UY BAN DAN TOC VIEN DAN TOC
2k oe
BAO CAO
KET QUA DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC NAM 2005 Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội
Chủ nhiệm đẻ tài : TS Phan Văn Hùng Thư ký đề tài : CN Trần Văn Đoài
HÀ NỘI, THÁNG 03 NĂM 2006
6233
Trang 2Stt SGNDAMNP WN RaAwWnNe es H MỤC LỤC Nội dung ‹ PHAN MO DAU
Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu nghiên cứu Nội dung nghiên cứu
Đối tượng và địa bàn nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu của đề tài
Cán bộ tham gia thực hiện đề tài
Bốcụccủabáocáo _ _ ‹
PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỔI DƯỠNG CÁN BỘ
Các khái niệm liên quan
Đào tạo, đào tạo cán bộ, công chức
Bồi dưỡng
Đào tạo lại
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc
Một số nết về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Việt Nam và một số nước trên thế giới
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Đảng và Nhà nước từ 1945 đến nay:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của một số nước trên thế giới:
Chủ chương, chính sách, các văn ban của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
Chủ trương của Dang về công tác quy hoạch và đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức
Một số chính sách, văn bản của Chính phủ về công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ
Mục tiêu, nội dung và hình thức đào tạo, bồi đưỡng cán bộ
PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VÀ CÔNG
TAC DAO TAO, BOI DUGNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LAM CONG TAC DAN TOC
Hệ thống tổ chức cơ quan làm công tác dân tộc
Trang 3+ +) 2 4.1 4.3 I 31 3.2 3.3 “TO Cấp Trung ương
Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh
Cơ quan công tác dân tộc cấp huyện:
Một số nhận xét, đánh giá về thực trạng đội ngũ cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc
Số lượng cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc đang được tăng cường
Trình độ chuyên môn của cán bộ còn bất cập
Nguyên nhân hạn chế, yếu kém của đội ngũ cán bộ làm công
tác dân tộc -
THUC TRANG CONG TAC DAO TAO, BOI DUGNG DOI NGU CAN BO LAM CONG TAC DAN TOC
Đào tạo, bôi dưỡng theo các chương trình xây dựng đội ngũ
cần bộ chung của Đảng và Chính phủ
Đào tạo, bồi đưỡng nâng cao năng lực qua thực hiện các chương trình, dự án
Các hình thức nâng cao năng lực khác
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đào tạo Nghiệp vụ
Công tác Dân tộc
Một số nhận xét về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ làm công tác dân tộc thời gian qua Những kết quả đạt được
Những tồn tại, hạn chế
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại _
PHAN II: MOT SO GIAI PHAP NHAM TANG CUONG
DAO TAO, BOI DUONG DOI NGU CAN BO LAM CONG TAC DAN TOC TRONG THOI GIAN TOI
Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo địa phương về vị trí, vai trò công tác dân tộc, tổ chức bộ máy và cán bộ làm công
tắc dân tộc
- Xác định rõ một số nội dung cơ bản liên quan đến nội dung chương trình đào tạo nghiệp vụ công tác dân tộc
Quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ làm công tác đân tộc
Tiếp tục lổng ghép các chương trình, thực hiện đa dạng hố cơng tác đào tạo, bồi dưỡng
Tiếp tục hoàn thiện nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc
Trang 4PHAN MO DAU
e Tính cấp thiết của đề tài
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đến hoạt động của bộ máy Nhà nước Từ khi nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yêu
cầu đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức tồn diện về
lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn càng trở lên cần thiết
Uỷ ban Dân tộc được thành lập từ năm 1946, sau 60 năm hoạt động, đến nay hệ thống tổ chức cơ quan làm công tác dân tộc còn nhiều vấn để cần tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ, công chức đang tiếp tục được xây đựng, kiện toàn Thực hiện Nghị Quyết Trung ương 7, khoá IX về công
tác dân tộc, Chính phủ đã ban hành Nghị định 53/2004/NĐ-CP, ngày 18
tháng 02 năm 2004 về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc từ
trung ương đến địa phương Đồng thời với việc hình thành hệ thống cơ quan
làm công tác dân tộc các cấp, đội ngũ cán bộ, công chức đang được tăng cường Tuy nhiên đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay được chuyển từ các
ngành khác về hoặc được tuyển dụng, hầu hết còn thiếu kinh nghiệm, kiến
thức về công tác dân tộc, vì vậy đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc đang là vấn đề quan trọng và cấp bách
Trong thời gian qua đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về công tác cán bộ, công chức nói chung Vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức từ đó xác định nhu cầu đào và vấn để đào tạo, bồi đưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc chưa được nghiên cứu
Từ những lý do trên, ngày 24 tháng 8 năm 2005, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã có Quyết định số 386/QĐ-UBDT phê duyệt đề
Trang 5đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc", với những nội dung chủ yếu như
sau:
e Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc, đề xuất giải pháp đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới
e_ Nội dung nghiên cứu của đề tài:
1 Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ
2 Nghiên cứu các chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức và cán bộ làm công tác dân tộc
3 Nghiên cứu thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc
4 Nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc
5 Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc
6 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm
công tác dân tộc
se _ Đối tượng và địa bàn nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ làm công tác đân tộc, thuộc hệ thống cơ quan làm công tấc dân tộc
Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu điểm tại Thanh Hoá và Sơn La e_ Phương pháp nghiên cứu:
Trang 6Dân tộc; Vụ Đào tạo và Học viện Hành chính Quốc gia thuộc Bộ Nội vu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
+ Phương pháp nghiên cứu điển hình: Theo để cương được duyêt đẻ
tài đã tiến hành nghiên cứu điểm tại Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hoá, Phòng Dân tộc huyện Như Thanh Ngoài ra đề tài còn kết hợp với công việc khác đi
nghiên cứu sâu tại Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, Đại học Tây bắc
+ Phương pháp phỏng vấn: Đề tài đã tiến hành trao đổi, tọa đầm với
các Ban Dân tộc, phỏng vấn các cán bộ làm công tác dân tộc đã tham gia các khoá bồi đưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc bằng phiếu hỏi Viện Dân tộc đã có công văn kèm theo các bảng hỏi gửi đến tất cả các Ban Dân tộc các tỉnh
Đến nay đề tài đã thu được phiếu trả lời từ 25 Ban Dân tộc tỉnh Đây là những thông tin vô cùng quí báu giúp cho đề tài có những góc nhìn nhiều chiều,
toàn điện
+ Phương pháp chuyên gia: Đề tài đã mời các chuyên gia có nhiều
kinh nghiệm tham gia viết các chuyên đề như: Lãnh đạo vụ Tổ chức cán bộ, Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghiệp vụ công tác dân tộc, Viện trưởng Viện
Dân tộc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hoá Mac dù thời gian thực hiện ngắn, nhưng Ban chủ nhiệm để tài đã tổ chức nhiều hội thảo, toạ đàm với các
chuyên gia trong và ngoài Uỷ ban Dân tộc, Ban Dân tộc Thành Hoá, Phòng Dân tộc huyện Như thanh nhằm thu thập các ý kiến đóng góp cho nội dung đề tài
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Từ những thông tin
thu được Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành tổng hợp xử lý số liệu, phân tích, so sánh từ đó rút ra những nhận xét, tìm ra nguyên nhân va đề xuất những giải pháp cho thời gian tới
e Quá trình nghiên cứu của đề tài:
Tuy thời gian ngắn, nhưng Ban chủ nhiệm đề tài đã cố gắng thu thập
Trang 7Đề tài đã được nghiệm thu cấp cơ sở theo đúng qui trình quản lý khoa
học vào ngày 30 tháng 12 năm 2005, tại Viện Dân tộc Hội đồng nghiệm thu
cấp cơ sở đã thống nhất đề nghị Uỷ ban Dân tộc cho tiến hành nghiệm thu
chính thức cấp Bộ
« _ Cán bộ tham gia thực hiện đề tài:
- TS Phan Văn Hùng, Chủ nhiệm đề tài; - CN Trần Văn Đoài, Thư ký đề tài;
- PGS.TS Lê Ngọc Thắng, Viện trưởng Viện Dân tộc;
- TS Nguyễn Hữu Ngà, Hiệu trưởng Trường Đào tạo Nghiệp vụ Công tác Dân tộc;
- Đ/c Đinh Văn Ty, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ;
- Đ/c Lê Văn Nhàn Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hoá;
- Một số cán bộ Viện Dân tộc
° Bố cục của báo cáo: Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo kết quả đề tài được bố cục thành 3 phần:
