1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội

100 507 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Hạch Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Xây Dựng Dân Dụng Hà Nội
Tác giả Hoàng Thị Ngọc Thúy
Người hướng dẫn Thầy Giáo Trương Anh Dũng
Trường học Công Ty Xây Dựng Dân Dụng Hà Nội
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Quá trình sản xuất có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng cần các yếu tố như sức lao động, tư liệu lao động v

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Quá trình sản xuất có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng cần các yếu tố như sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được biểu hiện dưới dạng vật hoá - một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất Khác với tư liệu lao động, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm Hơn nữa, nguồn cung cấp nguyên vật liệu không phải là vô hạn, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra Mặt khác, trong quá trình phát triển, xu hướng chung của các doanh nghiệp là mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh Để đạt được mục tiêu này, một trong những biện pháp được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu là giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tìm được nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, chất lượng đảm bảo và có giá thành hạ Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tổ chức quản lý và sử dụng nguyên vật liệu Có như vậy, hiệu quả kinh tế đạt được mới cao, mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội, nguyên vật liệu cũng là đối tượng lao động đặc biệt quan trọng Chi phí nguyên vật liệu chiếm tới 70% - 75% trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm nên công tác quản lý nguyên vật liệu cần được quan tâm hàng đầu.

Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội, em đã nhận thức sâu sắc và cụ thể hơn về công tác kế toán

Trang 2

nguyên vật liệu, cũng như tầm quan trọng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, thi công các công trình Em rất yêu thích đề tài về nguyên vật liệu và muốn được đi sâu tìm hiểu nhiều hơn nữa về đề tài này Chính vì vậy, em đã

lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội ” cho luận văn tốt nghiệp của mình.

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 phần:

Phần 1: Cơ sở lý luận về hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp.

Phần 2: Thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội.

Phần 3: Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội.

Do thời gian thực tập tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội chưa nhiều, hơn nữa, kiến thức hiểu biết thực tế còn có hạn, luận văn tốt nghiệp của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo hướng dẫn để luận văn tốt nghiệp của em được sâu sắc và toàn diện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Trương Anh Dũng, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cô chú, anh chị công tác tại Phòng Kế toán tài vụ Công ty trong thời gian em thực tập tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2006

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Ngọc Thuý

Trang 3

Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu.

-Khái niệm: Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu

tố cơ bản của quá trình sản xuất và là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm mới

-Đặc điểm:

Về mặt nội dung: Nguyên vật liệu bao gồm nhiều thứ như: vôi, cát, gạch, đá, sỏi, xi măng, sắt thép,…Đây là những nguyên vật liệu rất đặc trưng của ngành xây lắp, khác hẳn với nguyên vật liệu của các ngành sản xuất khác như: sợi trong doanh nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp đóng giày, vải trong

Trang 4

doanh nghiệp may mặc,…Khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác dụng của lao động, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.

Về mặt giá trị: Giá trị nguyên vật liệu cần thiết để tạo ra một sản phẩm xây lắp thường rất lớn, có thể lên tới hàng chục, hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng Khi tham gia vào quá trình sản xuất toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm.

Về mặt khối lượng: Khối lượng nguyên vật liệu lớn, chẳng hạn khối lượng của xi măng, sắt thép, cát, đá,… có thể lên đến hàng nghìn tấn trong một công trình.

Chi phí vận chuyển của nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất thi công một đơn vị sản phẩm xây lắp cũng khác nhau trong từng giai đoạn cụ thể, ví dụ với một tòa nhà cao tầng thì chi phí vận chuyển nguyên vật liệu để xây tầng 1 nhỏ hơn nhiều so với chi phí vận chuyển cùng lượng nguyên vật liệu đó để xây tầng thứ 15, 16.

Vai trò của nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, từ 70% - 75%.

Trong quá trình sản xuất thi công các công trình, nguyên vật liệu chuyển dịch toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm Có thể nói nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên sản phẩm, không có nguyên vật liệu thì sẽ không có sản phẩm.

Nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng sản phẩm Số lượng nguyên vật liệu nhiều thì số lượng sản phẩm sẽ nhiều và ngược lại Mặt khác, muốn sản phẩm có chất lượng tốt thì nguyên vật liệu

Trang 5

cũng phải có chất lượng tốt Vì vậy, một chính sách quản lý và sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Hơn nữa, trong các doanh nghiệp xây lắp khối lượng nguyên vật liệu rất lớn, nếu công tác quản lý không tốt sẽ gây thất thoát, lãng phí một lượng nguyên vật liệu đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Trong xu thế thị trường hiện nay, với nguồn lực như nhau thì việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, quyết định sự thành công trong công tác kinh doanh của doanh nghiệp

Tóm lại, nguyên vật liệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp xây lắp Do vậy, việc tổ chức công tác quản lý nguyên vật liệu là việc làm cần thiết trong mỗi doanh nghiệp Thực hiện tốt việc này sẽ tạo điều kiện cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

1.1.2.Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp có đặc điểm là số lượng lớn, nhiều chủng loại và hay bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài Vì vậy, yêu cầu quản lý nguyên vật liệu là một yêu cầu cấp thiết và cần được thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu từ thu mua, dự trữ đến bảo quản và sử dụng.

Trong khâu thu mua, nguyên vật liệu phải được quản lý về khối lượng, quy cách, chủng loại, giá mua, thuế và chi phí thu mua Mỗi loại nguyên vật liệu chỉ được phép hao hụt trong định mức Bên cạnh đó, quá trình thu mua cũng cần được quản lý chặt chẽ về mặt thời gian, tiến độ thực hiện.

Trong quá trình bảo quản, để bảo quản tốt nguyên vật liệu, giảm thiểu hư hao, mất mát, các doanh nghiệp cần có hệ thống kho đủ tiêu chuẩn, đảm bảo cả về số lượng, chất lượng và giá trị của nguyên vật liệu Doanh nghiệp cần bố trí thủ kho có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ để quản lý nguyên vật

Trang 6

liệu và thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho, tránh việc bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tư.

Trong khâu sử dụng, cấn tổ chức tốt việc ghi chép nhằm phản ánh chính xác tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu Trên cơ sở đó, so sánh với giá thành kế hoạch để đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu Từ đó, tìm biện pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu.

Trong dự trữ nguyên vật liệu, đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán chính xác giá thành kế hoạch trên cơ sở giá thành dự toán, từ đó xác định lượng nguyên vật liệu cần thiết cho mỗi công trình và dự trữ đầy đủ Tuy nhiên, cần nói rõ hơn về vấn đề dự trữ, trong các doanh nghiệp xây lắp, các công trình ở rải rác các nơi nên doanh nghiệp không thể tiến hành dự trữ nguyên vật liệu vì chi phí bảo quản và vận chuyển quá lớn Doanh nghiệp chỉ dự trữ tại kho công trình đảm bảo việc thi công chính công trình đó được diễn ra liên tục, không bị ngừng do thiếu nguyên vật liệu.

Với cách thức quản lý nguyên vật liệu như vậy, doanh nghiệp sẽ có đầy đủ thông tin về giá trị, hiện vật của từng loại khi cần

1.1.3.Vai trò và nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu.

