Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội (Trang 93 - 100)

Công ty Xây dựng dân dụng Hà Nội.

Sau một thời gian thực tập, tìm hiểu về công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty, em xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty dưới góc độ nghiên cứu của mình:

Kiến nghị 1: Về công tác quản lý nguyên vật liệu

- Giá cả vật liệu xây dựng trên thị trường không phải lúc nào cũng ổn định, đặc biệt trong những năm gần đây giá cả vật liệu xây dựng liên tục có những biến động lớn. Để quá trình thi công được diễn ra một cách liên tục đồng thời đảm bảo chi phí không bị “ đội lên cao ”, Công ty cần có chiến lược cụ thể trong việc thu mua và dự trữ nguyên vật liệu. Do đặc điểm các công trình ở rải rác nhiều nơi, khối lượng vật liệu cần cho một công trình lại lớn nên việc dự trữ nguyên vật liệu trong kho là không khả thi vì chi phí dự trữ và vận chuyển là rất lớn. Muốn giảm được tổn thất do giá cả tăng cao, Công ty nên tìm kiếm những bạn hàng uy tín và ký kết hợp đồng dài hạn với những điều khoản có lợi nhất cho Công ty. Làm được như vậy sẽ giúp cho quá trình sản xuất thi công diễn ra liên tục, không bị gián đoạn ngay cả khi nguyên vật liệu trên thị trường khan hiếm.

- Để quản lý tốt nguyên vật liệu trong kho, Công ty cần phải nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ của nhân viên ở bộ phận kho.

Đối với Công ty sử dụng nhiều loại vật liệu như Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội thì việc xây dựng một Sổ Danh điểm hoàn chỉnh thống nhất trong toàn Công ty là cần thiết. Nó giúp cho công tác kế toán chi tiết vật liệu giảm bớt được khối lượng ghi chép, đơn giản, dễ theo dõi, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán. Theo phương pháp này, mỗi thứ vật tư mang một số hiệu riêng gọi là số danh điểm. Mỗi số danh điểm bao gồm nhiều chữ số sắp xếp theo một thứ tự nhất định để chỉ loại, nhóm và thứ. Muốn vậy, Công ty nên phân loại TK152 ra thành nhiều tiểu khoản dùng để chỉ các nhóm vật liệu tương ứng. Để có thể quản lý tới từng thứ, loại vật tư trong từng nhóm ta chỉ cần thêm các chữ số vào sau mỗi nhóm. Toàn bộ các danh điểm vật liệu sẽ được thể hiện trên Sổ Danh điểm vật liệu. Hệ thống này đảm bảo cho việc quản lý vật liệu một cách rõ ràng chính xác, tương ứng với chủng loại, quy cách vật liệu. Sổ Danh điểm vật liệu giúp cho việc thống nhất tên gọi vật liệu, thống nhất đơn vị tính, thống nhất quy cách, phẩm chất, thống nhất mở thẻ kho, đồng thời cũng thống nhất mã vật liệu giữa phòng kế toán của công ty với kế toán dưới Xí nghiệp. Mẫu Sổ Danh điểm có thể lập theo mẫu dưới đây:

SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU

Ký hiệu

Nhóm Danh điểm VT

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư Đơn vị tính Đơn giá Ghi chú 1 2 3 4 5 6 1521 15211 15212 15211-1 15211-2 15211-3 15212-1 Vật liệu chính Sắt thép Thép tròn ∅4 Thép tròn ∅6 Thép tròn ∅8 ... Tiểu ngũ kim Kg Kg Kg Kg

15213 15214 15215 15216 15217 15218 15219 15212-2 15215-1 15215-2 Đinh 1 phân Đinh 2 phân ... Xi măng Vật liệu mộc Vật liệu ngoài trời Gạch đặc máy Gạch rỗng 2 lỗ ... Vật liệu trang trí Vật liệu điện Vật liệu nước Vật liệu và TB VS Kg Viên Viên 1522 15221 15221-1 15221-2 Vật kết cấu Kết cấu gỗ Cửa đi Cửa sổ ... Cái Cái 1523 Nhiên liệu 1534 Phụ tùng thay thế 1525 Vật liệu khác

Kiến nghị 3: Tổ chức Ban kiểm nghiệm vật tư

Khi tổ chức thu mua nguyên vật liệu, Công ty nên tổ chức Ban kiểm nghiệm để kiểm tra số lượng, quy cách, chất lượng vật tư, sản phẩm, hàng hoá trước khi nhập kho. Với những lô nguyên vật liệu có khối lượng và giá trị lớn việc làm này là rất cần thiết.

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ

XN:...Kho:

Căn cứ...ngày...tháng...năm...của...

...

Ban kiểm nghiệm gồm có: ... ... ... ... ... TT Tên, nhãn hiệu vật tư Đvt Số lượng Theo Chứng từ Thực nhập Đúng quy cách, phẩm chất Không đúng quy cách, phẩm chất

Kiến nghị 4: Sử dụng phương pháp Sổ số dư

Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội có nhiều danh điểm nguyên vật liệu và đồng thời số lượng chứng từ nhập xuất của mỗi loại khá nhiều nên phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu thích hợp nhất là phương pháp số dư. Phương pháp này giúp dàn đều công việc ghi sổ trong tháng hay trong quý nên không bị dồn công việc vào cuối kỳ.

Có thể khái quát quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp Sổ số dư như sau:

Phiếu nhập kho Thẻ kho Sổ số dư Phiếu giao nhận chứng từ nhập Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho vật liệu

Sổ kế toán tổng hợp về vật

Sơ đồ 14: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp số dư

Ghi chú: Ghi trong tháng Ghi cuối tháng Đối chiếu

KẾT LUẬN

Công ty Xây dựng dân dụng Hà Nội là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây lắp. Vì thế, nguyên vật liệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của Công ty, bởi chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh. Ban lãnh đạo Công ty

phương pháp kế toán nguyên vật liệu nói riêng nhằm đem lại kết quả sản xuất kinh doanh cao cho Công ty. Có thể nói đây là nhiệm vụ được nhiều phòng ban trong Công ty cùng đảm nhiệm chứ không phải của riêng Phòng Kế toán tài vụ.

Xuất phát từ những nhận thức rất đúng đắn và kịp thời như vậy nên kết quả kinh doanh của Công ty không ngừng gia tăng qua các năm. Kết quả đó đã chứng tỏ hướng đi mà Công ty lựa chọn là đúng đắn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý và kế toán nguyên vật liệu tại Công ty vẫn còn một số tồn tại mà Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu để khắc phục trong thời gian tới.

Sau một thời gian thực tập, được tìm hiểu thực tế hoạt động kế toán doanh nghiệp nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng tại Công ty, em đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu của Công ty. Song do kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ kế toán phòng Kế toán tài vụ Công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trương Anh Dũng cùng tập thể cán bộ phòng Kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

Phần 1 ... 3

Cơ sở lý luận về hạch toán nguyên vật liệu ... 3

trong các doanh nghiệp xây lắp ... 3

1.1.Đặc điểm hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp. . . . 3

1.1.1.Đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu. ... 3

1.1.2.Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu. ... 5

1.1.3.Vai trò và nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu. ... 6

1.2. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp. ... 7

1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu. ... 7

1.2.2. Tính giá nguyên vật liệu. ... 9

1.3. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp. ... 15

1.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng. ... 15

1.3.2. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. ... 17

1.3.3. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. ... 18

1.3.4. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư. .... 19

1.4. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu (KKTX) ... 21

1.5. Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm một số nước về hạch toán nguyên vật liệu. ... 25

1.5.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về hạch toán nguyên vật liệu. ... 25

1.5.2. Kinh nghiệm một số nước về hạch toán nguyên vật liệu. ... 27

1.5.2.1. Đặc điểm hạch toán nguyên vật liệu tại Mỹ. ... 27

1.5.2.2. Đặc điểm hạch toán nguyên vật liệu tại Pháp. ... 28

Phần 2 ... 31

Thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội ... 31

2.1. Đặc điểm chung của Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội. ... 31

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. ... 31

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. ... 37

2.1.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh. ... 43

2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. ... 47

2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán ... 47

2.1.4.2. Chức năng,nhiệm vụ của các bộ phận. ... 48

2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty. ... 51

2.1.5.1. Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán. ... 51

2.1.5.2.Hệ thống chứng từ kế toán. ... 53

2.1.5.3. Hệ thống tài khoản kế toán. ... 54

2.2. Thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng

Dân dụng Hà Nội. ... 58

2.2.1. Đặc điểm, phân loại, và quản lý nguyên vật liệu tại Công ty. ... 58

2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu. ... 58

2.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu. ... 59

2.2.1.3. Công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty. ... 60

2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu tại Công ty. ... 62

2.2.2.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho. ... 62

2.2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho. ... 63

2.2.3. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty. ... 64

2.2.3.1. Tổ chức chứng từ kế toán. ... 64

2.2.3.2. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. ... 70

2.2.4. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty. ... 78

2.2.4.1. Tài khoản sử dụng. ... 78

2.2.4.2. Hạch toán nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu. ... 79

2.2.4.3. Hạch toán nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu. ... 81

2.2.4.4. Hạch toán kết quả kiểm kê nguyên vật liệu. ... 82

2.2.4.5. Hạch toán đánh giá lại nguyên vật liệu. ... 82

2.2.4.6. Sổ kế toán tổng hợp. ... 82

Phần 3 ... 85

Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty ... 85

Xây dựng Dân dụng Hà Nội ... 85

3.1. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội. ... 85

3.2. Đánh giá công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội. ... 87

3.2.1. Những ưu điểm. ... 87

3.2.2. Những vấn đề còn tồn tại. ... 91

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng dân dụng Hà Nội. ... 93

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w