- Phần I Một số vấn đề lý luận và thực tiên về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cắn bộ
- Phần II: Thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ làm công tác đân tộc
Trang 8PHAN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THUC TIEN VE CONG TAC DAO TAO, BOI DUGNG CAN BO
I CÁC KHÁI NIỆM LIEN QUAN
1 Đào tạo:
Đào tạo được hiểu là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho một cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời làm việc một cách có năng suất và hiệu quả Hay nói cách khác, đào tạo được xem như là một quá trình làm cho người ta trở thành người có năng lực theo
tiêu chuẩn nhất định
Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những nhân tố của sự phát triển nguồn nhân lực do chương trình Liên Hợp Quốc đưa ra: Giáo dục và đào tạo; sức khỏe và dinh dưỡng: môi trường; việc làm và sự giải phóng con người Những nhân tố này gắn bó và tác động lẫn nhau trong đó giáo dục, đào tạo là
cơ sở của tất cả các nhân tố khác, là cơ sở cho sự phát triển bên vững
Đào tạo là quá trình truyền thụ kiến thức mới nhằm làm cho con người lĩnh hội và nắm vững những trì thức, kỹ năng, kỹ xảo, một cách có hệ thống, để người học có văn bằng mới hoặc cao hơn trình độ trước khi đào
tạo
Quá trình đào tạo được tiến hành chủ yếu trong các cơ sở đào tạo như
Học viện, Trường, Trung tâm, hoặc tại các cơ sở sản xuất theo những mục tiêu, nội dung, chương trình và có hệ thống cho mỗi khóa học với thời gian khác nhau cho mỗi trình độ cần được đào tạo Cuối khóa học được cấp bằng
tốt nghiệp, theo những chuẩn mực thống nhất
Trang 9nhân lực nói chung được thực hiện cho mọi đối tượng, lứa tuổi, mọi thành phần trong các loại trường đào tạo Còn đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức chỉ giới hạn trong phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh cán bộ, công chức và một số văn bản pháp luật khác có kiên quan, nhằm trang bị thêm kiến thức
mới mà có thể trước đó người cán bộ, công chức chưa biết Chẳng hạn, những
cán bộ công chức được đào tạo chương trình trung cấp quản lý Nhà nước ở
các trường chính trị tỉnh Sau gần hai năm đào tạo, họ được cấp bằng trung
cấp quản lý Nhà nước, hoặc những người học cử nhân hành chính do Học viện Hành chính Quốc gia đào tạo sau 4 năm họ được cấp bằng cử nhân hành chính Hay là việc đào tạo các cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, hoặc chuyên cao cấp trong hệ thống ngạch bậc hiện nay
Đào tạo cán bộ, công chức là quá trình truyền thụ kiến thúc mới một cách có hệ thống để người cán bộ, công chức thông qua đó trở thành người có trình độ cao hơn, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hiệu quả hơn
Đào tạo chung trong hệ thống giáo dục quốc đân và đào tạo công chức có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau, theo qui định công dân muốn trở
thành công chức phải có trình độ bằng cấp nhất định Như vậy, để trở thành
công chức, một công dân đã trải qua một chương trình đào tạo cơ bản ở giai
Ay?
đoạn “tiền” công chức 6 đây có hai vấn để được nhấn mạnh đó là:
Thứ nhất: Không nên hiểu đào tạo công chức chỉ diễn ra trong hệ thống đội ngũ công chức, nghĩa là trước đó họ không được, hoặc không cần đào tạo gì
Thứ hai: Do nhu cầu tuyển dụng gắn liên với một trình độ nhất định
(do giáo dục quôc dân trang bị) nên vai trò của giáo dục quốc dân rất quan trọng, tác động trực tiếp và sâu rộng đến hầu hết các chuyên ngành khác nhau trong hệ thống công chức
Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên thực tế giữ vai trò trang bị, cập nhật, pháp luật hóa những kiến thức có trước của công chức Qua việc đào tạo, bồi dưỡng các chuyên ngành mà công chức đó thẩm thấu,
Trang 10Các cơ sở đào tạo cán bộ, công chức của Đảng và Nhà nước hiện nay gồm có: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, các trường của các Bộ, một số trường đại học và các trường chính tri tinh
2 Bồi dưỡng
Bồi dưỡng cán bộ, công chức ở đây được hiểu là bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, phục vụ cho quá trình công tác của cán bộ, công chức
Bôi dưỡng là hoạt động làm tăng thêm kiến thức mới, cập nhật, bổ sung kiến thức còn thiểu, củng cố một cách có hệ thống những trì thức, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp sẵn có, để có thể hoàn thành công việc một
cách hiệu quả hơn
Kết quả của các khoá bồi dưỡng, người học thường được xác nhận bằng chứng nhận hoặc chứng chỉ Chẳng hạn, những cán bộ công chức tham gia học tập lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước - ngạch chuyên viên thời gian ba tháng Kết thúc khoá học họ được cấp cấp giấy chứng nhận bồi
dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên
Bồi dưỡng cán bộ công chức ở một mức độ phạm vi kiến thức, kỹ năng và một thời gian nhất định phù hợp với thực tế là một biện pháp vừa cấp bách vừa lâu dài Cấp bách là cần trang bị một số kiến thức lý luận mới cho cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ trước mắt có hiệu quả Lâu dài là vì công tác
bồi dưỡng là việc làm thường xuyên để bổ sung hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo
cho đội ngũ cán bộ ngày một thông thạo, đáp ứng thời đại bùng nổ thông tin, khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng nên kiến thức vẻ quản lý nhà
nước, quản lý kinh tế cũng phải thay đổi theo
Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hóa, bổ sung kiến thức còn
thiếu hoặc lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp theo các chuyên đề Các hoạt động
này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hiệu quả hơn
Trang 11dưỡng Khóa đào tạo ít nhất phải tương đương với một năm học (9 tháng) trở lên
Đối với bồi dưỡng (hay tu nghiệp) với mục đích chủ yếu là bổ sung kiến thức (cũng có thể trang bị kiến thức mới, nhưng chỉ là loại nhóm kiến thức của chuyên môn) hoặc chuyên sâu, cập nhật những vấn đẻ liên quan đến nhiệm vụ công chức đang đảm nhiệm Vì vây, bồi dưỡng thường có thời gian
ngắn hơn Một vài tuần hoặc nhiều nhất một vài tháng
Nước ta, từ khi chuyển sang nên kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề bồi dưỡng cán bộ, công chức được đặt ra cấp thiết vì những lý do
Một là: Đào tạo là một quá trình lâu đài và cần những tri thức mới tương ứng với năng lực của giáo viên, giáo trình và cơ sở đào tạo, có thể không kịp đáp ứng nhu cầu đổi mới trì thức của cán bộ, công chức
Hai là: Đa số cán bộ, công chức khi vào làm việc đù ít nhiều đã có một số vốn kiến thức nhất định và gần gũi với công việc hàng ngày cùng với một số kinh ngiệm tích lũy được trong quá trình công tác Do đó, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở một mức độ phạm vi kiến thức, kỹ năng và thời gian nhất định phù hợp thực tế là một biện pháp vừa cấp bách vừa lâu dài, hiệu quả Cấp bách là cần trang bị một số lý luận mới cho cán bộ, công chức thực
hiện nhiệm vụ trước mắt có hiệu quả Lâu dài, công tác bồi dưỡng là việc làm thường xuyên để bổ sung hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo cho đội ngũ cán bộ,
công chức ngày một thông thạo đáp ứng thời đại bùng nỗ thông tin, khoa học - công nghệ thay đổi nhanh chóng nên kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý
Nhà nước phải thay đổi cho phù hợp
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là quá trình đào tạo, bồi dưỡng
trong công vụ sau khi tuyển dụng và có quyết định bổ nhiệm chính thức vào
một ngạch công chức Do đó nó có những điểm khác biệt so với loại hình đào
tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, cụ thể là:
Mục tiêu đào tạo bồi dưỡng là cung cấp kiến thức mới, những kinh
nghiệm, những tình huống xảy ra trong thực tế nhằm nâng cao sự nhận thức
Trang 12để giúp cho cán bộ công chức có khả năng thích ứng nhanh với sự đổi mới của môi trường xung quanh vào công việc
Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là cán bộ, công chức những người đang thực thi công vụ trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội Dó đó, nội dung chương trình học tập không phải là kiến thức cơ bản mà là hệ thống kiến thức mới, các kỹ năng, kỹ xảo làm việc, những kiến thức mà trong quá trình tiếp thu có chọn lọc, phê bình và sáng tạo
để vận dụng tốt hơn vào nghề nghiệp
Văn bằng chứng chỉ được cấp trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được xếp vào ngạch, bậc được hưởng các chế độ chính sách được quy
định cụ thể đối với các chức danh ngạch, bậc
