1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động sàng lọc trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh

20 105 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 4,53 MB

Nội dung

Bài viết này nhấn mạnh hoạt động đánh giá là “xương sống” của mô hình “3 tầng” cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong bối cảnh học đường cho học sinh với bước đầu tiên là việc sàng lọc. Mời các bạn tham khảo!

Trang 1

HOẠT ĐỘNG SÀNG LỌC TRONG CÔNG TÁC

CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CHO HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hứa Vĩnh An 1 , Phạm Hải Lâm 2

Tóm tắt

Bài viết này nhấn mạnh hoạt động đánh giá là “xương sống” của mô hình

“3 tầng” cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong bối cảnh học đường cho học sinh với bước đầu tiên là việc sàng lọc Tuy nhiên, tại Việt Nam, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, vẫn chưa có sự đầu tư thỏa đáng về nội dung này làm cơ sở cho các hoạt động phòng ngừa, can thiệp hay chuyển gửi tiếp theo Vấn đề này đặc biệt quan trọng ở cấp phổ thông trở lên, khi những khó khăn của các em không đơn thuần ở một phương diện riêng biệt về trí tuệ hay cảm xúc – hành vi Theo đó, các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cho các em cũng cần tham chiếu một cách tổng hòa nhiều khía cạnh hơn Từ những trải nghiệm công việc trong vai trò là một chuyên viên tâm lý học đường, bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, sử dụng kết quả có sẵn của một số bài viết, chúng tôi muốn đề cập đến thực trạng hoạt động đánh giá sàng lọc cho học sinh cấp THPT và đề xuất một công cụ sàng lọc về nhân cách cho học sinh cấp 3 để tích hợp vào các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần của các trường cấp 3 tại Việt Nam hiện nay.

Từ khoá: đánh giá, hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần, học sinh THPT,

sàng lọc

SCREENING ACTIVITIES OF MENTAL HEALTH CARE FOR

STUDENTS OF SOME HIGH SCHOOL

IN HO CHI MINH CITY Abstract

This study emphasizes that assessment activities are the “backbone” of the

“3-tier” model of providing mental health care in the school context for

1 Cử nhân, CERM – Phòng Tham vấn tâm lý, giáo dục & định hướng nghề nghiệp.

2 Thạc sĩ, CERM – Phòng Tham vấn tâm lý, giáo dục & định hướng nghề nghiệp.

Trang 2

students with the first step is screening However, in Vietnam, due to many objective and subjective factors, there has not been a satisfactory investment

in this content as a basis for further prevention, intervention, or transfer activities This issue is especially important at the high school level and above when children’s difficulties are not merely a single intellectual or emotional-behavioral aspect Accordingly, mental health care activities for children also need to refer to more holistically From the work experience as a school psychologist, by document research method, using available results of some articles, we would like to mention the current reality of screening assessment activities for high school students and proposing a personality screening tool for high school students to integrate into the mental health care programs of high schools in Vietnam today.

Keywords: assessment, mental health care activities, high school students,

screening

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo NASP (2006) đưa ra về việc hướng dẫn chương trình đào tạo và thực hành Tâm lý học trường học (TLH TH) của Hiệp hội quốc gia các nhà tâm lý học trường học Mỹ, “các chuyên viên Tâm lý học đường (TLHĐ) phải thông thạo nhiều phương pháp đánh giá khác nhau; các hoạt động đánh giá được tiến hành phải gắn liền với mục tiêu hỗ trợ và can thiệp nhằm phát triển năng lực nhận thức và các kỹ năng học tập, cũng như các

kỹ năng xã hội và năng lực sống nói chung của người học” Hướng dẫn này dựa trên một thời gian dài sử dụng và phát triển không ngừng các trắc nghiệm về trí tuệ nói riêng và các công cụ đánh giá cho lĩnh vực tâm lý, tâm thần nói chung ở Hoa Kỳ – nơi ngành Tâm lý học rất phát triển Điều này nhấn mạnh TLH TH không thể tách rời các hoạt động phòng ngừa, can thiệp khỏi các hoạt động đánh giá, sàng lọc

