1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407

88 411 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành Xây dựng không chỉ đơn thuần là những công trình có giá trị lớn, thời gian

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nềnkinh tế quốc dân Sản phẩm của ngành xây dựng không chỉ đơn thuần là những côngtrình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế màcòn là những công trình có tính thẩm mỹ cao.

Ở nước ta hiện nay, ngành xây dựng đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn củanền kinh tế quốc dân và là một trong những mục tiêu phát triển mang tính chiến lược,lâu dài của Đảng và Nhà nước Và đầu tư xây dựng hạ tầng ngày càng phát triển ởnước ta, điều đó có ý nghĩa số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng Vấn đề đặt ra làlàm sao để quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí,thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều giaiđoạn (thiết kế, lập dự toán, thi công, nghiệm thu…), thời gian kéo dài Mặt khác,ngành xây lắp là ngành có sản phẩm là những công trình, hạng mục công trình có giátrị lớn, thời gian thi công kéo dài…nên công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành hết sức phức tạp.

Chính vì thế, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩaquan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng Bởigiá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức,quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuấtkinh doanh Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xácđịnh là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất, góp phầnkhông nhỏ vào sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tếthị trường ngày một phát triển và có nhiều cạnh tranh như hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành

sản phẩm nên em đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu:

Trang 2

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến kế toán chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp.

Thứ hai, tìm hiểu công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp

tại đơn vị.

Thứ ba, phân tích, đánh giá công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

xây lắp tại đơn vị.Trên cơ sở đó, đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm góp phần hoànthiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Bên cạnhđó, đề tài còn đưa ra một số biện pháp thiết thực để kiểm soát chi phí sản xuất.

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán và kiểm soát chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, cụ thể là công trình cải tạo và nâng cấp Đê TảNghèn.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài được thực hiện tại công ty CP đầu tư vàthương mại 407 và các số liệu thu thập được ở công ty liên quan đến năm 2009 - 2010,cụ thể là quý IV năm 2010.

1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để hoàn thành đề tài này, tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua các tài liệu như sách, báo, tạp chí,

internet… để tìm hiểu, tổng hợp về cơ sở lý luận và phương thức quản lý chi phí sảnxuất.

Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Theo phương pháp này, tôi đã tiến hành

quan sát, đối thoại trực tiếp bộ phận kế toán công ty để thu thập các số liệu thứ cấp liênquan đến đề tài.

Phương pháp thu thập tài liệu: Theo phương pháp này, tôi đã tiến hành thu thập

các báo cáo, chứng từ, sổ sách về chi phí sản xuất và giá thành công trình cùng các tàiliệu liên quan khác để tiến hành xử lý.

Phương pháp xử lý số liệu: Theo phương pháp này, tôi tiến hành phân tích, đối

chiếu, so sánh và tổng hợp thông tin từ những số liệu đã thu thập được ở đơn vị đểđánh giá và tìm ra một số biện pháp góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phívà kiểm soát chi phí và giá thành tại công ty.

Trang 3

1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài thiết kế gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩmtrong doanh nghiệp xây lắp.

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xâylắp tại công ty.

Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán và kiểm soátchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty.

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNHGIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1.1 Đặc điểm của ngành xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán và tính giá thành sản phẩmxây lắp

 Sản phẩm xây lắp là những công trình, hạng mục công trình được kết cấu bởinhững vật tư, thiết bị xây lắp do tác động của lao động xây lắp và gắn liền với nhữngđịa điểm nhất định như mặt đất, mặt nước, không gian.

 Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ, mỗi sản phẩm xây lắp có nhữngkết cấu kỹ, mỹ thuật, vật tư, địa điểm, nhân lực và phương pháp thi công khác nhau, cógiá trị lớn Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán(dự toán thiết kế, dự toán thi công)

 Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xemáy, thiết bị thi công, người lao động ) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạpdo ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng

 Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàngiao đưa vào sử dụng thường kéo dài Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹthuật của từng công trình Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giaiđoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trờichịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt Đặc điểm nàyđòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trìnhđúng như thiết kế, dự toán

 Ngoài ra sản phẩm xây lắp là một đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng Vì vậymỗi phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng đều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm xây lắp.

Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp Công tác kế toán vừa phải đáp ứngyêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phảiđảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây lắp

Trang 5

(Theo Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, kế toán chi phí, 2002; www.tapchiketoan.com)

1.2 Tổng quan về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệpxây lắp

1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất trong xây lắp

 Chi phí có thể được định nghĩa trên nhiều phương diện khác nhau Trong kếtoán tài chính, chi phí được nhận thức như những khoản phí tổn thực tế phát sinh gắnliền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được một loại sản phẩm nhấtđịnh

 Trên góc độ của kế toán quản trị, chi phí có thể là những phí tổn thực tế gắnliền với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày, chi phí có thể là những phí tổn ướctính để thực hiện dự án, phí tổn mất đi khi lựa chọn phương án, bỏ qua cơ hội kinhdoanh.

 Dưới các phương diện khác nhau thì có những cách hiểu khác nhau về hìnhthức và cách thể hiện chi phí nhưng quy chung lại đều cho rằng “Chi phí sản xuất làbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chiphí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất trong một thời kỳ.

 Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiệnbằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệpbỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định Chi phí về lao động sống là những chi phí vềtiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động Chi phílao động vật hóa là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng laođộng dưới các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính

(Theo Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, kế toán chi phí, 2002; www.tapchiketoan.com)

1.2.2 Phân loại chi phí trong xây lắp

Dưới các góc độ xem xét khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau thì chi phí sản xuất cũng được phân loại theo các cách khác nhau để đáp ứng yêu cầu thực tế của quản lý và hạch toán.

a Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm

Trang 6

Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện choviệc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục Theo khoản mục cócác chi phí sau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu,vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thựcthể sản phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp(không kể vật liệu cho máy móc thi công và hoạt động sản xuất chung).

Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoảnphụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp Trong xây lắp,khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích theo lương củacông nhân trực tiếp thi công và cả tiền lương trích trước của công nhân thi công xâylắp Đồng thời không được tính vào chi phí nhân công trực tiếp các khoản chi phí tiềnlương của công nhân vận chuyển, khuân vác…vật tư ngoài phạm vi quy định.

Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm chi phí cho các máy thi công nhằmthực hiện khối lượng xây lắp bằng máy Chi phí sử dụng máy thi công gồm chi phíthường xuyên và chi phí tạm thời:

 Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công gồm: Lương chính,phụ của công nhân điều khiển, phục vụ máy thi công nhưng không bao gồm các khoảntrích theo lương của công nhân trực tiếp vận hành máy; chi phí nguyên liệu, vật liệu,công cụ dụng cụ; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài (sửa chữa nhỏ,điện, nước, bảo hiểm xe, máy) và các chi phí khác bằng tiền.

 Chi phí tạm thời: chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trùng tu ), chiphí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy.

Chi phí sản xuất chung: Phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xâydựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, công trường, các khoản trích BHXH,BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp xâylắp, công nhân điều khiển xe, máy thi công và nhân viên quản lý đội; khấu hao TSCĐdùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động củađội Chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp thi công xâylắp ngoài hiện trường không thuộc những khoản mục chi phí trên:

Trang 7

 Chi phí nhân viên phục vụ, quản lý thi công xây lắp

 Chi phí nguyên vật liệu dùng phục vụ thi công xây lắp ngoài hiện trường. Chí phí công cụ dụng cụ dùng để thi công xây lắp như ván, khuôn đà giáo,cuốc thuổng, dụng cụ cầm tay…

 Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ thi công ngoài công trường.

 Chi phí dịch vụ mua ngoài liên quan đến việc thi công xây lắp ngoài hiệntrường như điện, nước,hơi gió, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thi công.

 Chi phí bằng tiền khác liên quan đến việc thi công xây lắp ngoài hiện trườngnhư chi phí tát nước vét bùn, chi phí vận chuyển vật tư ngoài phạm vi quy định, chiphí đo đạc, chi phí y tế, tiền ăn giữa ca…

Chi phí bán hàng: Gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụsản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong kỳ.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên

quan đến quản trị kinh doanh và quản trị hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệpmà không tách được cho bất cứ hoạt động hay phân xưởng, công trường nào.

(Theo Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, kế toán chi phí,2002; www.tapchiketoan.com)

b Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí

Để phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu, chi phí được phân theo yếu tố Theo yếu tố có các chi phí sau:

Chi phí nguyên liệu, vật liệu : Gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vậtliệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng trong sản xuất kinh doanh.

Chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất.

Chi phí nhân công: Tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương phải trả chocông nhân viên chức.

Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN trích theo tỷ lệ quy định trên tổng sốtiền lương và phụ cấp phải trả cho cán bộ công nhân viên.

Chi phí khấu hao TSCĐ: Tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tấtcả TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản

Trang 8

Chi phí bằng tiền khác: Toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vàocác yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu độngcũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí.

(Theo: www.tapchiketoan.com)

c Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành

Theo cách này chi phí được phân loại theo cách ứng xử của chi phí hay là xemxét sự biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi Theo cách này, chi phíđược phân thành 3 loại:

 Biến phí: Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượngcông việc hoàn thành, thường bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chiphí bao bì, ….Biến phí trên một đơn vị sản phẩm luôn là một mức ổn định.

 Định phí: Là những khoản chi phí cố định khi khối lượng công việc hoànthành thay đổi Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì định phí lại biến đổi.Định phí thường bao gồm: chí phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung, tiền lương nhânviên, cán bộ quản lý, ….

 Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí gồm cả các yếu tố biến phí và định phí Ởmức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quámức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí Hỗn hợp phí thường gồm: chi phí sảnxuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Cách phân loại trên giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra chiphí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, tìm ra phương hướngnâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

d Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả

Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chiathành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

 Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuấtra hoặc được mua Chi phí sản phẩm được ghi nhận là chi phí tại thời điểm sản phẩmhoặc dịch vụ được tiêu thụ.

Trang 9

 Chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ hoặc đượcmua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ loại nhuận của thời kỳ màchúng phát sinh.

(Theo: Hồ Phan Minh Đức, Bài giảng kế toán quản trị, 2006)

e Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp

Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất trong kỳ gồm các loại sau:

 Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịuchi phí, có thể quy nạp trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí như chi phí NVL trực tiếp,chi phí NC trực tiếp.

 Chi phí gián tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượngchịu chi phí như chi phí NVL phụ, chi phí NC phụ… Chi phí gián tiếp thì đối tượngchịu chi phí rất khó xác định và nhận dạng nên loại chi phí này thường được tập hợpchung rồi mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo từng tiêu thứccho phù hợp.

Ngoài các cách phân loại chi phí như trên thì chi phí trong doanh nghiệp cònđược phân loại theo một số tiêu thức khác như: Phân loại chi phí theo khả năng kiểmsoát chi phí gồm chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được, hoặc chi phícó thể phân biệt thành chi phí chênh lệch, chi phí chìm, chi phí cơ hội…

(Nguồn: Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, Kế toán chi phí, 2002)

1.2.3 Khái niệm giá thành sản phẩm trong xây lắp

 Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về laođộng sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khốilượng xây lắp đã hoàn thành.

 Giá thành sản xuất sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống

(Nguồn:www.tapchiketoan.com)

Trang 10

1.2.4 Phân loại giá thành sản phẩm trong xây lắp

Có rất nhiều cách phân loại giá thành sản phẩm Tùy theo tiêu chí lựa chọn màgiá thành sản phẩm có thể được phân loại thành các trường hợp sau:

a Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành

Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành giá thành dự toán, giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.

 Giá thành dự toán: Là chỉ tiêu giá thành được xây dựng trên cơ sở thiết kếkỹ thuật đã được duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước quy định, tính theođơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và phân tích định mức

Giá thành dự toán sảnphẩm xây lắp =

Giá trị dự toán sản

phẩm xây lắp - Lãi định mứcTrong đó:

 Lãi định mức trong XDCB được Nhà nước quy định trong từng thời kỳ

 Giá trị dự toán xây lắp được xây lắp được xác định dựa vào định mức đánh giácủa các cơ quan có thẩm quyền và dựa trên mặt bằng giá cả của thị trường

 Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinhdoanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kếhoạch Chỉ tiêu này được xác lập trên cơ sở giá thành dự toán gắn liền với điều kiện cụ thể,năng lực thực tế của từng doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

Giá thành kế hoạchsản phẩm xây lắp =

Giá thành dự toán sảnphẩm xây lắp -

Mức hạ giáthành dự toán +

Chênhlệch định

mức Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũngđược xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm Giá thành định mức được xâydựng trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trongkỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng)

 Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kếtthúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh trong quátrình sản xuất sản phẩm

Trang 11

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác địnhđược các nguyên nhân vượt định mức chi phí trong kỳ hạch toán Từ đó, điều chỉnh kếhoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp

(Nguồn: www.tapchiketoan.com)

b Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí

Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sảnxuất và giá thành tiêu thụ

 Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liênquan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất Đối vớicác đơn vị xây lắp giá thành sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung

 Giá thành tiêu thụ (hay còn gọi là giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánhtoàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Giáthành tiêu thụ được tính theo công thức:

Giá thành toàn bộcủa sản phẩm =

Giá thành sản xuấtcủa sản phẩm +

Chi phí quản lýdoanh nghiệp +

Chi phíbán hàngCách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinhdoanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.