Tóm lại, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một bộ phận không thể thiếu được trong chiến lược cán bộ, đây là khâu đầu tiên với yêu cầu nâng cao một cách cơ bản cho đội ngũ cán bộ, công chức nhằm thường xuyên cập nhật kiến thức mới và kỹ năng thực hành cho họ để họ có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới, mở cửa, hội nhập với khu vực quốc tế
và yêu cầu hiện đại hoá nền hành chính
3 Đào tạo lại
Đào tạo lại là quá trình thay đổi dạng hoạt động nghề nghiệp hay
phương thức hoạt động nghề nghiệp bao gồm: Tri thức, phương pháp, kỹ
năng, năng lực tổ chức thực hiện để phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của
công việc, nhiệm vụ và những thay đổi của môi trường
Đặc trưng của đào tạo lại là phải gắn liền với những thay đổi của điều
kiện kinh tế - xã hội, môi trường, đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đặt ra Hệ thống đào tạo lại không phải là hệ thống bằng cấp mà sau mỗi khoá học, người học chỉ được cấp chứng chỉ về nọi dung đã được đào tạo lại
4 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc
Trang 13Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tệc là một hoạt động còn mới đối với Uỷ ban Dân tộc, có mối liên quan đến các hoạt động đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước nói riêng
Il MOT SO VE DAO TAO, BOI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CUA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Đảng và Nhà nước từ 1945 đến nay:
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng và quan tâm đến công tác đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức Trước yêu cầu của cách mạng, công tác đào tạo, bồi dưỡng luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn cách mạng đang đặt ra Xuất phát từ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, chúng ta có thể chia công tác đào tạo, bồi đưỡng ra 3 giai đoạn
1.1 Giai đoạn từ 1945 đến 1975
Ngay sau khi giành được chính quyền, Nhà nước ta đã coi trọng vấn để giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho đất nước Tháng 9 năm
1945, Hồ Chủ Tịch đã ký 3 Sắc lệnh về công tác giáo dục và bồi dưỡng cán
bộ, nhằm xây dựng một nền giáo dục tiến bộ, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng công cuộc kháng chiến kiến quốc
Xuất phát từ yêu cầu cách mạng giải phóng dân tộc, công tác đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức giai đoạn từ 1945 đến 1975 có những đặc điểm
sau:
Một là: Giai đoạn đầu kháng chiến kiến quốc, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được thực hiện khẩn trương và coi là “nhiệm vụ cần kíp” để xây dựng lực lượng cách mạng
Hai là: Mặc đù trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức vẫn được chú trọng tiến hành ở mọi
cấp, ngành Từ phong trào “vô sản hoá” đến đào tạo, bồi đưỡng trong trường
Trang 14bộ, công chức đã được học tập, bồi đưỡng về lý luận Mác-Lênin, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, về nghệ thuật chiến tranh cách mạng
Hình thức và phương pháp đào tạo, bôi dưỡng được kết hợp đa đạng,
có mở lớp chính quy dài ngày, có mở lớp ngắn hạn, qua hình thức truyền tin,
truyền tài liệu, tập huấn Với phương châm thiếu gì học đó, biết gì dạy đó, người biết nhiều đạy người biết ít, học ở mọi lúc, mọi nơi, học trong nhà trường, học trong đoàn thể, trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng và học ở
quần chúng để phục vụ tổ quốc Tất cả đã tạo nên khí thế sôi nổi trong công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức được trang bị về tư tưởng chính trị, kiến thức quân sự, khoa học kỹ thuật Đó là nhân tố quan trọng làm cho đội ngũ cán bộ, công chức ngày một trưởng thành, từng bước nâng cao về chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách
mạng
Ba là: Hoà bình lập lại ở miền Bắc, với nhiệm vụ hàn gắn vết thương
chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế đất nước Đảng và Nhà nước ta đã
khẩn trương xây đựng nền giáo dục, hệ thống các trường đào tạo, chuyên môn, chính trị phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phát triển nguồn
nhân lực Công tác cán bộ thời kỳ này vừa đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và phát triển kinh tế vừa chú trọng đào tạo cán bộ làm cách mạng giải phóng dân tộc phục vụ cho cuộc kháng chiến ở miền Nam
Trong giai đoạn này, vấn dé dao tạo, bồi dưỡng cán bộ được đặt ra trong các Hội nghị Trung ương khoá II, đặc biệt là Nghị quyết 142/NQTƯ,
ngày 28 tháng 6 năm 1966, tiếp đó là Nghị quyết số 225/NQ/TW ngày 20 tháng 02 năm 1973 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ “Thực hiện được nhiệm vụ đào
tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử đụng cán bộ, phải xây dựng quy hoạch cán bộ để công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có chuẩn bị trước, có nhìn xa, đáp ứng được nhu cầu trước mắt và lâu đài”
1.2 Giai đoạn từ 1976 đến 1992
Theo tỉnh thần Chỉ thị 45CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
Trang 15đến các địa phương được thành lập Bao gồm trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc ở trung ương và 40 trường Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, 400 trường Đảng cấp huyện, thị trấn) Hệ thống các trường này đã đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý trong cả nước
Năm 1981, trường Hành chính Trung ương được nâng lên tầm cơ quan trực thuộc Chính phủ nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Nhà nước Trong thời kỳ này, trường đã đào tạo được hàng chục ngàn cán bộ lãnh đạo và chuyên viên cho các Bộ, ngành, địa phương Theo đó các tỉnh, thành phố
lập trường hành chính để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở
Ngoài ra cồn có hệ thống các trường quản lý có nhiệm vụ đào tạo cán bộ quản lý cho riêng từng ngành, từng lĩnh vực do các Bộ, ngành quản lý
1.3 Giai đoạn từ 1992 đến nay:
Nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, công cuộc cải cách kinh tế, chuyển từ nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Công tác đào tạo, bồi đưỡng trong thời
kỳ này đang được từng bước bổ sung, hoàn thiện và phát triển Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cũng được cải tiến theo hướng hệ thống những kiến thức cơ bản về khoa học hành chính và Nhà nước Giai đoạn này Học viện Hành chính Quốc gia được kiện toàn có chức năng hướng dẫn nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng giảng viên các bộ môn quản lý hành chính cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của các Bộ, ngành, địa phương; trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước cho cán bộ, công chức ngạch chuyên viên trở lên
Từ năm 1992 trở lại đây, nhận thức được vai trò quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, nhiều nghị quyết của Đảng về đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức đã được ban hành
như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai, khoá VIII về phát triển sự
Trang 16nước Để cụ thể hoá các nghị quyết của trung ương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số văn bản về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như: Chỉ thị
422/TTg ngày 15 tháng 8 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường ngoại ngữ cho cán bộ, công chức; Quyết định 874/QĐ-TTg ngày 20 thang 11 năm 1996 của Thủ tưởng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức Nhà nước Để cụ thể hoá các bộ đã có các thông tư hướng dẫn như: Thông tư liên tịch số 79/TTLT, ngày 19 tháng 9 năm 1997 của Ban Tổ
chức Cán bộ Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục
và Đào tạo hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Quyết định
874/TTg của Thủ tướng Chính phủ
Những văn bản trên là cơ sở pháp lý quan trọng cho những hoạt động đào tạo, bồi đưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời gian qua
Nhìn lại chặng đường lịch sử qua các giai đoạn, Đảng và Nhà nước ta
luôn coi trọng vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức Mỗi giai
đoạn cách mạng Đảng ta lại có chiến lược, nội dung, phương thức đào tạo cán bộ phù hợp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Nhờ những chính sách đó, công tác đào tạo cán bộ của Nhà nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng Đến nay chúng ta đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức đông đảo, đủ sức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng đặt ra, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước
2 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của một số nước
trên thế giới
Đào tạo, bồi dưỡng công chức là một nội dung quan trọng mà hầu hết
các nước trên thế giới đều rất quan tâm Muốn cho nền hành chính hoạt động có hiệu quả thì phải có những con người vừa có kỹ năng điều hành, thực thi