Nhóm tác giả Trần Thị Lệ Thu, Trần Thành Nam, Nguyễn Thị Phượng

trong Cẩm nang tâm lý học đường có đề cập công việc của một chuyên gia Tâm lý học đường có thể thực hiện một hoặc nhiều bao gồm: “Sàng lọc,

đánh giá, chẩn đoán các vấn đề về nhận thức, học tập, cảm xúc, hành vi và

xã hội ở trẻ em, thanh thiếu niên; Xây dựng và thực hiện các chương trình phòng ngừa khó khăn, rối nhiễu tâm lý ở trẻ em, thanh thiếu niên; Tham

Trang 3

vấn, trị liệu tâm lý cho cá nhân hoặc nhóm học sinh; Đào tạo và tư vấn tâm

lý – giáo dục cho phụ huynh, giáo viên, cán bộ nhân viên, ban giám hiệu và các nhà quản lý trường học; Thực hiện các chương trình giáo dục và tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho học sinh; Nghiên cứu và lượng giá các chương trình tâm lý học đường; Tham gia giám sát, đào tạo chuyên gia tâm lý học đường, chuyên gia tâm lý học ứng dụng” (Trần & cộng sự, 2018, tr.13) Như

vậy, nhiệm vụ được xem là nền tảng và cần thiết của hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần trong bối cảnh học đường là công tác đánh giá (bao gồm các cấp độ từ sàng lọc đến chẩn đoán) khi được đề cập đầu tiên và nhấn mạnh trong mô tả chức năng công việc của một chuyên viên TLHĐ Sàng lọc là một khâu không thể thiếu để xây dựng các chương trình phòng ngừa chăm sóc sức tâm thần cho cộng đồng; đánh giá là hoạt động bắt buộc và là tiền đề của hoạt động can thiệp, tham vấn trị liệu cho bất kỳ đối tượng nào ở bối cảnh từ trường học cho đến bệnh viện, phòng khám

Trong thực tế, công tác và nhân lực của phòng tư vấn tâm lý tại trường học khi Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ra đời thúc đẩy hơn hoạt động hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong các trường học hiện nay Một số trường công lập và dân lập đã có mô hình phòng tư vấn tâm lý và vẫn duy trì cho đến thời điểm hiện tại, điển hình là Phòng tâm lý của trường THPT Marie Curie TP Hồ Chí Minh, đã được thành lập 10 năm và vẫn duy trì hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh của mình Hay một số trường học trong cả nước cũng có bề dày kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên (Phạm, 2018) Đến năm 2020, mã nghề Tâm lý học 2634 được đưa

ra trong Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg về Danh mục nghề nghiệp Việt Nam càng góp phần đẩy mạnh việc thành lập các phòng tâm lý với nhiệm

vụ chính yếu là hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho học sinh Người làm tâm lý trong bối cảnh học đường nhờ đó cũng nhận được sự quan tâm nhiều hơn

từ các bên, cả trong lẫn ngoài nhà trường (Ban giám hiệu, giáo viên, cán

bộ công nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh, ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội v.v.) Dù vậy, nhìn nhận thực tế về lực lượng nhân sự chuyên nghiệp để làm công tác này, được đào tạo bài bản như một chuyên viên tâm lý học đường hiện nay vẫn còn rất hạn chế về nhiều mặt (Huỳnh & cộng sự, 2019, tr.151) Các lực lượng kiêm nhiệm và/hoặc chuyên trách được đào tạo qua các khóa ngắn hạn cũng chủ yếu là tập trung vào những

kỹ năng tư vấn (lắng nghe, an ủi, tìm giải pháp,…) cho học sinh (thường

Trang 4

thấy ở các trường công lập) Chính vì vậy mà hoạt động đánh giá nói chung

và sàng lọc nói riêng chưa có nguồn nhân lực là những người làm tâm lý, được đào tạo chính quy, bài bản về đánh giá tâm lý để triển khai có hiệu quả và đúng với chức năng của hoạt động này

