1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên tỉnh đắc lắc hiện nay

117 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 12,79 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIÊN BAO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYEN

pO AN BIEN

LUẬN VAN THAC SI KHOA HOC CHINH TR]

HÀ NỘI - 2007

Trang 2

DO AN BIEN

GIAO DUC CHU NGHIA YEU NUOC

CHO THANH NIEN TINH DAC LAC HIEN NAY

Trang 3

Chương 1: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và công tác giáo dục chủ nghĩa

yêu nước cho thanh niên 7

1.1 Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước 7 1.2 Công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên và tầm quan trọng

| của nó trong giai đoạn hiện nay c2 nọ sai 32 Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh

niên tỉnh Đắc Lắc hiện nay .ccccccccccccccc- 46

2.1 Những yếu tế ảnh hưởng đến công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước

cho thanh niên tỉnh Đắc Lắc sec 46

2.2 Công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên tỉnh Đắc Lắc

thỜI B1An QU 22202000 n ng ng TH nh n nha 57

2.3 Những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước

cho thanh niên tỉnh Đắc Lắc hiện nay ¬ 73

Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên các dân tộc tỉnh Đắc Lắc trong giai

đoạn hiện nay Qn nh ee82

3.1 Quan điỂm oe 22111 ng nhe 82

3.2 Giải pháp T1 1111111111115 11111 sa 89

200992511555 - aaaaa 102

DANH MỤC TÀI I IỆU THAM KHẢO 22222 rc 105

Trang 4

Nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm đâu tranh dựng nước và giữ nước của }

dân tộc ta, biệt bao những giá trị truyện thông đã duoc hun đúc nên và đông hành tôn tại cùng dân tộc như: yêu nước, anh hùng, cần cù, sáng tạo, đoản kết, thương người Trong những truyền thống tốt đẹp đó, chủ nghĩa yêu nước là tình cảm, tư tưởng cao quý nhất, thiêng liêng nhất, cội nguồn của trí tuệ sáng

tạo va lòng dũng cảm của con người Việt Nam, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử và trở thành tài sản vô giá, thành lũy của dân tộc Việt Nam

Trải qua những biến cô thăng trầm của lịch sử dân tộc, trước những

cuộc xâm lược tàn bạo của kẻ thù Sức mạnh nào đã giúp dân tộc ta chiến thắng mọi cuộc xâm lăng, lập nên biết bao kỳ tích giành lại độc lập tự do cho

Tổ Quốc? Đó chính là chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa yêu nước là động lực

nội sinh, tạo nên sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam Như chủ tịch Hồ

Chí Minh đã nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tỉnh

thần ay lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó

lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [25, tr.171]

Ngày nay, trong công cuộc đơi mới, tồn Đảng, tồn dân ta đang đây mạnh sự nghiệp CNH, HDH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa nước ta từng bước tiễn lên chủ nghĩa xã hội Đề thực hiện thành công sự nghiệp vĩ đại đó, vấn đề quan trọng hàng

đầu là khơi dậy, phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước Việt nam trong Đảng,

Trang 5

niên hôm nay được phát triển toàn điện, trở nên năng động, sáng tạo hơn và rất nhạy cảm với cái mới Có thể nói, thanh niên là một bộ phận nòng cốt trong việc tiếp thu, sáng tạo, nhạy bén trong vận dụng những thành tựu khoa học công nghệ, từng bước bắt nhịp vào nền kinh tế tri thức, có vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước, là lớp người gánh vác vận mệnh của đất nước, là tiền đồ của dân tộc

Thuận lợi lớn nhất của thế hệ thanh niên hiện nay là được thừa hưởng

một di sản truyền thống quý giá, và mang trong mình khí phách anh hùng của dân tộc Tuy nhiên, những giá trị cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước không tự

nhiên hình thành, thấm sâu trong từng trái tim, khối óc của mỗi thanh niên

Để có được điều đó họ phải thường xuyên được giáo dục, rèn luyện lâu dài Do đó, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho toàn dân nói chung, cho thanh niên nói riêng là việc làm cần thiết, thường xuyên và không thể thiếu trong quá

trình hình thành và phát triển toàn điện nhân cách của con người Việt Nam

mới xã hội chủ nghĩa

Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên nói chung và cho thanh niên các dân tộc thiểu số tỉnh Đắc Lắc nói riêng đã đạt được những kết quả

nhật định: một bộ phận lớn thanh niên có ý thức trong việc giữ gìn, kế thừa,

phát huy những giá trị của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Song, trong tình