công việc, vừa nắm vững luật pháp, vừa nghiêm túc và cần mẫn, lo tròn bổn phận Do đó, việc đào tạo công chức đã và đang trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của các nên hành chính thế giới
Xu hướng chung của nhiều nước là việc đào tạo chủ yếu hướng vào đội
ngũ công chức chỉ huy, điều hành từ Trung ương đến cơ sở và đào tạo những
Trang 17Những công chức chuyên môn kỹ thuật, hoặc những công chức cấp thấp chỉ
thừa hành công việc thì không nhất thiết phải được đào tạo về hành chính Ở các nước phương Tây công tác đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức được xem là quá trình “giáo dục lại” Đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu công tác, các chức vụ mà công chức đảm nhiệm, được tiến hành một cách đều đặn, liên tục Người công chức được đào tạo, giáo dục lại những nội dung kiến thức mới, cập nhật kiến thức phục vụ những công việc đang làm,
để họ thích nghị được với những thay đối điễn ra hàng ngày
Về phương thức đào tạo cũng rất đa đạng Một số nước thực hiện đào tạo có tính chất chuyên nghiệp Chẳng hạn, ở Pháp có trường Hành chính quốc gia (ENA) rất danh tiếng, là nơi đào tạo quan chức cao cấp Hàng năm trường chỉ tuyển một số lượng hạn chế phù hợp với yêu cầu bổ sung cho đội ngũ công chức cấp cao của Nhà nước, thời gian học hai năm Giáo viên của trường chủ yếu là theo chế độ kiêm chức đương nhiệm ở các bộ, ngành trung
ương Người thi đậu vào trường xem như được tuyển dụng vào bộ máy hành
chính Mỗi năm tuyển 100 người, thời gian học 2 năm Khi tốt nghiệp được cấp bằng đốc sự (ngang ngạch chuyên viên cao cấp của ta) là ngạch công chức cao cấp nhất, được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng như Hội đồng nhà nước, thanh tra tài chính, ngoại giao Ngoài ra, trên toàn nước Pháp có 5 trường đào tạo công chức ngạch tham sự (ngang ngạch chuyên viên chính của ta)
Các trường hành chính vùng làm nhiệm vụ đào tạo công chức hành chính địa phương Với hình thức đào tạo này, nước Pháp đã đào tạo được một đội ngũ công chức chuyên nghiệp có chuyên môn cao, và sau này, chính họ sẽ trở thành những nhà lãnh đạo đất nước
Ở Nhật Bản có trung tâm bồi dưỡng hành chính thuộc cơ quan nhân sự
Nhật Bản chủ yếu làm công tác bổi dưỡng (tu nghiệp) công chức Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức thì đã thực hiện ở kỳ thi tuyển hàng năm (thi công chức vào lọai I, II, II vào ngày 01/4/ hàng năm)
Trung Quốc một nước láng giểng có nhiều đặc điểm tương đồng về
Trang 18một cách có hệ thống với những Học viện hành chính và Học viện của các ngành đào tạo cán bộ chuyên sâu theo từng lĩnh vực
Trung Quốc xác định rằng nhân tố con người quyết định sự thành bại về tổ chức, họ đã cố gắng đào tạo nên một đội ngũ chun mơn hố, trẻ hố Trung Quốc xác định công tác đào tạo công chức là sự nghiệp của Đảng, của
Nhà nước và của toàn đân Để có được đội ngũ công chức có thể đáp ứng nhu
cầu họ đã chuẩn bị một hệ thống cơ sở thực hiện chức năng đào tạo công chức như: Ban tổ chức Trung ương Đảng vạch ra quy hoạch cán bộ, chỉ đạo thống nhất công tác cán bộ; Trường Đảng Trung ương đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý cao cấp; Học viện Hành chính quốc gia đào tạo viên chức nhà nước; Hệ thống Học viện các ngành đào tạo cán bộ chuyên môn của mình Công tác đào tạo của Trung Quốc được thực hiện xuất phát từ nhu cầu thực tế, kết hợp đào tạo lý thuyết với thực hành, người đi học vừa tiếp thu được
kiến thức mới, đồng thời cũng phát huy mặt tích cực sáng tạo trong thực tiễn
Trong các Học viện Dân tộc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc Chính phủ Trung quốc rất chú ý đến việc thực hành và đào tạo hành chính, đào tạo gắn với hoạt động thực tiễn Người học phải cập nhật với hoạt động hành chính và chính trị của quốc gia Việc đào tạo cũng chú trọng đến những kiến thức vĩ mô, nhất là về kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội
và những kiến thức cụ thể về phong tục tập quán của từng vùng, từng dân tộc nhằm trang bị cho công chức một hệ thống kiến thức rộng, nhưng đồng
thời rất coi trọng việc đào tạo kỹ năng thực hành hành chính và tính đặc thù
của điều kiện, đặc điểm của địa phương Phương pháp đào tao là dẫn ra các
tình huống và đòi hỏi người học ứng xử theo cương vị của mình Phương pháp đào tạo công chức của Trung Quốc ít đi vào lý thuyết mà nặng về thực
hành
Trang 19trường hành chính riêng, mà như một ngành, được nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân
Nhìn chung, các nước trên thế giới có nhiều mô hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức khác nhau Tuy nhiên mô hình phổ biến là quá trình đào tạo theo nhiều giai đoạn, thường xuyên liên tục: Đào tạo tiền công chức,
trong hệ thống giáo dục quốc dân Sau khi tuyển dụng, họ lại được đào tạo để trở thành công chức trong hệ thống chính quyền Trong quá trình làm việc
cán bộ công chức luôn được đào tạo, bồi đưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn Hệ thống các trường hành chính đào tạo, bồi dưỡng cán bọ công chức ở các nước được tổ chức theo nhiều cấp từ trung ương đến cấp địa phương Trung Quốc là quốc gia có nhiều dân tộc thiểu số, hệ thống
chính trị có nhiều nét tương đồng với Việt Nam Trung Quốc có nhiều kinh
nghiệm quí, chúng ta cần nghiên cứu, vận dụng vào công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc Ở nước ta
WI CHU CHƯƠNG, CHÍNH SÁCH, CÁC VĂN BẢN CUA NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO, BỔI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1 Chủ trương của Đảng về công tác quy hoạch và đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm Ngay trong
những năm đầu tiên của chính quyền cách mạng, Bác Hồ đã chỉ rõ sự cần
thiết phải đào tạo, bồi đưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự có
năng lực đáp ứng yêu cầu, tính chất mới của cách mạng trong xã hội mới và phải thực sự là công bộc của nhân dân
Trước năm 1945, Bác Hồ đã nhấn mạnh muốn có chủ nghĩa xã hội
trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa, muốn có con người xã hội chủ
nghĩa cần phải đào tạo họ và giác ngộ lý tưởng cộng sản Vì vậy từ 1927,
Người đã đưa cán bộ trẻ sang học ở các trường của Liên Xô (cũ), Trung Quốc
học để sau đó về nước thực hiện sứ mệnh giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục được
Trang 20cố đất nước tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp Đối với cán bộ làm công tác dân tộc, ngay từ thời kháng chiến chống pháp vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Trung ương và địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc đã
được chú ý thực hiện Thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương Đảng và
Chính phủ, ngay tại khu căn cứ địa Việt Bắc đã tổ chức nhiều khoá đào tạo, bồi dưỡng xây dựng được một đội ngũ cán bộ công tác dân tộc, cán bộ khoa học và quản lý kinh tế
Từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng nhiệm vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ chế quân lý Nhà nước càng trở lên cấp bách Nghị quyết Trung ương 8 (khoá VID da dé ra mục tiêu cải cách nền hành chính Nhà
nước, trong đó có vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức là một nhiệm vụ trọng tâm Đặc biệt chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước mà Nghị quyết Trung ương 3, (khoá VI) đề ra, đã chỉ
rõ: Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, “Mọi cán bộ, công chức phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng” và “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất năng lực
là yếu tổ quyết định chất lượng bộ máy Nhà nước”
Nghị quyết Đại hội lần thứ [X của Dang đã nêu lên những chủ trương về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đến năm 2010 là:
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ nay đến năm 2010 là đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng hành chính, tin học và ngoại ngữ theo tiêu chuẩn chức danh và ngạch bậc đảm nhiệm, có đủ năng lực xây đựng
chính sách, tổ chức điều hành thực thi công vụ theo yêu cầu ngày càng cao
của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước
- Công tác đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức nhà nước cần hướng
vào một số trọng điểm như đào tạo có mục tiêu, có chất lượng, khuyến khích
các hình thức tự học, tự đào tạo để thường xuyên nâng cao trình độ, công
Trang 21các lĩnh vực Đặc biệt cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng phát hiện nhân tài, tạo nguồn cán bộ quản lý, chuyên gia từ những cán bộ trẻ Trước mắt cần tập
trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính và cán bộ công chức