Đặc biệt, khi các lứa tuổi được phân theo các cấp học tại Việt Nam như Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS) có xu hướng bộc lộ vấn

đề của mình đa số về mặt hành vi – cảm xúc hay trí tuệ, còn lứa tuổi Trung học phổ thông (THPT), không đơn thuần ở một khía cạnh riêng biệt nào

về hành vi, cảm xúc hay suy nghĩ, mà cần có cái nhìn tổng hòa đa chiều hơn, thì vẫn còn bỏ ngỏ, có thể do chưa có công cụ đánh giá phù hợp Thế nên, một công cụ sàng lọc về nhân cách dành cho học sinh cấp 3 cũng sẽ được giới thiệu sơ lược để người đọc tham khảo thêm ở cuối bài

Tóm lại, là người thực hành tâm lý trong bối cảnh học đường, từ những trải nghiệm trong công việc và qua những phân tích trên, chúng

tôi muốn tìm kiếm lời đáp cho những câu hỏi “Tại sao hoạt động đánh giá

sàng lọc hiện nay vẫn chưa được xem là “cốt lõi”, là “xương sống” trong mô hình “3 tầng” vốn vẫn đang được vận dụng?”; “Hoạt động sàng lọc là làm

gì, cho ai?”; “Hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh trong bối cảnh học đường với ba khâu phòng ngừa, can thiệp và chuyển gửi đang được dựa trên tiền đề nào để vận hành và hiệu quả như thế nào?” Qua bài viết

này, chúng tôi sẽ trình bày một số cơ sở lý luận để khẳng định tính cấp thiết và tầm quan trọng của hoạt động đánh giá nói chung, trong đó tập trung ở khâu sàng lọc, đối với công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh trong bối cảnh học đường Bài viết cũng sử dụng kết quả của một

số nghiên cứu đã có để nói lên thực trạng của hoạt động sàng lọc, từ đó đề xuất một công cụ sàng lọc về nhân cách cho học sinh cấp 3 nhằm mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn, tích hợp công cụ vào các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện có của các trường học tại Việt Nam

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu dựa trên các bài báo, tài liệu chuyên khảo của các tác giả đã được phân tích và chắt lọc với những chủ đề trong bối cảnh học đường về mô hình hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần, đánh giá, sàng lọc và công cụ đánh giá sàng lọc nhân

Trang 5

cách của Việt Nam và thế giới, sau đó lựa chọn 15 tài liệu để làm tổng quan cho bài viết này

2.1 Bối cảnh thực hành tâm lý học đường tại Việt Nam hiện nay

TLHĐ là một ngành vẫn còn rất mới tại Việt Nam nếu so sánh với một

số quốc gia khác trên thế giới đã hình thành nửa thế kỷ (NASP, 1969) Việc học hỏi những học thuyết, lý luận hay những hướng dẫn thực hành là một điều dễ hiểu Nhưng, khi những nội dung này đưa vào bối cảnh Việt Nam,

có thể thấy sự khác biệt về mặt văn hoá, xã hội, bối cảnh và con người

Theo mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh trong bối cảnh học đường đã được giới thiệu trong các chương trình đào tạo và đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam – “mô hình hỗ trợ 3 tầng” (the 3-tier support model), công việc của một chuyên viên tâm lý học đường bao gồm

ba mảng chính là Phòng ngừa – Can thiệp – Can thiệp sâu

Đã có nhiều bài viết tại Việt Nam đề cập đến mô hình này Trong tài liệu hướng dẫn về Tham vấn học đường, Trần Thị Minh Đức (2016, tr.27-29) đã trình bày Mô hình dịch vụ 3 cấp độ như sau: Cấp độ 1: Can thiệp tất cả học sinh, mang tính định hướng ban đầu, chủ động phòng ngừa (các chương trình nâng cao kiến thức, kỹ năng, hoạt động tăng cường sức khỏe tâm thần mang tính dự phòng), học sinh không có vấn đề khó khăn học đường chiếm 80% nên việc can thiệp mang tính chất hướng dẫn; Cấp

độ 2: Tham vấn cho 15% học sinh có căng thẳng tâm lý, nguy cơ rối nhiễu tâm lý bằng các hình thức cá nhân hoặc nhóm nhỏ giúp giải quyết được tức khắc các vấn đề liên quan đến học tập, cá nhân và xã hội của các em; Cấp độ 3: Can thiệp chuyên môn sâu, chiếm 5% trong tổng số học sinh có nguy cơ cao có rối nhiễu tâm lý (rối loạn lo âu, trầm cảm, stress sau sang chấn) trong trường học gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, rối loạn nhịp sinh hoạt nên can thiệp cần nhiều thời gian và đòi hỏi chuyên môn sâu (nhà tâm lý lâm sàng, bác sĩ tâm thần), học sinh có thể được giới thiệu, chuyên viên TLHĐ có nhiệm vụ đánh giá sơ bộ, chuyển học sinh đến nơi thích hợp và hỗ trợ học sinh trở lại trường Trong bài viết chia sẻ “Kinh nghiệm mười năm xây dựng phòng tâm lý học đường trường THPT Marie Curie Thành phố Hồ Chí Minh”, Phạm Thị Bích Phượng (2018) cũng đã giới thiệu mô hình hoạt động của Phòng tâm lý học đường Hoa Kỳ đang

Trang 6

được vận dụng tại Phòng Tâm lý học đường trường THPT Marie Curie là

mô hình “3 tầng” và hoạt động đánh giá sàng lọc được đề cập tới thông qua việc sử dụng Bảng Liệt kê Hành vi trẻ em tuổi 6-18 (The Child Behavior Checklist-CBCL/6-18) Ở bài viết “Mô hình tham vấn tâm lý tại một số trường học trên địa bàn Hà Nội – khó khăn đặt ra và định hướng phát triển” của Vũ Thị Thanh Nga (2018), “mô hình 3 tầng” cũng được nhắc đến đến khi được trường THCS Ngô Sĩ Liên vận dụng Và bài viết “Using the 3-tier support model for students’ mental health: the case of Tue Duc high school” (Nguyen & Nguyen, 2019) càng chú trọng hơn việc sử dụng

“mô hình 3 tầng” này trong các hoạt động của phòng Tâm lý học đường tại các trường học Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, nên lưu ý rằng, mô hình này không phải là mô hình của TLHĐ tại Việt Nam mà đang được vận dụng không chính thức nhằm tiếp nhận cơ bản cách vận hành hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần trong nhà trường

Về “mô hình 3 tầng”, đây là mô hình RtI (Response to Intervention) của Hoa Kỳ xây dựng cho các chuyên viên tâm lý học đường (NASP), mỗi một bang hay một khu vực cũng có sự thích nghi khác nhau Mô hình “3 tầng” này có nhiều phiên bản, có nơi “4 tầng” bổ sung công tác Chuyển gửi Trong bài viết này, chúng tôi nhấn mạnh ở điểm đánh giá như một

“trục xương sống” xuyên suốt qua các “tầng” và sàng lọc (tương ứng với bậc đầu tiên, dành cho học sinh toàn trường để làm cơ sở cho hoạt động phòng ngừa trên diện rộng) là yếu tố có nhiệm vụ thu thập dữ liệu cho các hoạt động của các tầng tiếp theo như phòng ngừa, can thiệp và can thiệp sâu hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đơn vị bên ngoài (còn gọi là Chuyển gửi) nằm ở bậc 4 đối với một số nơi áp dụng mô hình “4 tầng” theo các tài liệu về thực hành mô hình RtI của NASP