(Nguồn: www.tapchiketoan.com)

1.2.5 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong xây lắp

 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau trongmột quá trình Đây là hai giai đoạn liên hoàn kế tiếp nhau của một quá trình Chi phísản xuất và giá thành đều bao hàm các chi phí lao động sống và lao động vật hóa màdoanh nghiệp bỏ ra để chế tạo ra sản phẩm Giá thành sản phẩm được tính toán dựatrên cơ sở là chi phí sản xuất đã được tập hợp và số lượng sản phẩm hoàn thành

 Tuy nhiên, có những sự khác biệt giữa chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm:

 Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong kỳ mà không tínhđến sản phẩm đã hoàn thành hay chưa Còn giá thành sản phẩm lại tổng hợp chi phí

Trang 12

 Chi phí sản xuất chỉ tính cho một tháng, một quý, một năm còn giá thànhsản phẩm liên quan đến chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang, chi phí sản xuấtcủa kỳ này và chi phí sản xuất của kỳ này chuyển sang kỳ sau.

 Chi phí sản xuất không gắn liền với số lượng, chủng loại sản phẩm hoànthành Ngược lại, giá thành sản phẩm luôn gắn liền với số lượng, chủng loại sản phẩmhoàn thành.

 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiệnthông qua công thức sau:

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành

CPSX dởdang đầu

CPSX phátsinh trong

-CPSX dởdang cuối

-Điều chỉnhgiảm giá

 Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xâydựng đã hoàn thành Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theonguyên tắc quy định Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từngcông trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất…trong từngthời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trìnhxây lắp phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp

 Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công,chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoảnchênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mấtmát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời

Trang 13

 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từngcông trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và cácbiện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả

(Theo: www.tapchiketoan.com)

1.4 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

1.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí trong xây lắp

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất xây lắp là phạm vi giới hạn chi phí sản xuấtxây lắp cần được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầutính giá thành

Trong các doanh nghiệp xây lắp, với tính chất phức tạp của công nghệ và sảnphẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, có cấu tạo vật chất riêng, mỗi công trình, hạngmục công trình có dự toán thiết kế thi công riêng nên đối tượng hạch toán chi phí sảnxuất có thể là công trình, hạng mục công trình, hoặc có thể là đơn đặt hàng, bộ phậnthi công hay từng giai đoạn công việc Tuy nhiên trên thực tế các đơn vị xây lắpthường hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình

(Theo Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, kế toán chi phí, 2002; www.tapchiketoan.com)

1.4.2 Phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí trong xây lắp

a Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng để tậphợp và phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗi đối tượng kếtoán chi phí Trong các doanh nghiệp xây lắp chủ yếu dùng các phương pháp tập hợpchi phí sau:

 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục côngtrình: Chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợpcho công trình, hạng mục công trình đó

Trang 14

 Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: Các chi phí sản xuất phátsinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơn đặt hàng đó.Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ khikhởi công đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó

 Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công: Phươngpháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện khoán Đốitượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị thi công như tổ đội sản xuất hay cáckhu vực thi công Trong từng đơn vị thi công lại được tập hợp theo từng đối tượng tậphợp chi phí như hạng mục công trình

(Nguồn: www.tapchiketoan.com)

b Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất

Trong doanh nghiệp xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhâncông trực tiếp thường không phải tiến hành phân bổ mà được tập hợp trực tiếp chotừng đối tượng, còn chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung thườngliên quan đến nhiều đối tượng nên phải tiến hành phân bổ.

 Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công

Chi phí sử dụng máy thi công được phân bổ cho các đối tượng xây lắp theophương pháp thích hợp căn cứ vào số ca máy hoặc khối lượng phục vụ thực tế.

 Trường hợp các chi phí sử dụng máy được theo dõi riêng cho từng loại máy.Xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng như sau:

Chi phí sử dụng máy phân bổ cho

từng đối tượng =

Tổng chi phí sử dụng máyphải phân bổ

Số ca máy thực tế (hoặckhối lượng công tác)

máy đã phục vụ chotừng đối tượngTổng số ca máy hoạt động

thực tế hoặc khối lượng côngtác do máy thực hiện

 Trường hợp không theo dõi tập hợp chi phí cho từng loại máy riêng biệt, phải xác định ca máy tiêu chuẩn thông qua hệ số quy đổi Hệ số quy đổi thường được

Trang 15

xác định căn cứ vào đơn giá kế hoạch Giá kế hoạch của 1 ca máy thấp nhất được lấy làm ca máy

từng đối tượng=

Tổng chi phí sử dụng máy phảiphân bổ

Số ca máy đã đượcquy đổi phục vụ cho

từng đối tượngTổng số ca máy chuẩn (đã

được quy đổi) của các loại máy

(Theo: Võ Văn Nhị, Kế toán tài chính, 2005)

 Phân bổ chi phí sản xuất chung

Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí sản xuất chung thường được sử dụng có thể là:Phân bổ theo chi phí sản xuất chung định mức, phân bổ theo giờ công sản xuất kinhdoanh định mức hoặc thực tế, phân bổ theo ca máy thi công, phân bổ theo chi phí nhâncông, phân bổ theo chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhâncông trực tiếp).