cơ sở, quan tâm và đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo, bồi đưỡng đội ngũ
cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ tham gia công tác hội nhập kinh tế quốc tế, chuyên gia đầu ngành, cán bộ tham mưu xây dựng và hoạch định chính sách ở tầm chiến lược
- Để đáp ứng việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần hướng vào việc khắc phục kịp thời những thiếu hụt về trình độ chuyên, hạn chế về năng lực quản lý, tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
2 Một số chính sách, văn bản của Chính phủ về công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ
Thực hiện chủ trương của Đảng, trong thời gian qua, Chính phủ đã xây đựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm
đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới Từ Chỉ thị số 422/CT-TTg ngày 15 tháng 8 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, đến Quyết định số 874/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 11 năm 1996, của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước và Quyết định số 74/QĐ-TTEg, ngày 7 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê đuyệt kế hoạch đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001
- 2005 và gần đây nhất là Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010 Các văn bản pháp lý trên của Chính
phủ đã chính thức khởi động hàng loạt các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức rộng khắp từ trung ương đến địa phương
Trang 222010 cũng đã được Chính phủ ban hành Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được đưa vào thành một nội dung của Chương trình cải cách hành chính và là một trong những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy hành chính
Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được Quyết định số 74/QĐ-TTg, Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010 xem như là một trong những giải pháp thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006- 2010 nói riêng và tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cần bộ,
công chức về lâu dài, nói chung Trong đó Thủ tướng Chính phủ giao cho
Ban Tổ chức- cán bộ chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) làm đầu mối quản lý Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Sau ba năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay Bộ Nội vụ đã ban hành 8 văn
bản, đó là công văn số 10/BTCCBCP-CĐT ngày 8/5/2001 của Ban Tổ chức
Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho cán bộ, công chức và cán bộ chính
quyền cơ sở: Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày
4/8/2003; Quyết định số 137/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 - 2010; Quy chế thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức được ban hành kèm theo Quyết định số 52/2004/QĐÐ-BNV ngày 27/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên quản lý Nhà nước giai đoạn 2003 - 2005 ban hành kèm theo Quyết định số 28/QQĐ/BNV ngày 11/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị giai đoạn 2005 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 51/2004/QD-
Trang 23BTC ngày 27/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước
Một số văn bản đang được trình các cấp có thẩm quyền, như Quy chế đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ quản lý doanh nghiệp; chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ về đạo tạo tiếng dân tộc Và một số khác cũng đang được
xây dựng Trong đó văn bản đã được các cấp có thẩm quyền ban hành, Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có vị trí đặc biệt quan trọng Đây là văn bản quy phạm pháp luât giải quyết một cách tổng thể các mối quan hệ phát sinh trong đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức, từ việc xác định hệ
thống tổ chức quản lý, hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức cho đến việc phân công, phân cấp đào tạo, bồi dưỡng Đây là những định hướng cơ bản để xây dựng và ban hành các văn bản xử lý các mối quan hệ cụ thể: như vấn để thẩm định chương trình, giáo trình; vấn để quản lý
chứng chỉ; tiêu chuẩn giảng viên
Qua hệ thống các văn bản về công tác đào tạo, bổi đưỡng cán bộ của
Đảng và Nhà nước trong những năm qua cho thấy: Công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ ngày càng được Đảng và Nhà nước chú trọng, nhằm xây dựng
đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động bộ máy hành chính
3, Mục tiêu, nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 3.1 Mục tiêu, bồi dưỡng cán bộ
Quyết định 874/TTg ngày 20/11/1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức Nhà nước và Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010 đã nêu rõ mục tiêu và đối tượng của việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức Nhà nước hiện nay:
Trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công
vụ cho đội ngũ công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã nhằm xây
Trang 24Trong giai đoạn 2006 - 2010 hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã hướng tới đạt được những mục tiêu cụ thé sau:
a) Đối với công chức hành chính:
- Đảm bảo trang bị đủ kiến thức quy định theo tiêu chuẩn cho công chức lãnh đạo quân lý, công chức các ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp;
- Phần đấu đến năm 2010, 100% công chức hành chính được trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ và có khả năng hoàn thành có chất lượng nhiệm vụ được giao, trang bị kiến thức về văn hố cơng sở; trách nhiệm và đạo đức công chức cho công chức các ngạch;
- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trước khi bỗ nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng
cho cán bộ lãnh đạo quản lý đương chức; đảm báo đến năm 2010, 100% công chức lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, cấp huyện được trang bị kỹ năng lãnh đạo, quản
lý và kỹ năng phối hợp xử lý các vấn đề có tính chất liên ngành;
- Tiến hành quy hoạch và tổ chức đào tạo xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực
b) Đối với cán bộ, công chức cấp xã:
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị trình độ lý luận chính trị, kiến
thức quản lý Nhà nước và trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ chuyên trách;
- Đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân đân cấp xã;
Trang 25- Thuc hién dao tao, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn và tổ đân phó
3.2 Nội dung cơ bản của công tác đào tạo, bôi dưỡng
Theo các văn bản pháp qui nói trên, thì nội dung cơ bản của công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước là:
- Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, thường xuyên xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có lập trường vững vàng, thái độ chính trị đúng
đắn, phẩm chất đạo đức tốt
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước trước
yêu cầu của nhiệm vụ mới
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước trong nền kinh tế
thị trường, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản vè kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong cơ chế kinh tế mới
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, có khả năng hoạch định và triển khai thực hiện các chính sách đề án, các chủ trương của Nhà nước có hiệu
quả
- Đào tạo, bồi dưỡng và trang bị kiến thức về ngoại ngữ tin học để tăng cường khả năng giao dịch; nghiên cứu tư liệu nước ngoài; hiện đại hóa
và tăng cường năng lực của nền hành chính Nhà nước
- Đối với cán bộ hính quyền cơ sở: Nội dung đào tạo bồi dưỡng chủ
yếu là lý luận chính trị, cập nhật đường lối chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, những kiến thức về công vụ, pháp luật và hành chính
3.3 Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước Hiện nay, trong bộ máy Nhà nước ta có nhiều loại cán bộ, công chức:
công chức hành chính Nhà nước, cán bộ của các đoàn thể, các tổ chức chính
Trang 26thi hành công vụ Việc đào tạo, bồi đưỡng cán bộ vừa đảm bảo cho cơng chức hồn thành nhiệm vụ công tác, vừa hoàn thành chương trình học, do đó phải có những phương thức đào tạo bồi dưỡng khác nhau
Các chương trình đào tạo chính quy với các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác nhau thích hợp với từng loại công chức, vừa đẩy mạnh đào tạo
trong nước là chủ yếu, vừa tranh thủ giúp đỡ quốc tế
Nhìn tổng thể có ba hình thức đào tạo chủ yếu như sau:
- _ Đào tạo chính quy dài hạn, được cấp bằng quốc gia;
-_ Đào tạo, bồi đưỡng theo các chương trình ngắn hạn, được cấp chứng chỉ;
- Khuyến khích công chức tự học cố sự giúp đỡ của Nhà nước (thời gian, học phí .)
3.4 Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà
nước hiện nay
Thực hiện chủ trương, chính sách đào tạo cán bộ, công chức của Đảng và Chính phủ, đến nay hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước đã hình thành, bao gồm:
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có trách nhiệm hướng
dẫn nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng
viên bộ môn lý luận chính trị cho các Bộ, ngành, địa phương, trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ trung, cao cấp
- Học viện Hành chính Quốc gia có trách nhiệm hướng dẫn nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo và bồi dưỡng giảng viên các bộ môn quản lý hành chính cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, ngành, địa phương; trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước đối với
Trang 27- Trường đào tạo, bồi đưỡng của các Bộ, ngành đào tạo, bồi đưỡng kiến thức hành chính, quản lý Nhà nước chuyên ngành, chuyên môn nghiệp
vụ cho đội ngũ chuyên viên, cán sự thuộc ngành
- Các trường chính trị tỉnh, thành phố đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý
luận chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kiến thức hành chính, quản lý Nhà nước cho cán bộ, công chức của địa phương
- Các Trung tâm chính trị huyện thực hiện bồi dưỡng kiến thức lý
luận chính trị phổ thông, kiến thức quản lý Nhà nước cho các đối tượng
trưởng thôn, trưởng bản
- Các bộ, ngành địa phương phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học theo chương trình thống nhất đối với cán bộ, công chức
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn nội dung chương
trình, phương pháp đào tạo, bồi đưỡng kiến thức về văn hoá, ngoại ngữ, tin
Trang 28PHAN II
THUC TRANG DOI NGU CAN BO
vA CONG TAC DAO TAO, BOI DUGNG DOI NGU
CAN BO LAM CONG TAC DAN TOC
KR
I HE THONG TO CHUC CO QUAN LAM CONG TAC DAN TOC
1 Quá trình phát triển của Uỷ ban Dân tộc qua các giai đoạn cách
mạng
Thời kỳ 1945 - 1954:
Ngày 09/9/1946, Chính phủ thành lập Nha Dân tộc Thiểu số, cơ quan
làm công tác dân tộc đầu tiên của nước ta Nha Dân tộc Thiểu số trực thuộc Bộ Nội vụ, bộ máy tổ chức gồm: Văn phòng, Ban nghiên cứu, Ban Tuyên
truyền, Ban Thanh tra, Ban Kinh tế và Ban tiếp đón đồng bào dân tộc thiểu số Cũng ngay trong những ngày đầu sau khi giành chính quyền, Chính phủ
đã mở trường Nùng Chí Cao, để đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu SỐ
Thời kỳ 1954 - 1975:
Thời kỳ này đất nước chia làm 2 miền, với 2 nhiệm vụ khác nhau Hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc ở phía Bắc được tổ chức nhằm xây đựng xã hội mới, cơ quan làm công tác dân tộc ở miền nam thực hiện nhiệm vụ giải phóng miền nam thống nhất đất nước Thời kỳ này, ở Trung ương có Tiểu Ban Dân tộc thuộc Trung ương Đảng và về chính quyền cơ quan làm công tác dân tộc thiểu số đặt ở Ban Nội chính trực thuộc Thủ tướng Chính phủ Uy ban Dân tộc quản lý trường Dân tộc Trung ương đào tạo đội ngũ cán
bộ dân tộc thiểu số
Trong các thời kỳ này cơ quan làm công tác đân tộc còn nhỏ và chưa có
Trang 29Thời kỳ 1975 - 1985
Thời kỳ này Chính phủ thành lập Uỷ ban Dân tộc thuộc Hội đồng Chính phủ là cơ quan ngang bộ Giai đoạn này, Uỷ ban Dân tộc có các: Vụ Nội chính, Vụ Dân sinh, Vụ Tổng hợp và các Vụ địa phương nhằm nghiên cứu từng vùng dân tộc Đây là thời kỳ cơ quan làm công tác dân tộc được hình thành bộ máy tổ chức các vụ, đơn vị khá hoàn chỉnh so với các thời kỳ trước đây
Thời kỳ 1985 đến nay
Năm 1990, sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 22 - NQ/TU và Chính phủ ban hành Quyết định 72-HĐBT về một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội miễn núi, cơ quan làm công tác dân tộc từ trung ương đến địa phương từng bước được kiện toàn Đến nay bộ máy tổ chức của cơ quan công tác dân tộc đã được thành lập khá hoàn chỉnh từ Trung ương xuống địa phương, đội ngũ cán bộ làm công tấc dân tộc cũng được tăng cường, với số lượng đông
2 Thực trạng hệ thống tổ chức của cơ quan làm công tác dân tộc
hiện nay
2.1 Cấp Trung ương:
Để tổ chức triển khai Nghị định số 51/2003/NĐ-CP ngày 16/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc, đứng đầu
là đồng chí Ksor Phước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uy ban Dân tộc, Bí thư Ban Cán sự Đảng đã chỉ đạo Vụ Tổ chức Cán bộ phối hợp với các đơn vị trực thuộc Uỷ ban khẩn trương xây dựng, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và
mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc Uỷ ban, xây dựng Quy chế làm việc (đối với các don vi quan ly Nhà nước), Quy chế hoạt động (đối với các đơn vị sự nghiệp)
Hiện nay, tổ chức Bộ máy của Uỷ ban Dân tộc gồm 16 đơn vị trực
thuộc Trong đó: 11 tổ chức quản lý Nhà nước giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Trang 30- Vụ Tổ chức Cán bộ;
- Vụ Chính sách Dân tộc;
- Van phong Uy ban;
- Vu Ké hoach- Tai chinh; - Vụ Hợp tác Quốc tế, - Vụ Tuyên truyền; - Vụ Pháp chế; - Thanh tra Uỷ ban;
- Cơ quan Thường trực khu vực đồng bằng Sông Cửu Long;
- Cơ quan Thường trực khu vực Tây Nguyên;
- Cơ quan Thường trực khu vực Tây Bắc; © 5 Tổ chức sự nghiệp:
- Viện Dân tộc;
- Trường Đào tạo Nghiệp vụ Công tác Dân tộc;
- Báo Dân tộc và Phát triển;
- Tạp chí Dan tộc và Phát triển; - Trung tâm Tìn học
Sau khi các đơn vị trực thuộc Uỷ ban được tổ chức theo Nghị định số 51/NĐ-CP đã từng bước đi vào hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị đã được Bộ trương, Chủ nhiệm Ủỷ ban
Dân tộc giao, các đơn vị đã cụ thể hoá cho phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình, tiến hành xây dựng nội dung kế hoạch, triển khai thực hiện theo tháng,
quý, năm và tổ chức thực hiện theo kế hoạch Phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng công chức, viên chức của đơn vị Hàng năm triển khai sơ kết 6 tháng và
tổng kết năm để phân tích đánh giá những mặt được và mặt chưa được,
Trang 31những năm qua các đơn vị trực thuộc Ủy ban đã bám sát vào chức năng,
nhiệm vụ được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban giao, nỗ lực phấn đấu, tổ chức
lao động khoa học, phân công và phối hợp lao động chặt chẽ với các đơn vị khác trong và ngoài Uỷ ban Dân tộc.v.v Do vậy các đơn vị trực thuộc Uy ban đã hoàn thành và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Uỷ ban còn nảy sinh vấn đề chồng chếo về nhiệm
vụ của các đơn vị Một số đơn vị tổ chức triển khai chức năng, nhiệm vụ của
đơn vị còn chậm, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Uỷ ban có nơi, có lúc chưa thực sự đồng bộ, chưa ăn ý; việc điều chỉnh lại nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Ủy ban còn chậm, còn bất cập Việc xây dựng, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy chế làm việc, quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc Uỷ ban chưa bảo đảm tiến độ
2.2 Ở địa phương
a Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh
Để tổ chức triển khai Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 16/2/2004 của Chính phủ về việc kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Uy ban nhân dân các cấp Ngày 06/5/2004, Uỷ ban Dân tộc và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 246/2004/TTLT- UBDT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ
ban nhân dân quản lý Nhà nước về công tác đân tộc địa phương
Trong 2 năm 2004 và 2005, các tỉnh đã quán triệt và tổ chức triển
khai Nghị định số 53 và Thông tư liên tịch số 246, tính đến nay đã có 51/51
tỉnh thành lập cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh (riêng 02 tính Tuyên
Quang và Vĩnh Phúc vẫn giữ nguyên như trước đây chưa thực hiện Nghị định 33 và Thông tư liên tịch số 246)
Các Ban dân tộc cấp tỉnh đã hoàn chỉnh xây dựng chức năng, nhiệm
Trang 32vụ, khắc phục tình trạng chồng chéo như chức năng nhiệm vụ trước đây Nhìn chung các Ban Dân tộc các tỉnh đã thực hiện tết chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương
Đồng thời với những kết quả đạt được, do nhận thức và quán triệt chưa sâu sắc Nghị định số 53 và Thông tư liên tịch số 246, vì vậy hiện nay còn một số tỉnh chưa thực hiện nghiêm túc Nghị định số 53 và Thông tư liên tịch số 246 Trong tổng số 51 cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh thì có 20 tỉnh đã có cơ quan làm công tác dân tộc nhưng trong quá trình kiện toàn và thành lập không đúng với Nghi định số 53 và Thông tư liên tịch số 246 mặc dù các Ban Dân tộc này đã đủ các tiêu chí thành lập Ban Dân tộc theo quy
định của Nghị định số 51 và Thông tư liên tịch số 246, hiện các cơ quan này
vẫn còn lồng ghép với Ban Tôn giáo với các tên gọi khác nhau như: Ban Dân tộc và Tôn giáo, Ban Tôn giáo và Dân tộc
Đặc biệt ở 2 tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh phúc hiện nay hầu như chưa có kế hoạch kiện toàn thêm mà vẫn giữ nguyên như trước đây Do việc kiện toàn và thành lập Ban Dân tộc tỉnh không đúng với quy định của Nghị định số 53 và Thông tư liên tịch số 246 của một số tỉnh dẫn đến việc thực hiện
chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương còn nhiều hạn chế, còn bất cấp làm ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương nói riêng và
Trung ương (Uỷ ban Dân tộc) nói chung
b Cơ quan công tác dân tộc cấp huyện
Ở các tỉnh đã quán triệt Nghị định số 53/NĐ-CP và Thông tư liên
tịch số 246, cho đến nay (11/2005) đã có 254 huyện có phòng làm công tác dân tộc với các tên gọi: Phòng Dân tộc, Phòng Dân tộc- Tôn giáo, Phòng Tôn giáo- Dân tộc Trong đó, năm 2004 có 26 huyện thành lập phòng Dân tộc,
nay được kiện toàn theo Nghị định 53 Năm 2005, có 228 huyện đã thành lập phòng theo Nghị định 53/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 246 Còn lại 61
Trang 33Các phòng làm công tác dân tộc đã cụ thể chức năng, nhiệm vụ của
mình cho phù hợp với từng huyện trên cơ sở hướng dẫn tại Thông tư liên tịch
số 246, xây dựng quy chế phối hợp và mối quan hệ công tác với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác trong huyện, đã chuyển chức năng, nhiệm vụ
của công tác định canh- định cư về phòng Đân tộc, điều chỉnh, bổ sung thêm
chức năng, nhiệm vụ giúp Uỷ ban Nhân dân huyện thực hiện tổ chức quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cấp huyện
Tuy nhiên việc thực hiện chưa nghiêm túc Nghị định 53 và Thông tư liên tịch số 246, nên một số địa phương chưa thành lập phòng Dân tộc giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác
dân tộc Hầu hết 80% số huyện được thành lập đều là phòng ghép, cùng một
lúc thực hiện hai chức năng: Dân tộc và Tôn giáo, Tôn giáo và dân tộc Đối chiếu với các quy định tại Nghị định số 53 và Thông tư liên tịch số 246 thì các phòng này đã đủ điều kiện thành lập phòng Dân tộc, nhưng các địa phương vẫn gán ghép thành lập phòng Dân tộc và Tôn giáo hoặc Tôn giáo - Dân tộc, một số hiện nay vẫn chưa thành lập phòng (61 huyện) mặc dù đã đủ các tiêu chí theo quy định
II THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRONG HỆ THỐNG CƠ
QUAN LÀM CÔNG TÁC DÂN TỘC
1 CẤP TRƯNG ƯƠNG
Trước những đòi hỏi của tình hình thực tế, để thực hiện công tác dân tộc, cụ thể hoá các chính sách dân tộc của đảng vào cuộc sống, những năm gần đây, bộ máy tổ chức được củng cố, đội ngũ cán bộ của Uỷ ban Dân tộc
Trung ương được liên tục tăng cường Theo số liệu của Vụ Tổ chức Cán bộ,
cho đến nay (tháng 11 năm 2005), Uỷ ban Dân tộc có tổng số 250 cán bộ
thuộc 17 vụ, đơn vị thuộc Uỷ ban Có thể nói trong lịch sử của mình, chưa bao giờ Uỷ ban Dân tộc lại có bộ máy tổ chức hoàn thiện và đội ngũ cán bộ đông đảo như hiện nay Ngoài các vụ giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước, lần đầu tiên Uỷ ban Dân tộc đã có các đơn vị
Trang 34cán bộ, Viện Dân tộc: 20 cán bộ, Trường Đào tạo Nghiệp vụ Công tác Dan tộc: 13 cán bộ
Đội ngũ cán bộ ngày càng được trẻ hoá với 17,2% cán bộ, công chức
có độ tuổi dưới 30, 40,8% cán bộ, công chức có độ tuổi từ 30 đến dưới 45
Độ tuổi từ 45 đến 55 chỉ chiếm 33,2% và trên 55 tuổi là 8,8% Sự tăng cường về số lượng và trẻ hoá đội ngũ cán bộ đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của Uỷ ban Dân tộc, tạo đà và động lực cho sự phát triển, hiệu quả hoạt động quản lý về lĩnh vực công tác dân tộc cũng được nâng nên với việc kết hợp sức trẻ, tri thức mới với kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ
Đồng thời với sự trẻ hoá là sự gia tăng của cán bộ người đân tộc thiểu
số Hiện nay theo thành phần dân tộc, đôi ngũ cán bộ Uỷ ban ngoài dân tộc
Kinh ra có cán bộ của 15 đân tộc thiểu số, trong đó đông đảo nhất là cán bộ,
công chức người dân tộc Tày: 38 người, chiếm 15,2%, tiếp đó là các dân tộc Thái 5,2%, Mường 4,8%, Nùng 3,6%, Khmer 3,2% Các dân tộc rất ít người cũng đã có cán bộ công tác tại Uy ban như : Lô Lô, La ha, Khơ mú Sự gia
tăng về thành phần dân tộc đã góp phần làm cho bản thân đội ngũ cán bộ làm
công tắc dân tộc hiểu về các dân tộc thiểu số hơn đồng thời nó cũng góp
phần nâng cao hiệu quả xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với
đồng bào các dân tộc thiểu số
So với trước đây, chất lượng đội ngũ cán bộ của Uỷ ban Dân tộc
Trung ương nhìn chung đã được nâng cao Đa số cán cán bộ mới được tuyển dụng hoặc tiếp nhận đều có trình độ Đại học trở lên Trong tổng số 250 cán bộ, công chức tất cả (100%) đêu có trình độ văn hoá 12/12 hoặc 10/10 Đã có tới 229 cán bộ, công chức, chiếm 91,6% được đào tạo trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên Trong đó: Trình độ lý luận chính trị sơ cấp 21 người,
chiếm 8,4%, trung cấp 168 người, 67,2%, cao cấp 29 người, 11,6% và cử
nhân 11 người, 4,4%
Trang 35TT | Trình độ Số lượng Tỷ lệ % trên tổng số CCVC của Uỷ ban 1 Cử nhân 11 44 2 Cao cấp 29 11.6 3 Trung cấp 168 67,2 4 Sơ cấp 21 8.4 Tổng cộng 229 91,6 Tong sé can b6 UB 250 100
Về trình độ chuyên môn được đào tạo của đội ngũ cán bộ cũng tương đối cao 98% Số cán bộ có trình độ chuyên môn đạt trình độ tiến sĩ là 15 người, chiếm 6,0%, còn lại đa số là có trình độ Cao đẳng, Đại học 187 người, chiếm 74,8%, trình độ Trung cấp chỉ có 9 người, chiếm 3,6%
TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ TT | Trình độ Số lượng Tỷ lệ % trên tổng số CCVC của Uỷ ban 1 Tién si 15 6.0 2 Thạc sĩ 10 4.0 3 Cao đẳng, Đại học 187 74,8 4 Trung cấp 9 3,6 5 So cap 24 9.6 Tổng cộng 245 98% Tổng số cán bộ UB 250 100
Trong những năm gần day, Uy ban Dân tộc đã cử nhiều cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước do Học viện Hành chính
Quốc gia tổ chức Đến nay tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ quản lý Nhà
Trang 3666,4% công chức Trong đó trình độ Cử nhân hành chính có 2 người, đạt tỷ lệ
0,8%, Chuyên viên chính 31 người, đạt tỷ lệ 12,4% TRÌNH ĐỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TT Trình độ Soluong | Tỷ lệ % trên tổng số CCVC của Uỷ ban 1 Cử nhân hành chính 2 0,8
2 Chuyên viên cao cấp 31 12,4
3 Chuyén vién chinh 75 30,0
4 Chuyén vién 58 23,2
Tổng cộng 166 66,4
Tổng số cán bộ UB 250 100
Về trình độ Ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ Uy ban Dân tộc Số cán
bộ, công chức có trình độ ngoại ngữ là 184 người trên tổng số 250 người,
Trang 37Trình độ vi tính của đội ngũ cán bộ Uỷ ban Dân tộc là 174 trên 250
tổng số cán bộ, công chức, chiếm tỷ lệ 69,6% và chủ yếu ở trình độ A và trình độ B, với tý lệ 20,4% và 48,0% TRÌNH ĐỘ VI TÍNH TT Trình độ Số lượng Tỷ lệ % trên tổng số CCVC của Uỷ ban 1 Trình độ A 3l 20,4 2 Trình độ B 120 48,0 Trình độ C 3 1,2 Tổng cộng 174 69,6 Tổng số cán bộ UB 250 100
2 CƠ QUAN CÔNG TÁC DÂN TỘC CẤP TỈNH
Sau khi có Nghị định số 51/2003/NĐ-CP, cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh được củng cố và kiện toàn Cho đến nay đã có 51 Ban Dân tộc được thành lập Theo số liệu chưa đầy đủ của Vụ Tổ chức cán bộ, Uỷ ban Dân tộc (tháng 11 năm 2009)! chỉ tính riêng 25 ban dân tộc các tỉnh, tổng số cán bộ của các Ban là 421 người, trung bình mỗi Ban có từ 16 đến 17 cán bộ, công chức Bên cạnh các Ban có số lượng cán bộ, công chức đông là Hà
Giang 32 người, Thanh Hoá 29 người, Quảng Ninh 21 người Thì vẫn còn
một số Ban có số lượng cán bộ, công chức rất ít như: Bình Dương 2 người, Hậu Giang 3 người
Qua số liệu trên cho thấy, số lượng cán bộ, công chức của các Ban Dân tộc cấp tỉnh không đồng đều Những Ban Dân tộc có số lượng cán bộ công
chức tương đối đông, trên 15 người, có thể đủ điều kiện tổ chức hoàn thành
nhiệm vụ được giao Với những Ban chỉ có từ 2 đến 3 người thì rất khó có thể
Trang 38tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác
dân tộc trên địa bàn
Trong khuôn khổ thực hiện đề tài, Ban Chủ nhiệm đề tài đã tiến hành
thống kê, tổng hợp số liệu báo cáo của 21 Ban Dân tộc cũng cho kết quả tương tự, (trong tổng số 256 cán bộ, công chức cấp tỉnh của 21 tỉnh báo
cáo), tính chung tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong cơ quan làm
công tác dân tộc cấp tính là 30,4% Các ban dân tộc tỉnh có tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số cao như: Bắc Cạn 100%, Sóc Trăng 93,3%, Thái Nguyên, 66,7%
Trong đó ty lệ cán bộ người dân tộc Tày chiếm 10,5%, dân tộc Mường chiếm 5,1%, dân tộc Nùng 2,7%, dân tộc Khmer chiếm 1,6%, dân tộc Mông 1,6%
Cơ cấu cán bộ, công chức của cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh
phân theo độ tuổi như sau:
Độ tuổi đưới 30 chiếm 19,4%
Từ 30 đến 40 chiếm 27,5% Ti 41 đến 50 chiếm 32,7%
Từ 51 tuổi trở lên chiếm 20,5%
Qua số liệu báo cáo của các Ban Dân tộc tỉnh cho thấy, trình độ văn hoá của đội ngũ cán bộ là tương đối đồng đều Đa số cán bộ có trình độ văn hoá 10/10 và 12/12 với 246/256 người, chiếm 96,1% Số có trình độ văn hoá tiểu học và trung học cơ sở chỉ chiếm 3,9%, chủ yếu làm công tác phục vụ, lái xe
Trình độ chính trị của đội ngũ cán bộ cơ quan làm công tác dân tộc
cấp tỉnh cũng còn nhiều bất cập Số liệu báo cáo của các tỉnh cho thấy tỷ lệ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị trên tổng số cán bộ công
chức của các cơ quan làm công tác dân tộc là tương đối thấp Một số cơ quan
Trang 39thấp như: Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh là 4/21 người, chiếm 19%, cá biệt có các Ban như Bình Dương không có cán bộ nào có trình độ lý luận chính trị, Ban Dân tộc - Tôn Giáo tỉnh Kon Tum chỉ có 18,8% cán bộ có trình độ lý luận chính trị ở mức sơ cấp
Về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ của cơ quan làm công tác dân tộc các tỉnh có trình độ trung bình Số lượng cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 73,3% Số lượng cán bộ có trình độ cao đẳng chiếm 4,7%, trung cấp là 17,2% Số cán bộ có trình độ chuyên môn trên đại học (thạc sĩ, tiến sĩ chiếm tỷ lệ 1,2%
Qua số liệu thống kê cho thấy đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc nói chung và cán bộ làm công tác dân tộc cấp tỉnh nói riêng có chuyên ngành chuyên môn được đào tạo rất đa dạng Từ các chuyên ngành về nông, lâm nghiệp, dân tộc học, quản lý kinh tế cho đến các cán bộ có chuyên ngành được đào tạo là giáo viên, bác sĩ, kỹ sư địa chất,
Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ các cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh
Bậc chuyên môn Số lượng Tỷ lệ %
Trang 40Chuyên ngành nông, lâm nghiệp 25,4% Chuyên ngành hành chính, chính trị 5,5% Chuyên ngành khoa học xã hội 7,4% Chuyên ngành đân tộc học 1,2%
Từ số liệu trên ta có thể thấy tính đa dạng trong chuyên môn của đội ngũ cán bộ cơ quan làm công tác dân tộc các tỉnh
Chuyên ngành được đào tạo của đội ngũ cán bộ
cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh Các ngành Số lượng Tỷ lệ % Nông, lâm nghiệp 65 25.4 Hành chính, chính trị 14 5.5 Kinh tế, thương mại, kế toán 78 30.5 Xây dựng 4 1.6 Giao thông 8 3.1 Luật 21 8.2 Dân tộc học 3 1.2 Khoa học xã hội 19 7.4 Giáo viên 8 3.1 Khác 23 9.0 Không qua đào tạo chuyên 13 51 nganh Tổng số 256 100.0
Về trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ làm công tác đân