Cần lưu ý rằng “Điều quan trọng là phải hiểu rằng một khi trẻ chuyển

từ cấp thấp hơn lên cấp cao hơn, các dịch vụ hỗ trợ từ cấp trước đó sẽ tiếp

tục được thực hiện.” (Gresham & cộng sự, 2013, tr.22), từ nhận định này

để thấy tầm quan trọng của việc đánh giá sàng lọc cho toàn học sinh cần

có sự bổ trợ xuyên suốt khi tiến lên các bậc 2 và 3 trong mô hình Tuy nhiên, việc vận dụng khâu đánh giá sàng lọc được xem là xuyên suốt này vẫn chưa được xem trọng Và trong thực tế tại các trường có phòng tâm lý,

nó chỉ đang là khảo sát nhu cầu hỗ trợ tâm lý học sinh để thực hiện những

Trang 7

chương trình trình phòng ngừa hình thức sinh hoạt chuyên đề dưới sân cờ, giáo dục kỹ năng mà chưa có nhiều thông tin về khía cạnh tâm lý chuyên sâu để có thể can thiệp tham vấn cá nhân hay nhóm hoặc hỗ trợ chuyển gửi học sinh

Khi đại dịch COVID-19 vừa mới xuất hiện, việc xét nghiệm sàng lọc

là một công việc được ưu tiên thực hiện hàng đầu và trên bình diện hàng loạt để nhận biết và phân loại người được xét nghiệm vào nhóm chưa nhiễm bệnh hay nhóm nhiễm bệnh để có thể được các nhân viên y tế hỗ trợ các bước tiếp theo Sau đó, các hoạt động đối với người nhiễm sẽ được diễn ra như thăm khám để đánh giá tình trạng sức khỏe, xem xét cho cách

ly tại nhà hay vào các khu cách ly tập trung Có thể thấy, để tiến hành các hoạt động như cách ly, chữa bệnh hay hỗ trợ người nhiễm COVID-19 thì việc đầu tiên cần làm đó chính là phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc Hoạt động sàng lọc có thể cho biết kết quả ngay tức thì tình trạng sức khỏe, nhu cầu và mong muốn được chữa bệnh và đáp ứng mục tiêu đúng người đúng bệnh, đúng khu vực Nếu không có việc xét nghiệm sàng lọc xảy ra, khả năng phát hiện người bệnh sẽ bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn do không thể xác định đúng người Điều này gây hoang mang cho các y bác sĩ và cả cộng đồng, càng không thể nào chờ đợi người nhiễm bệnh chủ động tìm đến các cơ sở y tế khi đây là dịch bệnh truyền nhiễm Bên cạnh đó, việc tiêm ngừa vaccine cũng cần được các bác sĩ thăm khám sàng lọc để xem xét người được tiêm có thể sử dụng vaccine hay không Thực tế này đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới không chỉ riêng Việt Nam Có thể thấy những kế hoạch phòng chống dịch cũng có sự tương tự như mô hình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần được trình bày ở trên, Xét nghiệm sàng lọc – Thăm khám đánh giá sức khỏe – Cách ly cũng đi từ các tầng thấp nhất như Phòng ngừa – Can thiệp – Can thiệp sâu và trước hết phải có sự sàng lọc phân loại với đánh giá người bệnh là xuyên suốt các tầng Về xét nghiệm sàng lọc hay khám sàng lọc cho việc tiêm vaccine khẳng định rằng, hoạt động sàng lọc trong thực tế là cần thiết và quan trọng ở bước đầu tiên

để tạo cơ sở vững chắc thực hiện các bước tiếp theo

2.2 Cơ sở lý thuyết về hoạt động sàng lọc

Từ bối cảnh được nêu trên với nhiều vấn đề còn đang hiện diện, chúng tôi sẽ đưa ra những khái niệm cơ bản nhất cho hoạt động đánh giá

Trang 8

sàng lọc cũng như phân biệt với một số thuật ngữ nhằm tránh sự nhầm lẫn hay nhập nhằng, từ đó làm rõ hơn vai trò, nhiệm vụ của hoạt động đánh giá sàng lọc

2.2.1 Khái niệm đầu tiên về sàng lọc trong các lĩnh vực

Năm 1951, Hội nghị Uỷ ban về Bệnh mãn tính về các khía cạnh phòng

ngừa của bệnh mãn tính đã định nghĩa sàng lọc là “việc xác định giả định

bệnh hoặc khiếm khuyết chưa được phát hiện bằng cách áp dụng các xét nghiệm, kiểm tra hoặc các thủ tục khác có thể được áp dụng nhanh chóng Các xét nghiệm sàng lọc phân loại rõ ràng những người có thể mắc bệnh so với những người có thể không mắc bệnh Xét nghiệm sàng lọc không nhằm mục đích chẩn đoán Những người có kết quả dương tính hoặc nghi ngờ phải được chuyển đến bác sĩ để chẩn đoán và điều trị cần thiết” (Wilson & Junger

