1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU TÁC DỤNG CỦA MÔN CÔNG NGHỆ 10 ĐẾN VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG THPT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

84 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 468,92 KB

Nội dung

KHOA NGOẠI NGỮ- SƯ PHẠMKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TÁC DỤNG CỦA MÔN CÔNG NGHỆ 10 ĐẾN VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG THPT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GVHD: TS.. Nh

Trang 1

KHOA NGOẠI NGỮ- SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU TÁC DỤNG CỦA MÔN CÔNG NGHỆ 10 ĐẾN VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA

HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG THPT

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: TS NGUYỄN THANH THỦY SVTH: TRẦN THỊ KIM XUYẾN LỚP: DH07SP

Trang 2

ĐẾN VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC

Tác giả

TRẦN THỊ KIM XUYẾN

Khóa luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng cử nhân

Sư phạm kĩ thuật nông nghiệp

Giáo viên hướng dẫn

TS NGUYỄN THANH THỦY

Trang 3

Con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, những người trong gia đình đãnuôi dưỡng, dạy dỗ và luôn giúp đỡ, động viên con trong mọi thời điểm

Chân thành cảm ơn:

 Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

 Các thầy cô bộ môn Sư phạm kĩ thuật

 Các thầy cô trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

Đã truyền đạt cho em những kiến thức khoa học trong thời gian học tập vừa

qua

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS.NGUYỄN THANH THỦY đã tận

tình dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện đề tài này

Chân thành cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ trongsuốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Thủ Đức, ngày 1 tháng 4 năm 2011

TRẦN THỊ KIM XUYẾN

Trang 4

Đề tài: “ Tìm hiểu tác dụng của môn Công nghệ 10 đến việc định hướng

nghề nghiệp của học sinh một số trường Trung học phổ thông ở thành phố Hồ

Chí Minh” được tiến hành tại một số trường Trung học phổ thông ở TP.HCM, thời

gian từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2011

- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo các nguồn tài liệu

và xác định tác dụng của môn Công nghệ 10 đến định hướng nghề nghiệp của HS

nhằm giúp GV dạy môn Công nghệ 10, sinh viên ngành Ngoại Ngữ- Sư Phạm nhậnthức sâu sắc tác dụng của môn Công nghệ 10 đến việc định hướng nghề nghiệp cho

HS để từ đó có hướng giảng dạy phù hợp, có hướng học tập, nghiên cứu để đáp ứng

yêu cầu

- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu đã

sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điềutra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, điều tra, phỏng vấn HS tại một số trườngTHPT ở TP.HCM: Trung học phổ thông Võ Thị Sáu, Trung học phổ thông NguyễnHữu Huân, Trung học phổ thông Long Trường, người nghiên cứu đã thu được kếtquả như sau:

Lượng kiến thức cơ bản mà HS tiếp thu được ở mức độ trung bình, tươngđối, chủ yếu là các kiến thức được liên hệ thực tiễn sản xuất, hay các kiến thức hằng

ngày Các kiến thức trong môn Công nghệ 10 chỉ mới phát huy được một phần tácdụng của một môn khoa học ứng dụng, còn tác dụng giúp định hướng nghề nghiệp

cho HS chưa thật sự được khai thác và phát huy tốt Trên thực tế thì HS coi nhẹ tác

dụng của môn Công nghệ 10 nói riêng và các môn khoa học ứng dụng nói chung

Vì vậy tỷ lệ HS có định hướng nghề nghiệp thuộc các ngành nghề khác như:

Điện, Điện tử, Y tế, Sư Phạm… khá cao so với tỷ lệ HS có định hướng nghề nghiệp

thuộc về các nhóm ngành nghề có trong chương trình môn Công nghệ 10 như:Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp HS định hướng nghề nghiệp của bản thân

Trang 5

Tóm lại, môn Công nghệ 10 có tác dụng rất ít đến những định hướng nghềnghiệp của HS một số trường THPT ở TP.HCM, trong đó kiến thức của phần 1:

“Nông, Lâm, Ngư nghiệp” có tác dụng kém hơn so với kiến thức của phần 2: “ Tạo

lập doanh nghiệp

Trang 6

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ x

Chương 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Bối cảnh 1

1.2 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu 4

1.3 Vấn đề nghiên cứu 4

1.4 Mục đích nghiên cứu 4

1.5 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

1.7 Phương pháp nghiên cứu 5

1.7.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 5

1.7.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 5

1.7.3 Phương pháp phỏng vấn 5

1.7.4 Phương pháp thống kê 6

1.8 Đối tượng nghiên cứu 6

1.9 Phạm vi nghiên cứu 6

1.10 Cấu trúc luận văn 6

1.11 Kế hoạch nghiên cứu 7

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 8

2.1 Những vấn đề cơ bản khi chọn nghề 8

2.1.1 Chọn nghề là gì ? 8

2.1.2 Động cơ chọn nghề 8

Trang 7

2.2.3 Nguyên nhân chính dẫn đến chọn nghề không phù hợp của HS THPT 12

2.3 Công tác định hướng nghề nghiệp cho HS THPT 13

2.3.1 Khái niệm “hướng nghiệp” 13

2.3.2 Nội dung và vai trò của giáo dục hướng nghiệp trong trường PT 15

2.4 Chương trình môn Công nghệ 10 trong trường PT 15

2.4.1 Tầm quan trọng của môn Công nghệ 10 trong chương trình giáo dục THPT 15

2.4.2 Quan điểm về tác dụng của môn Công nghệ 10 đối với định hướng nghề nghiệp của HS THPT 16

2.5 Sơ lược tổng quan về một số trường trên địa bàn TP.HCM 19

2.5.1 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân 19

2.5.2 Trường Trung học phổ thông Võ Thị Sáu 20

2.5.3 Trường Trung học phổ thông Long Trường 20

2.6 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu 21

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 24

3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 24

3.3 Phương pháp phỏng vấn 24

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 25

3.4.1 Phương pháp phân tích định lượng 25

3.4.2 Phương pháp phân tích định tính 25

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH 26

4.1 Kết quả khảo sát về kiến thức học sinh lĩnh hội được qua môn Công nghệ 10 .26

4.1.1 Mức độ hứng thú của học sinh khi học môn Công nghệ 10 26

4.1.2 Những kiến thức HS học được qua môn Công nghệ 10 27

4.2 Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của môn Công nghệ 10 đến việc định hướng nghề nghiệp của HS 34

Trang 8

giờ học .35

4.2.3 Việc vận dụng các kiến thức vào định hướng nghề nghiệp trong tương lai của HS THPT 36

4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp của HS THPT44 4.2.5 Ý kiến của HS về tác dụng của môn Công nghệ 10 đến việc định hướng nghề nghiệp tương lai .46

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

5.1 Kết luận 48

5.1.1 Những kiến thức HS học được qua chương trình Công nghệ 10 48

5.1.2 Tác dụng của môn Công nghệ 10 đối với định hướng nghề nghiệp 49

5.2 Kiến nghị 50

5.2.1 Đối với Bộ Giaó Dục & Đào Tạo 50

5.2.2 Đối với ngành sư phạm 50

5.3 Hướng phát triển của đề tài 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

Trang 9

KÍ HIỆU VIẾT TẮT NỘI DUNG TƯƠNG ĐƯƠNG

Trang 10

BẢNG TRANG

Bảng 4.1 Mức độ hứng thú của HS khi học môn Công nghệ 10 26

Bảng 4.2 Một số kiến thức cơ bản về Nông nghiệp HS lĩnh hội được 27

Bảng 4.3 Một số kiến thức cơ bản về Lâm nghiệp HS lĩnh hội 28

Bảng 4.4 Một số kiến thức cơ bản về Ngư nghiệp HS lĩnh hội 29

Bảng 4.5 Một số kiến thức cơ bản về Tạo lập doanh nghiệp HS lĩnh hội 30

Bảng 4.6 Một số kiến thức cơ bản về cuộc sống HS lĩnh hội 31

Bảng 4.7 Một số kiến thức cơ bản ứng dụng cuộc sống HS lĩnh hội 32

Bảng 4.8 Mức độ tiếp thu các kiến thức làm nền tảng để học Đại học 33

Bảng 4.9 Mức độ thông tin hổ trợ trong quá trình chọn nghề 34

Bảng 4.10 Mức độ GV Công nghệ 10 hướng HS đến ngành nghề có liên quan trong giờ học 35

Bảng 4.11 Định hướng nghề nghiệp của HS liên quan đến kiến thức Nông nghiệp .37

Bảng 4.12 Định hướng nghề nghiệp của HS liên quan đến kiến thức Lâm nghiệp.38 Bảng 4.13 Định hướng nghề nghiệp của HS liên quan đến kiến thức Ngư nghiệp 39 Bảng 4.14 Định hướng nghề nghiệp của HS liên quan đến kiến thức kinh tế 40

Bảng 4.15 Định hướng nghề nghiệp của HS liên quan đến nhóm các ngành nghề khác 41

Bảng 4.16 Mức độ lựa chọn các ngành nghề truyền thống về tiểu thủ công nghiệp .43

Bảng 4.17 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc định hướng nghề nghiệp của HS THPT 44

Bảng 4.18 Ý kiến của HS về tác dụng của môn Công nghệ 10 đến việc lựa chọn nghề nghiệp 46

Trang 11

BIỂU ĐỒ TRANG

Biểu đồ 4.1 Mức độ hứng thú của HS khi học môn Công nghệ 10 26

Biểu đồ 4.2 Một số kiến thức cơ bản về Nông nghiệp HS lĩnh hội được 27

Biểu đồ 4.3 Một số kiến thức cơ bản về Lâm nghiệp HS lĩnh hội 28

Biểu đồ 4.4 Một số kiến thức cơ bản về Ngư nghiệp HS lĩnh hội 29

Biểu đồ 4.5 Một số kiến thức cơ bản về Tạo lập doanh nghiệp HS lĩnh hội 30

Biểu đồ 4.6 Một số kiến thức cơ bản về cuộc sống HS lĩnh hội 31

Biểu đồ 4.7 Mức độ tiếp thu các kiến thức làm nền tảng để học Đại học 33

Biểu đồ 4.8 Mức độ GV Công nghệ 10 hướng HS đến ngành nghề có liên quan trong giờ học 36

Biểu đồ 4.9 Định hướng nghề nghiệp của HS liên quan đến 37

Biểu đồ 4.10 Định hướng nghề nghiệp của HS liên quan đến 40

Biểu đồ 4.11 Định hướng nghề nghiệp của HS liên quan đến 42

Biểu đồ 4.12 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc định hướng nghề nghiệp của HS THPT .45

Biểu đồ 4.13 Ý kiến của HS về tác dụng của môn Công nghệ 10 đến việc lựa chọn nghề nghiệp 47

Trang 12

Chương 1

GIỚI THIỆU1.1 Bối cảnh

Nước ta được xếp vào loại nhóm quốc gia có hiện trạng dân số trẻ hàng nămtăng thêm gần hai triệu lao động Đây là tiềm năng lớn cho sự phát triển của một đấtnước Tuy nhiên, nó cũng đặt ra không ít khó khăn về việc giải quyết việc làm, vấn

đề môi trường và nhu cầu trang bị kĩ thuật, tay nghề lao động…

Theo số liệu thống kê 2007, Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, tổng dân

số có hơn 83 triệu người, trong đó có 59,3% dân thuộc độ tuổi lao động, mỗi năm

bổ sung thêm 1,1 triệu lao động mới Nhưng trên thực tế xảy ra mâu thuẫn giữa số

lao động thất nghiệp và sự thiếu hụt số lao động có tay nghề Vậy đâu là chìa khóa

giải quyết mâu thuẫn này Phải chăng người lao động không được định hướng lao

động từ nhỏ, mà chậm nhất là ở bậc phổ thông

Lê Thị Ngọc Dung (Viện nghiên cứu xã hội TP.HCM) khi tham gia hội

thảo: “Giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho học sinh – sinh viên” tổ chức tại

TP.HCM vào ngày 04/04/2008 đã phát biểu: “Lao động Việt Nam đang đối diện với thách thức lớn là cạnh tranh với lao động nước ngoài Xu hướng nhập khẩu lao động nước ngoài có thể xem là sự phân công lao động có tính toàn cầu tất yếu trong khi chỉ có 30% lao động Việt Nam có thể đáp ứng thị trường tương đối trên thị trường công nghiệp”

Còn theo Nguyễn Văn Lê (2000) khi tham gia nghiên cứu đề tài khoa học

cấp nhà nước KX-05-09 mang tên: “Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp – nền

tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa” đã nói:

“Giáo dục phổ thông nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn và một tình trạng nan giải là chỉ có một tỉ lệ thấp số học sinh theo học ở các trường nghề, đa số các học sinh muốn thi tuyển vào các trường đại học chuyên nghiệp và kỹ thuật Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại một cách nghiêm túc nội dung đào tạo và những vấn đề có liên quan đến giáo dục phổ thông hiện nay, đặc biệt xu hướng phát triển của nó với việc chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho công nghệ hóa – hiện đại

Trang 13

Cùng ý kiến đó ông Hoàng Ngọc Thạch, phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao

động Việt Nam khi tham gia hội thảo: “Việc làm cho thanh niên” do Tổng liên đoàn

lao động Việt Nam và tổ chức lao động quốc tế (ILO) phối hợp tổ chức tại TP.HCM

trong hai ngày 09, 10/09/2008 đã nói: “ Mặc dù nước ta có ưu thế về lực lượng trẻ

và đông, song chất lượng chưa tương xứng, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế Chỉ có hơn 20% lực lượng lao động qua đào tạo nhưng lại đào tạo lệch, mất cân đối do thiếu sự phối hợp giữa hệ thống giáo dục và nhu cầu lao động Thêm vào đó, do không được tư vấn việc làm một cách đầy đủ đã hạn chế khả năng tiếp cận thông tin và lựa chọn nghề nghiệp thích hợp của thanh niên…Đây là lực cản đối với sự phát triển kinh tế và làm nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp”.

Như vậy, việc giáo dục hướng nghiệp cũng như việc định hướng nghề nghiệpcho người lao động phải được tiến hành sớm và có hiệu quả tức là phải giúp ngườilao động nhận thức và biết kết hợp hài hòa các yếu tố: nguyện vọng, năng lực cá

nhân, yêu cầu của nghề trong xã hội và yêu cầu của xã hội thì mới có thể đem lạikết quả khả quan cho tình hình lao động ở nước ta hiện nay Nhưng trên thực tế

công tác này chưa được thực hiện cụ thể, vì vậy mà có không ít sinh viên khi ratrường đã lúng túng không biết bắt đầu từ đâu, không biết ngành học của mình sẽứng dụng vào những công việc cụ thể nào Cô Nguyễn Hồng Mai, giảng viên trường

Đại học Công Nghiệp TP.HCM khi tham gia hội thảo chuyên đề “Tư vấn hướng nghiệp” được tổ chức tại Trung tâm Anh ngữ Cleverlearn, tại TP.HCM ngày 30/08/2007 đã nói: “Nhiều sinh viên bây giờ chọn ngành học theo thời thượng, các

em không hiểu được tìm năng của mình thực sự muốn gì, thích gì Tôi nghĩ ngay từ khi các em còn học phổ thông, gia đình, nhà trường nên giúp các em có những định hướng nghề nghiệp rõ ràng để các em không thấy hối tiếc, cảm thấy chán nản khi chọn sai ngành học thích hợp”

Đề cập đến chất lượng giảng dạy, ông Lâm Văn Triệu - Phó hiệu trưởng

trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho biết: “Chất lượng giảng dạy của mỗi tiết học, của mỗi GV không đồng đều Chẳng hạn chủ nhiệm là GV môn khoa học tự nhiên thì tư vấn cho HS các ngành nghề về khoa học xã hội sẽ không sôi nổi bằng các GV của chính ngành đó và ngược lại, hoặc có thầy cô đầu tư nhiều công sức

Trang 14

cho bài giảng, có thầy cô thì hời hợt Nhưng chúng tôi cũng phải chấp nhận vì đó đâu phải là chuyên môn của họ” Điều này cũng dễ hiểu vì Công nghệ 10 là môn

học chính khóa nhưng không thực hiện việc đánh giá kết quả thông qua điểm số nên

trường nào quan tâm thì tốt không thì thôi, GV thì thự bơi, HS khối 10,11 thì thờ ơ,

chỉ đến lớp 12 may ra mới quan tâm Đa số các GVCN khi được hỏi tới điều thẳng

thắng: “Nhà trường phân công thì phải thực hiện chứ chúng tôi chẳng có ham thích

giảng dạy nên cũng khó lòng thu hút được HS Đó là chưa kể phải lo bộ môn chính của mình đâu còn mấy thời gian sưu tầm, tìm hiểu tài liệu hướng nghiệp sinh động”

Nhìn ra thế giới, ở các nước tiên tiến như: Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan…Việc

định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích cá nhân cho HS chuẩn bị

ngay từ nhỏ thông qua các môn khoa học ứng dụng như: Kỹ thuật nông nghiệp, Tinhọc, Công nghệ, Kinh tế…Hướng nghiệp hay định hướng nghề nghiệp là một quátrình liên tục và lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu cho bản thân người lao động, quantrọng nhất là giai đoạn phổ thông, và cả thị trường lao động Nhà giáo Quang

