1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã có nhiều đổi thay quan trọng theo hướng đưa diện mạo đất nước Phát triển tốt đẹp hơn, vị thế của Việt Nam trong mắt bạn bè và nhà Đ
Trang 1PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã có nhiều đổi thay quan trọng theo hướngđưa diện mạo đất nước phát triển tốt đẹp hơn, vị thế của Việt Nam trong mắt bạn bè vànhà đầu tư thế giới không ngừng được cải thiện Sự phát triển của nền kinh tế thịtrường cũng như bối cảnh mở cửa mang lại cho các thành phần kinh tế, các đơn vịkinh tế trong nước không ít thời cơ cũng như trở ngại, cơ hội cũng như thách thức Đểtồn tại và phát triển trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, bản thân các DN phải hoạtđộng có hiệu quả, phát huy tối đa sức mạnh nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh.
"Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm" khẩu hiệu ấy là một trong những tiêuchí hàng đầu mà các doanh ngiệp cần hướng tới Bởi nó như vậy mới có thể cạnh tranhvà chiếm lĩnh được thị phần so với các đối thủ cùng lĩnh vực trên thị trường Để làmđược điều ấy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải hạch toán sao cho đầy đủ, chính xác,nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả các nguồn chi phí và có phương pháp tính giáthành phù hợp với đặc thù công việc Tài liệu về chí phí sản xuất và tính giá thành làmột trong những căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá, tình hình thực hiện các địnhmức, chi phí, tình hình sử dụng tài sản, tình hình lao động tiền vốn nhằm làmmạnh hóa các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp Bởi vậy, kế toán tập hợp chí phísản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là một trong những phần hành kế toán quan
trọng nhất của hệ thống kế toán doanh nghiệp Lựa chọn đề tài "kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPXD TM&DV Toàn Cầu" làm chuyên
đề tốt nghiệp của mình Đây thực sự là một phần hành quan trọng mà nếu làm tốt sẽcho phép công ty kiểm soát tốt chi phí và giá thành công trình, nâng cao năng lực cạnhtranh và trúng thầu, tạo sức mạnh nội lực so với các doanh nghiệp cùng ngành…
2 Mục tiêu nghiên cứu
-Nghiên cứu và hệ thống những vấn đề lý luận về “ kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp”.
-Nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạicông ty CPXD TM & DV Toàn Cầu.
Trang 2-Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện công tác kế toán chi phí tại công tyCPXD TM & DV Toàn Cầu.
3 Đối tượng nghiên cứu
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm “ công trình đường 70” tạicông ty CPXD TM & DV Toàn Cầu.
5 Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp này chủ yếu là nghiên cứu các giáo trình, tài liệu về công tác kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
- Phương pháp phỏng vấn và quan sát:
Được áp dụng nhằm phỏng vấn các nhân viên kế toán và cán bộ trong đơn vịnhằm thu thập số liệu về công ty và số liệu kế toán.
-Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:
Nghiên cứu các tài liệu kế toán của công ty để phân tích tình hình sức khoẻ củadoanh nghiệp như: Tình hình tài sản, tình hình nguồn vốn, kết quả sản xuất của côngty qua ba năm và thu thập số liệu về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sảnphẩm trong doanh nghiệp.
-Phương pháp kế toán:
Bao gồm các phương pháp như: + Phương pháp chứng từ.
+ Phương pháp tài khoản và ghi đối ứng + Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán + Phương pháp tính giá.
Phương pháp kế toán nhằm tổng hợp số liệu kế toán về chi phí và tính giá thành sảnphẩm công trình “ Đường 70” tại công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu.
Trang 36 Bố cục của đề tài
Đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPXDTM & DV Toàn Cầu” gồm ba phần:
Phần 1 Đặt vấn đề
Phần 2 Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1 Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtrong doanh nghiệp xây lắp
Chương 2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạicông ty CPXD TM & DV Toàn Cầu
Chương 3 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu
Phần 3 Kết luận và kiến nghị
Trang 4PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất1.1.1 Khái niệm
“Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ các khoản hao phí vậtchất mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện công tác xây lắp nhằm tạo ra các sản phẩmkhác nhau theo mục đích kinh doanh cũng như theo hợp đồng giao nhận thầu đã kýkết”.( Võ Văn Nhị, 2001) Hay chi phí sản xuất củng có thể được hiểu là: “Biểu hiệnbằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quátrình sản xuất và cấu thành nên sản phẩm xây lắp”.( Huỳnh Lợi- Nguyễn Khắc Tâm,2002) Trong đó chi phí lao động sống là chi phí tiền công, các khoản trích theo lươngđược tính vào chi phí sản phẩm xây lắp, chi phí về lao động vật hoá bao gồm chi phísử dụng TSCĐ, chi phí NVL, chi phí CCDC.
Những nhận thức có thể khác nhau về quan điểm, hình thức thể hiện chi phínhưng tất cả đều thể hiện một vấn đề chung đó là: “ Chi phí là những phí tổn về tàinguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinhdoanh”( Huỳnh Lợi- Nguyễn Khắc Tâm, 2002).
1.1.2 Phân loại chi phí
Phân loại chi phí là cách sắp xếp chi phí theo các tiêu thức khác nhằm quản lý tốtcác chi phí, bảo đảm hiệu quả kinh doanh tối đa có thể.
1.1.2.1 Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí
Cách phân loại kiểu này bao gồm các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí nguyên liệu, vật liệu sử
dụng cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp, thực hiện dịch vụ của doanh nghiệpxây lắp.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản
phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp.( Lưu ý: Cáckhoản phụ cấp cho nhân viên quản lý đội, nhân viên văn phòng ở bộ máy quản lý
Trang 5doanh nghiệp, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ không đượchạch toán vào khoản mục này).
- Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm chi phí cho các máy thi công thực
hiện khối lượng xây lắp bằng máy như nhiên liệu, chi phí sữa chửa bảo dưỡng máy,tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân vận hành máy Máy móc thicông là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình.
- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí phục vụ sản xuất xây lắp, những chi phí có
tính chất dùng cho hoạt động xây lắp gắn liền với khối lượng công trình cụ thể Chiphí sản xuất của đội bao gồm lương nhân viên quản lý phân xưởng, đội xây dựng, cáckhoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho côngnhân trực tiếp xây lắp thuộc danh sách lao động của doanh nghiệp và nhân viên quảnlý đội, khấu hao tài sản và những chi phí liên quan đến hoạt động của đội.