1968, tr.11) Một mục đích khác của sàng lọc là kiểm soát sự lây lan bệnh truyền nhiễm ở các nước kém phát triển Năm 1968, Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đã cung cấp 10 nội dung hướng dẫn để hoạt động sàng lọc trong lĩnh vực sức khỏe thể lý (tầm soát bệnh lý) được diễn ra hiệu quả

Tại Hoa Kỳ, lịch sử của hoạt động sàng lọc đầu tiên nói chung và sàng lọc liên quan đến sức khỏe tâm thần nói riêng sau này trải dài ở các lĩnh vực như sau:

– Trong quân đội, một trong những chương trình kiểm tra lâu đời nhất được ghi lại đã được Phòng Tâm lý học thuộc Bộ Y tế của Quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong Thế chiến I Sang giai đoạn Thế chiến II, một bài kiểm tra giấy và bút chì tiêu chuẩn có tên là bài kiểm tra hỗ trợ sàng lọc tâm thần kinh (NSA) được phát triển nhằm xác định những cá nhân bị rối loạn tâm thần và loại họ khỏi nghĩa vụ quân sự, hiện tại vẫn đang tiếp tục triển khai các chương trình kiểm tra sức khỏe tâm thần

– Vào những năm 1960, chương trình sàng lọc trẻ sơ sinh quy mô lớn đầu tiên do nhà nước bắt buộc đã được thực hiện để xác định sự hiện diện của rối loạn chuyển hóa di truyền Sau khi các kỹ thuật sàng lọc mới được phát triển và các gen bệnh riêng lẻ đã được xác định, việc phát triển các chương trình sàng lọc thí điểm đã bắt đầu đối với nhiều tình trạng di truyền và trước khi sinh bao gồm hội chứng Down, bệnh xơ nang,… (Baily

& Murray, 2008, tr.25)

Trang 9

– Năm 1957, Uỷ ban về bệnh mãn tính chỉ ra rằng sàng lọc (tầm soát)

có thể hiệu quả đối với các tình trạng y tế như lao phổi, tăng huyết áp, ung thư,… (Wilson & Junger, 1968) Tuy nhiên, việc sàng lọc một số bệnh không còn phù hợp nữa do sự thành công của các chương trình sàng lọc trước đây trong việc loại trừ những bệnh này khỏi cộng đồng trên diện rộng như bệnh giang mai, lao phổi, tiểu đường,…

Những hướng dẫn hay thực hành trong các lĩnh vực khác nhau đã có những đóng góp quan trọng trong việc định hình cho quá trình sàng lọc

về sức khỏe tâm thần sau này Phải phân biệt được rằng, khái niệm về sàng lọc mà chúng tôi đang đề cập đến là về hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần trong bối cảnh học đường Hiển nhiên sẽ có một vài điểm khác biệt với sàng lọc của một số lĩnh vực khác

2.2.2 Khái niệm về sàng lọc trong hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần

Sàng lọc trong hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần được chúng

tôi nêu ra trong bài viết này như sau: “Hoạt động sàng lọc (screening) cung

cấp một loại nhân dạng tiết kiệm được áp dụng cho tất cả đối tượng được sàng lọc, trong khi đánh giá (assessment) là bước tiếp theo sau khi sàng lọc, cung cấp sự xác định chi tiết hơn và cá nhân hoá hơn về những nhu cầu sức khỏe tâm thần mà những đối tượng có kết quả sàng lọc cho thấy “nguy cơ”