Dương ( Viện nghiên cứu giáo dục TP.HCM) trong hội thảo: “Giáo dục và định hướng nghề nghiệp xã hội cho HS- SV”cho biết: “Ở nước ngoài, giáo dục hướng nghiệp là tiền đề của đào tạo nhân lực, trực tiếp chi phối quá trình đào tạo nhân lực trước mắt và lâu dài nên giáo dục hướng nghiệp luôn song hành với giáo dục phổ thông, không phải kết thúc sau thi cử mà còn kéo dài đến mãi cuối đời”

Nguyễn Danh Ánh (Viện trưởng nghiên cứu, đào tạo, tư vấn khoa học công

nghệ) khi tham gia hội thảo: “ Đối thoại Pháp – về các vấn đề và hướng đi của khoa

học và hướng nghiệp” được tổ chức tại Hà Nội ngày 11/01/2005 cũng đã nói:

“Công tác hướng nghiệp không chỉ tiến hành ở tất cả các loại trường học mà còn thực hiện ở các cơ quan, cơ sở sản xuất kinh doanh – hướng nghiệp từ khi HS bắt đầu đến trường THCS, THPT đến khi các em có một nghề trong tay, không chỉ tiến hành ở các thế hệ trẻ mà cả cho người lớn tuổi không có nghề hoặc phải thay đổi nghề” Tuy nhiên ở Việt Nam xu hướng này chỉ mới được áp dụng trong những

năm gần đây nhưng vẫn chưa hoàn thiện vì cả GV, HS chưa hiểu đúng về tầm quan

trọng của môn khoa học ứng dụng

Trang 15

Vì vậy, đề tài “Tìm hiểu tác dụng của môn Công nghệ 10 đến việc định

hướng nghề nghiệp của học sinh một số trường THPT trên TP.HCM” được thực

hiện nhằm xác định mức độ hiểu biết của những môn khoa học ứng dụng nói chung

và môn Công nghệ 10 nói riêng đến việc định hướng nghề nghiệp của HS Từ đó có

hướng giải quyết những bất cập đang diễn ra trên thị trường lao động hiện nay

1.2 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu

Đứng trước tình hình của lao động hiện nay, là SV khoa Ngoại Ngữ - Sư

Phạm, sẽ trở thành giáo viên dạy môn Công nghệ 10 – môn khoa học ứng dụng, gópphần giúp HS định hướng tương lai, việc xác định những tác dụng của môn Côngnghệ 10 đến việc định hướng nghề nghiệp của HS là hết sức cần thiết để chuẩn bị

đào tạo HS có định hướng nghề nghiệp tốt theo yêu cầu của xã hội

1.3 Vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu tác dụng của môn Công nghệ 10 đến việc định

hướng nghề nghiệp của HS một số trường trên TP.HCM

1.4 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu có tác dụng giúp GV môn Công nghệ 10 ở các trường

THPT nhận thức sâu sắc tác dụng của môn Công nghệ 10 đến việc định hướng nghềnghiệp của HS Từ đó có hướng giảng dạy phù hợp, giúp SV ngành Sư Phạm KỹThuật Nông Nghiệp hiểu rõ tác dụng, ý nghĩa của môn Công nghệ 10 đối với HS, từ

đó có hướng học tập, nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu Ngoài ra còn giúp HS cáctrường THPT nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của môn Công nghệ 10 trongchương trình học và nhất là trong việc định hướng nghề nghiệp

1.5 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:

- Những kiến thức HS học được qua chương trình Công nghệ 10 ?

- Mức độ ảnh hưởng của môn Công nghệ 10 đến định hướng nghề nghiệp của

HS ?

1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.

Trang 16

Nhiệm vụ 2: Khảo sát chương trình môn Công nghệ 10 trong chương trình

giáo dục phổ thông tại một số trường THPT ở TP.HCM

Nhiệm vụ 3: Khảo sát tác dụng của môn Công nghệ 10 trong định hướng

nghề nghiệp, những định hướng nghề nghiệp của HS sau khi tốt nghiệp, phân tích,

đánh giá mức độ tác dụng của môn Công nghệ 10 đối với định hướng nghề nghiệp

của HS một số trường trên TP.HCM Cụ thể là nội dung về mức độ đánh giá của HS

về tác dụng môn Công nghệ 10 trong trường THPT và những nhân tố ảnh hưởng

đến định hướng đó của HS, những kiến thức HS tích lũy thông qua chương trình

môn Công nghệ 10 trong chương trình giáo dục phổ thông

Nhiệm vụ 4: Đưa ra kết luận chung về tác dụng của môn Công nghệ 10 đối

với định hướng nghề nghiệp của HS một số trường trên TP.HCM và tìm hiểunguyên nhân, từ đó đưa ra một số giải pháp của vấn đề trên

1.7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau:

1.7.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu (phục vụ nhiệm vụ 1,2,3)

Phân tích tổng hợp tài liệu về lý thuyết chương trình môn Công nghệ 10

trong trường phổ thông và vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT tâm lí của

HS phổ thông khi lựa chọn nghề nghiệp

1.7.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phục vụ nhiệm vụ 2, 3, 4)

- Các vấn đề điều tra: lượng kiến thức HS tích lũy được từ chương trình mônCông nghệ 10, những định hướng của HS THPT và những nhân tố ảnh hưởng đến

Trang 17

1.7.4 Phương pháp thống kê (phục vụ nhiệm vụ 3,4)

- Thu thập số liệu về lượng kiến thức HS tích lũy được từ chương trình môn

Công nghệ 10, mức độ đánh giá của HS về tác dụng của môn Công nghệ 10 trong

định hướng nghề nghiệp, những định hướng của HS sau khi tốt nghiệp THPT và

những nhân tố ảnh hưởng đến định hướng đó

- Thống kê xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excell

1.8 Đối tượng nghiên cứu

- Chủ thể nghiên cứu: tác dụng của kiến thức Công nghệ 10 đến việc định

hướng nghề nghiệp của HS một số trường THPT trên địa bàn TP.HCM

1.10 Cấu trúc luận văn

Cấu trúc luận văn gồm:

- Lời ngỏ

- Lời cảm ơn

- Chương 1: Giới thiệu

Chương này bao gồm các vấn đề sau: bối cảnh khi thực hiện đề tài, lý dongười nghiên cứu chọn vấn đề nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục đích nghiên

cứu, câu hỏi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, sơ

lược về vấn đề nghiên cứu, cấu trúc luận văn và kế hoạch nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở lý luận

Giới thiệu về những lý thuyết cơ bản, những cơ sở mà người nghiên cứu dựa

vào để đặt ra lý thuyết và tiên đoán, lý giải nguyên nhân, kết quả của vấn đề nghiên

cứu, đồng thời nêu tóm lược lịch sử của vấn đề nghiên cứu

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Trang 18

Mô tả cụ thể tiến trình nghiên cứu, lý thuyết về những phương pháp mà

người nghiên cứu đã sử dụng, cách sử dụng những phương pháp đó trong đề tài

- Chương 4: Kết quả và phân tích

Người nghiên cứu phân tích các kết quả định lượng, định tính và trình bày

kết quả phân tích, đưa ra những kết quả sơ bộ về vấn đề nghiên cứu

- Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Người nghiên cứu đưa ra kết luận của vấn đề nghiên cứu đồng thời đưa ra

một số kiến nghị đối với các ban ngành liên quan

- Tài liệu tham khảo: những tài liệu mà NNC đã sử dụng trong quá trìnhthực hiện đề tài

- Phụ lục: Phiếu điều tra, phỏng vấn

1.11 Kế hoạch nghiên cứu

thực hiện

Ghi chú

nghiêncứu

Thu thập thêm tài liệu

NNC

6 12/2010 Soạn các phiếu câu hỏi điều

tra, câu hỏi phỏng vấn

Trang 19

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Những vấn đề cơ bản khi chọn nghề

2.1.1 Chọn nghề là gì ?

Trước kia, nói đến nghề nghiệp, người ta chỉ nói đến những nghề truyền

thống Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học và công nghệ thì thếgiới nghề nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng Vậy mà mỗi người chỉ có thểlựa chọn một nghề phù hợp nhất với mình Nếu không trang bị những kiến thức cầnthiết cho việc chọn nghề, ta sẽ gặp nhiều khó khăn

2.1.2 Động cơ chọn nghề

Trong việc chọn nghề nghiệp tương lai, động cơ đúng có ý nghĩa hết sứcquan trọng Đi vào nghề nào? Vì sao lại chọn nghề đó? Những câu hỏi như vậy cần