1.1.2.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Theo tiêu thức này chi phí được phân thành các loại sau:
- Định phí: Là những khoản phí không thay đổi tổng số khi mức độ hoạt động
thay đổi mà nó thay đổi khi tính trên một đơn vị sản phẩm Định phí thường bao gồm:Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung, tiền lương nhân viên, cán bộ quản lý….tuynhiên cần lưu ý những đặc điểm trên của định phí chỉ thích hợp, một khi mức độ hoạtđộng vượt qua khỏi phạm vi này có thể có những thay đổi đột biến.( Kế toán quản trị-Hồ Phan Minh Đức, 2006).
- Biến phí: Là những khoản chi phí thay đổi trên tổng số khi mức độ hoạt động
thay đổi như chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí bao bì… Nhưng biến phí trênmột đơn vị sản phẩm luôn cố định( Hồ Phan Minh Đức, 2006).
- Chi phí hỗn hợp: Là những khoản chi phí mà bản thân gồm cả định phí lẫn
biến phí Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của địnhphí, quá mức đó nó thể hiện các đặc tính của biến phí.
1.1.2.3 Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí
Theo cách phân loại này các chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có cùng tínhchất kinh tế sẽ được sắp xếp chung vào một yếu tố chi phí, bao gồm:
Trang 6- Chi phí NVL, CCDC: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu, phụ tùng thay
thế, công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ.
+ Chi phí NVL: Cát, xi măng, đá, sỏi, sắt, thép, gạch…+ Chi phí CCDC: cuốc, xẻng, tời, cofa….
- Chi phí nhân công bao gồm: Các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo
lương phải trả cho cho người lao động, cùng các khoản trích theo lương theo quy định.Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao mà doanh nghiệp đãtrích trong kỳ kinh doanh.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ chi phí dịch vụ mua từ bên
ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như giá dịch vụ điện nước, chi phíbảo hiểm tài sản…
- Chi phí bằng tiền khác: Là chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh không
thuộc các yếu tố trên: Như chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị, chi phí quảng cáo, chiphí nộp phạt….
1.1.2.4 Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp
Theo phương pháp này chi phí trong kỳ gồm các loại sau:
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến các đối
tượng chịu chi phí, có thể quy nạp trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí như chi phíNVL trực tiếp, chi phí NCTT ( Huỳnh Lợi- Nguyễn Khắc Tâm, 2002)… loại chi phínày thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí và chúng được nhận diện dễ dàngtrong việc phân loại chi phí.
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan nhiều đến đối tượng chi
phí như chi phí NVL phụ, chi phí nhân công phụ….Với loại chi phí này thường khónhận diện nên việc hạch toán không rõ ràng, do vậy mà cần có một tiêu thức phân bổ chiphí chung hợp lý vào cuối kỳ kinh doanh ( Huỳnh Lợi- Nguyễn Khắc Tâm, 2002).
1.1.2.5 Một số cách phân loại khác
Không chỉ có các cách phân loại trên, mà nhiều nhà quản trị còn đưa ra các cáchphân loại riêng để phù hợp với loại hình, đặc điểm của doanh nghiệp Ví dụ như: phânloại chi phí theo khả năng kiểm soát chi phí, hay có thể phân thành chi phí chênh lệch,chi phí chìm, chi phí cơ hội…
Trang 71.2 Khái niệm và bản chất của giá thành sản phẩm1.2.1 khái niệm và bản chất của giá thành
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm hoànthành nhất định ( Huỳnh Lợi- Nguyễn Khắc Tâm,2002).
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khốilượng sản phẩm xây lắp theo quy định Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệpkhác thì giá thành là căn cứ quan trọng để xác định giá bán Còn đối với các doanhnghiệp xây lắp, do đặc thù của nghành nên sản phẩm là các công trình, hạng mục côngtrình, khối lượng xây lắp khi hoàn thành đều có một giá thành riêng Giá bán sản phẩmxây lắp có ngay trước khi thi công công trình, vì thế giá thành thực tế của công trìnhquyết định đến lãi lỗ của doanh nghiệp Trong nghành xây lắp, giá thành gồm cáckhoản mục: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí MTC, chi phí SXC.
Giá thành có hai chức năng chủ yếu là là thước đo bù đắp chi phí và chức nănglập giá Số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm sẽ bù đắp phần chi phí mà doanhnghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó Tuy nhiên, sự bù đắp các yếu tố chi phí đầuvào mới chỉ là đáp ứng yêu cầu của tái sản xuất giản đơn, trong khi đó mục đích chínhcủa cơ chế thị trường là tái sản xuất mở rộng, tức là giá tiêu thụ hàng hoá sau khi bùđắp chi phí đầu vào vẫn phải đảm bảo có lãi.
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành công tác xây lắp: Là một phần của giá trị dự toán, là chỉ tiêu tổng hợpcác chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp theo các khối lượng công tác xây lắp hoànthành.
Trong quản lý và hạch toán, giá thành công tác xây lắp được phân biệt thành cácloại giá thành sau:
- Giá thành dự toán: Là toàn bộ chi phí để hoàn thành khối lượng công tác xâylắp theo dự toán.
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán + lợi nhuận định mức
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định từ những điều kiện và đặcđiểm cụ thể của một doanh nghiệp xây lắp trong một kỳ kế hoạch nhất định.
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán + Mức hạ giá thành dự toán
Trang 8- Giá thành định mức: Là tổng chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp cụthể được tính trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, về phương pháp tổ chức thicông và quản lý thi công theo các định mức chi phí đã đạt được ở tại doanh nghiệp,công trường tại thời điểm bắt đầu thi công Khi đặc điểm kết cấu công trình thay đổi,hay có sự thay đổi về phương pháp tổ chức, về quản lý thi công thì định mức sẽ thayđổi và khi đó giá thành định mức sẽ được tính toán lại cho phù hợp.
- Giá thành thực tế: Là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiệnhoàn thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được Giá thành thực tế biểu hiệnchất lượng, hiệu quả về kết quả hoạt động của doanh nghiệp xây lắp.
(Nguồn: kế toán tài chính 2, Phan Đình Ngân- Nguyễn Thị Thanh Huyền)
1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau trong mộtquá trình Đây là hai giai đoạn liên hoàn nhau kế tiếp nhau của một quá trình Chi phísản xuất và giá thành đều bao hàm các hao phí lao động sống và lao động vật hoá màdoanh nghiệp bỏ ra để tạo ra sản phẩm Giá thành sản phẩm được tính toán dựa trên cơsở là chi phí sản xuất được tập hợp và số lượng sản phẩm hoàn thành Khi nghiên cứuchi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn đi đôi với nhau Song chúng có nhữngkhác biệt sau:
- Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong kỳ mà không tính đếnsản phẩm đã hoàn thành hay chưa Còn giá thành lại tổng hợp chi phí sản xuất có liênquan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành hoặc công trình, hạng mục công trình đãđược chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
- Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ sau:Tổng giá thành CPSX CPSX CPSX Điều chỉnh sản phẩm = dở dang + phát sinh - dỡ dang - giảm giá hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thành.
Trang 91.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đặc điểm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí nguyên vật liệu sử dụng trựctiếp cho hoạt động xây lắp hoặc sử dụng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch,vụ của doanh nghiệp xây lắp ( Võ Văn Nhị, 2001).
Bên có: -Trị giá nguyên vật liệu dùng không hết được nhập lại kho.
-Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng chohoạt động xây lắp trong kỳ vào tài khoản 154- chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang vàchi tiết cho đối tượng tính giá thành công trình xây lắp, giá thành sản phẩm, dịch vụlao vụ…
TK 621 không có số dư cuối kỳ.
( Nguồn: kế toán tài chính 2, Phan Đình Ngân- Nguyễn Thu Huyền).
Trang 10Phương pháp hạch toán:
TK 152 TK 621 TK152
(1) (5)
TK 111,112,331
(2) TK 154
TK 133
(6)
TK 111,112,331, TK1413
(3) (4)
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi tiết chi phí NVL trực tiếp theo phương phápKKTX
(1) Xuất dùng NVL trực tiếp cho sản xuất(2) Mua NVL đưa thẳng vào sản xuất
(3) Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ(4) Quyết toán giá trị sản lượng đã tạm ứng(5) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp(6) Vật liệu không dùng hết nhập lại kho
Trang 111.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Đặc điểm:
Chi phí lao động trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động thuộcquản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc.
Tài khoản sử dụng:
TK 622: “chi phí nhân công trực tiếp”
Bên nợ: Chi phí nhân công trrực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩmxây lắp, sản xuất sản phẩm công nhiệp, cung cấp dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiềncông lao động.
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ tài khoản 154- chiphí sản xuất kinh doanh dở dang.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
( Nguồn: Kế toán tài chính 2, Phan Đình Ngân, Nguyễn Thu Huyền)Phương pháp hạch toán:
(3) (4)
Sơ đồ: 1.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
(1) Tiền lương phải trả cho công nhân trực ttiếp sản xuất
(2) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất(3) Tạm ứng tiền công cho các đơn vị nhận khoán khối lượng xây lắp(4) Thanh toán giá trị nhân công nhận khoán theo bảng quyết toán
Trang 12(5) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
1.3.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Đặc điểm:
Chi phí sử dụng máy thi công dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe,máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình.
Tài khoản sử dụng:
TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công.
Bên nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công.
Bên có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên nợ tài khoản 154- Chiphí sản xuất kinh doanh dỡ dang.
Tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công có 6 TK cấp 2:
+ TK 6231- Chi phí nhân công: Dùng để phản ánh lương chính, lương phụ, phụcấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, công nhânphục vụ và quản lý đội máy thi công kể cả khoản tiền ăn giữa ca của các công nhânnày TK này không phản ánh khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ trêntiền lương của công nhân sử dụng xe, máy thi công Khoản tính trích này được phảnánh vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
+ TK 6232- Chi phí vật liệu: Dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu như xăng, dầu,mỡ… và các vật liệu khác phục vụ cho xe máy thi công.
+ TK 6233- Chi phí dụng cụ sản xuất: Dùng để phản ánh công cụ, dụng cụ laođộng liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công.
+ TK 6234- Chi phí khấu hao máy thi công: Dùng để phản ánh khấu hao máy thicông sử dụng vào xây lắp công trình.
+TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Dùng để phản ánh chi phí dịch vụ muangoài như: thuê ngoài sữa chữa xe, máy thi công, bảo hiểm xe, ….
+ TK 6238- Chi phí bằng tiền khác.Phương pháp hạch toán:
Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụngmáy thi công, tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thicông bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp.
Trang 13Trường hợp 1: Doanh nghiệp có đội máy thi công riêng và tổ chức kế toán đểtheo riêng chi phí tại đội máy thi công kế toán sử dụng các TK sau:
TK621: Chi phí NVL sử dụng cho máy thi công.
TK622: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận công nhântrực tiếp điều khiển máy thi công.
TK627: Chi phí chung phát sinh liên quan đến việc sử dụng máy thi công.
+ Nếu doanh nghiệp thực hiện cung cấp lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận,ghi:
Nợ TK 623: Giá trị của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng.Có TK 1543: Chi tiết cho đội máy thi công.
+ Nếu doanh nghiệp thực hiện bán lao vụ lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ,ghi:
Nợ TK 623: Ghi phục vụ lẫn nhau trong nội bộ.
Có TK 1543: Chi tiết cho đội máy thi công, giá thành dịch vụ của đội máy thicông phục vụ cho các đối tượng trong nội bộ.
Đồng thời phản ánh giá bán nội bộ về chi phí sử dụng máy cung cấp lẫn nhau:Nợ TK 623: Giá bán nội bộ.
Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ.Có TK 512: Doanh thu tiêu thụ nội bộ.Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp.+ Nếu đội máy thi công có phục vụ cho bên ngoài.
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 623: Vốn phục vụ bên ngoài.Có TK 154: Chi tiết đội máy.Phán ánh giá bán:
Nợ TK 131,111,112: Tổng giá thanh toán.Có TK 511: Doanh thu bán hàng.
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Trang 14Nếu không tổ chức đội máy thi công riêng biệt, hoặc có tổ chức đội máy thicông riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng tại đội máy thi công, thì các chi phí phátsinh được hạch toán toán trực tiếp vào TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 623 (chi tiết tiểu khoản)
Nợ TK 133(thuế GTGT được khấu trừ)Có TK 214,152,111,112,331…
Tổng hợp tạm ứng chi phí thực hiện giá trị khoán nội bộ ( không tổ chức hạchtoán kế toán riêng) khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành vàbàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí máy thi công.
Nợ TK 623: Chi phí máy thi công.
Có TK 141: Kết chuyển chi phí máy thi công.
Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí máy thi công vào cuối kỳ.Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.
Có TK 623: Chi phí máy thi công
Trang 15Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu sau:
TK334,111 TK 623 TK111,112,152 (1) (7)
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
(1) Chi phí nhân viên lái máy(2) Trích khấu hao máy thi công
(3) Chi phí CCDC, NVL cho máy thi công(4) Chi phí khác phục vụ máy thi công(5) Tạm ứng chi phí máy thi công(6) Thanh toán tiền tạm ứng
(7) Các khoản giảm chi phí sử dụng máy (8) Kết chuyển chi phí sử dụng máy
Trang 161.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung
Đặc điểm:
Chi phí sản xuất của đội xây dựng công trình gồm: Lương nhân viên quản lý độixây dựng, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định trên tiềnlương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội ( thuộc biên chếdoanh nghiệp); khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phíkhác liên quan tới hoạt động của đội.
Tài khoản sử dụng:
TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Bên nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ bao gồm: Lương nhânviên quản lý đội xây dựng của công nhân xây lắp, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐđược tính theo tỷ lệ % quy định hiện hành trên lương phải trả cho công nhân trực tiếpxây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội ( thuộc biên chế củadoanh nghiệp); khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phíkhác liên quan tới hoạt động của đội (chi phí không bao gồm thuế GTGT đầu vào nếuđược khấu trừ).
Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinhdoanh dở dang.
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.Tài khoản 627 có 6 TK cấp 2:
+ TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng.+ TK 6272- Chi phí vật liệu.
+ TK 6273- Chi phí dụng cụ sản xuất.+ TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ.+ TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài.+ TK 6278- Chi phí bằng tiền khác.
Trang 17TK 152,153,142 (3)
TK 141
(6) (7)
Sơ đồ1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
(1) Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý đội
(2) Trích BHXH, BHYT,KPCĐ của nhân viên trong đội(3) Kế toán chi phí NVL, CCDC xuất dùng cho đội xây dựng(4) Khấu hao máy móc thiết bị thuộc đội xây dựng
Trang 18Phân bổ chi phí sản xuất chung:
Nếu chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công trình thì tiến hành phân bổcho các đối tượng chịu chi phí Tiêu thức phân bổ thông thường được chọn là chi phínhân công trực tiếp, chi phí NVLTT, doanh thu nhận thầu của các công trình, dự toánchi phí của các công trình….
Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳHệ số phân bổ =
Tổng tiêu thức phân bổ
Mức phân bổ chi phí SXC = Hệ số phân bổ * tiêu thức phân bổ của đối tượng cho công trình i
1.3.5 Kế toán thiệt hại sản xuất xây lắp
Thiệt hại phá đi làm lại:
Trong quá trình thi công có thể có những khối lượng công trình hoặc phần côngviệc phải phá đi làm lại để đảm bảo chất lượng công trình Nguyên nhân gây ra có thểdo thiên tai, hoả hoạn, do lỗi của bên giao thầu (bên A), hoặc có thể do bên thi công(bên B) gây ra do tổ chức sản xuất không hợp lý, chỉ đạo thi công không chặt chẽ, saiphạm kỷ thuật của công nhân hoặc do các nguyên nhân khác từ bên ngoài.
Giá trị thiệt hại được xử lý như sau:
+ Nếu do thiên tai gây ra được xem như khoản thiệt hại bất thường.
+ Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại, bên thicông coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình và bàn giao tiêu thụ.
+ Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành, hoặc tính vào khoảnthiệt hại bất thường sau khi trừ đi phần giá trị phế liệu thu hồi được.
- Phương pháp hạch toán:
Nợ TK 111,152 ( giá trị phế liệu thu hồi)Nợ TK 632 ( giá vốn của công trình)Nợ TK 811 ( chi phí khác)
Nợ TK 1388,334 ( phần thiệt hại do cá nhân phải bồi thường)Nợ TK 1381 (tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 154:
Trang 19Thiệt hại ngừng sản xuất:
Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sảnxuất trong một thời gian nhất định vì những nguyên nhân khách quan hay chủ quannào đó Ngừng sản xuất có thể do thời tiết, do thời vụ hoặc do tình hình cung cấpNVL, máy móc thi công và các nguyên nhân khác.
- Phương pháp hạch toán:
+ Trường hợp không trích trước chi phí.
Khi phát sinh các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất, kế toán ghi:Nợ TK 622, 623,627,642…
Nợ TK 1331Có Tk liên quan
+ Trường hợp có trích trước chi phí.Khi trích trước chi phí ngừng sản xuất.Nợ TK 622,623,627,642:
Có TK 335:
Khi chi phí thực tế phát sinh.Nợ TK 335:
Nợ TK 1331:Có TK liên quan- Điều chỉnh chênh lệch:
+ Nếu chi phí thực tế lớn hơn chi phí trích trước, thì tiến hành bổ sung chi phíNợ TK 622,623,627,642:
1.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được xác định bằng phương pháp kiểmkê hàng tháng Việc tính giá sản phẩm trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương
Trang 20thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư Nếuquy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩmdở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối tháng đó Nếu quy địnhthanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỷ thuật hợp lý thì sản phẩm dở dang làcác khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỷ thuật hợp lý đã quy định và đượctính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí của hạng mục công trình đó cho cácgiai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang dang theo giá trịdự toán của chúng:
Giá trị của Chi phí sxkddđk + Chi phí sxkdfstk Giá trị của
lắp DDCK Giá trị của khối lượng Giá trị khối lượng xâylắpDDCK
xây lắp hoàn thành + xây lắp DDCK theo dự toán theo dự toán theo dự toán
( Nguồn: kế toán tài chính 2, Phan Đình Ngân, Nguyễn Thanh Huyền)
1.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Để tính giá thành công tác xây lắp hoàn thành có thể áp dụng nhiều phương thứctính giá thành khác nhau phụ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tínhgiá thành sản phẩm.
- Thường áp dụng các phương pháp sau:
Phương pháp trực tiếp ( phương pháp giản đơn):
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn,đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp nhau.
Giá thành thực tế Chi phí thi Chi phí thi Chi phí thi Các khoản làm khối lượng hạng = công xây + công xây lắp - công xây lắp - giảm giá thành mục công trình lắp DDĐK FSTK DDCK
hoàn thành bàn giao
Trang 21Giá thành thực tế Tổng giá thành thực tế đơn vị xây lắp hoàn thànhđơn vị sản phẩm =
xây lắp hoàn thành Số lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Theo phương pháp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giáthành là từng đơn đặt hàng Hàng tháng chi phí thực tế phát sinh được tập hợp chotừng đơn đặt hàng, khi nào công trình hoàn thành thì chi phí tập hợp cũng chính là giáthành thực tế của đơn đặt hàng Trong trường hợp đơn đặt hàng có nhiều công trình,hạng mục công trình, để xác định giá thành cho từng công trình, hạng mục công trìnhcó thể dùng phương pháp liên hợp như kết hợp phương pháp trực tiếp với phươngpháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số ( Nguồn: kế toán tài chính 2, Phan Đình Ngân,Nguyễn Thanh Huyền).
1.6 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Tài khoản sử dụng:
Để tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp, kế toán sử dụng tàikhoản 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Nội dung và kết cấu của tài khoản như sau:
Bên nợ:- Các chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đếngiá thành sản phẩm xây lắp công trình, hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ.
- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phísử dụng máy thi công, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sảnphẩm công nghiệp và dịch vụ, lao vụ khác…
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chínhchưa được xác định tiêu thụ trong kỳ.
Bên có: - Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao.
- Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán.- Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp chokhách hàng.
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chínhđược xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Trang 22- Trị giá nguyên vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho.Số dư bên nợ:
- Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chínhchưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
TK 154 chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2:TK1541- xây lắp.
TK 1542- sản phẩm khác.TK 1543- dịch vụ.
TK 1544- chi phí bảo hành xây lắp. Phương pháp hạch toán:
TK 621 TK 154 TK 152,153,111 (1) (6)
TK622
(2)
TK 632 TK 623
Trang 23(1) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp(2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp(3) Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công(4) Kết chuyển chi phí sản xuât chung
(5) Giá thành xây lắp của các nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầuchính chưa được xác định trong kỳ kế toán
(6) Các khoản giảm chi phí sản xuất
(7) Giá thành sản phẩm xây lắp được bàn giao
Trang 24CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNHGIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPXD TM & DV TOÀN CẦU
2.1 Tình hình cơ bản của công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu được thành lập theo giấy đăng kí kinhdoanh số 28.03.000.028 do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 19/12/2002, địa chỉ số534 Nguyễn Công Trứ -TP Hà Tĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh với ngành nghề kinh doanh là: Xâydựng các công trình dân dụng, công nghiệp giao thông , thuỷ lợi cấp thoát nước , nướcsinh hoạt , trạm và đường dây 35kv trở xuống, san lấp mặt bằng, kinh doanh vật liệuxây dựng.
Với những đặc trưng vốn có của ngành xây dựng đòi hỏi doanh nghiệp hoạt độngtrong nghành xây dựng phải có một lượng vốn tương đối lớn Tại thời điểm đầu Côngty Cổ phần xây dựng Toàn Cầu có nguồn vốn kinh doanh là 25.000.000.000 đồng.
Với số vốn đó công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh.vấn đề cần quan tâm nhất trong giai đoạn hiện nay là vốn, ban giám đốc đã tìm mọibiện pháp huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong công ty và cácthành phần kinh tế khác, vay Ngân hàng, liên doanh…Khi đả có vốn công ty lại mắcphải khó khăn như doanh nghiệp khác đó là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xâydựng tồn tại rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xâydựng của nhà nước cũng như tư nhân.
Nhận thức rỏ khó khăn đó, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phân xâydựng Toàn Cầu luôn nêu cao tình thần sáng tạo là hàng đầu, cố gắng củng cố uy tín củamình trên thị trường, nâng cao công tác quản lý kinh tế kỷ thuật, hạch toán kế hoạch saocho chi phí sản xuất thấp nhất, giá thành hạ và vẫn đảm bảo chất lượng công trình Dovậy trong thời gian qua Công ty đả tham gia thi công được nhiều công trình lớn.
* Quy mô hoạt động của công ty: 25 tỷ.
Vốn cố định: 10.000.000.000đVốn lưu động : 10.000.000.000đVốn cổ phần : 5.000.000.000đ
Trang 25- Thiết kế công trình cầu, hầm đường giao thông.
- Thiết kế các công trình giao thông đường bộ, cầu nhỏ phục vụ giao thôngđường bộ.
- Sửa chữa, lắp ráp, tân trang, hoán cải, phục hồi phương tiện, thiết bị giao thôngvận tải.
- Sản xuất cấu kiện bê tông.
- Lắp đặt các công trình điện, hệ thống đường dây điện cao thế và trạm biến ápdưới 35KVA.
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý ở công ty được tổ chức theo cơ chế trực tuyến Nhờ cách tổ chứcnày Giám đốc công ty có thể khuyến khích và tận dụng được khả năng, năng lực củacán bộ cấp dưới một cách tối ưu đồng thời vẫn đảm bảo cơ cấu chế độ của thủ trưởng.
Công ty CPXD Toàn Cầu đã xây dựng được quy mô, mô hình quản lý phù hợpvới yêu cầu nền kinh tế thị trường, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cóbộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng bao đã đáp ứng nhiệm vụ chỉ đạo và thực hiệnkiểm tra các hoạt động sản xuất xây dựng của công ty.
- Đứng đầu là Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chính đồng thời là đại diện pháp nhâncủa Công ty chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Công ty có 2 phó Gíám đốc:
+ Một phó Giám đốc chịu trách nhiệm về kỷ thuật.+ Một phó Giám đốc phụ trách về kế hoạch.
- Các phòng ban chức năng gồm:
Trang 26+ Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc khai thác thị trường,xây dựng định mức kinh tế kỷ thuật nội bộ, kiểm tra dự án đầu vào, lập dự án thi công,phân bổ kế hoạch sản xuất xây dựng.
+ Phòng kỹ thuật,vật tư: Có nhiệm vụ tham mưu giúp ban Giám đốc các công táccó liên quan đến vật tư, kỹ thuật, xe máy thi công an toàn lao động và vệ sinh côngnghiệp xây dựng, định mức tiêu hao vật tư, định mức kỹ thuật để làm cơ sở cho kếtoán hạch toán, tính toán cả chỉ tiêu có liên quan.
+ Phòng vật tư đấu thầu: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc các công trìnhxây dựng nên lựa chọn công trình nào là đạt hiệu quả, thu được lợi nhuận tối đa, cầnlựa chọn công trình nào để đấu thầu và đấu thầu với giá nào.
+ Phòng Kế toán- Tài chính: Làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong côngtác quản lý tài chính, công tác hạch toán kinh tế trong công ty và nội bộ doanh nghiệplập kế hoạch về nhu cầu vốn và sử dụng nguồn vốn.
+ Các đội sản xuất: Có nhiệm vụ quản lý đội và tổ chức thi công theo yêu cầunhiệm vụ của giám đốc giao tổ chức kí kết hợp đồng kinh tế nội bộ thanh toán hợpđồng khoán của các đội.
Trang 27Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của công ty
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Các phóGiám đốc
Kế toán trưởng
Phòngkỷ thuật
Phòng kế hoạch
Phòng vật tư
Phòng vật tư đấu thầu
Phòng kế toán
tài chính
Đội xây dựng số
Đội xây dựng số
Đội xây dựng số
Đội xây dựng số
Đội xây dựng số
XN gạch ngói và
XD Hương
KhêGiám đốc
Trang 282.1.4 Tổ chức công tác kế toán
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Công ty Cổ phần xây dựng Toàn Cầu là công ty có tổ chức công tác kế toán theohình thức tập trung Toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại một phòngcông tác kế toán của Công ty, nhận chứng từ của các đội, xí nghiệp và các đơn vị trựcthuộc để ghi sổ, lập báo cáo.
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán độiKế toán trưởng
Kế toán vốn bằng tiền và công nợ
Kế toán tiền lương
Kế toán chuyên quản lý các đội
Kế toán thuế
Kế toán vật tư , tài sản
Thủ quỹ
Trang 29Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Trang 30*Phòng kế toán có 09 người
- Kế toán trưởng Công ty: Giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ
công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế, hạch toán của đội, kiểm tra kiểm soát việcxác lập và thực hiện các kế hoạch sản xuất kỷ thuật tài chính, điều hành công việcchung trong phòng kế toán, hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán của nhân viên, tìnhhình biến động của vật tư, các khoản thu nhập và hoàn thành nghĩa vụ của công ty.
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Tập hợp phản ánh chi phí sản
xuất kinh doanh và tính giá thành của từng công trình, từng đội và toàn công ty.
- Kế toán vốn bằng tiền, công nợ: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có và tình
hình tăng giảm và quỷ tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, vốn bằng tiền khác, các khoảnvay nợ, hạch toán tình hình thanh toán với khách hàng đối chiếu xác nhận với cấp trên.
-Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính toán theo dõi tình hình thanh toán với
cán bộ công nhân viên.
- Kế toán vật tư, tài sản, công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ phản ánh toàn bộ số
hiện có và tình hình tăng giảm, khấu hao, sửa chửa thanh lý, nhượng bán Phản ánh sốlượng, chất lượng, giá trị vật tư hàng hoá, công cụ lao động và chi phí vật liệu công cụlao động, chi phí giá thành hiện ứ đọng.
- Kế toán chuyên quản lý các đội: Có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hạch toán
ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ và thực hiện xử lý sơ bộ chứng từ có liên quanđến hoạt động kinh doanh ở từng đội, định kì gửi các chứng từ về phòng kế toán củacông ty.
- Kế toán thuế: Theo dõi các khoản thuế phát sinh trong Công ty.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý các loại tiền hiện tại có ở Công ty, theo dõi thu,
chi, thực hiện cấp phát, thu chi quỹ, ghi sổ lên báo cáo.
Trang 31* Trình tự ghi sổ kế toán như sau:
1 Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, kế toán lập Chứng từ ghi sổ Căn cứ vào các Chứngtừ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ Sau đó ghi vào Sổ cái Các chứng từkế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toánchi tiết có liên quan.
2 Cuối tháng phải khoá sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinhNợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái Căn cứ vào Sổ cáilập Bảng cân đối phát sinh.
3 Sau khi đối chiếu đúng khớp số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phátsinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằngtổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và tổng số dưCó của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từngtài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoảntương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Trang 32Sơ đồ 2.3 - Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Ghi chú:
Ghi hằng ngàyGhi cuối quýQuan hệ đối chiếu
Sổ quỷ
Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ CÁI
Sổ đăng ký CTGS
Bảng tổng hợp chi tiết
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
Chứng từ kế toán
Trang 33bằng tiền 5,309,711,573 6,160,399,152 7,167,225,475 850,687,579 18,80 1,006,826,323 14,002 Khoản
phải thu 10,793,991,743 11,232,092,187 15,154,548,332 438,100,440 3,90 3,922,456,150 25,883 Hàng
tồn kho 4,208,854,993 3,578,000,000 1,947,882,360 (630,854,993) (17,63) (1,630,117,640) (83)4 TSNH
II TSCĐ
& ĐTDH 2,415,803,412 4,624,425,851 3,375,676,625 2,208,622,439 47,76 (1,248,749,226) (37)
B NGUỒN VỐN
22,744,253,10625,594,917,19027,645,332,7922,850,664,09011,142,050,415,6007,42I NỢ
PHẢI TRẢ
10,942,877,07410,868,488,09113,222,986,081(74,388,986)(0,68)2,354,497,99017,811 Nợ
ngắn hạn 10,942,877,074 10,868,488,091 13,222,986,081 (74,388,986) (0,68) 2,354,497,990 17,812 Nợ dài
hạnII Vốn
chủ sở hữu 11,801,376,032 14,726,429,099 14,422,346,710 2,925,053,060 19,86 (304,082,380) (2,11)
Bảng 2.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2008 đến 2010
Qua 3 năm tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty biến động như sau:- Năm 2009 so với năm 2008:
+ Tổng tài sản năm 2009 tăng hơn so với 2008 là gần 2,9 tỷ đồng tương ứng tănggần 11% Sự tăng này do cả 2 nguyên nhân là TSNH & ĐTNH tăng và TSCĐ tăng, mànguyên nhân chủ yếu là do TSCĐ tăng mạnh, tăng hơn so với năm trước gần 2,3 tỷđồng tương đương gần 48% Điều này là do năm vừa qua công ty đã đầu tư thêm thiếtbị, máy móc để thi công các công trình với hi vọng thi công nhanh để hoàn thành trướckế hoạch đã đề ra Các khoản phải thu, vốn bằng tiền tăng nhẹ, riêng hàng tồn khogiảm vì thời gian này công ty có một số công trình mua nguyên vật liệu tới chân công
Trang 34trình làm giảm bớt tiền phí vận chuyển, tiền kho bãi và đồng thời giúp trong thời gianthi công ít bị gián đoạn.
+ Nguồn vốn công ty tăng 11% nguyên nhân là do vốn chủ sở hửu tăng gần 20%vì năm 2009 đã có nhiều công trình hoàn thành và đã được nghiệm thu nên lợi nhuậnsau thuế đã tăng lên và nó đã làm cho nguồn vốn tăng lên.
- Năm 2010 so với năm 2009:
+ Tổng tài sản năm nay so với 2009 tăng gần 2 tỷ đồng, tương đương 7 %.Nguyên nhân chủ yếu là do năm nay khoản TSCĐ & ĐTNH tăng 4 tỷ đồng, tươngđương chiếm 17% Các công trình trong năm 2010 đã hoàn thành với số lượng lớn vàđược nghiệm thu nên khoản phải thu đã tăng cao, mức tăng gần 27 % Bên cạnh đó thìhàng tồn kho lại giảm xuống với mức giảm 46% vì lượng hàng tồn kho đã xuất hết chocác công trình nên lượng còn lại ít và TSCĐ dài hạn củng đã giảm mạnh nguyên do làmột số máy móc đã được thanh lý để trong thời gian tới đầu tư máy mới phục vụ chocác công trình đang được đấu thầu.
+ Nguồn vốn: Công ty mặc dù đã hoàn thành nhiều công trình nhưng chưa đượcthanh toán nên khoản tiền nợ mua nguyên vật liệu, các thiết bị vẫn chưa được thanhtoán cho nhà cung cấp, do vậy mà khoản nợ phải trả ngắn hạn tăng cao gần 3 tỷ đồngtương đương gần 23%.
Trang 352.1.6 Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm như sau:
Bảng 2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm
Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm biến động tương đối đồng đều, cụ thểnhư sau:
CHỈ TIÊU200820092010+/-2009/2008%+/-2010/2009%
Doanh thu
thuần 39,746,025,922 49,321,571,777 54,135,667,289 9,575,545,850 19,41 4,814,095,510 8,89Giá vốn hàng
bán 37,100,201,511 44,693,144,005 47,445,678,230 7,592,942,490 16,99 2,752,534,230 5,80Lợi nhuận
gộp 2,645,824,411 4,628,427,772 6,689,989,050 1,982,603,361 42,83 2,061,561,278 30,82Doanh thu tài
chính 22,239,667 25,423,542 26,445,187 3,183,875 12,52 1,021,645 3,86 Chi phí tài
chính 613,820,755 1,210,000,000 1,423,374,500 596,179,245 49,27 213,374,500 14,99Trong đó chi
phí lãi vay 613,820,755 1,210,000,000 1,423,374,500 596,179,245 49,27 213,374,500 14,99Chi phí quản
lý doanh nghiệp
1,300,396,1012,450,545,2452,677,812,0431,150,149,14446,93227,266,7988,49Lợi nhuận
thuần từ hđkd 753,847,222 993,306,069 2,615,247,694 239,458,847 24,11 1,621,941,625 62,02Tổng lợi
nhuận kế toántrước t
753,847,222993,306,0692,615,247,694239,458,84724,111,621,941,62562,02Chi phí thuế
thu nhập 211,077,222 248,326,517 653,811,923 37,249,295 15,00 405,485,406 62,02Lợi nhuận
sau thuế TNDN
- Năm 2009 so với năm 2008: Doanh thu thuần tăng lên gần 9,6 tỷ đồng tươngđương gần 25% Sự tăng lên này là do tiến độ thi công nhanh chóng và một số côngtrình đã dược nghiệm thu Mức tăng này có hướng tích cực, vì sự tăng lên của chi phínhỏ hơn nhiều so với sự tăng lên của doanh thu,mức tăng chi phí gần 18% Qua đâykhẳng định một điều là công tác quản lý hay việc kiểm soát chi phí một cách khá tốt,cho nên lợi nhuận gộp đã tăng lên một cách đáng kể gần 2 tỷ đồng chiếm gần 77% Về
Trang 36chi phí tài chính lại tăng lên gần gấp đôi, nhưng không hẳn là dấu hiệu xấu, vì năm2009 doanh nghiệp thực sự rất cần vốn để phục vụ cho các công trình nên tiền lãi vaytăng cao, xét theo mặt này thì biết tận dụng nguồn vốn đi vay nhằm làm giảm tiền thuếvà mang lại được hiệu quả thì đó là dấu hiệu tốt.
- Năm 2010 so với năm 2009: Doanh thu thuần cũng tăng lên gần 5 tỷ đồngchiếm gần 10%, so với mức tăng này thì nó đã giảm mạnh so với mức tăng 2009 Bởivì năm 2010 chưa ký kết được nhiều công trình mà chỉ đang thi công các công trình2009 và sắp hoàn thành Giá vốn tăng gần 7%, mức tăng này mặc dù có xu hướng tốtnhưng so với năm 2008 thì chưa hẳn là tốt Qua tìm hiểu từ phòng kế toán thì đây làmột nguyên nhân khách quan vì năm vừa qua giá nguyên vật liệu tăng cao nên đẩy giávốn tăng lên Nhưng không vì thế mà nhà quản lý không kiểm soát chặt chẻ, mà cầnphải tìm cách bình ổn giá cả, tìm nguồn cung ứng phù hợp và đáng tin cậy thì mới gópphần làm giảm chi phí và dẫn đến lợi nhuận tăng lên.
2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu
2.2.1 Khái quát về công trình “Đường 70”
Để làm rõ hơn công tác kế toán chi phí và tính giá thành SPXL tại công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu, tôi xin lựa chọn công trình “ Đường 70” Đây là một côngtrình có giá trị lớn, thời gian thi công dài Công trình này được khởi công trên cơ sởhợp đồng giao thầu xây lắp số 2640/HĐXD- PMUMT ngày 26/09/2008.
Bên giao thầu: ban quản lý dự án Nghệ AnBên nhận thầu: công ty CP XD Toàn Cầu.
Điều kiện nghiệm thu: Bên A thực hiện nghiệm thu từng công việc xây dựng,từng bộ phận công trình xây dựng, từng giai đoạn thi công xây dựng Đối với các bộphận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trướckhi tiến hành các công việc tiếp theo.
Giá trị hợp đồng dự toán được duyệt 67,152,730,695 đồng.
Tiết kiệm 2% theo qui định tại thông báo 63/TB- VPCP ngày 05/04/2008 củavăn phòng chính phủ là 1,343,054,614 đồng.
Giá trị hợp đồng là 65,809,676,081 đồng.
Trang 37Từ khi khởi công đến cuối quý III - 2010, công trình này đã trải qua nhiều đợt thicông Căn cứ xác định đợt thi công là dựa vào điểm dừng kỹ thuật hợp lý trong hồ sơthiết kế công trình Ngày 30/9/2010, hai bên chủ đầu tư và công ty CPXD Toàn Cầu đãtiến hành nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành trong đợt thi công số 15 (thờigian từ 1/7/2010 đến 30/9/2010) Do vậy, trong bài viết này, em sẽ trình bày công táckế toán chi phí và tính giá thành SPXL tại công ty CPXD Toàn Cầu quý III - 2010 đợt15 thi công công trình Đường 70.
Công trình này được Công ty khoán gọn cho đội thi công Khi phát sinh các nhucầu phục vụ thi công (mua NVL, thuê mướn lao động, thuê máy…), đội thi công chủđộng xin tạm ứng hoặc tự bỏ tiền ra mua sắm Kế toán đội có trách nhiệm thu thập,bảo quản và xử lý sơ bộ bước đầu các chứng từ liên quan Định kỳ, các chứng từ nàyđược gửi về phòng kế toán trung tâm là cơ sở để Công ty hoàn ứng, thanh toán chođội, đồng thời phục vụ cho công tác ghi chép, phản ánh sổ sách kế toán của Công ty.
2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đặc điểm:
NVL trực tiếp sử dụng cho công trình Đường 70 đợt 15 bao gồm:
- NVL chính: : xi măng; cát hạt vàng, hạt mịn…; đá mi bụi, đá dăm…; sỏi; gạch;sắt, thép các loại; nhựa; ống cống; joint cao su; nhựa đường; cừ tràm; vải địa; thínghiệm vật liệu xây dựng; hệ thống cọc tiêu, biển báo, lưới bảo vệ, dải ngăn cách…
- NVL phụ: sơn, ve, vôi, phụ gia, bê tông, kẽm, tôn lượn song, nhũ tương, dâytưới nước, cọc gỗ…
Trang 38Kèm theo giấy đề nghị tạm ứng là bảng chi tiết tạm ứng, hợp đồng kinh tế, hóađơn GTGT…
Đơn vị cung cấp: Công ty cổ phần Vĩnh Phú.
Đơn vị nhận: Công ty Cổ Phần Xây Dựng Toàn Cầu.
Loại vật liệu: Đá 0x4 quy cách Dmax 37.5 (22TCN 334- 06)
Chúng tôi đã giao nhận đúng và đủ số lượng hàng hóa như trên.
CHI TIẾT TẠM ỨNG NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 2010
Đơn vị: công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu Mẫu số: 03- TT
Đội: 1 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày 16 tháng 7 năm 2010Kính gửi: ông giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Toàn Cầu.Tên tôi là: Nguyễn Văn Lân
Địa chỉ:
Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 174,700,000 đồng
Viết bằng chữ: Một trăm bảy mươi tư triệu, bảy trăm ngàn đồng chẵn.
Lý do tạm ứng: để thanh toán tiền mua đá mi bụi, sắt phục vụ thi công dự án đường70.
Thời hạn thanh toán: quyết toán quý III - 2010.
Giám đốc Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị tạm ứng(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Trang 39Căn cứ vào yêu cầu của đội và bảng định mức chi phí vật tư từng công trìnhđược
Bảng chi tiết tạm ứng được kế toán tổng hợp lập từ đầu kỳ, sau đó được chuyển lênban giám đốc, ban giám đốc quyết định cho tạm ứng hay không Nếu đồng ý, Công tysẽ nhanh chóng chuyển khoản (ủy nhiệm chi) hoặc trả tiền mặt (phiếu chi) trực tiếpcho nhà cung cấp.
Ủy nhiệm chiỦY NHIỆM CHI
Chuyển khoản, chuyển tiền điện tửNgày 19 tháng 8 năm 2010Đơn vị trả tiền: Công ty CP XD TM & DV Toàn CầuTK:
Tại kho bạc nhà nước, ngân hàng kho bạc nhà nướcĐơn vị nhận tiền: Công ty cổ phần Vĩnh Phú.
Địa chỉ: số 225 đường Mạc Đĩnh Chi, phường 4, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ AnTK số: 370201007938 ngân hàng Sacombank chi nhánh tỉnh Nghệ An.
Nội dung thanh toán, chuyển tiền: chi trả tiền mua đá mi bụi.Số tiền bằng số: 79.200.000 đồng
(viết bằng chữ: bảy mươi chín triệu, hai trăm ngàn đồng chẵn )
Trang 40Một số loại NVL khi mua về không được sử dụng ngay hoặc sử dụng khônghết, đội tiến hành nhập kho và lưu kho ngay tại chân công trình (xi măng, vải địa kỹthuật, sắt thép…) Khi có nhu cầu sử dụng, NVL được xuất kho phục vụ thi công, xâydựng
Ví dụ: xi măng phục vụ thi công công trình Đường 70 mua về nhưng chưa cónhu cầu sử dụng ngay, kế toán đội tiến hành nhập kho.
Phiếu nhập kho
Đơn vị: Công ty CPXD TM & DV Toàn Cầu Mẫu số 01- VTĐịa chỉ: đội 1 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Nợ:
Có:
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 12 tháng 7 năm 2010 Số 12
Họ tên người giao: Trần Văn An
Theo phiếu xuất kho số ngày tháng năm Nhập tại kho: công trình Đường 70
STT Tên vậttư Mã số ĐVT
Số lượng
Đơn giá
(đồng) Thành tiền(đồng)Chứng
từ Thựcnhập
1 Xi măngBỉm Sơn Tấn 2.5 2.5 820,000 2,050,000 2
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai triệu năm mươi ngàn đồng chẵn.Số chứng từ gốc kèm theo: