 3 https://www.kontum.gov.vn/News/Detail 4 https://kontumtrip.com/nhung-net-dac-trung-van-hoa-kon-tum/ 5 https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/nhung-le-hoi-o-kon-tum-dac-sac-nhat.html 38 ... người qua vùng đất hiểu hết vẻ đẹp thiên nhiên vùng đất mang đậm đặc sắc văn hóa Văn hóa Kon Tum đất đậm đặc văn hóa dân gian truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số Hệ thống di sản văn hóa vật... Khảo cổ, văn hóa luật tục, văn hóa cư trú, nhà rơng – nhà dài, văn hóa cồng chiêng nhạc cụ dân tộc, diễn xướng dân gian, loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang...MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN Khái niệm văn hóa Có nhiều định nghĩa khác văn hóa Theo UNESCO: ? ?Văn hóa tổng thể sống động hoạt động sáng tạo khứ Qua kỷ, hoạt

Ngày đăng: 17/12/2021, 09:48

Mục lục

  • Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

    • Khái niệm văn hóa

    • Chương 2: KHÁI QUÁT TỈNH KON TUM

      • 1. Điều kiện tự nhiên

        • 1.1. Vị trí địa lý:

        • 1.2. Địa hình:

        • 1.4. Khoáng sản:

        • 1.5. Tài nguyên đất: được chia thành 5 nhóm với 17 loại đất chính:  

        • 1.6. Tài nguyên nước:  

        • 1.7. Rừng và tài nguyên rừng:  

        • 2. Lịch sử:

          • 2.1. Tên gọi Kon Tum

          • 2.2. Địa giới Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử

          • Chương 3: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TỈNH KON TUM

            • 1. Nét đặc trưng văn hóa Kon Tum qua hình ảnh người dân

            • 2. Nét đặc trưng Văn hóa  Kon Tum thể hiện qua ẩm thực

            • 3. Những lễ hội đặc sắc

              •  

              • Chương 4: ĐƯA DU LỊCH KON TUM TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN

              • Tài liệu tham khảo:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan