Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và xã hội, trẻ em là mầm non của đất nước. Vì vậy trẻ cần được hưởng thụ giáo dục dạy dôc chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội. Đặc biệt là trẻ khuyết tật. Do đó giáo dục trẻ khuyết tật là một nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của toàn xã hội nói chung của ngành giáo dục nói riêng. Uớc tính có khoảng nữa triệu trẻ em khuyết tật sống ở Việt Nam. Những trẻ em này đang đối mặt với những thách thức đáng kể trong cuộc sống hàng của các em và có nhiều hình thức đối xử, dẫn tới bị loại trừ khỏi xã hội và trường học. trong khi đó mọi trẻ em đều có quyền được giáo dục, thái độ đối xử với các em trẻ khuyết tật cũng như thiếu hiểu biết về nhu cầu của các em sẽ kết hợp những thách thức mà các em phải đối mặt khi đòi hỏi quyền này.Với việc tiếp cận với những trường học một vấn đề chính ,mối quan tâm bình đẳng là chưa đáp ứng đầu đủ của hệ thống giáo dục để đảm bảo chất lượng giáo dục cho trẻ khuyết tật.Hiện nay, những trẻ em này vẫn phải đối mặt với một số rào cản để giáo dục hòa nhập xa tầm với, đặc biệt là thiếu cơ sở vật chất, trường chuyên biệt, chuyên ngành và đào tạo cho giáo viên và có nhiều khác biệt của định nghĩa về trẻ khuyết tật trong các lĩnh vực khác nhau.Tất cả các lí do nêu trên đã đưa ra một hệ quả là còn quá nhiều trẻ em khuyết tật không được tới lớp học, không hoàn thành trường Tiểu học hoặc Trung học và không được đòi quyền lợi cơ bản của các em là được tiếp cận một nền giáo dục có ý nghĩa. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 1991 và sửa đổi ghi cụ thể điều 34, 35 ,39 đã đề cập đến việc nhà nước và xã hội tạo điều kiện để trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.Đất nước ta trãi qua nhiều cuộc chiến tranh rất khốc liệt, trong đó cuộc chiến tranh chống Mĩ là khốc liệt nhất. Vì đế quốc Mĩ đã gieo gắc trên đất nước ta không biết là bao nhiêu tấn chất độc hóa học. Hậu quả rất nặng nề, nhất là bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Qua hai ba thế hệ đén nay vẫn còn. Nhiều trẻ khuyết tật khác nhau, bị tật suốt đời. Đã có nhiều trẻ khuyết tật ở Việt Nam nói chung và ở huyện Xxxxnói riêng. Chỉ nói riêng ở trường Tiểu học Xxxx 2 nơi tôi đang công tác có khoảng 9 em bị khuyết tật tính từ lớp 1 đến lớp 5. Các em bị vào 2 dạng khuyết tật như : + Dạng khuyết tật chậm phát triển trí tuệ.+ Dạng khuyết tật về ngôn ngữ .Dạng chậm phát triển trí tuệ là do suy giảm nhiều hay ít về năng lực hoạt động nhận thức dẫn đến không thích ứng với xã hội, có mức thông minh thấp hơn mức bình thường, các em không có khả năng phát triển cao hơn nữa, chỉ đạt ở mức độ nhất định, mức độ phát triển tùy thuộc vào phát triển thể chất, không có khả năng chữa trị. Nhưng trẻ thuộc loại này thường gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và nhận thức về thế giới xung quanh.Còn trẻ khuyết tật về ngôn ngữ, biểu hiện của trẻ là nói ngọng, nói lắp dẫn tới trẻ gặp khó khó khăn về giao tiếp và gặp khó khăn trong học tập.Ở huyện Xxxxchưa có trường, lớp nào dành riêng cho trẻ khuyết tật. Chính vì thế, giáo dục hòa nhập chính là phương thức giáo dục cho trẻ cùng học với trẻ bình thường trong trường phổ thông ở nơi gia đình bé đang sinh sống.