Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức nói chung; năng lực của Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nói riêng đóng vai trò là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước cấp xã. Theo đó, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực của chủ tịch,phó chủ tịch UBND cấp xã là hết sức cần thiết trong giai đoạn này.
Trang 1TỈNH ỦY THANH HÓA
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
*
TÀI LIỆU
BỒI DƯỠNG CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN
NHÂN DÂN CẤP XÃ, NĂM 2021
Thanh Hóa, năm 2021
Trang 21 Bối cảnh của Đại hội
Đại hội XIII của Đảng được tổ chức vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân,toàn quân ta đã thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ trongNghị quyết Đại hội XII của Đảng; đất nước đã trải qua 35 năm thực hiện đườnglối đổi mới, 10 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội 2011 -2020, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Quy
mô, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước được nâng lên Đất nước tachưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay Đây
là động lực, nguồn lực quan trọng để đất nước ta vượt qua khó khăn, thử thách,phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới Tuy nhiên, kinh tế - xã hội pháttriển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của đất nước và còn nhiều khókhăn, thách thức Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn tồn tại, có mặt gay gắthơn Nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớn Việc phát triểnvăn hóa, bảo đảm phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảmđịnh hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường; việc phát triểnđồng bộ các vùng, miền, địa phương trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế củatừng vùng vẫn còn nhiều hạn chế Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ, mâu thuẫn xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp Xu hướng già hóa dân số, đôthị hóa tăng nhanh, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng ngày cànglớn đến sự phát triển của đất nước Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá Đảng,Nhà nước, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển đảocủa đất nước
Về dự báo tình hình thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thếlớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữacác nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp vàgay gắt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninhquốc tế Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng đang bị thách
Trang 3thức bởi sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn và sự trỗi dậy của chủ nghĩadân tộc cực đoan Luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn cầu đứngtrước những thách thức lớn Cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đacực, đa trung tâm; các nước lớn vẫn hợp tác, thỏa hiệp, nhưng đấu tranh, kiềmchế lẫn nhau gay gắt hơn Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyềnnước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng Các nước đangphát triển, nhất là các nước nhỏ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới.Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và có thể còn kéodài do tác động của đại dịch Covid-19 Các quốc gia, nhất là các nước lớn điềuchỉnh lại chiến lược phát triển, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, làm thayđổi các chuỗi cung ứng Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giànhthị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, thu hútđầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng quyết liệt, tác động mạnh đến chuỗisản xuất và phân phối toàn cầu Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất làcông nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời
cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc.Về khu vực châu Á - Thái BìnhDương, trong đó có Đông Nam Á, Văn kiện Đại hội XIII nêu những dự báo mới:Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phứctạp, quyết liệt hơn Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàngkhông trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột.ASEAN có vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp táckhu vực nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn
2 Quá trình chuẩn bị Văn kiện Đại hội XIII
Việc chẩn bị các văn kiện trình Đại hội Đảng là nhiệm vụ rất hệ trọng, đượcBan Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cân nhắc, đặc biệt quan tâm.Lần này, do tầm vóc và ý nghĩa lớn của Đại hội XIII, Ban Chấp hành Trung ương, BộChính trị, Ban bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sớm, bài bản, nghiêm túc, kỹlưỡng, phát huy cao độ dân chủ, trí tuệ, tâm huyết của toàn Đảng, toàn dân, toànquân
Ngay từ Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, tháng
10 năm 2018, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập các tiểu ban xây dựng dựthảo các văn kiện và Tiểu ban nhân sự Đại hội Ban Bí thư đã quyết định thànhlập các tổ biên tập và tổ giúp việc các tiểu ban Trong 02 năm 2019, 2020, BộChính trị đã chỉ đạo các tiểu ban phối hợp với các cấp ủy nhiều địa phương, vớimột số trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo lớn của đất nước tiến hành các
Trang 4cuộc khảo sát, tổng kết thực tiễn về triển khai nghiên cứu một số công trình lýluận trọng điểm Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, các tổ biêntập, các tiểu ban đi vào xây dựng đề cương và dự thảo các văn kiện Các dự thảođược sửa chữa, bổ sung hàng chục lần trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp củacác chuyên gia, nhà khoa học, quản lý trong cả nước và của đồng bào ta ở nướcngoài Bộ Chính trị thường xuyên cho ý kiến chỉ đạo; Ban Chấp hành Trungương đã dành 4 hội nghị để cho ý kiến định hướng tư tưởng, đề cương chi tiết vànội dung các dự thảo Đặc biệt, ngày 20/10/2020, Ban Chấp hành Trung ương đãchỉ đạo cho công bố dự thảo các văn kiện Đại hội để lấy ý kiến của các đại biểuQuốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, của toàn thể nhân dân
và đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp rất tâm huyết, trí tuệ, quý báu Bộ Chínhtrị đã chỉ đạo các tiểu ban chắt lọc, trân trọng tiếp thu tối đa các ý kiến xác đánghoàn thiện các dự thảo văn kiện Các tiểu ban thường xuyên phối hợp, chia sẻthông tin, các nhận định, đánh giá, dự báo, định hướng, vừa đảm bảo tính đadạng, phong phú của các văn kiện, vừa đảm bảo thống nhất, nhất quán BanChấp hành Trung ương, tại Hội nghị lần thứ 14, tháng 12 năm 2020, đã rà soát,cho ý kiến lần cuối để hoàn thiện trước khi trình Đại hội
Quá trình xây dựng các văn kiện Đại hội thật sự là một quá trình làm việckhoa học, kỹ lưỡng, qua nhiều bước, kết hợp chặt chẽ giữa thực tiễn và lý luận,bảo đảm dân chủ Nhờ vậy, các văn kiện Đại hội XIII kết tinh được ý Đảng, lòngdân, có chất lượng cao
3 Kết quả của Đại hội
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Namchính thức khai mạc sáng ngày 26/01/2021, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia,
Thủ đô Hà Nội Dự Đại hội có 1.587 đại biểu (tăng 77 đại biểu so với Đại hội XII) thay mặt cho hơn 5 triệu đảng viên toàn Đảng Trong đó có 191 đồng chí đại
biểu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, 1.381 đại biểu đượcbầu từ đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung ương, 15đại biểu thuộc các Đảng bộ ngoài nước do Bộ Chính trị chỉ định Đại biểu nam
có 1.365 đồng chí, chiếm 86,01%, đại biểu nữ có 222 đồng chí, chiếm tỷ lệ13,99% Đại biểu là người dân tộc thiểu số có 175 đồng chí, chiếm tỷ lệ 11,03%
Có 3 đại biểu là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, chiếm 0,19%; 13 đạibiểu là Nhà giáo ưu tú, chiếm 0,82%; 15 đại biểu là Thầy thuốc nhân dân, Thầythuốc ưu tú, chiếm 0,95%
Chủ đề của Đại hội là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ
Trang 5đất nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Đại hội có nhiệm vụ rất quan trọng, đó là:
(1) Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, gắn vớiviệc đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh
1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) năm 2011, Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020
(2) Thông qua và quyết định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giảipháp thực hiện Kế hoạch 05 năm 2021-2030 và phát triển kinh tế - xã hội 10 năm2021-2030 Ý nghĩa của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội làn này là việc xácđịnh mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đếnnăm 2045 Đây là những dấu mốc rất quan trọng, năm 2030 - kỷ niệm 100 nămthành lập Đảng; năm 2045 - 100 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộnghòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đây là điểm mới có ýnghĩa rất quan trọng của Đại hội lần này
(3) Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sau hơn 07 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc từ ngày 23/01 đến
ngày 01/02/2021, với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo- Phát triển”, Đại hội XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp Thành công của Đại hội,
đã và đang cỗ vũ mạnh mẽ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục vượt quamọi khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, phấn đấu sớm đưa nước tatrở thành một nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủnghĩa Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện: (i) Báo cáo chính trị; (ii)Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 -2030; (iii) Báo cáo đánh giákết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 vàphương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; (iv) Báocáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng; trong đó Báo cáochính trị là trung tâm, các báo cáo khác là báo cáo chuyên đề
II NHỮNG ĐIỂM MỚI NỔI BẬT TRONG CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
1 Điểm mới trong chủ đề Đại hội
Đại hội XIII của Đảng có chủ đề “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng
và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh
Trang 6thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Trên cơ sở nguyên tắc kế thừa và phát triển chủ đề Đại hội XII, chủ đề Đạihội XIII tiếp tục xác định 5 thành tố cơ bản, đó là: (i) Đảng, (i) Dân tộc, (iii) Đổimới, (iv) bảo vệ Tổ quốc, (v) mục tiêu phát triển; song có bổ sung, phát triểntheo hướng vừa bảo đảm kế thừa những thành tố cơ bản vẫn còn nguyên giá trị,vừa tiếp tục hoàn thiện bằng những nhận thức mới phù hợp với điều kiện, yêucầu của tình hình, nhiệm vụ mới, trong đó đáng chú ý là:
(1) Bổ sung nội dung “chỉnh đốn” và “hệ thống chính trị” vào nội dung
“Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” thành “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”
Trong bối cảnh có sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của
một bộ phận cán bộ đảng viên thì cùng với “xây dựng” phải có “chỉnh đốn” và
trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của Nhànước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cả hệ thống chính trị; sựtrong sạch, vững mạnh của Đảng, gắn liền với hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các
tổ chức chính trị - xã hội Chính vì vậy, tại Đại hội lần này, đã quyết định bổ sung
nội dung mới “chỉnh đốn” và “hệ thống chính trị” vào thành tố xây dựng Đảng.
(2) Bổ sung “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí” và
“kêt hợp sức mạnh thời đại” vào nội dung “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” thành “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại”
- Thực tế cho thấy, chính ý chí và khát vọng yêu nước đã tạo nên sứcmạnh thần kỳ đưa dân tộc ta giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh giữ nước,
từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, vươn lên đạt nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau 35 năm đổi mới
- Để tiếp tục đưa đất nước phát triển, điều quan trọng là, chúng ta phảiphát huy mạnh mẽ ý chí, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh.Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, trong mọi giai đoạn cách mạng, việc phát huy sứcmạnh khối đại đoàn kết luôn là vấn đề quan trọng - Đây là cội nguồn sức mạnh để đấtnước ta vượt qua khó khăn, thử thách để đạt được những thắng lợi vẻ vang Tuynhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc kết hợp nội lực với ngoại lực, kết hợp sức mạnh
Trang 7dân tộc với sức mạnh thời đại luôn là một nội dung lớn trong đường lối xây dựng và
phát triển đất nước Vì vậy, việc đưa nội dung “phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại” vào chủ đề Đại hội XIII là hết sức
cần thiết và đúng đăn
(3) Xác định mục tiêu “đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Đối với Thanh Hóa, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX xác định mục tiêu “đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Nhiều năm qua, trong các văn kiện của Đảng đều xác định mục tiêu phấn đấusớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và trở thành nướccông nghiệp hiện đại vào giữa thế kỷ XXI Đây là quan điểm đúng đắn, có ý nghĩaquan trọng định hướng cho sựu nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Tuy nhiên, cho đến nay ngoài Tổ chức Công nghiệp của Liên hợp quốc(UNIDO) phân chia các nước thành nước đã công nghiệp hóa, nước công nghiệphóa, còn hầu hết đánh giá, phân loại các nước thành: nước phát triển, nước đangphát triển, nước kém phát triển hoặc nước có thu nhập cao, nước có thu nhập trungbình cao, nước có thu nhập trung bình thấp và nước có thu nhập thấp Hai cáchphân loại này đều dựa vào tiêu chí chính là thu nhập bình quân đầu người Nước ta
đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, việc xác định mục tiêu pháttriển đất nước đến gữa thế kỷ XXI và sử dụng cách phân loại theo thông lệ quốc
tế là cần thiết để thuận lợi cho việc phân tích, đánh giá và so sánh quốc tế
2 Điểm mới trong quan điểm chỉ đạo
Những kỳ Đại hội Đảng gần đây, trong báo cáo chính trị thường khôngtrình bày các quan điểm chỉ đạo, như: Đại hội XI, 05 quan điểm phát triển đượctrình bày trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, khôngtrình bày trong báo cáo chính trị Trong các văn kiện Đại hội XII, Báo cáo chínhtrị không có nội dung trình bày riêng về quan điểm chỉ đạo, mà 04 quan điểmphát triển kinh tế - xã hội được trình bày trong Báo cáo đánh giá kết quả thựchiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2015-2020, còn 03 quan điểmchỉ đạo trong lĩnh vực xây dựng Đảng được trình bày trong Báo cáo tổng kết thihành Điều lệ Đảng
Đại hội XIII, có sứ mệnh là phải định hướng phát triển đất nước từ nayđến năm 2025, đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 Xuất phát từ tầm vóc
và ý nghĩa quan trọng của Đại hội Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã
Trang 8thống nhất rất cao và được Đại hội thông qua hệ quan điểm chỉ đạo trong Báo cáo chính trị và hệ quan điêm phát triển trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm 2021-2030 Đây là điểm mới nổi bật được nêu trong Báo cáo chínhtrị lần này
Báo cáo chính trị Đại hội XIII nêu hệ quan điểm chỉ đạo với 05 quan điểm
cơ bản, nhấn mạnh quan điểm có tính nguyên tắc trong công cuộc đổi mới, vềchiến lược tổng thể phát triển đất nước; về động lực; nguồn lực phát triển; về nhân
tố hàng đầu quyết định thành công Hệ quan điểm có kết cấu chặt chẽ, có mối quan
hệ mật thiết với nahu, tạo thành một hệ quan điểm thống nhất, bao quát những tưtưởng chỉ đạo lớn đối với toàn bọ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trongthời kỳ mới, cụ thể:
(1) Quan điểm 1: Nêu những vấn đề có tính nguyên tắc trong công cuộc
đổi mới: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng
để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” So với các đại hội
trước, Đại hội XIII bổ sung “kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng” Đây là
những quan điểm có tính nguyên tắc, bất di, bất dịch
Quan điểm về những vấn đề có tính nguyên tắc trong công cuộc đổi mớithể hiện bản lĩnh vững vàng của Đảng Cốt lõi của quan điểm này là kết hợpkhoa học sựu kiên định trước sau như một nền tảng tư tưởng đường lối đổi mới
và nguyên tắc xây dựng Đảng với tinh thần không ngừng đổi mới, sáng tạo trên
cơ sở tuân theo các quy luật khách quan, kế thừa tinh hoa văn hóa, truyền thốngdân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những kinh nghiệm thành công củaquốc tế phù hợp với Việt Nam Kiên định nhưng không cứng nhắc, bảo thủ, giáo
điều; đổi mới, sáng tạo nhưng không mạo hiểm, cực đoan, duy ý chí Kiên định một cách sáng tạo và sáng tạo một cách kiên định theo phương pháp cách
mạng Hồ Chí Minh
(2) Quan điểm 2: Nêu chiến lược tổng thể phát triển đất nước nhanh, bền
vững: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc
cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần;
Trang 9bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”.
- Trong mọi giai đoạn cách mạng, lợi ích quốc gia - dân tộc luôn là vần đềcốt lõi và xuyên suốt chi phối việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng, Nhà nước ta Những thành tựu, cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của ViệtNam đạt được như ngày nay đã chứng minh sự lãnh đạo của Đảng đặt lợi ích củaquốc gia - dân tộc lên trên hết, trước hết là hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt
- Ngày nay, trong bối cảnh mới của đất nước trước yêu cầu ngày càng caocủa cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhậpquốc tế ngày càng sâu rộng, những chi phối, tác động mạnh mẽ của thời đại đangđặt ra cho cách mạng nước ta những thời cơ, thuận lợi nhưng cũng không ít khókhăn, thách thức, đòi hỏi chúng ta phải triển khai toàn diện và đồng bộ hơn cácnhiệm vụ trên các lĩnh vực, các địa bàn để đất nước phát triển nhan và bền vữnghơn vì lợi ích cao nhất của quốc gia - dân tộc
(3) Quan điểm 3: nêu động lực phát triển: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần
yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước”.
Vấn đề có ý nghĩa quan trọng, tạo nên sức mạnh và sức bật của đất nước, đó
là phải xác định đúng động lực, phát huy mạnh mẽ động lực để phát triển Động lực
có nhiều dạng thức, có động lực vật chất, tinh thần, có động lực tồn tại lâu dài, cóđộng lực mới xuất hiện, có động lực cụ thể từng lĩnh vực, từng địa bàn, có động lựcchung thúc đẩy các lĩnh vực trên phạm vi cả nước… So với trước đây, nhận thứccủa Đảng về động lực phát triển được nâng lên tầm cao mới
- Về nhân tố dân tộc, đồng thời với lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Báo cáo chính trị nhấn mạnh ý chí tự cường,khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc - đây chính là nguồn nănglươcngj nội sinh to lớn và động lực trung tâm của quốc gia, dân tốc
- Về nhân tố chính trị, kế thừa vấn đề phát huy dân chủ, Báo cáo chính trị
bổ sung bồi dưỡng sức dân, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị
- Về nhân tố con người được gắn với nhân tố văn hóa, bổ sung nội dung
Trang 10nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút, trọng dụng nhân tài.
- Về nhân tố khoa học - công nghệ được đề cao, nhấn mạnh, gắn với thúcđẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của Cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư
(4) Quan điểm 4: nêu nguồn lực phát triển: “Kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”.
Huy động, sử dụn, phát huy hiệu quả các nguồn lực là điều kiện tiên quyếtcho phát triển đất nước Nguồn lực quốc gia trong bối cảnh hiện nay cần đượcnhìn nhận theo tư duy và cách tiếp cận mở, gắn nguồn lực trong nước với ngoàinước theo tinh thần giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tự lực, tự cường gắn vớitích cực, chủ động hội nhập quốc tế, kết hợp hài hòa giữa nội lực và ngoại lực,trong đó nội lực là nhân tố quyết định, chiến lược, cơ bản và lâu dài
(5) Quan điểm 5: nêu những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công sự
nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm
vụ, gắn bó mật thiết với Nhân dân là những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc”.
Trong những nhiệm kỳ gần đây, nhất là nhiệm kỳ Đại hội XII, công tácxây dựng, chỉnh đốn Đảng được đẩy mạnh toàn diện, thu được nhiều kết quả nổibật; nhận thức lý luận về xây dựng Đảng tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện; nănglực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng được nâng lên Công tác xâydựng Đảng thực sự trở thành nhiệm vụ then chốt, không thể tách rời với hainhiệm vụ chính trị quan trọng khác đó là: Xây dựng hệ thống chính trị trongsạch, vững mạnh, trọng tâm là xây dựng Nhà nước và xây dựng đội ngũ cán bộ,đảng viên, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược đápứng yêu cầu, nhiệm vụ Xâydựng Đảng phải gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị, với xây dựng đội ngũcán bộ, đảng viên Đây là ba khâu thống nhất, gắn bó chặt chẽ, tạo thành sứcmạnh chính trị to lớn, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạnh
Trang 113 Điểm mới trong mục tiêu phát triển đất nước
3.1 Mục tiêu tổng quát: Báo cáo chính trị Đại hội XIII xác định mục tiêu
tổng quát: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng
cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế
kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
So với mục tiêu tổng quát của Đại hội XII, ngoài những điểm mới đã phân
tích ở phần chủ đề, Đại hội XIII bổ sung thêm 03 nội dung:
- So với Đại hội XII, Đại hội XIII bổ sung “năng lực cầm quyền” vào nội
dung “nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng” Nâng cao năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là yêu cầu hàng đầu đối với Đảng để làm tốtvai trò lãnh đạo cảu Đảng đối với mọi hoạt động Tuy nhiên, khi Đảng cầmquyền, Đảng lãnh đạo chủ yếu bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước Phươngthức cầm quyền có điểm chung song có điểm khác so với phương thức lãnh đạo.Thực tế trong những năm qua, vừa có tình trạng Đảng làm thay Nhà nước, vừa
có tình trạng buông lỏng lãnh đạo, do vậy cần bổ sung năng lực cầm quyền vàonội dung này
- Bổ sung: “hệ thống chính trị”, “toàn diện”, “tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa” Vào nội dung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, thành “xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế dộ xã hội chủ nghĩa” Sự bổ sung này nhấn mạnh yêu cầu xây dựng đồng bộ
sự trong sạch, vững mạnh cả đối với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chứcchính trị - xã hội và trong mỗi tổ chức, cần xây dựng toàn diện cả về chính trị, tưtưởng, đạo đức… Đồng thời, củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân vào Đảng, Nhànước, chế độ xã hội chủ nghĩa, đây là nền tảng chính trị bảo đảm vai trò, vị thế, uy tín,sức mạnh của Đảng, Nhà nước và sựu bền vững của chế độ ta
- Bổ sung “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” vào nội dung “đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới” để thành “đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ
Trang 12công cuộc đổi mới là quan điểm, chủ trương lớn của Đảng được nêu trong mụctiêu tổng quát phát triển đất nước, ở nhiều nhiệm kỳ đại hội Đảng Nhiệm vụcông nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đã được quan tâm đẩy mạnh, đạt một sốthành tựu, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế, mục tiêu đưa nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được Đây là hạn chế,điểm yếu của nước ta Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh củanền kinh tế là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với nước ta Vì vậy, bổsung nội dung này vào mục tiêu tổng quát trong văn kiện Đại hội XIII là quantrọng, cần thiết để nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa được quan tâm lãnhđạo, chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ, có hiệu quả cao hơn trong những năm tới.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Khác với Văn kiện Đại hội XII chỉ đề ra mục tiêu tổng quát và chỉ tiêu chủ yếu
về phát triển đất nước trong 05 năm Cùng với việc xác định mục tiêu tổng quát trongchặng đường phát triển đất nước đến giữa thế kỷ XXI, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
đã nêu mục tiêu cụ thể cho 05 năm (tới năm 2025), cho 10 năm (tới năm 2030) và tầm
nhìn đến năm 2045 Đây cũng là ba mốc lịch sử quan trọng của đất nước ta:
+ Đến năm 2025 (năm kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước): Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện
đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, với GDP bình quân đầu người ướcđạt 4.700-5000 USD/năm
+ Đến năm 2030 (năm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng): Là nước đang
phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, với GDP bình quânđầu người ước đạt 7.500 USD/năm
+ Đến năm 2045 (năm kỷ niệm 100 năm thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam): Trở thành nước phát
triển, thu nhập cao, với GDP bình quân đầu người ước đạt 12.535 USD/năm
Khi xác định mục tiêu cho những năm tới, Đại hội XIII đã kế thừa nhữngquan điểm của Đảng trong Cương lĩnh, trong nghị quyết các nhiệm kỳ Đại hộitrước, đồng thời tiếp thu các cách đánh giá, phân loại các nước theo thông lệquốc tế, được các tổ chức quốc tế và hầu hết các quốc gia sử dụng Căn cứ chính
để phân loại các nước là thu nhập bình quân đầu người theo số liệu Ngân hàng
thế giới công bố hằng năm (nước kém phát triển là nước có thu nhập thấp dưới
1036 USD/năm; nước đang phát triển là nước có thu nhập trung bình từ 1036
Trang 13-12.535 USD/năm; nước phát triển là nước có thu nhập cao trên -12.535 USD/ năm) Đối với nước ta, cuối nhiệm kỳ Đại hội X, Việt nam đã thoát khỏi tình
trạng nước nghèo (nước có thu nhập thấp), kém phát triển, trở thành nước đangphát triển có thu nhập trung bình thấp Năm 2020, nước ta đã có thu nhập bìnhquân đầu người là 2.779 USD/ năm, vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thunhập trung bình thấp
4 Điểm mới trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các văn kiện Đại hội XIIIcủa Đảng đã xác định định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn 2021-2030,
với 12 định hướng tổng quát trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể:
(1) Định hướng về xây dựng, hoàn thiện thể chế: “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường , tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho
sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.
Ở nội dung này, lần đàu tiên “thể chế phát triển bền vững” được đặt ra trong
văn kiện Đại hội Đảng, đây chính là thể chế bảo đảm cho sự vận hành đồng bộ,thuận lợi, thúc đẩy sựu phát triển toàn diện các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội dến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hội nhập quốc tế, hướng tới pháttriển nhanh, bền vững đất nước Trong thể chế phát triển bền vững thì thể chế chínhtrị là yếu tố trung tâm, quyết định, chi phối đối với thể chế của các lĩnh vực còn lại
(2) Định hướng về phát triển kinh tế: “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể
chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
So với Đại hội XII, Báo cáo chính trị Đại hội XIII cũng yêu cầu “hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhưng với nội dung và mục đích mới Nếu Đại hội XII, việc hoàn
Trang 14thiện thể chế nhằm “nâng cao hiệu lực” quản lý kinh tế và quản lý nhà nước về
kinh tế, thì Đại hội XIII nhấn mạnh mục đích “tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực” Thực tế cho thấy, thể chế
hiện tại có nhiều vấn đề cần hoàn thiện như: Về huy động và sử dụng nguồn lựcđất đai, quản lý phân bổ tài nguyên khoáng sản, nguồn lực tài chính,…nếu khônghoàn thiện thể chế sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và trở thành tác nhân dẫnđến mâu thuẫn, xung đột, bất ổn an ninh, trật tự xã hội
(3) Định hướng về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới”.
Đánh giá về kết quả thực hiện lĩnh vực này trong nhiệm kỳ Đại hội XIIcho thấy: Đổi mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự trởthành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Mặt khác, trong bốicảnh sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ…đòi hỏi không đượccậm trễ trong đổi mới cách tiếp cận, nội dung, phương pháp trong giáo dục, đàotạo Từ thực tế ấy, tạo đột phá là yêu cầu bức thiết, khách quan và hợp lý nhằmkhông chỉ đảm bảo những mục tiêu về giáo dục, mà còn là yêu cầu về nâng caochất lượng nguồn nhân lực và trọng dụng nhân tài
Các văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh yêu cầu mới, gắn liền khoa học - côngnghệ với những vấn đề, đòi hỏi trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư đang phát triển mạnh mẽ Đồng thời, nhấn mạnh, cụ thể hóa hơn yêu cầu mớicho sự phát triển của khoa học - công nghệ, trong đó chú trọng nghiên cứu, chuyểngiao, ứng dụng khoa học - công nghệ để tạo dựng các thành tựu khoa học - côngnghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện Việt nam, lựa chọn phát triển một số ngành,lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinhthần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới Cácvăn kiện Đại hội XIII cũng xác định rõ hơn nội dung, mục tiêu của khoa học - côngnghệ phục vụ yêu cầu thúc đẩy đổi mới sáng tạo - một động lực hàng đầu, đáp ứngnhững yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững trong giai đoạn sắp tới
Trang 15(4) Định hướng phát triển con người và xây dựng nền văn hóa: “Phát
triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.
Nếu Báo cáo chính trị Đại hội XII xác định nhiệm vụ: Xây dựng nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàndiện, thì nội dung phương hướng phát triển đặt ra trong Báo cáo chính trị Đại hộiXIII nhấn mạnh yêu cầu về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Đây chính là một bước nhận thức mớicủa Đảng về mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ giữa văn hóa và con người, nhấn mạnhhơn dến vai trò của con người với tính chất là chủ thể, cũng là mục đích của việc pháttriển nền văn hóa Phát triển nền văn hóa chính là phát triển con người và ngược lại.Cùng với chủ trương gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ,công bằng xã hội, sự tăng cường và gắn kết xây dựng con người và nền văn hóa trongmột thể thống nhất sẽ là cơ sở vững chắc để: khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tựhào dân tọc, niềm tin, khát vọng phát triển, không chỉ làm cho văn hóa thực sự trỏethành nền tảng tinh thần, mà còn trở thành động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp xâydựng phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
(5) Định hướng về quản lý phát triển xã hội: “Quản lý phát triển xã hội
có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng môi trường văn hoá, đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển; quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.
Đại hội XIII thể hiện nhận thức mới của Đảng về xây dựng chế độ xã hộitốt đẹp, bảo đảm tự do, công bằng, tiến bộ xã hội, môi trường sống lành mạnh,điều kiện phát triển toàn diện, tốt đẹp cho mỗi người dân, trong đó chú trọng việcxây dựng môi trường văn hóa, đạo đức xã hội lành mạnh, không ngừng cải thiệntoàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
(6) Định hướng về thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường:
Trang 16“Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả
và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
Nếu Báo cáo Chính trị Đại hội XII đề ra phương hướng: “chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu”, thì các văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh, đặt lên hàng đầu và diễn đạt mới về yêu cầu này: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai”.
Đây là nhận thức mới của Đảng ta xuất phát từ những nghiên cứu, dự báo về tìnhhình biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng có chiều hướng tăng lên, nhữngdiễn biến phức tạp ngày càng khắc nghiệt của thời tiết, dịch bệnh đối với conngười và cây trồng, vật nuôi trong thời gian gần đây
Vấn đề bảo vệ môi trường, Báo cáo chính trị Đại hội XIII đã cụ thể hóa
hơn, đưa ra những nội dung cốt yếu cho phương hướng phát triển sắp tới là: “lấy bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
(7) Định hướng về bảo vệ Tổ quốc: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh kinh tế, an ninh mạng, an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những nhân
tố bất lợi, nhất là những nhân tố có thể gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”.
Việc nhấn mạnh yêu cầu giữ vững an ninh quốc gia nói chung và an ninh,trật tự trên một số lĩnh vực cụ thể là kết quả nhận thức mới của Đảng, xuất phát
từ những diễn biến phức tạp của tình hình an ninh thế giới vừa qua, từ nhữngnghiên cứu, dự báo về các yếu tố có thể tác động đến tình hình an ninh của nước
ta trong thời gian tới, nhất là những vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh trênbiển Đông và an ninh tư tưởng trong đời sống xã hội
(8) Định hướng về đối ngoại: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
Trang 17toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; bảo vệ vũng chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”.
Điểm mới của Đại hội XIII là nhấn mạnh yêu cầu “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả” trong điều kiện sau 35 năm thực hiện
đường lối đổi mới, đát a nước đã mở cửa, kết nối và thiết lập các mối quan hệ rộnglớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của thế giới Là thành viên có uy tín của Liênhợp quốc với 02 lần tham gia vào Hội đồng bảo an; là thành viên của nhiều tổ chứcquốc tế có quy mô toàn cầu và khu vực; có quan hệ ngoại giao với 188/192 quốc gia,vùng lãnh thổ là thành viên của Liên hợp quốc Có quan hệ thương mại với 220 nềnkinh tế trên toàn cầu Ký kết rất nhiều hiệp định thương mại như: Hiệp định Đối táctoàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tựu doViệt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn khu vực (RCEP) Trongđiều kiện hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, chủ động và tích cực là đòi hỏi mới, làđiều kiện cho chúng ta tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, bảo vệ đấtnước, chủ động, tích cực phải gắn liền với bảo đảm hiệu quả của quá trình hội nhập,bảo đảm cho tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, sự ổn định và phát triển bền vữngcủa đất nước, của chế độ
(9).Định hướng về dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Vấn đề thực hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Báo cáo Chính trị
Đại hội XIII nhấn mạnh yêu cầu tăng cường, đề cao “quyền làm chủ trực tiếp và vai trò tự quản của nhân dân” Đây không phải là những yêu cầu mới đặt ra lần
đầu nhưng lâu nay việc thực hiện còn nhiều vướng mắc, hiệu quả thực tế chưacao Nhấn mạnh yêu cầu này, chính là cách để phát huy hiệu quả, tích cực, thực
tế vai trò của người dân trong đời sống xã hội, thể hiện đúng và đầy đủ hơn bảnchất của chế độ ta là chế độ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
(10) Định hướng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
“Xây dụng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ
và vì sự phát triển của đất nước Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội”.
Điểm mới của Đại hội XIII là “Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức” Đây chính là
Trang 18những phương hướng quan trọng, giải pháp hợp lý, những vấn đề mới đặt ra giúpcho việc xây dưng, củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội của Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đây cũng chính là xây dựng và hoàn thiệncác điều kiện để bảo đảm việc kiểm soát quyền lực siết chặt kỷ cương, nâng caohiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, một yêu cầu sống còn của hệthống chính trị nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng trong thời kỳ mới.
(11) Định hướng về xây dựng Đảng: “Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn
Đảng toàn diện; tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán
bộ cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; làm tốt công tác tư tưởng, lý luận; chú trọng công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật và dân vận của Đảng”.
Báo cáo Chính trị Đại hội XIII, bổ sung, làm rõ hơn nội dung mới cho giaiđoạn sắp tới đó là gắn công tác xây dựng Đảng với xây dựng hệ thống chính trịtrong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Đây chính là đặtĐảng trong cơ cấu thống nhất của hệ thống chính trị, đòi hỏi việc xây dựng đồng
bộ các yếu tố tạo thành hệ thống chính trị tro đó trách nhiệm đầu tiên quyết địnhthuộc về Đảng Nói cách khác, Đảng lãnh đạo và Đảng cầm quyền đồng nghĩavới việc Đảng phải chịu trách nhiệm về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhànước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức của nhân dân.Đồng thời, phương hướng cũng nhấn mạnh yêu cầu xây dựng, hoàn thiện một cơchế vận hành khoa học, hợp lý của cả hệ thống chính trị để kiểm soát quyền lựcmột cách hiệu quả, duy trì trật tự, kỷ luật, kỷ cương nghiêm minh, bảo đảm thật
sự trong sạch, nhằm đẩy lùi và tiến tới triệt để loại trừ hiện tượng tham nhũng,lãng phí, quan liêu ra khỏi hệ thống chính trị và đời sống của đất nước, củng cốniềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ
(12) Định hướng về các mối quan hệ lớn:
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổsung, phát triển năm 2011) xác định 8 mối quan hệ lớn cần phải giải quyết trong quá
trình xây dựng và phát triển đất nước là: (i) quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; (ii) giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; (iii) giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; (iv) giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; (v) giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; (vi) giữa xây dựng chủ nghĩa xã
Trang 19hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; (vii) giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; (viii) giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Đại hội XII, bổ sung thêm mối quan hệ thứ 9, “quan hệ giữa Nhà nước và thị trường” Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã ra NGhị quyết số
11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
trong đó mối quan hệ gữa Nhà nước và thị trường được bổ sung thêm yếu tố “xã hội” và hoàn thiện thành “mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội”.
Báo cáo Chính trị Đại hội XIII bổ sung thêm mối quan hệ thứ 10, đó là
mối quan hệ giữa: “thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội” Việc bổ sung này, xuất phát từ nhận thức rõ hơn về vấn đề có tính
quy luật trong quản lý xã hội, đó là dân chủ phải đi liền với kỷ cương, tự dokhông thể tách rời trách nhiệm Yêu cầu đặt ra và giải quyết mối quan hệ nàychính là nhằm thực hành đầy đủ chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đồng thời vàkhông tách rời việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương xã hội, thực hiện nghiêm túc
và đầy đủ các quy định pháp luật, bảo đảm một trong những điều kiện căn bảncho một xã hội hài hò, cuộc sống hạnh phúc của nhân dân và sự phát triển bềnvững của đất nước
5 Điểm mới trong xác định nhiệm vụ trọng tâm
So với Đại hội XII, Báo cáo chính trị Đại hội XIII cũng nêu 06 nhiệm vụtrong tâm, nhưng nội dung từng nhiệm vụ trọng tâm có những nội dung mới Cụthể như sau:
* Nhiệm vụ trọng tâm thứ nhất về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Báo cáo chính trị tiếp tục nêu những nội dung về xây dựng, chỉnh đốnĐảng, về đấu tranh phòng, chống suy thoái trong nội bộ, về xây dựng hệ thốngchính trị và đội ngũ cán bộ,…;đồng thời bổ sung một số nội dung cấp thiết: đổimới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; đẩy mạnh đấu tranh phòng,
chống tiêu cực, “lợi ích nhóm”; củng cố niềm tin, sự găn bó của nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa
Căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm được nêu trong báo cáo chính trị, Báo cáo tổngkết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng cụ thể hóa 03 nhiệm vụ trọngtâm: (i) Đấu tranh ngặn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vàthực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương; (ii) Đổi mới mạnh mẽ và nâng caochất lượng, hiệu quả công tác cán bộ; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất
là cấp chiến lược, người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm
Trang 20nhiệm vụ; (iii) Tiếp tục đổi mới, kiện toàn và từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy của
hệ thống chính trị tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động gắn với nâng caochất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
* Nhiệm vụ trọng tâm thứ hai về thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế
Báo cáo chính trị bổ sung, nhấn mạnh xây dựng hoàn thiện đồng bộ thểchế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; pháttriển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phầnkinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất lànhững thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyểnđổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả,sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững
* Nhiệm vụ trọng tâm thứ ba về quốc phòng, an ninh, đối ngoại
Báo cáo chính trị nhấn mạnh: Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường tiềm lựcquốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòabình, ổn định để phát triển đất nước
* Nhiệm vụ trọng tâm thứ tư về văn hóa, xã hội
Báo cáo chính trị bổ sung, nhấn mạnh: Khơi dậy khát vọng phát triển đấtnước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh conngười Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế,nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam
* Nhiệm vụ thứ năm về dân chủ xã hội chủ nghĩa, đại đoàn kết toàn dân tộc
Báo cáo chính trị bổ sung và nhấn mạnh: Hoàn thiện đồng bộ hệ thốngpháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa,quyền làm chủ của Nhân dân; đồng thời tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương
xã hội, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luật, kỷ cương, thực hành dânchủ xã hội chủ nghĩa cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổchức chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên, tăng cường đại đoàn kếttoàn dân tộc
* Nhiệm vụ trọng tâm thứ sáu về tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu
Báo cáo chính trị nêu: Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai,tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải
Trang 21pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
6 Điểm mới về các đột phá chiến lược
Ba đột phá chiến lược do Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng xác định có ýnghĩa, giá trị lâu dài, vẫn còn nguyên giá trị và sẽ được cụ thể hóa phù hợp vớitừng giai đoạn phát triển So với Đại hội XII, Báo cáo chính trị Đại hội XIII bổsung, nhấn mạnh những nội dung sau:
- Về thể chế, Báo cáo chính trị mở rộng phạm vi thành thể chế phát triển,
trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiệntốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanhthuận lợi, lành mạnh, công bằng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý
và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính;đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra,giám sát, kiểm soát quyền lực bằng những biện pháp hữu hiệu
- Về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, Báo cáo
chính trị bổ sung ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý
và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở chú trọng nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh
mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sửdụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triểnkhoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nướcphồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinhthần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Về hệ thống kết cấu hạ tầng, Báo cáo chính trị nhấn mạnh yêu cầu xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội theo hai
hướng ưu tiên: Một là, phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu Hai là, chú trọng phát triển hạ tầng thông tin,
viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xãhội số Sự cụ thể hóa 3 đột phá chiến lược của Đại hội XI, XII vào giai đoạn 5 năm2021-2025 là một điểm mới của Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng
Ngoài những điểm mới trong các văn kiện Đại hội XIII, công tác nhân sựcho nhiệm kỳ tới cũng được triển khai nghiêm túc, chặt chẽ và có nhiều điểmmới: So với khóa XII, số lượng cán bộ được quy hoạch Ban Chấp hành Trungương khóa XIII ít hơn, chặt chẽ hơn Việc quy hoạch Ban Chấp hành Trungương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng,Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành từng bước thận trọng theo quytrình chặt chẽ, dân chủ và trước hết là tập trung quy hoạch nhân sự phục vụ Đại
Trang 22hội XIII, không thể vừa quy hoạch nhân sự khóa XIII, vừa quy hoạch nhân sự
cho “các nhiệm kỳ tiếp theo” như nhiệm kỳ trước Trong quy hoạch nhân sự Đại
hội XIII tiến hành quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương trước; quy hoạch BộChính trị, Ban Bí thư sau; cuối cùng là quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủchốt của Đảng, Nhà nước
Chất lượng nhân sự được chú trọng, đảm bảo số lượng và cơ cấu hợp lýnhằm tạo ra một tập thể đoàn kết, thống nhất, trong sạch vững mạnh; có tư duy
đổi mới và tầm nhìn chiến lược với tỷ lệ trẻ dưới 45 tuổi trên 10% (khóa XII là 9,5%); cán bộ nữ từ 10-12% (khóa XII là 10%); cán bộ là người dân tộc thiểu số
từ 10-12% (khóa XII là 8,5%), được tiến hành chặt chẽ theo quy trình 5 bước và
trình tự trên tinh thần dân chủ, khách quan, công tâm, đặt lợi ích của Quốc gia dân tộc, của nhân dân lên trên hết, trước hết Kiên quyết không để lọt vào BanChấp hành Trung ương những người không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện đồngthời không bỏ sót những cán bộ có đức, có tài, có triển vọng phát triển, có tínnhiệm cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân như mong muốn của đồng chíTổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
-III VAI TRÒ CỦA CẤP ỦY CƠ SỞ TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
1 Nhận thức về những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII củaĐảng ở cơ sở sẽ có những thuận lợi cơ bản là: Thành công của Đại hội Đảng cáccấp; thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đạibiểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; thực hiện Nghị quyết 58NQ/TW vềxây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy cấp trên, nhữngkinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và những thành tựu về phát triểnkinh tế- xã hội… đã và đang tạo đà phấn khởi, niềm tin và sự quyết tâm sớmđưa Nghị quyết vào thực tiễn Tuy nhiên, bên cạnh đó cấp ủy cơ sở sẽ gặp nhữngkhó khăn: (1) Quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết vừa là khâu chuyểntiếp có vị trí, vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa, cụ thể hóa quan điểm chỉđạo, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết thành chươngtrình hành động cụ thể Việc khó đối với cấp ủy cơ sở là trong quá trình hiện thực hóaNghị quyết Đại hội XIII vào thực tiễn đòi hỏi vừa phải cụ thể hóa vừa tích hợp, lồngghép chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp thống nhấtthành một chương trình, kế hoạch cụ thể với những mục tiêu, chỉ tiêu, mô hình, sảnphẩm cụ thể đúng định hướng của Đảng; phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương, đơn vị; đảm bảo hiệu quả toàn diện (kinh tế, xã hội, môi trường…) và lâu
Trang 23dài; đặc biệt huy động, tập trung nguồn lực, khơi dậy sự đồng thuận, ý chí quyết tâmphấn đấu, khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và Nhân dân (2) Tổ chức thựchiện Nghị quyết là khâu kết nối quan trọng, liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều lĩnhvực và phải mất nhiều thời gian Theo đó, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hộiXIII của Đảng cần phải làm rõ được cơ chế phối hợp để phát huy vai trò lãnh đạocủa cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền và làm chủ của Nhân dân Phải thực
hiện đồng bộ và gắn kết chặt chẽ các nhiệm vụ: “phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên” 2 Phải kiên trì, bền bỉ cóbước đi và cách làm phù hợp để phát triển nhanh, bền vững không chỉ từ nay đến
2025 mà còn định hướng đến 2030 và tầm nhìn 2045 (3) Quá trình lãnh đạo, chỉđạo tổ chức thực hiện Nghị quyết đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức, nhiều nguồnlực, nhiều phương thức… Theo đó, cùng với sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hànhđộng quyết liệt của tập thể cấp ủy đòi hỏi phải phát huy được trách nhiệm, tố chấtngười đứng đầu, nắm vững nguyên tắc, quan điểm, kịp thời xử trí hài hòa các mốiquan hệ tạo động lực phát triển vững mạnh và toàn diện địa phương, đơn vị
2 Phát huy vai trò của cấp ủy cơ sở trong thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Một là, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cơ sở nhất là người
đứng đầu và sức mạnh đồng bộ của cả hệ thống chính trị.
Cấp ủy cơ sở là hạt nhân lãnh đạo chính trị có vai trò quan trọng, quyếtđịnh tổ chức thực hiện thành công mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước Theo đó, để phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo củacấp ủy cơ sở đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,đòi hỏi phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, thường xuyên, hiệu quả 4khâu trong tổ chức thực hiện Nghị quyết như sau:
(1) Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt và thảo luận xâydựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp và Đạihội XIII của Đảng Ở khâu này, đòi hỏi cấp ủy cơ sở nhất là người đứng đầu phảinghiên cứu nắm vững các quan điểm mới, các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu độtphá…của Nghị quyết; đồng thời trên cơ sở học tập, bám sát định hướng đề cươngnghiên cứu, kế thừa những cách thức quán triệt của cấp ủy cấp trên, lựa chọn các
hình thức phù hợp, sáng tạo (học tập, tọa đàm, hỏi đáp, thi tìm hiểu…), phát huy
vai trò của cả hệ thống chính trị, của phương tiện thông tin, truyền thông, phát
thanh viên, báo cáo viên cơ sở Phương châm quán triệt: Rõ hơn về điểm mới, sát với đối tượng, phù hợp với thực tiễn Đồng thời phát huy dân chủ, tổ chức thảo
luận, rà soát, bổ sung các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp…thống nhất banhành chương hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp của Đảng bộ
Trang 24Yêu cầu chung về chương trình hành động phải đảm bảo: đúng định hướng nhưng phù hợp với thực tiễn; đảm bảo tính toàn diện song phải có trọng tâm, trọng điểm; vừa tập trung giải quyết vấn đề trước mắt song phải chú trọng lợi ích, hiệu quả lâu dài Theo đó, chương trình hành động có tính khả thi phải rõ: Rõ về mục tiêu, chỉ tiêu; rõ về nội dung, cách thức; rõ về điều kiện, nguồn lực; rõ về trách nhiệm tổ chức thực hiện Qua đó, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, khơi dậy
khát vọng và ý chí vươn lên của đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo tiền
đề quan trọng để toàn Đảng bộ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệtthực hiện thắng lợi Nghị quyết
(2) Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể nhân dân hành động hiện thực hóa và cụ thể hóa chương trình hành động thànhphong trào thi đua yêu nước ở địa phương, đơn vị Theo đó, cấp ủy lãnh đạo chínhquyền khẩn trương, kịp thời cụ thể hóa chương trình hành động thành các cơ chếkích cầu, các quy chế, quy định, các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch cụ thể và
tổ chức thực hiện; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tuyêntruyền, vận động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng các mô hình,điển hình trong phát triển kinh tế - xã hội… vừa phát huy, đồng hành và chăm lođến lợi ích của cán bộ, đảng viên và Nhân dân Chức năng cơ bản của khâu này là
sự “kết nối” giữa các lực lượng Bởi vậy, để tổ chức triển khai có hiệu quả, phát huyđược sức mạnh, sự chủ động và sáng tạo của cả hệ thống đòi hỏi công tác lãnh đạo,
chỉ đạo của cấp ủy phải rõ về cơ chế phối hợp theo phương châm: Rõ việc; rõ chủ thể (chủ trì, phối hợp); rõ về điều kiện, thời gian; rõ về phương pháp, cách thức, quy trình; rõ về mô hình, sản phẩm.
(3) Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện kịp thời, điều chỉnh chỉ tiêu,nhiệm vụ cho phù hợp với thực tiễn Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết củaĐảng là quá trình lâu dài liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực, để thực hiệnthành công đòi hỏi cấp ủy nhất là người đứng đầu phải thực hiện tốt công táckiểm tra, giám sát Qua kiểm tra, giám sát để phát hiện những yếu tố không phùhợp, thậm chí là sai lệch, từ đó kịp thời điều chỉnh đúng định hướng, phù hợpthực tiễn, đem lại kết quả cao Để làm tốt khâu này đòi hỏi cấp ủy phải có nănglực vừa bao quát mọi người, mọi việc vừa sâu sát, cụ thể đến từng người, từng
việc với phương châm: phải đến tận chỗ, rõ tận việc, thường xuyên kiểm tra, kịp thời điều chỉnh.
(4) Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết thực hiện Nghịquyết Nội dung sơ kết, tổng kết là đánh giá những kết quả đạt được trong lãnhđạo, chỉ đạo; những hạn chế tồn tại, nguyên nhân và kinh nghiệm Yêu cầu trongđánh giá sơ kết, tổng kết phải khách quan, toàn diện; lịch sử, cụ thể và thực tiễntránh biểu hiện chung chung, hình thức nặng về thành tích, coi nhẹ những hạn
Trang 25chế, tồn tại Mục tiêu chính của khâu này là thông qua đánh giá để khẳng địnhđược thành tích, kết quả, những mô hình hay, cách làm hiệu quả; rút ra đượcnhững kinh nghiệm quý của thành công và thất bại để có giải pháp vừa khắcphục những hạn chế vừa phát huy được những thành tích, coi trọng tổng kết thựctiễn để hoàn thiện, phát triển lý luận thúc đẩy sự phát triển toàn diện ở địaphương, đơn vị
Hai là, lãnh đạo phát huy tối đa các nguồn lực, tạo động lực cho đổi mới, phát triển.
Huy động, sử dụng, phát huy hiệu quả các nguồn lực là điều kiện tiênquyết, là đòn bẩy, sự kích hoạt, tạo động lực cho đổi mới, phát triển của địa
phương, đơn vị Nghị quyết Đại hội XIII xác định: “Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”(3) Theo đó, để lãnh đạo tổ chức triển khai thực hiện thành côngNghị quyết đại hội Đảng các cấp và Đại hội XIII của Đảng đòi hỏi cấp ủy cơ sởphải phát huy tối đa các nguồn lực Đặc biệt là nguồn lực lãnh đạo, quản lý; tàidân, trí dân, sức dân; sự đầu tư của doanh nghiệp; khoa học, công nghệ… và có
cơ chế gắn kết, thúc đẩy các nguồn lực tạo động lực cho sự phát triển Quá trìnhtriển khai thực hiện Nghị quyết trong thời gian tới sẽ gắn liền với quá trình đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽcủa khoa học, công nghệ; biến đổi khí hậu; xu thế đô thị hóa…tác động trực tiếpđến từng địa phương, cơ sở Cơ hội sẽ nhiều nhưng thách thức cũng lớn Nhiềucông việc mới hơn, khó hơn, nhưng lại đòi hỏi giải quyết nhanh hơn, chất lượngcao hơn, đáp ứng được sự hài lòng hơn của người dân, trong điều kiện tổ chức,
bộ máy tinh gọn hơn, biên chế ít hơn, đòi hỏi cấp ủy phải quan tâm chăm lo nângcao phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác, đẩy mạnh ứng dụngkhoa học, công nghệ trong lãnh đạo, quản lý; phát huy vai trò, trách nhiệm củađội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ, trong phục vụ Nhân dân mọi việclàm của cán bộ, đảng viên phải bắt đầu từ những vấn đề Nhân dân quan tâm, nhữngvấn đề Nhân dân chưa hài lòng Ở cơ sở là nơi gần dân nhất, đối diện với nhiều khókhăn, phức tạp nhất Bởi vậy, càng trong khó khăn, cán bộ, đảng viên càng phải có
ý chí phấn đấu, biết coi khó khăn là động lực, “biết biến không thành có, biến khó thành dễ; biến không thể thành có thể” 4 , tạo ra sự thay đổi trong nhận thức và niềm tin trong Nhân dân: cho tiền cho của không bằng cho cán bộ tốt Đồng thời, xây dựng được cơ chế phát huy dân chủ, cụ thể hóa phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”5 vào các hoạt động, tạo được
sự đồng thuận, khơi dậy khát vọng vươn lên đổi mới, sáng tạo, phát huy được tối đatài dân, trí dân, sức dân để chăm lo hạnh phúc cho Nhân dân Cùng với việc pháthuy nguồn lực nội sinh là chủ yếu, quan trọng, kêu gọi đầu tư, tranh thủ ngoại lực sẽtạo ra đột phá cho sự phát triển Theo đó, cấp ủy cơ sở nhất là người đứng đầu cần
Trang 26chủ động, sáng tạo phát huy tốt mối quan hệ, tranh thủ ngoại lực theo nguyên tắcđảm bảo hài hòa lợi ích của địa phương, doanh nghiệp và người dân.
Ba là, nắm vững nguyên tắc, quan điểm, phát huy tố chất, xử trí hài hòa
Trước hết, để xử trí tốt mối quan hệ với công việc, cấp ủy cơ sở cần: (1)
nguyên tắc nhưng phải mềm dẻo, linh hoạt; nhiệt tình cách mạng nhưng phải trítuệ, khoa học; (2) bao quát, toàn diện nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; (3)chú trọng giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt nhưng phải quan tâm đếnlợi ích, hiệu quả lâu dài; (4) coi trọng quy trình, tiến độ nhưng phải đảm bảo vềchất lượng, hiệu quả; (5) giữ gìn, phát huy được giá trị truyền thống đồng thờithích ứng, tạo dựng những giá trị mới chưa có trong tiền lệ
Thứ hai, để xử trí tốt mối quan hệ với Nhân dân, tập thể cấp ủy nhất là
người đứng đầu cần: (1) lắng nghe nhưng không theo đuôi quần chúng; (2) dânchủ nhưng phải quyết đoán và chịu trách nhiệm cá nhân; (3) bao quát mọi người,mọi việc nhưng phải sâu sát, cụ thể đến từng người, từng việc; (4) công bằngnhưng không được cào bằng; (v) phát huy phải gắn liền với chăm lo Nhân dân
Thứ ba, đối với tập thể cấp ủy và người đứng đầu phải thực sự cầu thị: nỗ
lực học tập, làm giàu trí tuệ; biết nắm bắt quy luật; làm chủ vị thế, vai trò, nêugương sáng về khát vọng cống hiến, về tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịutrách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, dám xả thân vì
sự phát triển Đặc biệt lấy hiệu quả phục vụ, thành công và hạnh phúc của Nhândân, sự phát triển thịnh vượng của địa phương, đơn vị làm mục tiêu phấn đấu.Thực hiện tốt vai trò: định hướng, đồng hành, kích hoạt, thổi hồn, truyền cảmhứng cho sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước
Tóm lại, để tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng các cấp
và Đại hội XIII của Đảng, đòi hỏi cấp ủy cơ sở cần phát huy nhiều yếu tố, trong
đó cần xác định: thực hiện đồng bộ và nâng cao chất lượng 4 khâu tổ chức thực hiện Nghị quyết là trung tâm; huy động và phát huy nguồn lực tạo động lực là điều kiện tiên quyết; nắm vững nguyên tắc, xử lý hài hòa các mối quan hệ là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên Tin tưởng rằng, việc thực hiện quyết liệt,
đồng bộ, toàn diện, thường xuyên, các giải pháp của cấp ủy cơ sở sẽ tạo ra sự thay
Trang 27đổi và hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế- xã hội… góp phần hiện thực hóa
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, tập 2, Nxb CTQG-ST,H.
2 Hội đồng Lý luận Trung ương (2021), Những điểm mới trong các văn kiên Đại hội XIII của Đảng, Nxb CTQG-ST, H.
3 Đề cương nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị Quyết Đại hội XIII của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, UVBCHTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,
xong-la-coi-nhu-xong-20210207114532694.htm
4.https://vtv.vn/chinh-tri/thanh-cong-cua-dai-hoi-xiii-khong-phai-dai-hoi-5 Bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Chuyên đề 2
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DANN CẤP XÃ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
I KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH QUYỀN ĐẠI PHƯƠNG
1 Khái niệm, đặc điểm chung của chính quyền địa phương
Trang 281.1.Khái niệm chính quyền địa phương
Địa phương là một phạm trù không gian lãnh thổ gắn với những đặc điểm
về điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán
và lối sống của con người
Tùy thuộc vào mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở mỗi quốc gia khácnhau mà có các hình thức tổ chức chính quyền địa phương phù hợp, nhưng nhìnchung chính quyền địa phương được lập ra Đặc điểm chung của việc thiết kế tổchức chính quyền địa phương trên thế giới là vừa đảm bảo sự thống nhất của quốcgia, vừa đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất quyền lợi của dân cư địa phương
Xét về tính chất pháp lý, chính quyền địa phương được nhìn nhận trên haiphương diện có quan hệ gắn bó với nhau:
Phương diện thứ nhất, chính quyền địa phương là cơ quan thực hiện quyền
lực nhà nước ở địa phương Điều này có nghĩa, trong quan hệ quyền lực nhà nướcthống nhất, chính quyền địa phương là một cấu trúc quyền lực có tính bộ phận trong
hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ xuất phát từ tính thốngnhất của quyền lực nhà nước (tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân)
Phương diện thứ hai, chính quyền địa phương không chỉ là thiết chế đại
diện cho quyền lực nhà nước ở địa phương mà còn thiết chế đại diện cho lợi ích, ýchí, nguyện vọng của các cộng đồng dân cư trong phạm vi địa phương Do vậy, chínhquyền địa phương ở mỗi đơn vị hành chính - lãnh thổ còn là hình thức tổ chức thựchiện dân chủ của nhân dân địa phương trong một phạm vi lãnh thổ cụ thể
Xét một cách tổng quát, chính quyền địa phương có hai chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, chức năng thực hiện quyền hành pháp ở địa phương, quản lý
dân cư trong lãnh thổ
Là trung tâm tổ chức thực hiện pháp luật và các quyết định quản lý nhànước của các cơ quan nhà nước cấp trên tại địa bàn quản lý của mình, chínhquyền địa phương đưa quyền lực nhà nước vào hoạt động hàng ngày của địa
phương, quản lý toàn diện (hoặc gần như toàn diện, trừ những mặt không được phân quyền, phân cấp, ủy quyền) các quá trình xã hội diễn ra trên địa bàn lãnh
thổ Quyền lực nhà nước mà chính quyền địa phương có được là do Hiến pháp,pháp luật quy định Đồng thời, Nhà nước bảo đảm các phương tiện, nguồn lực,trong đó có ngân sách để chính quyền địa phương thực hiện chức năng này.chính quyền địa phương thực hiện quyền hành pháp theo các hướng:
- Thi hành Hiến pháp, pháp luật và thực hiện quyết định của các cơquan nhà nước cấp trên;
Trang 29- Quyết định chủ trương, biện pháp bằng việc ra nghị quyết để giảiquyết các vấn đề của cộng đồng địa phương theo thẩm quyền;
- Kiểm tra, giám sát hoạt động thi hành pháp luật và quyết định của chính quyềnđịa phương đối với tất cả các cơ quan, tổ chức, công dân trên lãnh thổ hành chính
Thứ hai, chức năng đại diện cộng đồng, thay mặt cho cộng đồng dân cư tại
địa phương, thể hiện tính chất dân chủ của nhà nước, bảo đảm quyền lợi của địaphương trong mối quan hệ với quyền lợi quốc gia, quyền lợi của các địa phươngkhác
Đại diện cho cộng đồng dân cư địa phương, chính quyền địa phương phảnánh với cơ quan cấp trên về nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu chính đáng củanhân dân địa phương; phản ảnh về những đặc điểm, đặc thù của địa phương;tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của cấp trên để bảo đảm cho chínhsách phù hợp với tình hình, hoàn cảnh thực tế của địa phương
Quyền được quyết định của chính quyền địa phương là quyền tự mình đề
ra và thực hiện chính sách cho riêng địa phương theo quy định của Hiến pháp,luật đồng thời tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình
Về mặt hình thức, quyền được tự quyết định phải qua quá trình phân quyền,phân cấp, ủy quyền và được thể hiện trong Hiến pháp, pháp luật Nguồn lực đểthực hiện quyền tự quyết này không chỉ từ trung ương đảm bảo mà địa phươngphải tự đảm bảo bằng tài sản, ngân sách riêng và nguồn lực của địa phương
Tóm lại, "chính quyền địa phương là những thiết chế nhà nước, hay thiết chế
tự quản của cộng đồng lãnh thổ địa phương, có tư cách pháp nhân quyền lực công, được thành lập một cách hợp hiến và hợp pháp, để quản lý, điều hành mọi mặt đời sống nhà nước, xã hội trên một đơn vị hành chính - lãnh thổ của một quốc gia, trong giới hạn thẩm quyền, thủ tục, cách thức nhất định do pháp luật quy định".
1.2 Đặc điểm chung của chính quyền địa phương
Có một đơn vị hành chính - lãnh thổ xác định bằng đường địa giới hành
chính (nếu đó là cấu trúc nhà nước đơn nhất), hoặc có biên giới nội địa (nếu nếu là cấu trúc nhà nước liên bang) Chính quyền địa phương được đặt trong một
có-vùng địa giới hành chính xác định trong lãnh thổ quốc gia Đây là đặc điểm quantrọng cần chú ý, vì mỗi đơn vị hành chính khác nhau cần được quản lý khác nhau,
là cơ sở để tổ chức cấu trúc và xác định thẩm quyền của chính quyền địa phương
- Có dân cư nhất định trên địa bàn hành chính - lãnh thổ xác định Chínhquyền địa phương quản lý một số lượng người dân xác định trên địa bàn của mộtđơn vị lãnh thổ xác định
Trang 30- Có một bộ máy chính quyền, với những thẩm quyền pháp lý do pháp luậtquy định Về tổ chức, chính quyền địa phương có thể cấu trúc bộ máy khácnhau nhưng về phương diện pháp lý, tổ chức của chính quyền địa phương làmột pháp nhân công quyền Có nghĩa rằng chính quyền địa phương độc lập về tưcách pháp lý, có tài sản độc lập, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật
và chịu trách nhiệm về các giao dịch ấy
- Thực hiện quản lý hành chính nhà nước trong phạm vi đơn vị hành chính
- lãnh thổ
- Có ngân sách địa phương để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
- Có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
ở đơn vị hành chính - lãnh thổ khác Mỗi chính quyền địa phương có thẩm quyềnnhất định để tổ chức các công việc quản lý trong nội bộ của chính quyền địaphương và thực hiện các công việc quản lý đối với dân cư trên địa bàn
2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
2.1 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”.
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật làmột trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước nói chung và của chính quyền địa phương nói riêng Nguyên tắc này đòihỏi việc tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương phải dựa trên
cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật Hoạt động quản lý trên các lĩnhvực của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội…đều phải trên cơ sở các quy định của pháp luật
Trên cơ sở các quy định chung của trung ương, căn cứ vào điều kiện, hoàncảnh cụ thể của địa phương, chính quyền các cấp ở địa phương sẽ phải đưa ranhững giải pháp nhằm triển khai thực hiện pháp luật trên địa bàn địa phương.Mọi hoạt động này đều phải đảm bảo sự tuân thủ đúng các quy định về thẩmquyền, thủ tục, nội dung điều chỉnh của pháp luật
Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luậtđòi hỏi mỗi cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền địa phương cần nắm rõcác quy định của pháp luật và tổ chức thi hành các quy định đó vào thực tiễn Trongbối cảnh đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa trung ương và địa phương hiện nay,thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền địa phương càng được khẳng định Chính
Trang 31quyền địa phương sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong phạm vi đãphân cấp, phân quyền và chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao.
Trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung vàchính quyền địa phương nói riêng, tập trung dân chủ cần được hiểu rõ và thốngnhất Tập trung dân chủ một mặt đề cao chế độ dân chủ trong tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước, nhưng mặt khác cũng đề cao chế độ kỷ luật trongcác mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước Tập trung dân chủ là nguyên tắckết hợp hài hoà giữa chỉ đạo, lãnh đạo tập trung và mở rộng dân chủ
Nguyên tắc này đòi hỏi, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nướcnói chung và chính quyền địa phương nói riêng, một mặt phải bảo đảm sự chỉđạo, lãnh đạo tập trung, thống nhất của trung ương với địa phương, của cấp trênvới cấp dưới và mặt khác phải mở rộng dân chủ, phát huy tính tích cực, chủđộng sáng tạo của địa phương và cấp dưới; phải coi trọng vai trò của tập thểnhưng phải đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo; phát huy tínhnăng động, sáng tạo của cấp dưới nhưng luôn phải đảm bảo sự chỉ đạo tập trungthống nhất của cấp trên
2.2 Nguyên tắc hiện đại, minh bạch, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân
Đảm bảo yêu cầu hiện đại, minh bạch trong hoạt động quản lý của các cơquan nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng trong bối cảnhhội nhập và toàn cầu hóa hiện nay là một trong những nguyên tắc cơ bản đặt ra.Nguyên tắc hiện đại, minh bạch đòi hỏi chính quyền địa phương cần đảm bảotính chuyên nghiệp ngay trong hoạt động của mỗi cán bộ, công chức, trong hoạtđộng quản lý trên các lĩnh vực tại địa phương
Hiện đại, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương
là đòi hỏi tất yếu và là biện pháp thúc đẩy tiến trình xây dựng Nhà nước phápquyền ở Việt Nam hiện nay Hơn nữa, đây cũng được coi là biện pháp để pháthuy quyền làm chủ của nhân dân và tăng cường vai trò ngày càng quan trọng của
cơ sở Minh bạch các thông tin, trong đó có những thông tin liên quan trực tiếpđến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân như quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, việc triểnkhai các dự án đầu tư tại địa phương… Đây cũng chính là việc đảm bảo quyền đượctiếp cận thông tin của nhân dân Minh bạch là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừacác hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, là một trongnhững cách thức để kiểm soát được hoạt động của chính quyền địa phương
Trang 32Chính quyền địa phương gắn liền với hoạt động thực thi chính sách,pháp luật Nhân dân đánh giá hiệu quả của bộ máy nhà nước thông qua chínhhoạt động của chính quyền địa phương Vì vậy, hiện đại, minh bạch là nguyêntắc tất yếu đòi hỏi mỗi cấp chính quyền địa phương cần đảm bảo thực hiện, đápứng yêu cầu hội nhập và toàn cầu hóa.
Bên cạnh đó, hoạt động của chính quyền địa phương luôn gắn liền vớithực tiễn ở mỗi địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân ởđịa phương Chính vì vậy, chính quyền địa phương phải luôn đảm bảo nguyêntắc phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân
Nhân dân thể hiện vai trò giám sát đối với các cơ quan nhà nước nói chung
và chính quyền địa phương nói riêng thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình, thông qua các đại biểu trong cơ quanquyền lực nhà nước ở trung ương hoặc địa phương, qua hoạt động đóng góp ýkiến xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp ý kiến xây dựng Hiếnpháp và pháp luật…
Nhân dân cũng thực hiện quyền giám sát đối với chính quyền địa phươngthông qua các tổ chức đoàn thể mà nhân dân là thành viên như Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Hội Nông dân… Để thực hiện quyền giám sát của nhân dân, mỗi cơ quan nhà nước,mỗi cán bộ, công chức nhà nước cần đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch tronghoạt động quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cơ chế giám sát được thực thi
2.3 Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số; Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa sốthông qua các kỳ họp Trong mỗi kỳ họp sẽ có nhiều phiên họp, phiên họpcủa HĐND được thực hiện theo chế độ hội nghị nhằm bàn bạc, thảo luận vàquyết định các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, trên cơ sở pháthuy trí tuệ tập thể của HĐND Việc quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ,quyền hạn của HĐND tại phiên họp được thực hiện bằng việc biểu quyết đểthông qua nghị quyết và các quyết định tại phiên họp phải được quá nửa số đạibiểu biểu quyết thông qua, trừ trường hợp bãi miễn
Khác với chế độ làm việc của HĐND, UBND làm việc theo chế độ kếthợp trách nhiệm của tập thể UBND với việc đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủtịch UBND và của mỗi thành viên UBND Sự kết hợp giữa phương thức làmviệc theo chế độ tập thể với trách nhiệm cá nhân chủ tịch UBND nhằm phát huytrí tuệ tập thể thành viên UBND khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền
Trang 33hạn của UBND, đồng thời cũng khẳng định trách nhiệm người đứng đầu UBNDkhi quyết định các vấn đề quan trọng trong tổ chức, hoạt động của cơ quan Mọihoạt động của UBND, thành viên UBND phải tuân thủ các quy định của phápluật và sự lãnh đạo của cấp ủy, sự giám sát của HĐND; bảo đảm tập trung, dânchủ, tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp củanhân dân ở địa phương.
3 Nguyên tắc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
“Phân định thẩm quyền” được hiểu là việc phân chia và xác định rõ thẩm
quyền của chính quyền trung ương, thẩm quyền của chính quyền địa phương và
thẩm quyền của các cấp chính quyền địa phương (thông qua phân cấp, phân quyền) để bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan nhà nước ở trung ương và địa phương Nội dung này luôn là vấn đề quantrọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cơ sở pháp lý để phânđịnh thẩm quyền của chính quyền địa phương là Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổchức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)
Theo Hiến pháp năm 2013: “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó”.
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã cụ thể hóa thành các nguyên tắc cơ bản sauđây:
3.1 Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia
Nguyên tắc này yêu cầu khi phân định thẩm quyền của chính quyền địaphương phải bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước.Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải phù hợp với quy định củapháp luật, bảo đảm Chính phủ quản lý thống nhất về thể chế, chính sách, chiếnlược, quy hoạch, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cân đối vĩ mô Theo nguyên tắc này,
sẽ không thực hiện phân định thẩm quyền cho chính quyền địa phương những vấn
đề về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực đểtránh phân tán, cắt khúc, không nhất quán trong quản lý Phân định thẩm quyềntrong các lĩnh vực quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương phải bảo đảmtrung ương tập trung hoạch định chính sách, quản lý vĩ mô, hướng dẫn chuyên
Trang 34môn nghiệp vụ thống nhất, chỉ những nhiệm vụ cần phải bảo đảm thi hành thốngnhất trong phạm vi cả nước, địa phương chưa đủ nguồn lực thực hiện hoặc nếugiao địa phương thì tạo nên sự cắt khúc, chia rẽ mới không phân cấp và giaotrung ương tập trung quản lý thống nhất.
3.2 Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật
Nguyên tắc này đòi hỏi những nhiệm vụ, quyền hạn nào chính quyền địa
phương đảm nhiệm được thì cần phân cấp, phân quyền, giao cho chính quyền địaphương thực hiện Đẩy mạnh phân cấp cho địa phương thực hiện những nhiệm
vụ tổ chức thực thi pháp luật, quản lý hành chính, giải quyết các công việc hànhchính liên quan trực tiếp tới tổ chức, cá nhân, thực hiện các nhiệm vụ địa phương
có đủ nguồn lực để thực hiện hiệu quả
Việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốthơn các yêu cầu của tổ chức và người dân thì giao cho cấp đó thực hiện Thựchiện nguyên tắc này sẽ phát huy quyền tự chủ, tính sáng tạo của các cấp chínhquyền địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
3.3 Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ
Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế, vănhóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế - kĩ thuật hoặc hoạt động với mục đích giốngnhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cáchđồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được với yêu cầu của nhà nước và xã hội Quản lýtheo lãnh thổ là quản lý trên phạm vi đơn vị hành chính nhất định theo sự phânvạch địa giới hành chính của nhà nước Các đơn vị thuộc các ngành kinh tế - kỹthuật đều nằm trên một đơn vị hành chính nhất định, vừa chịu sự quản lý theongành, đồng thời cũng chịu sự quản lý của các cấp chính quyền địa phương theoquy định Vì vậy, cần phân định rõ nhiệm vụ của các cơ quan quản lý theo ngànhdọc và nhiệm vụ quản lý cụ thể của từng cấp chính quyền địa phương theo đơn
vị hành chính Thực hiện nguyên tắc này bảo đảm sự phát triển của các ngành,lĩnh vực, đồng thời giúp cho việc khơi dậy tiềm năng và lợi thế của địa phương
để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương
3.4 Việc phân định thẩm quyền phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực
Trang 35Có thể thấy đô thị và nông thôn, hải đảo có những điểm khác nhau cơ bản
về vị trí, vai trò, về kinh tế, về địa giới hành chính, về dân cư, về lối sống, về cơ
sở hạ tầng… Các ngành, lĩnh vực cũng có những đặc điểm khác nhau, do vậycũng đặt ra những yêu cầu quản lý không giống nhau Vì vậy, việc phân địnhthẩm quyền đồng loạt và đại trà, không phân biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội giữa các đại phương, không phân biệt giữa các ngành, lĩnh vực) mà thựchiện chung cơ chế, chính sách sẽ không hiệu quả cao
Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải xác định rõ đặc thù của các đơn vịhành chính, của quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực để phân định thẩmquyền cho phù hợp Chẳng hạn, trong lĩnh vực ngân sách, đối với các địaphương tự cân đối được ngân sách sẽ được phân định thẩm quyền khác với cácđịa phương chưa tự cân đối được ngân sách
3.5 Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cùng cấp trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp trên trực tiếp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Nguyên tắc này bảo đảm tính hiệu quả trong việc giải quyết những vấn đềliên quan đến hai đơn vị hành chính cùng cấp trở lên bởi vì chính quyền địaphương ở các đơn vị hành chính các cấp không có khả năng giải quyết tốt nhữngvấn đề Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề có liên quan đến hai xã/hai huyện/haitỉnh trở lên đều thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền cấp trên trực tiếp.Những vấn đề nêu các xã/huyện/tỉnh giải quyết được trên cơ sở liên kết, phốihợp và bảo đảm hiệu quả thì không nhất thiết phải chuyển lên cấp trên Thôngthường, những vấn đề liên quan đến chỉ đạo thống nhất hoặc cần huy động sựtham gia của các xã, các huyện, các tỉnh hoặc các vấn đề phức tạp mà bản thânmỗi địa phương cũng không thể tự mình giải quyết được mới thuộc thẩm quyềncủa cấp trên trực tiếp
3.6 Việc phân quyền, phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác; gắn phân quyền, phân cấp với cơ chế kiểm tra, thanh tra khi thực hiện phân quyền, phân cấp Chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền, phân cấp
Trang 36Nguyên tắc này đòi hỏi phải bố trí đủ nguồn lực tương ứng với yêu cầuthực hiện nhiệm vụ theo phân cấp giữa trung ương và địa phương và giữa cáccấp chính quyền địa phương gồm: Biên chế, kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất
và trang, thiết bị đồng bộ với yêu cầu nhiệm vụ, quyền hạn do cấp có thẩmquyền quyết định
Theo đó, phải xóa bỏ các thủ tục như: Chấp thuận, cho ý kiến, cho chủtrương… nhằm đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm của các địaphương trong hoạt động quản lý nhà nước Đối với những nội dung đã đượcphân cấp thì cơ quan cấp trên không làm thay hay can thiệp sâu vào quá trình raquyết định của cấp dưới mà chỉ thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát, kiểm traviệc cấp dưới thực hiện Ngược lại, cấp dưới có tránh nhiệm thực hiện nhữngnhiệm vụ đã được phân cấp và không được đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên Trên cơ sở nguyên tắc phân định thẩm quyền trên, Luật Tổ chức chínhquyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã quy định về phânquyền, phân cấp, ủy quyền
4 Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyềnđịa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), chính quyền địa phươngđược tổ chức ở các đơn vị hành chính
Theo đó, cơ cấu tổ chức của CQĐP ở các đơn vị hành chính hiện nay có 2nhóm: (1) Có HĐND và UBND; (2) Nhóm không có HĐND
4.1 Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu
ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyệnvọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địaphương và cơ quan nhà nước cấp trên
Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công táctrước HĐND Thành viên của Thường trực HĐND không thể đồng thời là thànhviên của UBND cùng cấp
Hội đồng nhân dân bao gồm các Ban Ban của HĐND là cơ quan củaHĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trìnhHĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịutrách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND
Trang 37Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có Ban Pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách,Ban văn hóa - xã hội (nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lậpBan Dân tộc; HĐND thành phố trực thuộc Trung ương có thêm Ban Đô thị) Bancủa HĐND cấp tỉnh gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên Số lượng
Ủy viên của các Ban của HĐND cấp tỉnh do HĐND cấp tỉnh quyết định Trườnghợp Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách thìBan có một Phó Trưởng ban; trường hợp Trưởng ban của HĐND tỉnh là đại biểuhoạt động không chuyên trách thì Ban có hai Phó Trưởng ban Phó Trưởng bancủa HĐND cấp tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách
Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội(nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc) Ban củaHĐND cấp huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên Sốlượng Ủy viên của các Ban của HĐND cấp huyện do HĐND cấp huyện quyếtđịnh Trưởng ban của HĐND cấp huyện có thể là đại biểu HĐND hoạt độngchuyên trách; Phó Trưởng ban của HĐND cấp huyện là đại biểu HĐND hoạtđộng chuyên trách
Hội đồng nhân dân cấp xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội.Ban của HĐND cấp xã gồm có Trưởng ban, một Phó trưởng ban và các Ủy viên
Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND cấp xã do HĐND cấp xã quyết định.Trưởng ban, Phó trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của HĐND cấp xã hoạtđộng kiêm nhiệm
4.2 Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành củaHĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhândân địa phương, HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.UBND gồm chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện
là cơ quan tham mưu giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sựphân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên Cơ quan chuyên mônthuộc UBND chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công táccủa UBND, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản
lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên
Các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh được tổ chức thống nhấtgồm 17 sở và 04 sở đặc thù
Trang 38Việc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND phải bảo đảm phù hợp vớiđặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xãhội của từng địa phương; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực, hiệuquả trong quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực từ trung ương đến cơ sở; khôngtrùng lặp với nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước cấp trên đặt tại địabàn.
Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.UBND cấp huyện loại I có không quá 03 (ba) Phó Chủ tịch; loại II và loại III cókhông quá 02 (hai) Phó Chủ tịch Ủy viên UBND cấp huyện gồm các Ủy viên làngười đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, Ủy viên phụ tráchquân sự, Ủy viên phụ trách công an Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấphuyện gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng
Ủy ban nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ tráchquân sự, Ủy viên phụ trách công an UBND cấp xã loại I, loại II có không quá 02(hai) Phó Chủ tịch; xã loại III có 01 (một) Phó Chủ tịch
II TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP XÃ
1 Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm cóHĐND xã và UBND xã
Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân
sự, Ủy viên phụ trách công an UBND xã loại I, loại II có không quá hai PhóChủ tịch; xã loại III có một Phó Chủ tịch
Chính quyền địa phương ở xã có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bànxã
- Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phâncấp theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác
Trang 39của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quảthực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làmchủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triểnkinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã
2 Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường
Chính quyền địa phương ở phường là cấp chính quyền địa phương, trừtrường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương.Cấp chính quyền địa phương ở phường gồm có HĐND phường và UBND phường Thường trực HĐND phường gồm Chủ tịch HĐND, một Phó Chủ tịchHĐND và các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND phường Phó Chủ tịch HĐNDphường là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách
Ban của HĐND phường gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủyviên Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND do HĐND phường quyết định.Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của HĐND phường hoạtđộng kiêm nhiệm Ủy ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủyviên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an UBND phường loại I, loại II
có không quá hai Phó Chủ tịch; phường loại III có một Phó Chủ tịch
Chính quyền địa phương ở phường có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn phường
- Quyết định những vấn đề của phường trong phạm vi được phân quyền,phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy địnhkhác của pháp luật có liên quan
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương về kết quảthực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làmchủ của nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn phường
3 Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn
Chính quyền địa phương ở thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm
có HĐND thị trấn và UBND thị trấn
Trang 40Hội đồng nhân dânthị trấn gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở thị trấn bầu
ra Thường trực HĐND thị trấn gồm Chủ tịch HĐND, một Phó Chủ tịch HĐND vàcác Ủy viên là Trưởng ban của HĐND thị trấn Phó Chủ tịch HĐND thị trấn làđại biểu HĐND hoạt động chuyên trách
Ban của HĐND thị trấn gồm Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủyviên Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND do HĐND thị trấn quyết định.Trưởng ban, Phó trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của HĐND thị trấnhoạt động kiêm nhiệm Ủy ban nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủyviên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an UBND thị trấn loại I, loại II
có không quá hai Phó Chủ tịch; thị trấn loại III có một Phó Chủ tịch
Chính quyền địa phương ở thị trấn có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tổ chức, bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật trên địa bàn thị trấn
- Quyết định những vấn đề của thị trấn trong phạm vi được phân quyền, phâncấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở huyện về kết quả thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làmchủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triểnkinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị trấn
4 Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền quận, phường ở nơi thí điểm tổ chức chính quyền đô thị
Hiện nay, tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền phường
ở đô thị có: (i) Thí điểm tại Thành phố Hà Nội (Nghị quyết số 97/2019/QH14 vềthí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hà Nội, Nghị định
số 32/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số số
97/2019/QH14) và thành phố Đà Nẵng (Nghị quyết số119/2020/QH14,Nghị định
số 34/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng) (ii) Thành phố Hồ Chí Minh (Nghị quyết số 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị định số 33/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14) Theo đó,
chính quyền phường tại Hà Nội là UBND phường; chính quyền phường tạiThành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là UBND phường
Chính quyền phường ở thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thànhphố Đà Nẵng có cơ cấu tổ chức của UBND phường gồm: Chủ tịch phường; Phó