được mỗi bạn tự giải đáp Chọn nghề là một hành động cụ thể Điều thôi thúc ta

chọn nghề này hay nghề kia sẽ quyết định con đường lao động lâu dài, có thể là suốt

đời Sự phát triển nhân cách của mỗi chúng ta phụ thuộc rất lớn vào nội dungphương pháp lao động mà chúng ta đã lựa chọn

Động cơ chọn nghề đúng thường bộc lộ ở ý thức con người đối với những ý

nghĩa sau đây của nghề:

- Ý nghĩa xã hội của nghề

- Ý nghĩa kinh tế của nghề

- Ý nghĩa giáo dục của nghề

- Ý nghĩa nhân đạo của nghề…

Nếu chọn nghề chỉ đơn thuần theo lao động cá nhân nhỏ hẹp, vì lợi ích trướcmắt về vật chất…thì khi vào đời không đạt được ý đồ sẽ chán nản hoặc sẽ chịunhiều bi kịch khác

2.2 Tìm hiểu những vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT

2.2.1 Đặc điểm tâm lý của HS THPT trong lựa chọn nghề nghiệp

Đây là thời kì đạt được sự trưởng thành về thể lực, sinh lý đã ổn định nhưng

Trang 20

trong hoạt động Vì vậy mà vị trí của HS THPT có tính chất không xác định Cuộcsống của nhiều thanh niên mới lớn là cuộc sống vừa học tập, vừa lao động, có thể

đảm nhiệm nhiều trọng trách, được cha mẹ tin tưởng và tôn trọng Học sinh ở lứa

tuổi này được tiếp xúc một cách rộng rãi với nhiều tầng lớp xã hội, nhiều mối quan

hệ khác nhau Các em có dịp hòa nhập vào cuộc sống muôn màu, muôn vẻ và phứctạp của xã hội, để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, để chuẩn bị cho cuộc sống mới –cuộc sống tự lập Từ đó mà hình thành thế giới quan, nhân sinh quan ở mức khácao, sâu sắc, nhất quán và khái quát

“Khác với lứa tuổi thiếu niên, thanh niên HS có nét tâm lí đặc biệt, là sự bănkhoăn suy nghĩ để định đoạt phương hướng cuộc đời mình Các em thường tự hỏi:

Mình sẽ làm gì ? Mình sẽ là người như thế nào? Sắp tới mình sẽ sống như thếnào? (Theo Bùi Ngọc Oánh, 1996, trang 57)

Có thể thấy ở lứa tuổi này, vai trò của người lớn đã xuất hiện khá nhiều và

được học sinh THPT thực hiện ngày càng có tính độc lập và tinh thần trách nhiệm,

càng lớn các suy nghĩ về cuộc sống ngày càng nhiều, nhất là trong việc lựa chọnngành nghề Xu hướng nghề nghiệp có tác dụng đáng kể trong việc điều chỉnh, thúc

đẩy các mặt hoạt động của các em Càng ở cuối cấp học, nó càng thể hiện rõ rệt, cụ

thể và ổn định Vì vậy mà HS ở lứa tuổi này sống có mục đích, bình tĩnh và vững

tin hơn Trong hoạt động, các em đã có ý thức tích lũy những tri thức cần thiết cho

lĩnh vực mà các em lựa chọn Nhờ đó mà tính nhạy cảm, năng lực quan sát, nănglực khái quát, tổng hợp cũng như các phẩm chất tốt đẹp khác của nhân cách pháttriển mạnh Có thể nói hoạt động của các em mang tính mục đích, chọn lọc rõ rệt.Bên cạnh đó, một số học sinh có thế giới quan còn hạn chế thì việc lựa chọn nghềnghiệp rất khó khăn, đôi khi còn phụ thuộc khá nhiều vào những động cơ cá nhân.Học sinh thường băn khoăn không biết lựa chọn nghề nào, thậm chí không biết cónghề nào để chọn và sự am hiểu về nghề lại càng ít hơn…Hoặc có sự lựa chọn

nhưng không giải thích được động cơ lựa chọn một cách đúng đắn, và sự chuẩn bị

cho nghề đã chọn còn ít hơn Học sinh thường không tính đến việc đối chiếu những

đặc điểm cá nhân của mình với yêu cầu của nghề đã chọn Một số học sinh có thái

Trang 21

nghề thích hợp Vì vậy, việc hướng dẫn định hướng nghề nghiệp cho học sinh làvấn đề quan trọng cần phải quan tâm, phải được thực hiện một cách đầy đủ và đúng

đắn

HS THPT nếu hiểu được lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn sẽ quyết

định cuộc sống tương lai Nhiều học sinh biết so sánh những đặc điểm riêng về thể

chất, tâm lí, khả năng của mình với những yêu cầu của nghề nghiệp nhưng sự hiểubiết này chưa đầy đủ (Theo Lê Văn Hồng, 1996) Điều này có được là do sự pháttriển tự ý thức trong sự phát triển nhân cách của thanh niên học sinh Quá trình pháttriển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính chất đặc thù riêng, đó là thanh

niên có quan điểm về mục đích lịch sử và hoài bão, quan tâm sâu sắc đến đời sống

tâm lí, phẩm chất, nhân cách và năng lực riêng Sự tự ý thức này xuất phát từ cuộcsống và hoạt động – địa vị mới mẻ trong tập thể, trong những mối quan hệ với thếgiới xung quanh Quá trình phát triển sự tự ý thức là đặc điểm tâm lý quan trọngtrong việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT

Như vậy, lứa tuổi HS hay THPT là thời kì đặc biệt quan trọng đối với cuộcđời con người, là thời kì năng lực trí tuệ, thế giới quan và toàn bộ nhân cách của conngười biến đổi lớn về chất lượng làm cho các em sẵn sàng và có đủ khả năng đểtrưởng thành để bước vào đời và việc xác định xu hướng nghề nghiệp lại có ý nghĩa

quan trọng đối với toàn bộ nhân cách, đặc biệt là sự phát triển năng lực

2.2.2 Những cơ sở và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT

a) Những cơ sở lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT

Học sinh THPT đã hình thành sự tự ý thức, vì vậy việc lựa chọn nghề nghiệpphụ thuộc vào nhiều cơ sở khác nhau

Theo Bùi Ngọc Oánh (1966, trang 57) thì: “ Việc lựa chọn nghề nghiệp củacác em có nhiều động cơ thúc đẩy Có sự kết hợp chặt chẽ xu hướng xã hội và động

cơ cá nhân, có sự tham gia của hứng thú, năng lực, sự tác động của xã hội, kinh

nghiệm Nó còn phụ thuộc vào sản xuất, giới tính và nhiều yếu tố khác…Còn theoNguyễn Ngọc Thuấn (2000) thì để chọn ngành nghề phù hợp thì cần căn cứ vào một

số điều kiện cơ bản như: sở thích nghề nghiệp và hoàn cảnh bản thân, mục tiêu đàotạo và nhu cầu xã hội của ngành nghề đó, uy tín, điều kiện học tập của trường dự thi

Trang 22

và cuối cùng là khả năng dự thi và trúng tuyển vào trường đã lựa chọn.(Trích dẫnbởi Phạm Văn Sơn, 2006, trang 11).

Như vậy cả hai tác giả đều đưa ra những cơ sở lựa chọn nghề nghiệp của

thanh niên học sinh khi lựa chọn ngành nghề trong tương lai Cùng ý kiến đó nhưngtác giả Dương Thiệu Hoa (2005) đã đưa ra những cơ sở cụ thể để lựa chọn nghềnghiệp của HS THPT như sau:

- Thứ nhất: giáo viên, bao gồm cả GV chủ nhiệm và GV bộ môn

- Thứ hai: gia đình HS như bố mẹ, anh chị, người thân

- Thứ ba: cá nhân gồm nhu cầu, sở thích của bản thân

+ Khi thực hiện giảng dạy các môn học

+ Tổ chức tham quan các cơ sở sản xuất, các trường Đại học, Cao đẳng,Trung học chuyên nghiệp

+ Mời chuyên gia nói chuyện chuyên đề

+ Mở lớp dạy nghề

+ Mở phòng tư vấn hướng nghiệp tại trường

+ Một số hoạt động khác như: tổ chức các câu lạc bộ tìm hiểu về nghề, hội

Trang 23

b) Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT

Theo Lê Văn Hồng (1996) thì hiện nay thanh niên HS còn định hướng một

cách phiến diện vào việc học tập ở Đại học Đại đa số các em hướng dần vào các

trường Đại học hơn là học nghề…

Hầu hết các em điều có mơ ước vào Đại học (kể cả các em có học lực yếu)

HS có xu hướng lựa chọn các ngành học được coi là thời thượng như: ngân hàng,

quản trị mạng, kinh tế, công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông…Đây chính là sự

xa rời thực tế lao động của học sinh (Theo Dương Thiệu Hoa, 2005)