(Theo:Phan Đình Ngân – Nguyễn Thị Thanh Huyền, Kế toán tài chính II, 2009)

1.4.3 Phương pháp kế toán các chi phí sản xuất trong xây lắp

Kế toán chi phí sản xuất trong xây lắp bao gồm kế toán chi phí nguyên vật liệutrực tiếp, kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán chi phí máy thi công, kế toán chiphí sản xuất chung.

a Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Nội dung:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu, vật

Trang 16

sản phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp (Khôngkể vật liệu cho máy móc thi công và hoạt động sản xuất chung) Ví dụ như các vật liệuchính như sắt, thép, xi măng…, vật kết cấu như bêtông đúc sẵn…, vật liệu phụ nhưsơn, đinh…, thiết bị gắn với vật kiến trúc như thiết bị điện…

Vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì phải được tínhtrực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó dựa trên cơ sở chứng từ gốc theo giáthực tế của vật liệu và số lượng thực tế vật liệu đã sử dụng.

Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chiphí, không thể tổ chức kế toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ giántiếp để phân bổ cho các đối tượng liên quan Tiêu thức phân bổ thường được sử dụnglà phân bổ theo định mức tiêu hao theo hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm Côngthức phân bổ như sau:

Chi phí vật liệuphân bổ cho từng

đối tượng

Tiêu thức phân bổ của từng

đối tượng

x Tổng chi phí vật liệu cần phân bổTổng tiêu thức lựa chọn để phân bổ của

các đối tượng Chứng từ sử dụng:

Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn giá trị gia tăng, Hoá đơn bánhàng ,Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng….

 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 621 dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phátsinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm Kết cấu TK 621 như sau:

Bên Nợ: Trị giá gốc thực tế của nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuấtsản phẩm xây lắp

Bên Có: Trị giá nguyên liệu vật liệu sử dụng không hết nhập kho, kết chuyểnchi phí NVL vào TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”.

TK 621 không có số dư cuối kỳ Tài khoản này được mở chi tiết cho từng côngtrình, hạng mục công trình.

 Hạch toán:

Trang 17

Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

(Theo Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, kế toán chi phí, 2002; www.tapchiketoan.com)

b Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

 Nội dung:

Chi phí nhân công trực tiếp gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụcấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp Trong xây lắp,khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích theo lương củacông nhân trực tiếp thi công và cả tiền lương trích trước của công nhân thi công xâylắp Đồng thời không được tính vào chi phí nhân công trực tiếp các khoản chi phí tiềnlương của công nhân vận chuyển, khuân vác…vật tư ngoài phạm vi quy định.

Chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến đối tượng nào thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó, nếu liên quan đến nhiều đối tượng không thể hạch toán trực tiếp

KC chi phí NVLTT

cuối kì

TK 152

Trang 18

như: chi phí tiền công định mức theo kế hoạch, giờ công định mức hoặc thực tế, khối lượng sản phẩm.

Trang 19

Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phísản xuất kinh doanh dở dang”.

TK 622 không có số dư cuối kỳ. Hạch toán:

Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

TK 154

Trang 20

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công ” nhưsau:

Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí nguyên liệu cho máyhoạt động, chi phí các khoản tiền lương và phụ cấp lương, tiền lương của công nhântrực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công…).

Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên Nợ TK 154 “Chiphí sản xuất kinh doanh dở dang”.

TK 623 không có số dư cuối kỳ và TK 623 có 6 TK cấp 2: TK 6231, TK 6232,TK 6233, TK 6234, TK 6237, TK 6238.

 Hạch toán:

 Nếu những đơn vị có tổ chức đội thi công cơ giới hoặc bộ phận máy thicông riêng thì chi phí của đội thi công sẽ được tập hợp theo 3 khoản mục là chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung VàKPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN cũng được tính toán và đưa vào chi phí sản xuất nhưsản xuất công nghiệp Việc theo dõi và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công được kếtoán như chi phí sản xuất và tính giá thành hoạt động phục vụ.

(Theo: Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, kế toán chi phí, 2002)

 Nếu máy thi công thuê ngoài:

Sơ đồ hạch toán chi phí maý thi công thuê ngoài: TK 111, 112, 331

Sơ đồ 1.3a: Hạch toán chi phí máy thi công thuê ngoài

 Nếu không tổ chức bộ máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức bộ máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công thì toàn bộ chi phísử dụng máy (kể cả chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời như: phụ cấp lương, phụ cấp lưu động của xe, máy thi công…) thì hạch toán chi phí theo sơ đồ sau:

TK 623TK 623

TK 152

KC chi phí MTC cuối

kỳTiền công phải trả cho công

nhân điều khiển máy

TK 154TK 623

19

Trang 21

Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài,

chi phí bằng tiền khác

Chi phí vật liệu dùng máy thi công

Trang 22

Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ bao gồm: lương nhânviên quản lý đội thi công, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội, của công nhân xâylắp, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được tính theo tỷ lệ % theo quy địnhhiện hành trên lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máythi công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế của doanh nghiệp); khấu hao TSCĐdùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt dộng củađội.

Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung, kết chuyển chi phí sảnxuất chung vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.

TK 627 không có số dư cuối kỳ và có 6 TK cấp 2 giống như TK 623 là TK6271, TK 6272, TK 6273, TK 6274, TK 6277, TK 6278.

 Phương pháp hạch toán:

Dương Thị NgaTK 152, 153

Tập hợp chi phí tiền lương của nhân viên quản lý thi

TK 338

Trích BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTNXuất NVL, CCDC dùng

cho phân xưởng SX

KCchi phísản xuất

TK 214

Trích khấu haoTSCĐ

TK 111,112,331

Chi phí dịch vụ mua ngoài, bằng tiền khác

TK 133Thuế

TK 627

TK 335

Trích trước lương nghỉ pháp của nhân công trực

TK 627

21

Trang 23

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung

1.4.4 Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thànhsản phẩm

 Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chínhchưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.

Bên Có:

 Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao (từng phần hoặc toàn bộ,hoặc nhập kho chờ tiêu thụ), Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhậpkho hoặc chuyển đi bán, Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao chonhà thầu chính được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.

 Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp chokhách hàng.

 Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được, trị giánguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho.

Trang 24

Tài khoản 154 có số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuốikỳ, giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưađược xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.

Sản phẩm xây lắp không phải làm thủ tục nhập kho mà chỉ làm thủ tục nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng Tuy nhiên, trong trường hợp sản phẩm xây lắp đã hoàn thành nhưng chờ tiêu thụ như xây nhà để bán hoặc sản phẩm hoàn thành nhưng chưa bàn giao.

a Tổng hợp chi phí sản xuất

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm

(Theo:Phan Đình Ngân – Nguyễn Thị Thanh Huyền, Kế Toán Tài Chính II, 2009)

b Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành sản phẩm

Trong xây lắp các khoản điều chỉnh giảm giá thành thường gồm giá trị phế liệuvật tư sử dụng trong xây lắp hoặc thiệt hại phá đi làm lại và được điều chỉnh bằng 2nguyên tắc là nguyên tắc doanh thu và nguyên tắc giá vốn Với những khoản thiệt hạicó giá lớn có thể căn cứ vào biên bản tách biệt khi hạch toán chi phí.

(Theo:Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, kế toán chi phí, 2002)

Dương Thị Nga

TK 622

Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

Các khoản làm giảm CP sản xuất

TK 623

Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công

TK 627

Kết chuyển chi phí sản xuất chungTK 111,112,331 Giá thành xây lắp của

các nhà thầu phụTK 133

TK 152,152,111

Kết chuyển giá vốn hàng bán

TK 632

TK 138

Giá trị các khoản thiệt hại

phá đi làm lại do bên thi công

23

Trang 25

4.5 Phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trong doanh nghiệp xây lắp có 3 phương pháp để đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: Đánh giá theo chi phí thực tế, đánh giá theo sản lượng hoàn thành tương đương, đánh giá theo chi phí định mức.

 Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí thực tếÁp dụng đối với những công trình xây lắp bàn giao 1 lần.

Chi phí sản xuất dởDang cuối kỳ =

Tổng chi phí NVL trực tiếp, chi phí NC trựctiếp, chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC thực

CPSX kinh doanhdở dang đầu kỳ +

CPSX kinh doanh phátsinh trong kỳ

Giá trị khốilượng xây lắpdở dang cuối kỳ

theo dự toánGiá trị khối lượng

xây lắp hoàn thànhtheo dự toán

Giá trị của khối lượngxây lắp dở dang cuối

kỳ theo dự toán Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mứcChi phí sản

xuất dở dangcuối kỳ

= Khối lượng công việc thicông xây lắp dở dang cuối kỳ X

Định mức chi phí sản xuất (chi phíNVL trực tiếp, chi phí NC trựctiếp, chi phí MTC, chi phí SXC)

(Theo: Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, Kế toán chi phí, 2002)

1.4.6 Đối tượng và kỳ tính giá sản phẩm xây lắp

 Đối tượng tính giá thành trong xây lắp là từng khối lượng công việc đếnđiểm dừng kỹ thuật hoặc công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao.

 Kỳ tính giá thành thực hiện hàng tháng, quý, năm hoặc khi bàn giao khốilượng công việc, hạng mục, công trình.

(Theo: Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, Kế toán chi phí, 2002)

1.4.7 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

Trang 26

Để tính giá thành sản phẩm xây lắp có thế áp dụng một trong bốn phương phápsau: Phương pháp giản đơn, Phương pháp tỷ lệ, Phương pháp hệ số, Phương pháp tổngcộng chi phí.

a Phương pháp giản đơn

Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp đối tượng hạch toánchi phí sản xuất chính là đối tượng tính giá thành.

Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính như sau:Giá

thành sản phẩmxây lắp

Giá trị sản phẩmxây lắp dở dang

đầu kỳ

Chi phí sảnxuất phát sinh

trong kỳ-

Giá trị sảnphẩm dở dang

cuối kỳ

b Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là giai đoạn công việc còn đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành.

Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính như sau:Z = CPSXDDĐK + C1 + C2+….+Cn – CPSXDDCK

Trong đó: Z: Là giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành C1, C2, …Cn là chi phí sản xuất mỗi giai đoạn n: Số giai đoạn sản xuất để hoàn thành sản phẩm

CPSXDDĐK, CPSXDDCK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ vàcuối kỳ

c Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp với bên giaothầu hợp đồng thi công nhiều công viêc khác nhau mà không cần hạch toán riêng chotừng công việc

Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính như sau: Zi = Di x H

D1 + D2+…+Dn

Trang 27

Trong đó: Di là giá thành dự toán của hạng mục công trình i.

C: Tổng chi phí thực tế tập hợp toàn bộ phải tính vào giá thành

(Theo: tapchikinhte.com)

d Phương pháp hệ số

Phương pháp này được áp dụng trong doanh nghiệp mà đối tượng hạch toán chiphí là công trình, đối tượng tính giá thành là hạng mục công trình riêng biệt Vì vậy,phải căn cứ vào hệ số kỹ thuật của từng hạng mục công trình để tiến hành phân bổ chiphí cho hạng mục công trình đó.

Giá thành thực tếcủa từng sản phẩm =

Giá thành dự toán của

từng sản phẩm x

Tỷ lệ giá thành từngkhoản mục

Trang 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY

2.1 Khái quát tình hình chung của công ty

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty CP Đầu Tư và Thương Mại 407 được sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh NghệAn cấp giấy phép Đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 07/01/2008 số 2703001733,nay thay thế bằng chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2900862369 cấp ngày 10 tháng12 năm 2009 (thay đổi lần thứ 3) Công ty CP Đầu Tư và Thương Mại 407 thuộc quảnlý của hội đồng liên minh các hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh TỉnhNghệ An là một doanh nghiệp độc lập về pháp lý và tài chính, hoạt động theo luậtthương mại

Trụ sở chính: Số 7/3 - Đường Nguyễn Xí - P.Trường Thi - TP Vinh - Nghệ AnĐiện thoại:0383 593447 Fax: 0383 593447

Mã số thuế: 2900862369

Tài khoản số: 13181818 - Ngân hàng VPBANK chi nhánh Nghệ An

Trong thời gian qua công ty đã không ngừng tái đầu tư sản xuất, đổi mới và đầutư những máy móc trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư, nhằmkhẳng định thế mạnh của công ty bước đầu công ty đã gặt hái được những kết quảđáng kể, tính đến nay công ty hoạt động trên khắp cả nước với các công trình khácnhau và công ty dần dần khẳng định được vị thế của mình và có thương hiệu trong lĩnhvực xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi Đặc biệt công ty luôn chú trọng đầutư nguồn lực để phục vụ cho việc thi công mang lại hiệu quả nhanh và đạt kết quả tốtnhât và nắm bắt được nhịp độ phát triển của đất nước.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

a Chức năng của công ty

Công ty CP đầu tư và thương mại 407 hoạt động trong 2 lĩnh vực là xây dựngvà thương mại Trong lĩnh vực xây dựng, công ty tìm kiếm, đàm phán và tiếp nhận cáccông trình phù hợp với khả năng và nguồn lực của công ty như xây dựng các côngtrình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện năng (Trạm biến áp < 35 KV).