Trang 6

trọng, hoặc mới chỉ dừng lại ở bề nỗi, mang tính phong trào, chưa ổi vào thực chất, chiều sâu, mang tính lâu dài và thường xuyên

Vì vậy, tăng cường giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên nói chung và cho thanh niên tỉnh Đắc Lắc nói riêng trong giai đoạn hiện nay là

van dé mang tinh thời sự, tính chính trị, là một đòi hỏi cấp thiết nhằm xây dựng đội ngũ thế hệ trẻ - chú nhân tương lai của đất nước, nguồn nhân lực chủ

yếu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính vì những lý do trên và xuất phát từ thực tiễn công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên tỉnh Đắc Lắc hiện nay, tác giả mạnh đạn chọn đề tài: “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên tỉnh Đắc Lắc

hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình Hy vọng đề tài này sẽ có những

đóng góp nhỏ vào sự nghiệp “trồng người” của Đảng đối với thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên các dân tộc tỉnh Đắc Lắc nói riêng

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI

Chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ nghĩa yêu nước là một đề tài được nhiêu tác giả quan tâm Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề

này xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau và đã được công bố:

- Lé Duan (1978), Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản,

Nxb Sự thật, Hà nội

- Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (1998), Cơ sở ý luận và thực tiên để xây dung chương trình giáo dục chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam cho cán bộ đảng viên, đề tài KH-BĐ 01, Hà Nội

- Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2000), Tài liệu giáo dục chủ

Trang 7

nghĩa Lam Sơn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

- Phạm Bá Toàn (1998), Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước trong tiến trình văn hóa Việt nam, Luận văn thạc sĩ Văn hóa, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội

- Trần Xuân Trường (2001), Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, Nxb QĐND, Hà Nội

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến chủ nghĩa yêu nước như những giá trị tinh thần truyền thống, giá trị văn hóa của dân tộc,

là cơ sở, động lực nội sinh tạo nên sức mạnh Việt Nam Các công trình đã đề

cập đến chủ nghĩa yêu nước trong sự phát triển biện chứng từ chủ nghĩa yêu

nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh, chủ nghĩa

yêu nước xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa yêu nước gắn với xây dựng và bảo vệ tổ quốc Các tác giả đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho cán bộ đảng viên cơ sở, và những nội dung giáo dục mới cần được bổ sung trong giai đoạn hiện nay

Những công trình trên là tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả khi tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và giáo dục

chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, hệ thống về giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh

niên các dân tộc ở Tây nguyên cụ thê là tỉnh Đắc Lắc trong giai đoạn hiện

nay Vì vậy, trên cơ sở kế thừa, phát triển những kết quả nghiên cứu có liên quan đê tài của tác giả đi sâu nghiên cứu vân đê giáo dục chủ nghĩa yêu nước

5

Trang 8

chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên, từ đó nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên các dân tộc tỉnh Đắc Lắc trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Nghiên cứu làm rõ một số vẫn đề lý luận về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên

- Khảo sát và phân tích thực trạng công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên tỉnh Đắc Lắc hiện nay

- Bước đầu đề xuất một số quan điểm và giải pháp cụ thê nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc trong giai đoạn hiện nay

4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên tỉnh Đắc Lắc 4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục chủ nghĩa

yêu nước cho thanh niên các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc thời gian từ khi tách tỉnh ngày 01/01/2004 đến nay

5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Cơ sở lý luận

Trang 9

liên quan

53.2 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lênin, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử - logic, phương pháp phân tích - tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, so sánh, thống

kê, điều tra xã hội học

6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Đây là lần đầu tiên công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên được tiến hành nghiên cứu tại tỉnh Đắc Lắc, cho nên những nội dung nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, cũng như các giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu

quả giáo duc chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên - một nhiệm vụ quan trọng

trong công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Đắc Lắc trong giai đoạn hiện nay Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vẫn đề này