Đã đến lúc cần phải xem xét lại một cách nghiêm túc nội dung đào tạo và

những vấn đề có liên quan đến GD phổ thông hiện nay, đặc biệt xu hướng phát triểncủa nó với việc chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa.(Theo Nguyễn Văn Lê, 2000)

Tuy học sinh THPT có những suy nghĩ chín chắn hơn so với lứa tuổi trước

đó nhưng vẫn chưa đủ trưởng thành để có những quyết định đúng đắn cho tương lai

nghề nghiệp Vẫn có những lựa chọn chưa thật sự phù hợp với năng lực thật sự và

sự kết hợp hài hòa của các yếu tố: nguyện vọng, năng lực cá nhân, những yêu cầucủa nghề trong xã hội, yêu cầu của xã hội

2.2.3 Nguyên nhân chính dẫn đến chọn nghề không phù hợp của HS THPT

Theo E.A.Klimốp (1971) thì có hai nguyên nhân chính dẫn đến chọn nghềkhông phù hợp như sau:

- Thứ nhất, do cá nhân có thái độ không đúng với các tình huống khác nhaucủa việc chọn nghề (đối với lĩnh vực hoạt động và sự khuyên bảo của người đi

trước…) Những thành kiến và tiếng tăm nghề nghiệp do ảnh hưởng trực tiếp hay

gián tiếp của những người khuyên bảo, sự yêu thích nghề…mới chỉ là bề ngoài,cảm tính Cá nhân chưa thực sự hiểu được nghề đó

- Thứ hai, cá nhân thiếu tri thức, kinh nghiệm về những tình huống đó Cóthể do sự đồng nhất môn học với nghề, không hiểu hết năng lực của bản thân,không biết hoặc không đánh giá đầy đủ những đặc điểm phẩm chất cá nhân, khônghiểu được đặc điểm và yêu cầu của nghề đòi hỏi với người lao động, thao tác và

Trang 24

trình tự của chúng khi giải quyết vấn đề chọn nghề (Trích dẫn bởi Dương ThiệuHoa, 2005)

Động cơ chọn nghề sau khi đã hình thành không phải là cố định và bất biến

Nó đã được chính xác hóa dần dần, được củng cố dần dần trong quá trình hoạt động

của học sinh, nhất là trong quá trình học nghề và lao động nghề nghiệp Ngược lạitrong quá trình đó, nó cũng có thể biến đổi, mất hẳn đi do nhiều nguyên nhân như:

- Do nhận thức được đầy đủ hơn, cụ thể hơn về đặc điểm của nghề nghiệp,của yêu cầu lao động nghề nghiệp, những đặc điểm của nghề mà trước đó học sinh

chưa nhận thức được do đặc điểm của cá nhân không phù hợp với nghề

- Do điều kiện lao động, điều kiện học nghề không phù hợp

- Do việc tổ chức dạy lao động chưa tốt hay việc học nghề không thu đượckết quả mong muốn

- Do tình trạng sức khỏe không phù hợp hoặc do sự biến đổi về nhân cách, sựbiến đổi và hứng thú nghề nghiệp (Theo Bùi Ngọc Oánh, 1996)

Những nguyên nhân dẫn đến việc chọn nghề của HS đều do chưa có hoặc córất ít thông tin định hướng nghề nghiệp Vì vậy, cần có sự hướng dẫn để các em khichọn nghề biết kết hợp một cách lý tưởng ba yếu tố: nguyện vọng, năng lực của cánhân, những đòi hỏi của nghề nghiệp và yêu cầu của xã hội

2.3 Công tác định hướng nghề nghiệp cho HS THPT

2.3.1 Khái niệm “hướng nghiệp”

Theo từ điển Tiếng Việt, hướng nghiệp được hiểu là “Thi hành những biệnpháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực)nhân dân theo ngành và loại lao động” hoặc được hiểu theo nghĩa “Giúp đỡ lựachọn hợp lí ngành nghề”

Theo Phạm Văn Sơn (2006, trang 33): “Thuật ngữ hướng nghiệp (careermentoring) nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau

như: đánh giá nghề nghiệp (career assessment), quản lí nghề nghiệp (career

management), phát triển nghề nghiệp (career development),…Trong đó lựa chọnnghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người

Trang 25

Vì vậy có thể thấy rằng việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên là mộtquá trình liên tục và kéo dài”.

Theo tác giả Dương Thiệu Hoa (2005) định nghĩa về hướng nghiệp như sau:

“Hướng nghiệp là làm cho cá nhân nhận ra chân giá trị của nghề và tìm thấy hạnh

phúc khi tận tâm cống hiến tinh thần và sức lực cho nghề đó và làm cho cá nhân lấyviệc hành nghề làm lẽ sống chứ không phải là phương tiện kiếm sống”

Theo các nhà chuyên môn (Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Thế

Trường, Trần Mai Thu, 2006): “ Giaó dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện

pháp giáo dục nhằm chuẩn bị cho HS sớm có ý thức lựa chọn ngành nghề với sự

phân công lao động ngay từ khi còn học ở trường PT”

Còn Bùi Ngọc Oánh (1996) cho rằng công tác hướng nghiệp hay định hướngnghề nghiệp phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó chủ yếu là những nội dung sau:

- Làm cho học sinh thấy được ý nghĩa của việc chọn nghề đối với các em,

đối với xã hội

- Trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về nghề nghiệp như: cácloại lao động và các nghề chủ yếu trong xã hội, đặc điểm của chúng và những yêucầu đặt ra đối với người lao động: nhu cầu của xã hội đối với ngành nghề, ta còn gọi

là thị trường lao động của xã hội…

- Trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết trong việc chọn nghề: phải

căn cứ vào nhu cầu nghề nghiệp của xã hội: căn cứ vào đặc điểm của nghề, đối

chiếu với đặc điểm của bản thân (đặc điểm cơ thể, tài năng, hứng thú…xem có phùhợp hay không: căn cứ vào hoàn cảnh hiện tại…) Nhờ trang bị những kiến thứcloại này, học sinh dễ chọn nghề phù hợp hơn (phù hợp với bản thân, với xã hội)

- Giới thiệu và giúp đỡ các em chọn nghề (có thể tiến hành cụ thể với từnghoàn cảnh, điều kiện của mỗi em) dưới hình thức góp ý cá nhân

- Giúp các em nắm vững nghề đã chọn và giúp việc bố trí công tác cho các

em (nếu có thể)

Như vậy, có rất nhiều định nghĩa về định hướng nghề nghiệp, nhưng khi

nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thì định nghĩa của

Dương Thiệu Hoa là phù hợp nhất Theo đó, định hướng nghề nghiệp sẽ giúp học

Trang 26

sinh lựa chọn nghề và trường đào tạo nghề sao cho dung hòa giữa các yếu tố, baogồm: nguyện vọng, năng lực cá nhân, những yêu cầu của nghề trong xã hội, yêu cầucủa xã hội nhằm đảm bảo lợi ích tối đa của cá nhân và xã hội, khai thác và sử dụngtriệt để khả năng, tiềm năng và ưu thế của cá nhân trong việc hành nghề trong suốtcuộc đời.

2.3.2 Nội dung và vai trò của giáo dục hướng nghiệp trong trường PT

Do đặc điểm tâm lí của thanh niên niên học sinh hay học sinh THPT trong

việc chọn nghề, do bản thân việc chọn nghề rất phức tạp, quan trọng và khó khăn,nên việc hướng dẫn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh phải được xem trọngtrong công tác giáo dục, giảng dạy ở nhà trường phổ thông trung học Giáo dục

hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cá nhân có nhận thức đúng về

nghề và khả năng của bản thân, nhằm đáp ứng yêu cầu của nghề đó Tức là phải cókhả năng xem xét, so sánh, đánh giá những dạng khác nhau của hoạt động lao độngnhằm có những quyết định đúng đắn cho tương lai

Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007) từ năm học 2006 – 2007 giáo dục

hướng nghiệp là một nội dung bắt buộc và trở thành một nội dung không thể thiếu ởchương trình học tập ở nhà trường PT nhằm mục đích giúp cho HS THPT có được

sự cân nhắc kĩ khi chọn cho mình một hướng đi, một nghề nghiệp cụ thể Sự lựachọn có ý thức, có cơ sở khoa học của HS sẽ giúp các em có thể phát huy một cáchtối đa năng lực của mình, phù hợp với yêu cầu của xã hội đồng thời góp phần nângcao hiệu quả giáo dục đào tạo