đã hiện hữu” (Grisso & cộng sự, 2005) Có thể hiểu, hoạt động sàng lọc

được áp dụng với mọi học sinh khi được nhập học (toàn thể học sinh khối

10 bắt đầu năm học tại trường cấp 3) Và hoạt động sàng lọc tập trung vào việc xác định các dấu hiệu cảnh báo của một nhu cầu tiềm tàng cho một số loại phản ứng tức thời (nguy cơ tự sát, bị bạo hành, lạm dụng, xâm hại,…)

Sàng lọc và đánh giá không nhất thiết phải là hai hoạt động khác nhau

vì điểm chung là cả hai đều có thể xác định một tình trạng sức khỏe tâm thần nào đó hay có thể tìm cách để hiểu hơn về sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng Tuy nhiên, điểm khác biệt của sàng lọc

là thường xác định những tình trạng này một cách dự kiến (tiên liệu) nhiều hơn so với đánh giá; kết quả của hoạt động sàng lọc vì thế có giá trị trong một khoảng thời gian ngắn hơn đánh giá; cung cấp quan điểm ít cá nhân hơn về bản chất và nhu cầu sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên

Trang 10

Hoạt động đánh giá, được hiểu “là việc thu thập, phân tích thông tin để

xác nhận, lượng giá các hiện tượng, các vấn đề tâm lý ở cá nhân theo những tiêu chí nhất định, làm cơ sở cho việc tiến hành các hoạt động tiếp theo”

(Nguyễn, 2015, tr.8) Điểm cần lưu ý ở đánh giá là có thể được thực hiện một cách chọn lọc với một số cá nhân chứ không phải với tất cả đối tượng trên diện rộng như hoạt động sàng lọc

Trong quá trình sàng lọc, các dấu hiệu được phát hiện và hoạt động đánh giá đáp ứng với các tín hiệu này, cho thấy nhu cầu về sức khỏe tâm thần được cá nhân hoá và xác định kỹ lưỡng hơn so với những thông tin được cung cấp bởi hoạt động sàng lọc

Có thể hình dung, hoạt động sàng lọc là một hoạt động đầu tiên, mang tính chất vào một thời điểm nhất định và dành cho tất cả học sinh,

từ đó sẽ có những chương trình phòng ngừa cho toàn thể học sinh dựa trên những thông tin mang tính dự kiến Sau khi hoàn tất hoạt động sàng lọc, hoạt động đánh giá sẽ được thực hiện dựa trên một số thông tin mang tính tiên liệu để bắt đầu xem xét một cá nhân nào đó một cách chi tiết hơn trong nhóm đã được sàng lọc Và tất cả các thông tin thu được từ cả 2 hoạt động này luôn có mục tiêu phục vụ cho công tác phòng ngừa và can thiệp

Bên cạnh đó, khi nhắc đến hoạt động đánh giá hay sàng lọc, một số khái niệm khác thường được đề cập đi kèm như đo lường (measurement), chẩn đoán (diagnose),… và mỗi thuật ngữ đều mang khái niệm khác nhau Đo lường là một khái niệm chung nhất, rộng nhất mang tính phổ quát; còn trắc nghiệm (testing) là một hành động cụ thể, là một phương thức thực hiện trong quá trình sàng lọc hay đánh giá Còn chẩn đoán được xem như một dạng đặc biệt và chuyên sâu hơn của hoạt động đánh giá; có nhiệm vụ xác định, làm rõ bản chất của một rối nhiễu, lệch lạc hay bệnh lý ở một cá nhân

cụ thể; mục tiêu của chẩn đoán hẹp hơn và sâu hơn Chính vì vậy, với mục tiêu của bài viết này, chúng tôi sẽ không trình bày chi tiết thêm về những khái niệm này nhưng một cách cơ bản và sơ lược giúp người đọc phân biệt được các thuật ngữ khác nhau, tránh nhầm lẫn trong cách sử dụng

Để có thể tiến hành một chương trình sàng lọc hiệu quả và hạn chế khả năng mỗi người mỗi cách hiểu như trong thực trạng thì việc hiểu tường tận và phân biệt được những khái niệm của các thuật ngữ hay sử

Ngày đăng: 10/12/2021, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w