Trang 29

Ngoài ra, công ty kinh doanh các mặt hàng xây dựng, thiết bị điện, bột nhang, khaithác khoáng sản, mua bán chế biến lâm sản, kinh doanh vận tải hàng hóa đường bột.

b Nhiệm vụ của công ty

Công ty CP đầu tư và thương mại 407 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xâydựng nên phải không ngừng nâng cao uy tín và chất lượng của công ty trên thị trường,phải xây dựng và phát triển các cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng năng lực hoạt động, mởrộng mạng lưới kinh doanh và gia tăng lợi nhuận cho công ty.

Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tàichính đảm bảo sản xuất kinh doanh kịp thời và ngăn chặn hành vi tham nhũng, gianlận bảo toàn nguồn vốn của công ty

Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Nhà nước giao cũng như các chính sách kinh tế vàpháp luật của Nhà nước.

Công ty phải không ngừng chăm lo cải thiện đời sống vật chất cũng như tinhthần cán bộ công nhân viên Chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ, thực hiện đầy đủcác chính sách tiền lương, các khoản trích theo lương theo quy định của Nhà nước.

2.1.3 Các nguồn lực của công ty

2.1.3.1 Tình hình lao động

Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty CP đầu tư và thương mại 407 qua 2năm 2009- 2010

ĐVT: người

Trang 30

(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán công ty CP đầu tư và thương mại 407)

Qua Bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động tại công ty năm 2010 tăng18,5% so với năm 2009 công ty đang mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanhtrong đó số lao động nam tăng nhanh hơn lao động nữ, số lao động phổ thông và trựctiếp tăng nhanh Cụ thể số lao động phổ thông năm 2010 tăng 31% so với năm 2009do đó lao động trực tiếp năm 2010 tăng 18,4% so với năm 2009.

Do đặc điểm là công ty sản xuất xây lắp nên lao động nam luôn chiếm tỷ trọnglớn so với lao động nữ và lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao, lao động có trình độĐại học chiếm tỷ trọng thấp, cũng vì thế mà lực lượng lao động trực tiếp là chủ yếutrong công ty CP đầu tư và thương mại 407.

Như vậy sự gia tăng về số lượng lao động và sự biến động về quy mô lao độngtrong công ty trong 2 năm qua là hợp lý, phù hợp với lĩnh vực mà công ty hoạt động vàchủ trương mở rộng quy mô của Ban Giám đốc công ty.

sở hữu 1.210.130.980 7,7 2.069.221.950 10,3 859.090.970 71,0

( Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty đầu tư và thương mại 407 )

Trang 31

Nhìn vào bảng trên ta thấy giá trị tài sản năm 2010 tăng so với năm 2009 là4.301.151.276 đồng tương đương với 27,3% chủ yếu do giá trị hàng tồn kho và cáckhoản phải thu tăng nhanh còn tài sản dài hạn tăng nhẹ do công ty đầu tư thêm tài sảncố định để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Cụ thể là tài sản ngắn hạn năm2010 tăng 34,4% và tài sản dài hạn tăng 0,7% so với năm 2009 Đồng thời nguồn vốnnăm 2010 tăng 4.301.151.276 đồng do giá trị nợ phải trả và vốn chủ sở hữu năm 2010tăng nhanh so với năm 2009 Cụ thể là nợ phải trả năm 2010 tăng 23,7%, vốn chủ sởhữu tăng 71% so với năm 2009 do công ty đang mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanhnên phải huy động thêm các nguồn vốn bên ngoài và tự đầu tư thêm vào công ty.

Trong cơ cấu tài sản công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổngtài sản, năm 2009 tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 78,9%, năm 2010 là 83,3% Tuy công tyCP đầu tư và thương mại 407 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng nhưng giá trịcủa tài sản dài hạn lại thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản ngắn hạn vì giá trị của hàngtồn kho (giá trị các công trình còn dở dang) và các khoản phải thu lớn Tỷ trọng tài sảndài hạn trong năm 2009 là 21,1%; năm 2010 là 16,7% tức là giảm 4,4% do tốc độ tăngcủa tài sản ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn Trong cơ cấu nguồnvốn của công ty thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn do đặc trưng trong nghành xây dựngchi phí sản xuất lớn nên nguồn vốn của chủ sở hữu không thể bù đắp đủ chi phí bỏ ranên công ty phải huy động nguồn vốn lớn ở bên ngoài như vay và nợ ngắn hạn, chiếmdụng khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước Tỷ trọng nợ phải trả năm2009 là 92,3%, năm 2010 là 89,7% Tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 3,6% sovới năm 2009 do chủ sở hữu tăng cường đầu tư để mở rộng quy mô, phạm vi hoạtđộng kinh doanh.

2.1.3.3 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP đầu tư vàthương mại 407 qua 2 năm 2009- 2010

ĐVT:Đồng

Trang 32

( Nguồn số liệu: Phòng Kế toán công ty CP đầu tư và thương mại 407 )

Nhìn Bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty năm 2010 tăng rất nhanh, tăng 20.278.982.394 đồng tương ứng với tăng40,4% so với năm 2009 do công ty đang mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinhdoanh.

Lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng rất nhanh so với năm 2009, tăng199.819.020 đồng tương ứng với tăng 95,1% do lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăngnhanh so với năm 2009 vì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn nhiều so với tốc độtăng của chi phí do công ty đã biết tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận hoạt động.Vìvậy lãi cơ trên cổ phiếu năm 2010 tăng 726 đồng tương ứng với tăng 34,5%.

Tóm lại tình hình sản xuất kinh doanh của công ty chỉ trong 2 năm mà đã cónhững chuyển biến tích cực Công ty đã tạo ra một khối lượng xây lắp khá lớn nhằmđáp ứng nhu cầu thị trường, tạo công ăn việc làm cho hàng chục người lao động

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

a Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

Bộ máy tổ chức của công ty được thực hiện theo mô hình trực tuyến chức năngđể đảm bảo mệnh lệnh đưa ra từ trên xuống dưới một cách thống nhất.

Trang 33

Ghi chú: : Mối quan hệ trực tuyến :Mối quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của bộ máy quản lý công ty CP đầu tư và thương mại 407

b Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

 Hội đồng quản trị là những người đứng đầu công ty, quyết định toàn bộnhững việc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đứng đầu hộiđồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng quản trị, là người có quyền hạn cao nhất trong côngty

 Giám đốc công ty là người có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành quản lý mọihoạt động hang ngày của công ty và đại diện cho mọi nghĩa vụ và quyền hạn của côngty trước pháp luật và cơ quan Nhà nước

 Phó Giám đốc: Là người thay mặt Giám đốc để điều hành các hoạt độngGIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KỸ THUẬT VẬT

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Trang 34

giám đốc chịu trách nhiệm mà Giám đốc phân công chỉ đạo, trực tiếp chỉ đạo phòng kỹthuật vật tư.

 Phòng kỹ thuật vật tư: Giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác,kiểm tra hướng dẫn các đội thi công về mặt kỹ thuật Đồng thời chịu trách nhiệm lậpkế hoạch vật tư, thiết bị, công cụ lao động theo kế hoạch hàng năm, để chủ động đápứng đầy đủ, kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh và kiểm tra tình hình sử dụngvật tư ở tất cả các bộ phận đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

 Phòng kế toán: Thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinhtế tài chính phát sinh trong công ty, lập chứng từ, ghi chép sổ sách và lập các báo cáotheo quy định của Bộ tài chính, cơ quan thuế Đồng thời tham mưu cho Giám đốc côngty trong công tác quản lý, sử dụng vốn (tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn, chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang), tham mưu về nguồn vốn và giá dự toán làm cơ sở kí kết hợpđồng với đối tác

 Phòng tổ chức hành chính: Tham gia và giúp cho Giám đốc công ty chỉ đạođiều hành công tác tổ chức cán bộ, bồi dưỡng công nhân viên, an toàn bảo hộ lao độngvà công tác phòng cháy chữa cháy

 Các đội sản xuất: Trực tiếp sản xuất trên các công trường và chịu sự quản lýcủa Chủ nhiệm công trường.

2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán

a Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Nhằm đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất trực tiếp của Giám đốc, kế toántrưởng đến các nhân viên công ty đã áp dụng hình thức kế toán tập trung.

Trang 35

Ghi chú: :Mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp :Mối quan hệ đối chiếu

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán công ty CP đầu tư và thương mại 407b Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

 Kế toán trưởng: Là người trực tiếp theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo và hướngdẫxn bộ phận kế toán Phân tích hoạt động kinh doanh, lập báo cáo tài chính, báo cáothuế nộp cho các cơ quan chức năng, phê duyệt các hóa đơn chứng từ Kế toán trưởngcũng là tham mưu cho Ban giám đốc trong ra quyết định kinh doanh cũng như tìnhhình tài chính của đơn vị Kế toán trưởng cũng là người chịu hoàn toàn trách nhiệm vềkế toán trước Ban giám đốc công ty và trước pháp luật.

 Kế toán tổng hợp: Có chức năng theo dõi, kiểm tra lại các số liệu đã xử lýcủa các phần hành kế toán từ đó đánh giá giá trị sản phẩm dở dang và tính giá thànhsản phẩm Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và trước pháp luật,và có trách nhiệm điều hành, chỉ đạo công việc kế toán khi kế toán trưởng đi vắng.

 Kế toán tài sản cố định, vật tư: Nhập dữ liệu chứng từ liên quan đến nhậpxuất vật tư khi nhận được chứng từ liên quan từ kế toán đội, theo dõi tình hình nhập

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KẾ TOÁN TSCĐ, VẬT TƯ

KẾ TOÁN CÔNG

KẾ TOÁN THANH TOÁN, LƯƠNG

KẾ TOÁN

CÁC ĐỘI

THỦ QUỸ

Trang 36

xuất tồn vật tư tại công ty,và xác định nguyên giá, trích và phân bổ khấu hao TSCĐ,phản ánh giá trị tăng giảm của TSCĐ.

 Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình các khoản phải thu khách hàng và cáckhoản phải thu khác, các khoản phải trả khách hàng và phải trả khác trên sổ chi tiết vàSổ Cái tài khoản liên quan nhằm đôn đốc việc thu nợ đảm bảo hơn khả năng tài chínhcủa công ty và tránh mất mát tài sản, trả nợ đúng thời hạn đảm bảo uy tín của công ty.

 Kế toán thanh toán và tiền lương: Theo dõi tình hình thu, chi tiền tại đơn vị,thanh toán quyết toán các khoản tạm ứng trong đơn vị cũng như khách hàng Tínhlương và phân bổ tiền lương cho các công nhân, cán bộ công nhân viên trong công ty.

 Kê toán đội: Có chức năng tập hợp các chứng từ liên quan tại đội thi côngđịnh kỳ 15 ngày hoặc 1 tháng gửi về phòng kế toán của công ty để hạch toán.

 Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý tiền tồn quỹ, thu chi tiền mặt, xác định tồnqũy, lập báo cáo tồn quỹ hàng ngày hoặc định kỳ.

Trang 37

Ghi chú : :Ghi hàng ngày :Ghi cuối tháng :Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy

Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từkế toán cùng loại đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ,ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trongphần mềm kế toán Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự độngnhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ thẻ chi tiết có liên quan.

Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo.Việc đốichiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảotính trung thực theo thông tin đã nhập trong kỳ Thực hiện các thao tác để in báo cáotài chính theo quy định, lưu chứng từ và sổ kế toán theo quy định.

2.1.5.3 Các chính sách kế toán áp dụng

 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc

 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá hàng tồn kho là phương pháp giá thực tế đích danh. Phương pháp ghi nhận tài sản cố định: Theo nguyên giá

 Phương pháp khấu hao TSCĐ là phương pháp khấu hao theo đường thẳngPHẦN MỀM

KẾ TOÁN

MÁY VI TÍNH

SỔ KẾ TOÁN(S.CHI TIẾT, S.TỔNG

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ

TOÁN CÙNG

BÁO CÁO CHỨNG TỪ KẾ

TOÁN

Trang 38

 Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ.

 Nguyên tắc ghi nhận các chi phí đi vay: Chi phí sản xuất trong kỳ

2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xâylắp tại công ty

2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí

Đối tượng tập hợp chi phí tại công ty là từng công trình hay hạng mục côngtrình

2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí

Tại công ty kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục côngtrình Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp tập hợptrực tiếp cho từng công trình Còn chi phí sử dụng máy thi công , chi phí sản xuấtchung liên quan trực tiếp đến công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó,nếu sử dụng chung cho nhiều công trình thì kế toán tiến hành tập hợp chi phí cho tất cảcác công trình liên quan và cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng công trình theo tiêuthức thích hợp.

2.2.3 Phương pháp kế toán các chi phí sản xuất

a Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 39

Ngoài ra công ty sử dụng thêm các tài khoản liên quan khác như TK 154, TK152, TK 331.

 Quy trình luân chuyển chứng từ và ghi sổ:

Do địa điểm xây dựng luôn luôn thay đổi theo địa bàn thi công công trình nênđể thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và tiết kiệm chi phí thì công ty tiếnhành tổ chức kho ngay tại địa bàn thi công công trình.

Căn cứ vào Bảng vẽ kỹ thuật, Bảng dự toán và theo yêu cầu thi công công trìnhcán bộ kỹ thuật sẽ lập Phiếu yêu cầu vật tư gửi lên phòng kỹ thuật vật tư của công ty,Phiếu yêu cầu vật tư có 1 liên Bộ phận vật tư căn cứ vào Phiếu yêu cầu vật tư sẽ tiếnhành mua vật tư nhập kho và tiến hành lập phiếu nhập kho Phiếu nhập kho được lậpthành 3 liên, 1 liên lưu tại bộ phận, 1 liên thủ kho ghi vào sổ kho, 1 liên để gửi chophòng kế toán công ty Khi vật liệu về đến kho, thủ kho phải kiểm tra số lượng vật tưvới Hóa đơn giá trị gia tăng và ký nhận vào Phiếu nhập kho.

Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, cán bộ kỹ thuật sẽ lập Phiếu yêu cầu xuất kho,căn cứ vào Phiếu yêu cầu xuất kho thì bộ phận vật tư tiến hành lập Phiếu xuất kho.Phiếu xuất kho cũng được lập thành 3 liên, 1 liên lưu tại bộ phận, 1 liên thủ kho dùngđể ghi sổ kho, 1 liên gửi phòng kế toán công ty Thủ kho nhận được Phiếu xuất kho thìtiến hành đối chiếu với Phiếu xuất kho để xuất kho và kí nhận vào Phiếu xuất kho vàghi sổ, thẻ kho Tất cả các Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn giá trị gia tăng,Phiếu yêu cầu xuất kho, Phiếu yêu cầu xuất vật tư sẽ được kế toán đội tập hợp lại vàđịnh kỳ gửi lên phòng kế toán công ty.

Khi nhận được những chứng từ do kế toán đội gửi lên, kế toán vật tư sẽ tiếnhành nhập Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho.

Số liệu nhập vào máy được phần mềm kế toán xử lý và tập hợp vào các sổ kếtoán có liên quan như sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết TK 621, sổ Cái TK 621.

 Phương pháp hạch toán:

Kế toán căn cứ vào Phiếu yêu cầu xuất kho, Hóa đơn giá trị gia tăng, Phiếunhập kho và Phiếu xuất kho để tiến hành nhập dữ liệu Phiếu nhập kho và Phiếu xuấtkho Để nhập dữ liệu, kế toán vào phân hệ Quản lý kho, chọn mục Nhập kho hoặc

Trang 40

tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phần mềm máy tính xử lý và tập hợp dữ liệuvào sổ sách như Sổ chi tiết vật tư, Sổ chi tiết TK 621, Sổ cái TK 621

Ví dụ:

Căn cứ vào Hóa đơn giá trị gia tăng (Biểu 2.1- Phụ lục), căn cứ vào Phiếu nhập kho (Biểu 2.2- Phụ lục), căn cứ vào Phiếu xuất kho (Biểu 2.3- Phụ lục) Kế toán vào phân hệ quản lý kho, chọn mục Nhập kho và Xuất kho để lập Phiếu nhập kho và Phiếuxuất kho Cuối tháng, kế toán lập chứng từ ghi sổ theo mẫu dưới đây:

Ngày đăng: 19/11/2012, 15:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407
Sơ đồ h ạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trang 19)
Sơ đồ hạch toán chi phí maý thi công thuê ngoài: - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407
Sơ đồ h ạch toán chi phí maý thi công thuê ngoài: (Trang 23)
Sơ đồ 1.3b: Sơ đồ hạch toán chi phí máy thi công tự có d. Hạch toán chi phí sản xuất chung - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407
Sơ đồ 1.3b Sơ đồ hạch toán chi phí máy thi công tự có d. Hạch toán chi phí sản xuất chung (Trang 24)
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung (Trang 26)
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm (Trang 27)
Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty CP đầu tư và thương mại 407 qua 2  năm 2009- 2010 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407
Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty CP đầu tư và thương mại 407 qua 2 năm 2009- 2010 (Trang 32)
Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty CP đầu tư và thương mại  407 qua 2 năm 2009- 2010 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407
Bảng 2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty CP đầu tư và thương mại 407 qua 2 năm 2009- 2010 (Trang 33)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của bộ máy quản lý công ty CP đầu tư và thương mại  407 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của bộ máy quản lý công ty CP đầu tư và thương mại 407 (Trang 36)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán công ty CP đầu tư và thương mại 407 b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán công ty CP đầu tư và thương mại 407 b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận (Trang 38)
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy (Trang 40)
Mẫu CT-02: Bảng dự toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407
u CT-02: Bảng dự toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp (Trang 80)
Hình thức thanh toán: TM                     MS: - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407
Hình th ức thanh toán: TM MS: (Trang 83)
Bảng 2.4: Bảng chấm công bộ phận Đê Nghèn CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI 407 Bộ phận: Đê Tả Nghèn - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407
Bảng 2.4 Bảng chấm công bộ phận Đê Nghèn CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI 407 Bộ phận: Đê Tả Nghèn (Trang 85)
Bảng 2.5: Bảng thanh toán tiền lương bộ phận Đê Nghèn CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI 407 - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407
Bảng 2.5 Bảng thanh toán tiền lương bộ phận Đê Nghèn CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI 407 (Trang 87)
Hình thức thanh toán: TM                     Mã số thuế - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP đầu tư và thương mại 407
Hình th ức thanh toán: TM Mã số thuế (Trang 88)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w