2.4 Chương trình môn Công nghệ 10 trong trường PT

2.4.1 Tầm quan trọng của môn Công nghệ 10 trong chương trình giáo dục THPT

Theo Nguyễn Văn Khôi (2007) thì Công nghệ là môn khoa học ứng dụng,nghiên cứu việc vận dụng những quy luật tự nhiên và các nguyên lí khoa học nhằm

đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người Những hiểu biết này làm

cơ sở để học sinh học tiếp các ngành, nghề sau này cũng như áp dụng vào thực tiễn

cuộc sống của bản thân và cộng đồng

Trang 27

Môn Công nghệ 10 trong trường phổ thông trang bị những kiến thức kỹ thuật

cơ bản cho thế hệ trẻ, tạo nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài cho ngành Nông

nghiệp, góp phần phát triển kinh tế cho đất nước Môn học này còn giúp HS nắmcác tri thức, kỹ thuật cần thiết về trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh…Rèn luyện cho

HS những kỹ năng thực hành trong thực tiễn sản xuất Từ đó giúp HS có định

hướng trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp THPT Bên cạnh

đó, thông qua môn học này, HS hiểu thêm các kiến thức của nền Nông nghiệp Việt

Nam, tạo cho HS có ý thức giữ gìn, khai thác hiệu quả và bảo vệ tài nguyên, môi

trường

Với những kiến thức được cung cấp từ môn Công nghệ 10 – môn khoa học

ứng dụng giúp HS được làm quen với một số ứng dụng của Công nghệ sinh học,

hóa học, kinh tế học…trong các lĩnh vực sản xuất Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngưnghiệp, Bảo quản chế biến, Tạo lập doanh nghiệp Đây chính là cơ sở để HS có cơhội thực hành các ngành nghề xã hội, tự khám phá khả năng, sở thích, định hướngnghề nghiệp, lựa chọn các ngành nghề để học tiếp hoặc áp dụng vào thực tiễn cuộcsống của bản thân và cộng đồng Bên cạnh đó cũng thấy được việc vận dụng nhữngquy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học, các môn khoa học vào trong thực tiễn

Đây là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tế và có tác dụng giúp định hướng

nghề nghiệp tốt đối với HS THPT

2.4.2 Quan điểm về tác dụng của môn Công nghệ 10 đối với định hướng nghề nghiệp của HS THPT

Theo Nguyễn Kinh Đức (2008) cho rằng môn Công nghệ 10 được biên soạn

có những chuẩn mực cụ thể, là kiến thức cơ bản, mang tính phổ thông, gắn với thực

tế Qua việc học môn Công nghệ 10, HS được học qua các dạng công nghệ tiêubiểu, các ứng dụng điển hình của nó thể hiện ở nhiều ngành nghề khác nhau Sau đó

HS tự xem mình có hứng thú với ngành nghề nào, đam mê với loại công nghệ nào

Đồng thời soi lại bản thân xem mình có năng khiếu hay sở trường ở lĩnh vực đó

không ? Nếu theo đuổi ngành nghề đó có phù hợp với mình hay gia đình mìnhkhông ? Học xong có xin được việc làm ngay và hợp lí không? Thế thì môn Công

Trang 28

nghệ và các môn khác đã giúp cho HS có định hướng chính xác hơn Vậy khôngnên xem nhẹ môn học này.

Còn theo Nguyễn Văn Khôi (2007, trang 3) đã xác định: “Những hiểu biết

này làm cơ sở để HS học tiếp các ngành, nghề sau này cũng như áp dụng vào thực

tiễn cuộc sống của bản thân và cộng đồng”

Các tác dụng từng phần học của môn Công nghệ 10 đối với định hướng nghềnghiệp thể hiện như sau:

* Phần 1: Nông, Lâm, Ngư nghiệp

+ Chương 1: Trồng trọt, Lâm nghiệp đại cương

- Cung cấp cho học sinh kiến thức về giống, vai trò của công tác giống, cácquy trình công nghệ trong sản xuất giống, các kỹ thuật lai tạo giống đơn giản để cóthể ứng dụng vào trong đời sống sản xuất Các ứng dụng về quy trình công nghệ laitạo giống như: quy trình nuôi cấy mô tế bào, tạo ra nhiều giống cây trồng năng suấtcao và sạch bệnh

- Cung cấp cho HS các tính chất của đất trồng, vai trò của đất đối với sảnxuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp Từ đó rèn luyện học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên

đất, rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích, kỹ năng nghiên cứu và thực hành

- Cung cấp các kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón, giúp học sinh hiểu vềcông nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

- Giúp HS hiểu về tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng, cách phòng trừ,biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp Từ đó rèn luyện cho học sinh có ý thứctrong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hiệu quả, không gây hại môi trường

Như vậy, qua chương này HS sẽ có những cơ sở tương đối ổn định về trồng

trọt, lâm nghiệp đại cương, giúp HS có những định hướng nghề nghiệp về cácngành nghề liên quan đến kiến thức của phần này như: Nông nghiệp, Lâm nghiệp,công nghệ vi sinh, hóa học, sinh học…

+ Chương 2: Chăn nuôi, thủy sản đại cương

- Giúp HS hiểu được vai trò của công tác giống và công tác giống trong chănnuôi Rèn luyện kỹ năng quan sát ngoại hình của con giống và nhận biết đặc điểm

Trang 29

- Hiểu được các quy trình công nghệ trong sản xuất giống như: quy trìnhcông nghệ tế bào trong công tác giống.

- Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, từ đó HS hiểu được tiêu chuẩn

và khẩu phần ăn của vật nuôi để áp dụng vào nuôi dưỡng vật nuôi một cách khoahọc và tinh tế

- Hiểu được các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi, biết các quy trìnhsản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi, cung cấp kỹ thuật phối trộn thức ăn và biết

cách đánh giá phẩm chất nguyên liệu đưa vào phối trộn

- Rèn luyện kỹ năng quan sát và nhận ra một số bệnh thông thường ở vậtnuôi, cách phòng trừ bệnh ở vật nuôi, cách sử dụng thuốc đối với vật nuôi, hiểu biết

về công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine và các loại kháng sinh

Như vậy, học sinh có nhận thức tương đối toàn diện về chăn nuôi, thủy sản,làm cơ sở định hướng nghề nghiệp trong Thú y, Thủy sản, Công nghệ sinh học,

thuốc Thú y, Dinh dưỡng cho vật nuôi…Hoặc lựa chọn hướng phát triển kinh tế, cảithiện đời sống gia đình và địa phương

+ Chương 3: Bảo quản, chế biến Nông, Lâm, Thủy sản

- Cung cấp cho HS kiến thức về các quy trình công nghệ trong chế biến vàbảo quản các sản phẩm của Nông, Lâm, Thủy sản

- Hiểu được mục đích và các phương pháp bảo quản

- Cung cấp các phương pháp bảo quản rau, hoa, quả tươi, bảo quản các nôngsản như: lúa, khoai, sắn…Từ đó vận dụng vào cuộc sống hằng ngày ở gia đình và

nành…Từ đó có thể vận dụng để chế buến các sản phẩm cho bữa ăn gia đình

Như vậy, qua chương này HS có thể vận dụng các phương pháp chế biến,

bảo quản thông thường để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày Đồng thời HS cũng

Trang 30

định hướng một số ngành nghề như: Công nghệ thực phẩm, Chế biến thực phẩm,

Bảo quản, Lâm sản…

* Phần 2: Tạo lập Doanh nghiệp

Cung cấp những hiểu biết về kinh doanh, thị trường, qua đó HS xác định

được các lĩnh vực ngành nghề sẽ lựa chọn trong tương lai liên quan đến lĩnh vực

kinh tế như: Quản trị kinh doanh, Quản lí doanh nghiệp, Kế toán…

Tóm lại, ở trường phổ thông hiện nay, môn Công nghệ 10 có vai trò hết sứcquan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho HS thông qua các môn học.Những phần kiến thức được cung cấp trong sách giáo khoa Công nghệ 10 đã thểhiện một số ngành nghề cơ bản như: Nuôi trồng thủy sản, Thú y, Thương mại, Bảoquản chế biến, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Công nghệ sinh học…Đây chính là cơhội giúp HS tiếp xúc, khám phá, định hướng cho tương lai nghề nghiệp sau này saocho phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân, là tiền đề để cung cấp nguồn lao

động đáp ứng yêu cầu xã hội

2.5 Sơ lược tổng quan về một số trường trên địa bàn TP.HCM

2.5.1 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân

Trường thành lập vào năm học 1962 - 1963 tọa lạc tại số 11 đường Đoàn

Kết, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, được bao quang bởi 4 con đường là ĐoànKết, Chu Mạnh Trinh, Bắc Aí và Võ Văn Ngân với diện tích 15.588m2

Trường học được xây dựng mới, khởi công vào ngày 3/9/2003, khánh thànhvào năm 2005 với tổng kinh phí là 19 tỷ là 272 triệu đồng, gồm 37 phòng học, 3

phòng thí nghiệm Lý – Hóa – Sinh, 2 phòng vi tính, 2 phòng Lap, 1 phòng nghenhìn, 1 phòng tư vấn tâm lí và hơn 10 phòng chức năng khác: Phòng làm việc củalãnh đạo, phòng tài vụ, phòng giám thị, phòng y tế học đường…

Ban giám hiệu trường gồm 1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó phụ trách chuyên môn

và hành chính quản trị

Đào tạo ở 2 hệ là công lập và bán công Kể từ năm học 2001- 2002, trường

THPT Nguyễn Hữu Huân đã bắt đầu vươn lên để cố gắn sánh kịp với các trường

“đại gia” ở Thành Phố như: THPT Lê Hồng Phong, THPT Nguyễn Thị Minh Khai,

Trang 31

Hoàng Gia Úc, có số HS đậu Đại học cao nằm trong 10 trường đứng đầu ThànhPhố.

2.5.2 Trường Trung học phổ thông Võ Thị Sáu

Trường THPT Võ Thị Sáu thành lập năm 1957 tọa lạc tại số 95 Đinh TiênHoàng, Phường 3, Quận Bình Thạnh

Hiện nay trường có 36 phòng học, đầy đủ phòng chức năng, trên 60 lớp với

3000 HS, 103 cán bộ - giáo viên - công nhân viên, môi trường sư phạm khang trang,thoáng mát, gồm phòng thí nghiệm vật lí, phòng thí nghiệm hóa- sinh, phòng Lab,phòng vi tính, phòng nghe nhìn, thư viện, hội trường và các phòng chức năng khác

Ban giám hiệu trường gồm: 1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó cơ sở vật chất, 1 hiệuphó kỉ luật phong trào, 1 hiệu phó chuyên môn

Từ chỗ ngại ngần đổi mới phương pháp, nay việc giảng dạy bằng giáo án

điện tử đã trở nên quen thuộc và phổ biến rộng khắp các tổ Số lượng chiến sĩ thiđua, giáo viên giỏi cứ tăng dần theo năm tháng Học sinh giỏi qua các kỳ thi ngày

càng nhiều Đã bao năm liền chất lượng đào tạo sánh vai cùng các trường lớn củathành phố Đời sống của cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngày càng được nângcao, giúp cho thầy cô yêu nghề hơn, gắn bó với trường, lớp hơn Năm năm so với bềdày lịch sử của ngôi trường chưa có là bao nhưng nhà trường đã tiến một bước rấtdài về mọi mặt, có thể tự hào sánh vai cùng các trường có tên tuổi trong thành phố

50 năm trải qua bao thăng trầm của lịch sử ngôi trường vẫn bình yên và phát triển

mạnh mẽ, đóng góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp trồng người Nhiều thế hệhọc sinh đã, đang và sẽ có mặt trên mọi nẻo đường của đất nước góp phần xâydựng, bảo vệ Tổ quốc

2.5.3 Trường Trung học phổ thông Long Trường

Trường THPT Long Trường được thành lập 17/4/2004 với diện tích gần

18.000m2 tại 309 Ấp Phước Hiệp, Võ Văn Hát, Phường Long Trường thuộc khuvực vùng sâu của Quận 9 TP.HCM

Trường có 36 phòng học, có đầy đủ các phòng chức năng, phòng thí nghiệm

Lý, phòng thí nghiệm Hóa, phòng thí nghiệm Sinh, phòng Lab, 3 phòng máy vi

Trang 32

tính, 2 sân chơi và luyện tập thể dục thể thao cùng với các học cụ phục vụ cho các

môn thể thao như: bóng đá mini, bóng ném, bóng chuyền, điền kinh…

Ban giám hiệu trường gồm: 1 hiệu trưởng và 2 hiệu phó

Tuy có cải thiện, chất lượng đầu vào còn rất thấp Như năm học 2008 – 2009,

năm học đầu tiên xét tuyển không đủ chỉ tiêu phải nhận HS không đủ điểm xét

tuyển vào các trường THPT trong quận 9, năm học 2009 – 2010, năm học đầu tiên

trường tuyển đủ chỉ tiêu, trong đó phải tiếp tục nhận thêm HS không đủ điểm xét

tuyển vào các trường lân cận

Tuy còn nhiều khó khăn nhưng thầy và trò trường THPT Long Trường đã cốgắng để tăng tỉ lệ chất lượng giáo dục với bằng chứng tỉ lệ tốt nghiệp tăng lên theotừng năm, 2006 – 2007 và 2007 – 2008 là 83% và tỉ lệ tốt nghiệp năm 2008- 2009

là 83,48% và năm 2009 – 2010 là 94,25%

2.6 Vài nét v ề lịch sử vấn đề nghiên cứu

Với yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong và ngoài nước, lực

lượng lao động của nước ta không đáp ứng được nhu cầu đó với nhiều lí do về năng

lực sức khỏe hay tính kiên trì Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do trình độ

chuyên môn không đáp ứng phần lớn việc lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp vớinăng lực của bản thân Một yêu cầu đặt ra của nhà nước ta là phải chấn chỉnh lại

hiện tượng này ngay từ cấp phổ thông trung học nghĩa là phải tìm ra con đường

giúp các em xác định được khả năng của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp cho phù

hợp

Trong những năm gần đây có một số đề tài, báo cáo, bài báo khoa học về cáchoạt động giúp định hướng nghề nghiệp, giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông

trên phương diện lí luận, thực trạng, giải pháp và chủ yếu đi theo hai hướng là giáo

dục dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp nhằm định hướng nghề nghiệp cho

HS THPT nhưng chỉ tập trung vào lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể hoặc tập trung vàovai trò, cách thức tổ chức và hoạt động của văn phòng tư vấn, hoặc tầm quan trọngcủa hướng nghiệp, chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan mà chưa đi vào việc đemnhững ứng dụng từ môn Công nghệ 10 vào định hướng nghề nghiệp của HS THPT

Trang 33

- Nghiên cứu của Dương Thiệu Hoa ( Đại học sư phạm Hà Nội)(2005) vềvấn đề: “Giaó dục lao động và hướng nghiệp trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của

HS THPT” Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ và hiệu quả của các hình thức

giáo dục và hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, những khó khăn của HS khichọn nghề, vấn đề lựa chọn nghề nghiệp và nhu cầu trang bị kiến thức nghề nghiệpcủa HS THPT, những đề nghị của GV và HS về công tác hướng nghiệp và giáo dục

lao động hướng nghiệp Kết quả thu được cho thấy các hình thức hướng nghiệp hiện

nay ở trường THPT chưa thật sự phong phú và được tổ chức thường xuyên, nhu cầutìm hiểu nghề của HS gặp nhiều khó khăn, chủ yếu các thông tin về nghề là HS thunhận được từ bên ngoài nhà trường, ngoài GV Vì vậy mà có những nhận thức chưa

đúng đắn về các ngành nghề trong xã hội Ưu điểm của nghiên cứu này là đã nêulên được vấn đề nghiên cứu nhưng chưa đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm cải

cách vần đề còn tồn tại

-“Tìm hiểu thực trạng hướng nghiệp và đề xuất một số biện pháp nhằm nângcao hiệu quả hướng nghiệp ở một số trường THPT quận 9, TP.HCM” khóa luận tốtnghiệp do sinh viên Trần Thị Mỹ Hằng thực hiện Nghiên cứu này đã trình bàynhững vấn đề cơ bản trong công tác hướng nghiệp ở trường THPT quận 9, TPHCM,

đưa ra một số định hướng nghề nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hướng nghiệp trongtương lai cho các trường này Kết quả nghiên cứu cho thấy việc hướng nghiệp ở cáctrường này chưa cao, nội dung chưa phong phú, hiệu quả công tác hướng nghiệp

còn thấp và chưa được chú trọng Ưu điểm của nghiên cứu này đó là đã đưa ra một

số giải pháp giúp định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho các trường này nhưng

chưa đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng khối lớp

- Khóa luận tốt nghiệp: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáodục hướng nghiệp ở một số trường THPT trên địa bàn quận Thủ Đức, TP.HCM”của sinh viên Nguyễn Thanh Bằng thực hiện Nội dung là tìm hiểu thực trang côngtác giáo dục hướng nghiệp hiện nay ở một số trường THPT và đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp Kết quả nghiên cứu đưa

ra thực trạng giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, công tác giáo dục hướngnghiệp hiện nay có hai hình thức chính là dạy môn giáo dục hướng nghiệp cho HS

Trang 34

khối 10 và dạy nghề phổ thông cho HS khối 11,12, các hình thức không được chú ýnên mang lại hiệu quả ở mức độ trung bình tới thấp Đồng thời tác giả cũng đề xuấtmột số biện pháp nhầm nâng cao hiệu quả giáo dục hiệu quả cho các trường THPT.

Ưu điểm của nghiên cứu này là phân tích rõ ràng, cụ thể về thực trạng và tình hình

giáo dục hướng nghiệp hiện nay ở một số trường trung học phổ thông trên địa bànquận thủ đức, TP.HCM, tuy nhiên các kết luận tác giả đưa ra chưa rõ ràng

- Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bảo (Viện khoa học giáo dục Việt Nam)

(2009): “Giaó dục nghề nghiệp thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn:

thực trạng và một số giải pháp điều chỉnh” Nghiên cứu này nêu lên một số bất cậptrong hệ thống giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển NôngThôn và nêu lên một số đề xuất nhằm điều chỉnh hệ thống giáo dục nghề nghiệpthuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Kết quả đã đưa ra được nhữngbất cập về quản lí nhà trường, về chương trình đào tạo, về thực hiện chuẩn hóa, vềdạy nghề Các giải pháp nhằm điều chỉnh hệ thống giáo dục hướng nghiệp như: xem

xét, điều chỉnh Luật giáo dục ở các trình độ, thống nhất hệ thống quản lí và các bộ,ngành, địa phương phải chú ý xem trọng công tác giáo dục nghề nghiệp

Trang 35

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong khi tiến hành nghiên cứu người nghiên cứu đã sử dụng một số phươngpháp nghiên cứu khoa học sau:

3.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Theo Châu Kim Lang (2002), phương pháp tham khảo tài liệu là tìm hiểu,

nghiên cứu điều mà người khác nói, đã làm và đã hiểu biết về vấn đề nghiên cứu

Trong nghiên cứu người nghiên cứu đã sử dụng phương pháp này để nghiêncứu tài liệu đã sưu tầm, tìm kiếm và chọn lọc từ các nguồn sau: sách, báo, tạp chí,báo cáo khoa học, hội thảo, internet,…từ đó phân tích, tổng hợp nên vấn đề lựachọn nghề nghiệp của HS THPT, chương trình môn Công nghệ 10 trong trường phổ

thông và công tác định hướng nghề nghiệp cho HS THPT

3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp sử dụng bảng hỏi đặt ra

cho một số lớn người nhằm thu thập ý kiến từ những thông tin thực tế từ những đối

tượng được hướng tới về một vấn đề nào đó

Đối tượng: HS khối 10, 11, 12 tại 3 trường THPT ở TP.HCM

Thời gian: từ 10/1/2011 đến 21/3/2011

Số lượng bảng hỏi phát ra: 450 phiếu tại 3 trường, mỗi trường phát 3 khối,mỗi khối 50 phiếu, thu về 437 phiếu trong đó có 37 phiếu không hợp lệ, số phiếuhợp lệ là 400 phiếu và tổng kết 400 phiếu

3.3 Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi

kết hợp với đàm thoại gợi mở ở một số ít người nhằm thu thập ý kiến tức là nhữngthông tin thực tế từ những đối tượng được hướng tới về một vấn đề nào đó

Việc phỏng vấn được người nghiên cứu thực hiện trực tiếp

Đối tượng thực hiện phỏng vấn được chọn một cách ngẫu nhiên: 15 HS bất

kì của trường THPT ở TP.HCM

Trang 36

Phạm vi: Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của một luận văn nên ngườinghiên cứu chỉ điều tra một ít HS ở các trường THPT

Thời gian tiến hành lấy ý kiến: từ ngày 10/1/2011 đến 21/3/2011

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

3.4.1 Phương pháp phân tích định lượng

Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng là thống kê kết quả thu được từ

các phiếu điều tra đối với HS của người nghiên cứu, giúp cho việc thực hiện các mô

tả thực hiện một cách chính xác, tóm tắt các kết quả giúp việc đánh giá được dễ

dàng hơn, rút ra những kết luận khái quát, từ đó đưa ra những tiên đoán về mức độ

có thể xảy ra của một sự việc nào đó trong những điều kiện đã biết và đã đo lường

Sau khi thu thập số liệu, người nghiên cứu đã thống kê và xử lí số liệu bằng

phương pháp tính % và phần mềm Microsoft Excell Dựa vào bảng, biểu đố để phântích và đưa ra kết luận

3.4.2 Phương pháp phân tích định tính

Phương pháp phân tích dữ liệu định tính là phỏng vấn, điều tra được thực

hiện qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp, phiếu điều tra đối với HS của người nghiêncứu Phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải có thái độ khách quan đối vớikhoa học, có quan điểm toàn diện, vận dụng và phát triển đi sâu vào bản chất của sựviệc

Từ các phương pháp nghiên cứu trên, người nghiên cứu đưa ra kết luận vềtác dụng của môn Công nghệ 10 trong việc định hướng nghề nghiệp của HS THPTtrên thực tế, từ đó đề nghị một số giải pháp nhằm phát huy điểm tốt, khắc phụcnhững điểm còn thiếu sót trong phương pháp dạy của GV, phương pháp học của HS

và chương trình môn Công nghệ 10

Trang 37

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH

4.1 K ết quả khảo sát về kiến thức học sinh lĩnh hội được qua môn Công nghệ

10

4.1.1 Mức độ hứng thú của học sinh khi học môn Công nghệ 10

Bảng 4.1 Mức độ hứng thú của HS khi học môn Công nghệ 10

Biểu đồ 4.1 Mức độ hứng thú của HS khi học môn Công nghệ 10

Qua biểu đồ ta thấy mức độ hứng thú của học sinh khi học môn Công nghệ

10 ở mức “bình thường” rất cao chiếm đến 43,75% điều này chứng tỏ rằng HS

không quan tâm đến môn học này nhiều Hơn nữa, có một tỉ lệ không nhỏ HS chán

học môn Công nghệ 10 chiếm tới 22,75% Như vậy qua kết quả điều tra đã phảnánh khách quan cho thấy HS có thái độ bàn quan, không quan tâm nhiều đến môn

Trang 38

4.1.2 Nh ững kiến thức HS học được qua môn Công nghệ 10

Để biết HS học được gì qua môn Công nghệ 10, câu hỏi khảo sát được đặt ralà: “Bạn học được gì qua môn Công nghệ 10” (Xem phụ lục 2, câu hỏi 2) Câu hỏi

này nhằm đánh giá mức độ tiếp thu các kiến thức của các HS trong chương trìnhmôn Công nghệ 10, từ đó có cách nhìn tổng quát về thái độ học tập, ý thức về tácdụng của môn Công nghệ 10 trong việc định hướng nghề nghiệp của HS Trung họcphổ thông

Kết quả điều tra như sau:

Ki ến thức cơ bản về Nông nghiệp:

B ảng 4.2 Một số kiến thức cơ bản về Nông nghiệp HS lĩnh hội được

Bi ểu đồ 4.2 Một số kiến thức cơ bản về Nông nghiệp HS lĩnh hội được

Đây là một trong những phần kiến thức cơ bản, được thể hiện rõ ràng, dễ

Trang 39

tiếp thu của HS ở mức độ “nhiều” khá cao chiếm đến 65% và không có HS nào làkhông tiếp thu được kiến thức ở mảng này.

Ki ến thức cơ bản về Lâm nghiệp

B ảng 4.3 Một số kiến thức cơ bản về Lâm nghiệp HS lĩnh hội

Bi ểu đồ 4.3 Một số kiến thức cơ bản về Lâm nghiệp HS lĩnh hội

Kết quả điều tra cho thấy HS lĩnh hội kiến thức ở mảng Lâm nghiệp ở mức

độ “nhiều” chiếm 38,5% còn ở mức độ “ít” chiếm 53% còn tỉ lệ HS lĩnh hội được

rất ít hay không lĩnh hội được ở mức độ rất thấp 4% trở xuống

Trang 40

Ki ến thức cơ bản về Ngư nghiệp

B ảng 4.4 Một số kiến thức cơ bản về Ngư nghiệp HS lĩnh hội

MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGƯ NGHIỆP

Bi ểu đồ 4.4 Một số kiến thức cơ bản về Ngư nghiệp HS lĩnh hội

Ở mảng kiến thức này HS lĩnh hội lượng kiến thức cũng tương đối có 40%

HS tiếp thu được ở mức độ nhiều nhưng bên cạnh đó có tới 48% HS lại tiếp thu

được với mức độ ít Và tỉ lệ HS không tiếp thu được gì ở phần này cũng cao hơn so

với phần kiến thức Nông nghiệp và Lâm nghiệp

Ngày đăng: 11/06/2018, 13:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w