Hạch toán nguyên vật liệu là việc ghi chép, phản ánh đầy đủ tình hình thu mua, nhập, xuất và dự trữ nguyên vật liệu lên sổ sách kế toán Thông qua tài liệu kế toán nguyên vật liệu, nhà quản lý có thể có được những thông tin cần thiết về nguyên vật liệu như: vật liệu có đảm bảo chất lượng không, thừa hay thiếu so với nhu cầu sản xuất, nguồn cung cấp nào tốt, Những thông tin này giúp cho nhà quản lý có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, phù hợp với thực tế, đảm bảo yêu cầu quản lý nguyên vật liệu.

Như vậy, hạch toán nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong quản lý và sử dụng nguyên vật liệu Để phát huy được vai trò đó đòi hỏi công tác hạch

Trang 7

toán nguyên vật liệu phải đảm bảo những yêu cầu nhất định về quản lý và cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu.

- Ghi chép, tính toán, phản ánh trung thực, chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của nguyên vật liệu nhập kho.

- Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị nguyên vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

- Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng.- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, kém phẩm chất, có biện pháp xử lý kịp thời.

- Thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu.

1.2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp.1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu.

Trong các doanh nghiệp xây lắp, nguyên vật liệu có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất thi công Trong thực tế công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, đặc trưng dùng để

phân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất là vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất thi công Theo đặc trưng này, nguyên vật liệu

được phân ra các loại như sau:

- Nguyên liệu và vật liệu chính (NVLC): Là nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình sản xuất thi công sẽ cấu thành nên hình thái vật chất của sản

Trang 8

phẩm Danh từ nguyên liệu ở đây dùng để chỉ đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp.

- Nhiên liệu là những thứ dùng để tạo ra nhiệt năng như than đá, than bùn, củi, xăng, dầu,…Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một loại vật liệu phụ nhưng được tách ra thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm một tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Nhiên liệu cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại vật liệu phụ thông thường.

- Vật liệu phụ là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý.

- Phụ tùng thay thế là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ.

- Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản là các loại thiết bị, vật liệu phục vụ cho hoạt động xây lắp, xây dựng cơ bản.

- Vật liệu khác là các loại vật liệu đặc chủng của từng doanh nghiệp hoặc phế liệu thu hồi.

Hạch toán theo cách phân loại nói trên đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại nguyên vật liệu, giúp cho doanh nghiệp tổ chức tài khoản chi tiết dễ dàng hơn trong việc quản lý và hạch toán vật liệu Tuy nhiên, do quá trình sản xuất cụ thể được tiến hành ở các doanh nghiệp khác nhau nên việc phân loại vật liệu như trên chỉ mang tính chất tương đối.

Phân loại theo nguồn hình thành: Bao gồm nguyên vật liệu nhập mua

ngoài, gia công chế biến, nhận góp vốn Phân loại nguyên vật liệu theo cách

Trang 9

này cho biết nguồn nhập vật liệu là từ nguồn nào, từ đó giúp cho công tác tính giá nguyên vật liệu được chính xác hơn.

Phân loại theo quyền sở hữu: Bao gồm vật liệu của doanh nghiệp, vật

liệu giữ hộ, vật liệu nhận gia công chế biến Cách phân loại này cho biết vật liệu nào thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, vật liệu nào không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

Phân loại theo các nhu cầu khác nhau: Bao gồm nguyên vật liệu phục

vụ cho công tác quản lý, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nguyên vật liệu phục vụ công tác bán hàng Phân loại theo cách này giúp cho doanh nghiệp quản lý nguyên vật liệu theo từng nơi sử dụng, từ đó giúp cho việc phân bổ nguyên vật liệu được chính xác.

1.2.2 Tính giá nguyên vật liệu.

Tính giá nguyên vật liệu là việc xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định Thông qua việc tính giá mới có thể tính đúng, tính đủ chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu được đánh giá theo nguyên tắc giá phí Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các loại nguyên vật liệu hiện có ở doanh nghiệp phải được phản ánh trong sổ sách kế toán và báo cáo kế toán theo trị giá vốn thực tế tức là toàn bộ số tiền doanh nghiệp bỏ ra để có được nguyên vật liệu đó.

*Tính giá nguyên vật liệu nhập kho.

Giá thực tế của NVL là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp đó tạo ra NVL Giá thực tế của NVL nhập kho được xác định tuỳ từng nguồn nhập.

- Với vật liệu mua ngoài:

Giá thực tế =Giá mua ghi +Chi phí -Hao hụt được

Trang 10

của NVLtrên hoá đơnthu muabồi thường

Trong đó, giá mua ghi trên hoá đơn là giá mua không có thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với doanh nghiệp tính giá theo phương pháp khấu trừ, và là giá bao gồm thuế GTGT đối với doanh nghiệp tính giá theo phương pháp trực tiếp.

Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản từ nơi mua đến kho của doanh nghiệp, chi phí thuê kho bãi trung gian, công tác phí của cán bộ thu mua, các khoản thuế, lệ phí phải nộp phát sinh trong quá trình thu mua và hao hụt trong định mức được phép tính vào giá vật liệu.( Cũng được xác định trên cơ sở phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp chọn.)

Chi phí gia công chế biến bao gồm các khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để chế biến vật liệu.

- Với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế nhập kho là giá thực tế của vật liệu xuất thuê ngoài gia công cộng với chi phí bốc dỡ, vận chuyển đến nơi thuê gia công và từ nơi đó về doanh nghiệp, cộng tiền thuê ngoài gia công.

- Với vật liệu được góp vốn liên doanh: Giá thực tế của NVL là giá trị NVL được các bên tham gia góp vốn thừa nhận.

- Với vật liệu vay mượn tạm thời của đơn vị khác thì giá thực tế nhập kho được tính theo giá thị trường hiện tại của số NVL đó.

- Với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp thì giá thực tế được tính theo đánh giá thực tế hoặc theo giá bán trên thị trường.

Trang 11

*Tính giá nguyên vật liệu xuất kho.

Để xác định giá thực tế ghi sổ của nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ, tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây:

o Phương pháp giá thực tế đích danh.

o Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO).o Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO).o Phương pháp giá bình quân.

o Phương pháp giá hạch toán.

Phương pháp giá thực tế đích danh.

Theo phương pháp này, vật liệu xuất kho sẽ được sử dụng giá nhập để xác định (nhập giá nào xuất theo giá đó) Vật liệu sẽ được quản lý riêng cả về hiện vật và giá trị theo từng lô, từng lần nhập Xuất vật tư của lô nào sẽ tính theo giá thực tế của lô đó Phương pháp giá thực tế đích danh thường sử dụng trong các doanh nghiệp có ít loại vật liệu hoặc vật liệu ổn định, có tính tách biệt và nhận diện được Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại NVL với số lượng lớn thì không nên áp dụng phương pháp này.

Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá NVL được thực hiện

kịp thời và thông qua việc tính giá NVL xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô NVL.

Tuy nhiên, để áp dụng được phương pháp này, thì điều kiện cốt yếu là

hệ thống kho tàng của doanh nghiệp cho phép bảo quản riêng từng lô NVL nhập kho.

Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).

Theo phương pháp này, giả thiết rằng số nguyên vật liệu nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết đợt nhập trước mới đến đợt nhập sau theo giá

Trang 12

thực tế của từng đợt hàng nhập Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của nguyên vật liệu và giá mua thực tế của nguyên vật liệu nhập kho trước sẽ được sử dụng làm giá để tính giá thực tế của nguyên vật liệu xuất trước Và do vậy, giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số nguyên vật liệu nhập kho sau cùng.

Phương pháp này có ưu điểm là nó gần đúng với luồng nhập - xuất

NVL trong thực tế Không kể trường hợp đặc biệt, việc nhập - xuất NVL trong thực tế gần như là nhập trước - xuất trước Hơn thế nữa, trong trường hợp NVL được quản lý theo đúng hình thức nhập trước - xuất trước, phương pháp này sẽ gần với phương pháp giá thực tế đích danh, do đó sẽ phản ánh

tương đối chính xác giá trị NVL tồn kho và xuất kho Tuy nhiên nhược điểm

của phương pháp nhập trước - xuất trước là phải tính giá theo từng danh điểm NVL và phải hạch toán chi tiết NVL tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều

công sức Phương pháp nhập trước - xuất trước chỉ thích hợp với những

doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập kho của mỗi danh điểm

không nhiều

Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO).

Phương pháp này giả định lô nguyên vật liệu nào nhập trước sẽ được xuất trước, xuất hết đợt nhập sau mới sử dụng đến đợt nhập trước đó Xuất của đợt nhập nào thì lấy theo giá nhập của đợt nhập đó.

Về cơ bản ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng của phương pháp nhập sau - xuất trước cũng giống như phương pháp nhập trước - xuất trước,

nhưng sử dụng phương pháp nhập sau - xuất trước giúp cho chi phí kinh

doanh của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL.Phương pháp giá bình quân.

Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán xác định được giá bình quân của một đơn vị NVL, căn

Trang 13

cứ vào lượng NVL xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế NVL xuất trong kỳ.

Trong đó, đơn giá bình quân có thể tính theo một trong ba cách sau:+Theo đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ:

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm

NVL nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều.

Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ có ưu điểm là giảm nhẹ

được việc hạch toán chi tiết NVL so với phương pháp nhập trước - xuất trước và nhập sau - xuất trước, không phụ thuộc vào số lần nhập, xuất của từng danh điểm NVL.

Nhược điểm của phương pháp này là dồn công việc tính giá NVL xuất

kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác, đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm NVL.

+Theo đơn giá bình quân cuối kỳ trước.

Theo phương pháp này, kế toán xác định giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực tế và lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước Dựa vào giá đơn vị bình

Đơn giá bq cả kỳ dự trữ

Giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳSố lượng của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Đơn giá bq cuối kỳ trước

Giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ trước

Số lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước

Trang 14

quân nói trên và lượng NVL xuất kho trong kỳ để kế toán xác định giá thực tế NVL xuất kho theo từng danh điểm.

Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán, nhưng độ chính xác của công việc tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả NVL, trường hợp giá cả thị trường NVL có sự biến động lớn thì việc tính giá NVL xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác và có trường hợp gây ra bất hợp lý (tồn kho âm).

+Theo đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập:

Trong phương pháp này, sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định giá bình quân của từng danh điểm NVL Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng NVL xuất kho giữa hai lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế NVL xuất kho.

Phương pháp này cho phép kế toán tính giá NVL xuất kho kịp thời nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều và phải tiến hành tính giá theo

Giá thực tế của NVL nhập kho thuộc đợt nhập đó

Số lượng NVL tồn kho trước đợt nhập

Số lượng NVL nhập kho thuộc

đợt nhập đóĐơn giá bq

sau mỗi lần nhập

Trang 15

Ngoài các phương pháp cơ bản trên, trong thực tế công tác kế toán, để giảm nhẹ việc ghi chép cũng như để bảo đảm tính kịp thời của thông tin kế toán, để tính giá thực tế của vật liệu xuất dùng, kế toán còn sử dụng phương pháp giá hạch toán Theo phương pháp này, toàn bộ nguyên vật liệu biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ) Cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức:

Giá thực tế củaNVL xuất kho=

Giá hạch toán

NVL xuất khoxHệ số giá

Trong đó:

Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại vật liệu, giá cả thường xuyên

biến động, nghiệp vụ nhập - xuất vật liệu diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được Do đó, việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán.

Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về NVL trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm NVL, số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít.

1.3 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp.1.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng.

Trong các doanh nghiệp xây lắp, khối lượng nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình thi công rất lớn Do vậy, công tác hạch toán chi tiết nguyên vật

Hệ số giá NVL

Giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ

Giá hạch toán NVL tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ

Trang 16

liệu khá phức tạp và tốn nhiều công sức, đòi hỏi phải theo dõi cả giá trị, số lượng cũng như chất lượng của từng danh điểm nguyên vật liệu Vì thế, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nhập, xuất nguyên vật liệu đều phải được lập chứng từ Theo Quyết định 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998, chế độ chứng từ kế toán gồm hai hệ thống là hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn Để hạch toán nguyên vật liệu cần sử dụng các chứng từ sau:

Hoá đơn GTGT (Mẫu 01 - GTKT)Hoá đơn bán hàng ( Mẫu 01 - BH)Phiếu nhập kho (Mẫu 01 - VT)Phiếu xuất kho (Mẫu 02 - VT)

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 - VT)Thẻ kho (Mẫu 06 - VT)

Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu 08 - VT)

Ngoài các chứng từ mang tính chất bắt buộc như trên, căn cứ vào nhu cầu quản lý thực tế của mình, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn như:

Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu 04 - VT)

Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu 05 - VT)Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 07 - VT)

Về nguyên tắc, chứng từ dùng để hạch toán nguyên vật liệu phải được lập đầy đủ, ghi chép đúng quy định, trung thực, rõ ràng Tất cả chứng từ gốc đều phải tập trung về bộ phận kế toán Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ các chứng từ đó trước khi ghi sổ.

Trang 17

1.3.2 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song.

Tại kho: Thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu

để ghi số lượng nguyên vật liệu vào “Thẻ kho” “Thẻ kho” được mở theo từng danh điểm trong từng kho

Tại phòng kế toán: kế toán nguyên vật liệu cũng dựa trên chứng từ

nhập, xuất nguyên vật liệu để ghi số lượng và giá trị nguyên vật liệu nhập, xuất vào “Thẻ kế toán chi tiết vật liệu” (mở tương ứng với từng “Thẻ kho”) Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên “ Thẻ kế toán chi tiết vật liệu” với “Thẻ kho” tương ứng do thủ kho chuyển đến, đồng thời từ “ Sổ kế toán chi tiết vật liệu”, kế toán lấy số liệu để ghi vào “Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu” theo từng danh điểm, từng loại nguyên vật liệu để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất, tồn

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu kiểm

tra Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm đối với kế toán thủ công là

khối lượng ghi chép lớn, ghi trùng lặp Mặt khác, việc kiểm tra đối chiếu được thực hiện vào cuối tháng nên có sự hạn chế trong việc kiểm tra các trường hợp bất thường xảy ra.

Phương pháp này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu.

Phiếu nhập kho

Thẻ kho chi tiết NVLSổ kế toán

Bảng tổng hợp nhập xuất tồn

Sổ kế toán tổng hợp về

NVL

Trang 18

Sơ đồ 1: Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song

Ghi cuối thángĐối chiếu

1.3.3 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

Tại kho: Thủ kho theo dõi số lượng nguyên vật liệu nhập xuất tồn trên

“Thẻ kho”

Tại phòng kế toán: cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất kế

toán lập “Bảng kê nhập vật liệu” và “Bảng kê xuất vật liệu” và dựa vào các Bảng kê này để vào “Sổ đối chiếu luân chuyển” Sổ đối chiếu luân chuyển theo dõi số lượng, giá trị của từng danh điểm nguyên vật liệu trong từng kho Khi nhận được thẻ kho, kế toán tiến hành đối chiếu tổng lượng nhập xuất của từng thẻ kho với “Sổ đối chiếu luân chuyển”, đồng thời từ “Sổ đối chiếu luân chuyển” lập “Bảng tổng hợp nhập xuất tồn” để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp

Ưu điểm của phương pháp này là giảm nhẹ được khối lượng công việc

ghi chép của kế toán Tuy nhiên, công việc ghi sổ , kiểm tra đối chiếu bị dồn vào cuối kỳ, nên trong trường hợp số lượng chứng từ nhập xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu khá nhiều thì công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn và làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác.

Trang 19

Phương pháp này thích hợp đối với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm nguyên vật liệu nhưng số lượng chứng từ nhập xuất không nhiều.

Sơ đồ 2: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp đối chiếu luân chuyển

Ghi cuối thángĐối chiếu

1.3.4 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư.

Tại kho: Thủ kho ngoài việc ghi “Thẻ kho” như các phương pháp trên

thì cuối kỳ còn phải ghi lượng nguyên vật liệu tồn kho từ “Thẻ kho” vào “ Sổ số dư”.

Sổ kế toán tổng hợp về nguyên vật liệuBảng

tổng hợp nhập xuất tồn

nguyên vật liệu

Trang 20

Kế toán dựa vào số lượng nhập xuất tồn của từng danh điểm nguyên vật

liệu được tổng hợp từ các chứng từ nhập, xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra các kho theo định kỳ và giá hạch toán để trị giá thành tiền nguyên vật liệu nhập, xuất, từ đó ghi vào “Bảng luỹ kế nhập xuất tồn” (Bảng này được mở theo từng kho) Cuối kỳ, tiến hành tính tiền trên “Sổ số dư” do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho trên “Sổ số dư” với tồn kho trên “Bảng luỹ kế nhập xuất tồn” Từ “Bảng luỹ kế nhập xuất tồn” kế toán lập “Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu” để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp về vật liệu.

Ưu điểm của phương pháp này là tránh được việc ghi chép trùng lặp và

dàn đều công việc ghi sổ trong kỳ, nên không bị dồn việc vào cuối kỳ Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là việc kiểm tra đối chiếu gặp nhiều khó khăn.

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm nguyên vật liệu và đồng thời số lượng chứng từ nhập xuất của mỗi loại khá nhiều, đặc biệt thuận tiện khi doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán.

Phiếu giao nhận chứng từ nhập

Thẻ kho

Phiếu xuất kho

Sổ số dưPhiếu nhập kho

Bảng luỹ kế nhập xuất tồn

Phiếu giao nhận chứng từ nhập

Sổ kế toán tổng hợp về vật liệu

Trang 21

Sơ đồ 3: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp số dư

Ghi cuối thángĐối chiếu

1.4 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu (KKTX)

Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu là việc ghi chép, phản ánh sự biến động về mặt giá trị nguyên vật liệu trên các sổ kế toán tổng hợp.

Để hạch toán tổng hợp NVL có thể áp dụng một trong hai phương pháp là phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ Việc sử dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và trình độ của nhân viên kế toán Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp xây lắp, do đặc điểm sản phẩm là những công trình xây dựng, vật kiến trúc, có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài, nên chế độ kế toán Việt Nam quy định chỉ được hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hoá trên sổ kế toán Giá trị vật tư trên sổ kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ do các tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm vật tư Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư tồn kho so sánh đối chiếu với số lượng tồn trên sổ kế toán xác định số lượng vật tư thừa ,thiếu và xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trang 22

Phương pháp này có độ chính xác cao, cung cấp thông tin về hàng tồn kho kịp thời Doanh nghiệp có nhiều chủng loại nguyên vật liệu, giá trị thấp, nghiệp vụ nhập xuất nhiều thì dùng phương pháp này sẽ tốn nhiều công sức.

Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

- TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu”

Tài khoản này dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế

Bên Nợ: + Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho

+ Giá trị nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kêBên Có: + Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho

+ Trị giá nguyên vật liệu được giảm giá hoặc trả lại người bán + Trị giá nguyên vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê

Dư Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho

TK 152 có thể mở thành các tài khoản cấp 2 như: TK 1521 “Nguyên vật liệu chính”, TK 1522 “ Vật kết cấu”, TK 1523 “Nhiên liệu”, TK 1524 “ Phụ tùng thay thế”,

- TK 151 “Hàng mua đang đi đường”

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại vật tư, hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng chưa về nhập kho của doanh nghiệp và tình hình hàng đi đường đã về nhập kho.

Bên Nợ: Giá trị vật tư hàng hoá đang đi đường

Bên Có: Giá trị hàng đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách

Trang 23

Dư Nợ: Giá trị hàng đi đường chưa về nhập kho

Ngoài các tài khoản trên, doanh nghiệp còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 111, TK 112, TK 113, TK 331, TK 621, TK 623, TK 627, TK 642.

Phương pháp hạch toán:

Nguyên vật liệu thường xuyên biến động tăng, giảm trong quá trình sản xuất thi công Trong đó, nguyên vật liệu tăng chủ yếu do mua ngoài, do nhận vốn góp, nhận cấp phát, ; giảm chủ yếu do xuất dùng cho sản xuất thi công , xuất đi góp liên doanh với đơn vị khác, Việc hạch toán nguyên vật liệu ngoài việc căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn phải căn cứ vào phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp đang áp dụng.

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua và giá bán của nguyên vật liệu là giá không bao gồm thuế GTGT Đối với các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc nguyên vật liệu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá mua và giá bán nguyên vật liệu là giá bao gồm cả thuế GTGT.

Có thể tóm tắt quá trình hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX như sau:

Trang 24

TK 111,112,331TK 154

TK 632

TK 128,228,222

TK 411

TK 1381TK 128,228,222

TK 151NVL mua đang đi

đường NVL đi đường nhậpkhoTK 154

NVL tự sản xuất nhập kho hoặc nhập kho phế liệu thu hồi

TK 711

Nhập kho NVL từ thanh lý TSCĐ

TK 411

NVL được cấp phát, nhận vốn góp liên doanh

Nhận lại vốn gópliên doanh

Nhập NVL đã xuất nhưng chưa sử dụng hết

Trị giá NVL xuất kho

NVL xuất thuê ngoài gia công

Giá vốn NVL xuất bán

Xuất NVL để góp vốn liên doanh

Xuất NVL trả góp vốn liên doanh

CKTM, giảm giá hàng mua hoặc trả lại NVL cho người bán

TK 133

Thuế GTGT của hàng trả lại

NVL thiếu khi kiểm kê

Trang 25

Sơ đồ 4: Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX

1.5 Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm một số nước về hạch toán nguyên vật liệu.

1.5.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về hạch toán nguyên vật liệu.

Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho được quy định tại chuẩn mực số 2 (IAS 2) do Hiệp hội chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) nay là Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ban hành Nội dung của chuẩn mực này là xác định giá trị hàng tồn kho, ghi nhận chi phí và phương pháp trình bày báo cáo tài chính.

Theo IAS 2, nguyên vật liệu là một loại hàng tồn kho nên nó được quản lý và hạch toán theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho dựa trên nguyên tắc giá gốc Vấn đề cơ bản trong hạch toán nguyên vật liệu là giá trị nguyên vật liệu tồn kho được ghi nhận là tài sản và được vào kết chuyển cho tới khi các khoản doanh thu tương ứng được thực hiện theo khái niệm phù hợp.

Phương pháp tính giá nhập kho nguyên vật liệu.

Theo IAS 2, các yếu tố cấu thành giá phí nhập kho nguyên vật liệu (giá gốc) bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác phát sinh để có được nguyên vật liệu ở địa điểm và trạng thái hiện tại Trong đó:

Trang 26

Chi phí thu mua bao gồm: giá mua ghi trên hoá đơn; thuế nhập khẩu và các loại thuế khác; chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản trong quá trình mua hàng; giảm giá và chiết khấu thương mại.

Chi phí chế biến bao gồm: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung biến đổi, chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ với khả năng hoạt động sản xuất bình thường.

Các chi phí khác như: chi phí thiết kế, chi phí đi vay,…

Như vậy, các chi phí trên nếu cao hơn mức bình thường (cao hơn định mức) và các chi phí bảo quản nguyên vật liệu tồn kho, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng sẽ không được tính vào giá gốc của nguyên vật liệu nhập kho, trừ khi những chi phí này là cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo.

Phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu.

Để tính giá nguyên vật liệu xuất kho, IAS đưa ra 4 phương pháp:Phương pháp giá đích danh

Phương pháp bình quân gia quyền

Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)

Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp LIFO, cần trình bày sự khác biệt giữa số trên Bảng cân đối kế toán hoặc số thấp hơn giữa giá trị tính theo FIFO hoặc bình quân gia quyền và giá trị thuần có thể thực hiện được; hoặc số thấp hơn giữa giá trị hiện hành vào cuối năm và giá trị thuần có thể thực hiện được.

Giá trị nguyên vật liệu tồn kho.

Theo IAS 2, hàng tồn kho phải được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được theo nguyên tắc thận trọng.

Trang 27

1.5.2 Kinh nghiệm một số nước về hạch toán nguyên vật liệu.1.5.2.1 Đặc điểm hạch toán nguyên vật liệu tại Mỹ.

Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Có hai phương pháp

hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp kê khai thường xuyên: Việc mua nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm được ghi vào bên Nợ TK “Hàng tồn kho” chứ không ghi vào TK “ Mua hàng ”; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hàng mua trả lại, giảm giá và chiết khấu hàng mua được ghi trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho chứ không ghi trên tài khoản riêng Kế toán sử dụng các tài khoản chi tiết cho hàng tồn kho để theo dõi chi tiết từng loại hàng tồn kho Trên các tài khoản chi tiết này, cả hai thước đo giá trị và hiện vật cùng được thể hiện.

Phương pháp kiểm kê định kỳ: Giá trị nguyên vật liệu mua vào trong kỳ được ghi Nợ TK “ Mua hàng” Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán xác định được tổng giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ, bằng cách lấy số dư đầu kỳ và nhập trong kỳ trừ đi số dư cuối kỳ.

Tính giá nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn kho được

phản ánh theo giá thực tế (giá gốc) Trong đó:

- Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho gồm giá mua ghi trên hoá đơn cộng với các chi phí thu mua phát sinh trừ đi các khoản chiết khấu hàng mua, hàng mua trả lại hoặc giảm giá được hưởng.

- Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính theo một trong bốn phương pháp: Phương pháp giá thực tế đích danh, phương pháp giá bình quân (bq cả kỳ dự trữ, bq sau mỗi lần nhập), phương pháp nhập trước - xuất trước, phương pháp nhập sau - xuất trước Việc áp dụng phương pháp nào phải tuân theo nguyên tắc nhất quán trong kỳ Trường hợp có sự thay đổi về phương

Trang 28

pháp tính cần phải có sự giải trình và nêu những tác động của sự thay đổi tới các báo cáo kế toán.

Đánh giá nguyên vật liệu tồn kho khi có sự giảm giá trị nguyên vật liệu

Khi giá trị nguyên vật liệu thấp hơn giá thực tế ban đầu của chủng thì kế toán buộc phải ghi giảm giá trị của nguyên vật liệu cho dù nguyên nhân giảm của chúng là gì Khi đó, nguyên tắc được áp dụng để đánh giá nguyên vật liệu không phải là nguyên tắc giá phí mà sử dụng một trong các phương pháp sau:

Phương pháp đánh giá lại nguyên vật liệu theo từng mặt hàng: Theo

phương pháp này, mức giá thấp nhất của nguyên vật liệu được xác định trên cơ sở so sánh giá thực tế ban đầu và giá thị trường của từng loại nguyên vật liệu, giá trị thấp nhất trong hai giá trị là giá thực tế ban đầu.

Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu theo từng nhóm nguyên vật liệu chủ yếu: Theo phương pháp này, giá trị nguyên vật liệu tồn kho được đánh giá

trên cơ sở so sánh giá thực tế và giá thị trường tại thời điểm đánh giá theo từng nhóm nguyên vật liệu chính.

Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu bằng cách ước tính theo lãi gộp:

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các ghi chép về nguyên vật liệu bị mất mát, hoả hoạn,

1.5.2.2 Đặc điểm hạch toán nguyên vật liệu tại Pháp.Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Hạch toán hàng tồn kho tại Pháp cũng theo hai phương pháp là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ Tuy nhiên, phương pháp kê khai thường xuyên chỉ áp dụng trong kế toán phân tích để tính giá phí, giá thành của các loại nguyên vật liệu Phương pháp kiểm kê định kỳ được sử dụng để hạch toán sự biến động của nguyên vật liệu trong kỳ.

Trang 29

Theo phương pháp kiểm kê đinh kỳ, khi mua nguyên vật liệu, kế toán không ghi vào các tài khoản hàng tồn kho mà ghi vào các tài khoản mua hàng Khi bán hàng, không ghi có các tài khoản tồn kho mà căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối năm để xác định giá trị xuất dùng, xuất bán trong năm theo công thức:

Trị giá hàng xuất trong năm=

Trị giá hàng tồn đầu năm+

Trị giá hàng mua vào trong năm-

Trị giá hàng tồn cuối năm

Tính giá nguyên vật liệu

- Tính giá nguyên vật liệu nhập kho: Giá nguyên vật liệu nhập kho là giá thực tế bao gồm giá mua và các khoản phụ phí.

+ Giá mua được tính bằng tổng số tiền ghi trên hoá đơn trừ các khoản giảm giá, bớt giá Giá mua không bao gồm thuế GTGT vì doanh nghiệp chỉ thu hộ nhà nước và sẽ được khấu trừ.

+ Chiết khấu thanh toán được người bán chấp thuận mặc dù đã được trừ vào số tiền trên hoá đơn nhưng vẫn được tính vào giá mua và được hạch toán như một khoản thu nhập tài chính.

+ Các khoản phụ phí bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm, tiền thuê kho bãi để hàng,

- Tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Có ba phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho là phương pháp giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập, phương pháp nhập trước xuất trước

Hạch toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu

Cuối năm, trước khi lập báo cáo kế toán, nếu nguyên vật liệu bị giảm giá hoặc bị lỗi thời mà doanh nghiệp có thể bán với giá thấp hơn giá vốn thì căn cứ vào giá hiện hành để lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu Cuối niên độ kế toán sau,căn cứ vào giá thị trường đối chiếu với giá ghi sổ kế toán của

Trang 30

từng loại nguyên vật liệu để tính ra mức dự phòng mới và tiến hành điều chỉnh mức giá dự phòng đã lập năm trước về mức dự phòng phải lập năm nay.

Như vậy, thông qua việc tìm hiểu phương pháp hạch toán nguyên vật liệu tại Việt Nam, Mỹ và Pháp, ta có thể thấy được điểm khác nhau giữa hạch toán nguyên vật liệu tại Việt Nam và hạch toán nguyên vật liệu tại Pháp, Mỹ.

Hạch toán nguyên vật liệu ở Việt Nam, Pháp hay Mỹ đều phải tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 2) nên về cơ bản thì đặc điểm hạch toán NVL tại Việt Nam, Pháp và Mỹ là giống nhau Tuy nhiên, bên cạnh những điểm giống nhau giữa chúng cũng có một số điểm khác nhau như sau:

Đặc điểm hạch toán NVL tại Việt Nam

Đặc điểm hạch toán NVL tại Pháp

Đặc điểm hạch toán NVL tại Mỹ

1 Phương pháp tính giá NVL xuất kho

-Giá đích danh

-Giá đơn vị bình quân: Bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân sau mỗi lần nhập, bình quân cuối kỳ trước

-Giá hạch toán

-Giá đơn vị bình quân: Bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân sau mỗi lần nhập-FIFO

-Giá đơn vị bình quân: Bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân sau mỗi lần nhập

-Giá thực tế đích danh-FIFO

-LIFO

2.Tính giá NVL nhập kho do mua ngoài

Giá gốc: gồm chi phí thu mua, chi phí trực tiếp khác phát sinh để có NVL ở thời điểm và trạng thái hiện tại

Giá thực tế bao gồm giá mua và các khoản phụ phí.

Giá thực tế: gồm giá mua, chi phí thu mua, trừ đi chiết khấu hàng mua, hàng mua trả lại, giảm giá được hưởng

Trang 31

3.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

-Thời điểm lập: Cuối niên độ kế toán

-Hoàn nhập khi mức dự phòng năm nay nhỏ hơn mức dự phòng năm trước

-Thời điểm lập: Cuối niên độ kế toán

-Hoàn nhập khi mức dự phòng năm nay nhỏ hơn mức dự phòng năm trước

Không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Nếu hàng tồn kho bị giảm giá thì đánh giá thấp hơn giá thực tế hoặc giá thị trường

Tên giao dịch: Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội

( Ha Noi Civil Construction Company)Trụ sở đóng tại: Số 292 Ngõ Văn Chương - Khâm Thiên - Hà Nội

Tài khoản : 2.111.0000000.636, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà NộiĐiện thoại : 048513857 Fax: 8511715

Trang 32

Khi mới thành lập, Công ty thuộc Sở xây dựng Hà Nội, là một đơn vị

sản xuất kinh doanh với chức năng là xây dựng các công trình dân dụng, phúc lợi công cộng của thành phố.

Tiền thân của Công ty là do các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ sáp nhập lại, bao gồm: Công ty xây dựng 104, Công trường 106, Công ty xây lắp công nghiệp, Công trường 17 của Công ty sửa chữa nhà cửa, Công trường thanh niên tình nguyện kiến thiết Thủ đô, 1 phân xưởng bê tông của Xí nghiệp Gạch lát Nam Thắng Lúc mới thành lập, cơ sở vật chất của Công ty còn nhỏ bé, phân tán, già cỗi và lạc hậu Tổng số CBCNV lúc này có 2.100 người Vốn liếng của Công ty rất ít, cả Công ty chỉ có 4.350.000 đồng Đồng thời giai đoạn này cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn quyết liệt, vốn XDCB bị cắt giảm lớn, Nhà nước chỉ ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu của tiền tuyến và một số công trình công cộng có yêu cầu cấp thiết.Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn gian khổ ấy, Uỷ ban hành chính Thành phố cho phép Công ty thành lập Trường đào tạo công nhân xây dựng số 3, xây dựng xưởng mộc Giáp Bát, mở rộng phân xưởng bê tông Vĩnh Tuy, xây dựng trụ sở đội máy thi công, xây dựng trụ sở 4 tầng của Công ty Đồng thời Công ty còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Thành uỷ, UBND Thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội Đảng uỷ và ban lãnh đạo Công ty đã động viên CBCNV tích cực tham gia phong trào thi đua lao động sản xuất sôi nổi, sẵn sàng chiến đấu với quyết tâm cao, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao phó.

Tháng 8 năm 1972, mùa mưa lũ, nước sông lên cao, uy hiếp đê sông Hồng, CBCNV Công ty được điều đi chống lụt tại đê Quai Thanh Trì Trong nhiệm vụ chống lụt đó, CBCNV Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 12/1972, lực lượng tự vệ, CBCNV Công ty đã lao vào lửa đạn để cứu sập, giải quyết hậu quả ở kho lương thực Vĩnh Tuy, Bệnh viện Bạch Mai, Khu phố Khâm Thiên…

Trang 33

Trong 4 năm đầu, Công ty đã bàn giao được 114 công trình với 99.086 m2 diện tích sàn xây dựng Cùng thời gian này Công ty được giao xây dựng tới 20 trường học ( Hoàng Hoa Thám, Ngô Quyền, Việt Nam – Cu Ba…), với hơn 600 lớp học và trên 42.000 m2 sử dụng Công ty còn tham gia xây dựng một số công trình khác như: Cầu Diễn, Bệnh viện tâm thần Trâu Quỳ, chợ Trương Định, Nhà văn hoá thiếu nhi Hà Nội…

Với những chiến công xuất sắc, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Công ty xây dựng dân dụng Hà Nội đã được Hội đồng Nhà Nước tặng thưởng

Huân chương chiến công hạng ba năm 1973.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước giành độc lập trọn vẹn,

Hà Nội bước vào giai đoạn xây dựng mới, vốn XDCB được tập trung lớn hơn Lúc này, Công ty đã xác định được sự tồn tại của mình và vươn lên nhiều mặt, cùng cả nước xây dựng CNXH Công ty là một đơn vị xây lắp lớn, chủ lực của Thành phố, hàng năm đã nhận một khối lượng công trình gấp rưỡi, gấp đôi so với thời kỳ trước.

Đầu năm 1976, Công ty có 2.765 CBCNV, các năm sau liên tục tiếp nhận từ 200-400 học sinh học nghề ở Trường đào tạo công nhân số 3 của Công ty ra trường Đầu năm 1977, do yêu cầu phát triển xây dựng, thành phố đã quyết định tách phân xưởng bê tông của Công ty thành lập Xí nghiệp bê tông Vĩnh Tuy, tách Xí nghiệp cửa gỗ dân dụng của Công ty thành Xí nghiệp mộc cửa Giáp Bát, tách đội xây dựng 6 của Công ty sang Xí nghiệp nhà xưởng, tách công trường 1 ở Đông Anh cùng với công trường của Công ty xây lắp Công nghiệp thành Công ty xây dựng Đông Anh trực thuộc Sở Xây dựng Năm 1981, Công ty xây dựng nhà ở số 4 được sáp nhập vào Công ty Đến 1984, Công ty đã có 4.048 CBCNV, đây là thời kỳ Công ty có số lượng CBCNV đông nhất.

Trang 34

Sau khi phân xưởng bê tông và Xí nghiệp mộc của Công ty được tách ra, để chủ động cung cấp một số cấu kiện bê tông và cửa gỗ, Công ty lại phải xây dựng ngay một xưởng mộc trực thuộc Công ty.

Thời kỳ này, lực lượng CBCNV được phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng Trong 10 năm Công ty đã đào tạo được hơn 3.000 học sinh học nghề bậc 2, gần 400 thợ bậc 3, đào tạo bồi dưỡng hơn 200 tổ trưởng sản xuất, nâng cấp, nâng bậc được hàng trăm thợ kỹ thuật bậc 5, bậc 6, đã cử vào các Trường đào tạo tại chức hàng trăm cán bộ trung cấp, kỹ sư nghiệp vụ Do đó trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của CBCNV đã được nâng cao Đó chính là nhân tố quan trọng giúp cho Công ty hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao Công ty đã được Sở Xây dựng Hà Nội đánh giá là một đơn vị có đội ngũ CBCNV khá đồng đều, một đơn vị làm tốt công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ.

Đến năm 1984 Công ty phấn đấu đạt tỷ lệ 100% công trình có chất lượng tốt, tiêu biểu như công trình bệnh viện Phụ sản 100 giường, Khách sạn Thăng Long, Rạp chiếu bóng Dân Chủ, Tượng đài Lê Nin, Nhà xuất bản Sự thật, Tổng Công ty điện máy…

Với sự năng động và sáng tạo, thời kỳ này Công ty đã được tặng thưởng: - 01 huân chương lao động hạng ba năm 1978

- 01 huân chương lao động hạng ba năm 1980- 01 huân chương lao động hạng nhì năm 1982- 01 huân chương lao động hạng ba năm 1983- 01 huân chương lao động hạng ba năm 1985- 01 huân chương lao động hạng nhất năm 1986

Thời kỳ 1987 đến nay là thời kỳ chuyển đổi cơ chế, từ cơ chế quản lý

tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Thời kỳ đầu chuyển đổi Công ty đã gặp nhiều khó khăn do phải tự tìm công việc và tự cân đối thu chi Công ty đã chủ động sắp xếp lại sản xuất và

Trang 35

lực lượng lao động, từng bước tìm ra hướng đi đúng đắn và phù hợp với cơ chế mới.

Ngày 20 tháng 11 năm 1991, Chính phủ ra Nghị định 388/CP về việc giải thể, thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đã được thành lập lại theo Quyết định số 627QĐ/UB ngày 10/02/1993 của UBND Thành phố Hà Nội Lực lượng lao động của Công ty lúc này chỉ còn 1.500 người, đa phần đã xin đi lao động hợp tác nước ngoài từ trước, một số về nghỉ hưu, mất sức, nghỉ theo chế độ một lần, một số tự ý bỏ việc, cắt quân số…

Với chức năng và nhiệm vụ mới, Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, chịu sự lãnh đạo và quản lý của UBND Thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội.

Từ đầu những năm 1990 nhịp độ đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ngày càng tăng Công ty nhanh chóng nắm bắt được cơ hội và đã mạnh dạn ứng dụng nhiều công nghệ xây dựng mới, đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị Do đó, Công ty đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng không chỉ về số lượng các công trình mà còn cả về chiều sâu Công ty đã hoàn thành nhiều công trình cao tầng với chất lượng vật liệu cao cấp, thiết bị hiện đại, kỹ thuật xây dựng tiên tiến Với Quyết định số 2903/QĐUB ngày 04/01/1996, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định xác định lại nhiệm vụ cho Công ty xây dựng dân dụng Hà Nội Theo đó, Công ty đã được chuyển đổi thêm những chức năng mới nhằm đa dạng ngành nghề, mở rộng phạm vi hoạt động Công ty đã mạnh dạn nhận lập và xây dựng các dự án lớn như Khu đô thị mới Yên Hoà với diện tích gần 40 ha, tích cực tìm kiếm công trình ở các tỉnh ngoài như: Hưng Yên, Nam Định, Quảng Ninh, Quảng Nam, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang…

Trong cơ chế thị trường, Công ty đã từng bước đứng vững và có uy tín với khách hàng Với sự nỗ lực của toàn thể CBCNV trong Công ty, năm 2002, Công ty là đơn vị xây lắp thứ hai được nhận chứng chỉ ISO 9001-2000

Trang 36

do tổ chức QUACERT và AJA chứng nhận Năm 2003, UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 28/2003/QĐ-UB bổ sung chức năng tư vấn thiết kế công trình cho Công ty Đến năm 2005, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị được thành lập, Theo Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội đã trở thành một thành viên của Tổng công ty nhưng tổ chức hạch toán độc lập.

Những năm trước đây do sự cạnh tranh ác liệt của của cơ chế thị trường, giá trị sản lượng của Công ty khó vượt qua ngưỡng 50 tỷ đồng/1năm Đến năm 2003, Công ty đã thực hiện được giá trị sản lượng 168,468 tỷ đồng Sang năm 2004, giá trị sản lượng đạt được trên 227 tỷ đồng.

Công tác nộp ngân sách đạt 100% theo kế hoạch các năm và năm sau thường cao hơn năm trước Năm 1987 nộp 16.994.000đồng, năm 2003 nộp 1.549.009.895 đồng, năm 2004 là 3.275.898.634 đồng, năm 2005 là 1.643.874.641 đồng.

Số vốn CSH của Công ty khi UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập lại doanh nghiệp theo Nghị định 388/CP mới chỉ có 2.142.000.000đồng (số 627QĐ/UB ngày 10/02/1993), đến ngày 09/01/1996 vốn CSH của Công ty đã đạt được là 7.044.904.933đồng, cho đến nay số vốn CSH của Công ty đã là trên 70 tỷ đồng.

Công ty đã được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương lao động hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, cùng nhiều cờ thi

đua, bằng khen xuất sắc của Bộ Xây dựng, UBND Thành phố, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

Qua 34 năm trưởng thành và xây dựng Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước trong thời kỳ chống Mỹ cũng như trong thời kỳ đổi mới, tạo đà tốt cho những bước phát triển của Công ty trong những năm tới.

Trang 37

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Đối với tất cả các doanh nghiệp, muốn hoạt động tốt và có hiệu quả thì bộ máy quản lý phải hợp lý, gọn nhẹ và năng động Với Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội, do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản mang tính chất phức tạp trong kỹ thuật nên bộ máy của Công ty được tổ chức thành các bộ phận chuyên môn hoá cụ thể theo chức năng Công ty thực hiện chế độ lãnh đạo một thủ trưởng với sự trợ giúp và tư vấn của các bộ phận chức năng.

Có thể khái quát bộ máy quản lý của Công ty theo sơ đồ dưới đây:

Máy thi côngTrung tâm

tư vấn XNXD số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,1112, XN giao thông

Trang 38

Sơ đồ 6: Tổ chức bộ máy quản lý

Các phòng ban chức năng thực hiện việc giải quyết xử lý các nhiệm vụ đã được phân công cụ thể như sau:

Ban giám đốc Công ty gồm 4 thành viên:

Giám đốc: Là người điều hành chung, có vai trò kiểm soát và chịu trách

nhiệm về mọi hoạt động của Công ty, ra các quyết sách và chủ trương của Công ty Giám đốc trực tiếp phụ trách:

- Xây dựng chiến lược phát triển, phương án sản xuất kinh doanh dài hạn (từ 2 đến 3 năm) và kế hoạch ngắn hạn (1 năm), dự báo các thông tin về thị trường và đối tác, các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại Công ty.

- Điều hành sản xuất các dự án theo phương án, kế hoạch đã được thông qua tại đại hội công nhân viên chức hàng năm; đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và chính sách đối với người lao động Là đại diện pháp nhân của Công ty để ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp tác liên doanh.

- Phụ trách công tác tổ chức cán bộ trên cơ sở phương hướng chỉ đạo của Đảng uỷ Công ty; được quyền thành lập và giải thể các đơn vị trực thuộc; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ thuộc quyền, chủ tịch hội đồng xét nâng bậc lương, cán bộ nhân viên gián tiếp ký hợp đồng lao động thời hạn trên 3 tháng.

- Phụ trách công tác kế toán tài vụ, cung ứng vật tư, công tác bảo hiểm xã hội.

- Tổ chức chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học và kỹ thuật, chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.

- Chủ tịch hội đồng khen thưởng thi đua, hội đông kỷ luật của Công ty.

Trang 39

Phó giám đốc phụ trách kế hoạch, kỹ thuật: có nhiệm vụ giúp giám

đốc và chịu trách nhiệm các khâu:

- Xây dựng kế hoạch sản xuất từng quý, tháng; tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch đã được xác định.

- Phụ trách công tác kỹ thuật chất lượng an toàn lao động, chống cháy nổ, phòng chống lụt bão.

- Phụ trách công tác quản lý lao động và thanh toán tiền lương.- Phụ trách công tác quân sự, bảo vệ.

- Chủ tịch hội đồng sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

- Chủ tịch hội đồng thi nâng bậc lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: giúp giám đốc Công ty và chịu

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác thanh quyết toán, thu hồi vốn.

Phó giám đốc phụ trách mặt bằng dự án: giúp giám đốc Công ty và

chịu trách nhiệm các khâu:

- Theo dõi quản lý mặt bằng tại khu đô thị mới Yên Hoà

- Phụ trách công tác hành chính y tế, thủ trưởng văn phòng Công ty, phụ trách phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao.

Các phòng ban đơn vị cơ sở bao gồm:Phòng Kế hoạch tổng hợp:

Trang 40

- Tham mưu cho giám đốc Công ty về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển trong từng giai đoạn (ngắn hạn, dài hạn).

- Tham mưu hỗ trợ các đơn vị công tác chuẩn bị hồ sơ đấu thầu, hoàn chỉnh các thủ tục hồ sơ trình tự xây dựng cơ bản; soạn thảo hợp đồng và thanh lý hợp đồng kinh tế; làm báo cáo thống kê tháng, quý, năm theo quy định.

- Kiểm tra dự toán thi công các công trình: xác định nhu cầu vật tư, máy thi công và các chi phí khác phục vụ tiến độ thi công công trình theo từng tháng, quý, năm, làm căn cứ phối hợp điều lệ sản xuất, cung ứng vật tư, thanh toán tiền lương.

- Dự báo các thông tin về thị trường: xu hướng, nhu cầu, giá cả vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh, các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật

- Tổ chức công tác thẩm định dự toán, quyết toán các công trình thuộc dự án Yên Hoà.

Phòng Kỹ thuật chất lượng:

- Nghiên cứu các hồ sơ thiết kế, tham mưu cho các đơn vị về các giải pháp kỹ thuật, biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, kiểm tra giám sát kỹ thuật chất lượng, an toàn lao động các công trình thuộc Công ty quản lý.

- Phối hợp với các phòng ban, đơn vị quản lý hồ sơ các loại thiết bị xe máy, mua sắm phụ tùng thay thế.

- Đôn đốc kiểm tra công tác huấn luyện an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên theo quy định và tổ chức bồi dưỡng thi nâng bậc cho công nhân.

- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đưa vào áp dụng trong tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty.

Ngày đăng: 19/11/2012, 15:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  tổng  hợp  nhập  xuất tồn - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội
ng tổng hợp nhập xuất tồn (Trang 17)
Sơ đồ 2: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp  đối chiếu luân chuyển - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội
Sơ đồ 2 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp đối chiếu luân chuyển (Trang 19)
Bảng luỹ kế nhập  xuất tồn - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội
Bảng lu ỹ kế nhập xuất tồn (Trang 20)
Sơ đồ 8: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội
Sơ đồ 8 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Trang 48)
Sơ đồ 9: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội
Sơ đồ 9 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Trang 56)
Hình thức thanh toán:  nợ                  MS: - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội
Hình th ức thanh toán: nợ MS: (Trang 65)
Sơ đồ 10: Trình tự luân chuyển phiếu nhập kho - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội
Sơ đồ 10 Trình tự luân chuyển phiếu nhập kho (Trang 67)
Sơ đồ 11: Trình tự luân chuyển phiếu xuất kho - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội
Sơ đồ 11 Trình tự luân chuyển phiếu xuất kho (Trang 68)
Sơ đồ 12: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội
Sơ đồ 12 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu (Trang 77)
Bảng cân đối  số phát sinh - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 82)
Bảng luỹ kế nhập,  xuất, tồn kho vật liệu - Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội
Bảng lu ỹ kế nhập, xuất, tồn kho vật liệu (Trang 96)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w