7 KET CAU CUA DE TAI

Trang 10

1.1 CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH DỰNG

NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

1.1.1 Chú nghĩa yêu nước Việt Nam 1.I.1.1 Khái niệm

- YÊu nước

Yêu nước là một trạng thái tự nhiên của con người như tình yêu quê hương xứ sở, sự gắn bó với ngôn ngữ và niềm tự hào về truyền thống, tình yêu và lòng trung thành với Tổ quốc Do đó, yêu nước là một phạm trù thuộc lĩnh vực tư tưởng và tình cảm của con người Tùy theo điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch

sử cy thé, tĩnh thần yêu nước ở mỗi quốc gia, dân tộc có quá trình hình thành và

phát triển khác nhau và mang bản sắc riêng

Có thể khái quát: Yêu nước là tình cảm gan bó thiết tha của con người đối với quê hương, đất nước, với cộng đông các dân tộc cùng sinh sống trên phạm vi

lãnh thổ, quốc gia, được biểu hiện bằng truyền thong nhân ái, sự cố kết CỘng

dong, tình yêu và lòng trung thành với TỔ quốc, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc - Chủ nghĩa yÊu nước

Hiện nay chủ nghĩa yêu nước vẫn chưa có một định nghĩa chính xác, thống nhất, vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm chủ nghĩa yêu nước

Theo Lênin, chủ nghĩa yêu nước nói chung là: “một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố qua hàng trăm, hàng ngàn năm tồn tại của các Tổ

quốc biệt lập” [58, tr.226]

Từ điển Triết học Nga cho rằng: “Chủ nghĩa yêu nước - nguyên tắc đạo

đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung là lòng trung thành đối với Tổ

quốc là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích

Trang 11

của chủ nghĩa yêu nước, dựa trên tình cảm máu mủ giữa các thành viên

trong thị tộc hay bộ lạc Từ khi xã hội nguyên thủy tan rã, tình cảm tự

nhiên gắn bó với quê hương, tiếng mẹ đẻ, các truyền thống kết hợp

với nhận thức về nghĩa vụ của người dân với cả cộng đồng xã hội đã được thiết lập Cùng với sự hình thành dân tộc và nhà nước dân tộc, chủ

nghĩa yêu nước từ chỗ chủ yếu là một yếu tô trong tâm lý xã hội, đã trở

thành hệ tư tưởng Nó trở thành lực lượng tinh thần vô cùng mạnh mẽ, động viên mọi người đứng lên bảo vệ Tổ quốc chỗng lại mọi cuộc xâm

lược Chủ nghĩa yêu nước chân chính thể hiện ở lòng trung thành với

Tổ quốc, vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc và đấu tranh cho sự phôn vinh của đất nước [5], tr.518]

Chủ nghĩa yêu nước là một trong những giá trị mang tính phố biến ở mọi dân tộc Không một dân tộc nào trên thế giới lại không yêu mến Tổ quốc của họ

Tuy nhiên, trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thê, đo trình độ phát triển

kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau, tinh cảm và tư tưởng yêu nước của mỗi dân

tộc có những sự khác nhau về nguồn sốc, bán chất, về quá trình hình thành và phát triển

Chủ nghĩa yêu nước là sự chuyển hóa, nâng cấp từ tình cảm yêu nước thành tư tưởng, quan niệm yêu nước, chứa đựng những tình cảm sâu sắc đối với

Tổ quốc với nhân dân, dân tộc Chủ nghĩa yêu nước ở những thời đại khác nhau,

có những nội dung khác nhau mang tính lịch sử và tính giai cấp khác nhau Về mặt lịch sử, những yếu tố của chủ nghĩa yêu nước như sự gan bó với quê hương, ngôn ngữ, các truyền thống đã hình thành ngay từ thời cổ đại Trong xã hội có giai cấp, chủ nghĩa yêu nước cũng mang tính giai cấp, bởi vì mỗi giai cấp biểu hiện thái độ của mình đối với Tổ quốc thông qua những lợi ích riêng vốn có của

Trang 12

động, xây dựng và bảo vệ Tô quốc, bảo vệ lợi ích của nhân dân

Lịch sử nhân loại đã chứng kiến không ít trường hợp phát triển chệch

hướng của tình cảm yêu nước và tinh thần dân tộc Đó là tư tưởng Sôvanh nước

lớn, chủ nghĩa đại dân tộc, hoặc dân tộc hẹp hòi, quốc gia vị kỷ Những khuynh hướng này là nguyên nhân sâu xa hoặc trực tiếp của nhiều cuộc xung đột trong

các quốc gia và khu vực trên thế giới Chỉ có chủ nghĩa Mác — Lênin mới giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mới kết hợp được một cách đúng đắn giữa chủ nghĩa yêu nước chân

chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, tạo ra sức mạnh to lớn của chủ nghĩa yêu

nước và tinh thần dân tộc chân chính ở nhiều quốc gia dân tộc trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước

Từ những quan niệm trên về chủ nghĩa yêu nước có thể khái quát như sau: Chủ nghĩa yêu nước là hệ thống những tư tưởng, quan niệm, tình cảm, ÿ chí và

hành động của một giai cáp, quốc gia, dân lộc nhằm bảo vệ nên độc lap tu do, toan ven lanh thổ, bảo vệ những giả trị vật chát và tỉnh thân mà dân tộc, Tổ quốc

đã tạo nên trong quá trình lịch sử xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước 1.1.1.2 Nội dung chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

e_ Chủ nghĩa yêu nước truyên thông

Yêu nước là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta được hình thành

trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước, là tư tưởng tình cảm thiêng

liêng nhất trong mỗi con người Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng: Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ

đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cô đại đến hiện đại Ở đây,

bản chất Việt Nam biểu lộ rõ ràng, đầy đủ, tập trung nhất hơn bất cứ

chỗ nào khác Yêu nước thành một triết lý xã hội và nhân sinh của

Trang 13

“đường” là hướng đi, thì chủ nghĩa yêu nước đích thật là đạo Việt Nam [16, tr.100 — 101]

Chủ nghĩa yêu nước là giả trị thiêng hêng chung của toàn dân tộc Việt

Nam, là sức mạnh tiềm tảng, thường trực trong lòng dân tộc, là nguồn lực không bao giờ cạn trong suốt chiều dài lịch sử đất nước và là đặc trưng tiêu biêu của tính

cách con người Việt Nam

Trên cơ sở những công trình nghiên cứu gần đây cùng với ý kiến của các nhà nghiên cứu khoa học cho thấy, chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam được đúc kết trong lịch sử thê hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:

- Yêu quê hương, xử sở, làng xóm, găn bó và cô kết cộng dong Ti thoi xa

xưa trong tâm hồn của người Việt Nam đã hình thành rất sớm một lòng yêu nước

thương nòi, yêu quê hương xứ sở rất nồng nàn và mãnh liệt Nền văn minh nông

nghiệp lúa nước đã tạo nên sự gan kết các thành viên của cộng đồng làng xã với

nhau Theo quan niệm cổ truyền: đất nước là đất và nước là hai yếu tô cơ bản của

nền nông nghiệp trồng lúa nước lấy gia đình (nhà) làm đơn vị kinh tế và làng xóm làm cộng đồng cơ sở Yêu quê hương, xứ sở là tình cảm gắn liền với thiên nhiên và con người ở quê hương, gắn với cộng đồng

Tình yêu quê hương xứ sở của người Việt Nam còn được mở rộng trên cơ

sở từ làng đến nước, giữ làng để giữ nước, có làng có nước Nước được coi là tập

hợp của nhiều làng và vùng liên làng Nước hay quốc gia, dân tộc là một cộng

đồng gan bó với nhau trong lịch sử, trong cuộc song và vận mạng chung Nước gan liền với nhà và làng xóm: việc nước, việc nhà, việc làng: trong xóm ngoài làng; trong làng ngoài nước Tình cảm đó đã thấm đậm tư tưởng, tình cảm thương

nước, thương nhà, thương người, thương mình của các thế hệ người Việt Nam trong một cộng đồng gia đình - làng, xã — Tổ quốc Những câu truyện truyền thuyết như Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng , những câu ca dao như “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” và

“Bầu ơi thương lấy Bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” đã

Trang 14

- Tự hào về lịch sử văn hóa dân tộc, khẳng định độc lập tự chủ, bảo vệ chủ quyên, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Lịch sử văn hóa dân tộc giữ vai trò rat quan

trọng trong nhận thức và tình cảm yêu nước của con người Việt Nam

Nguyễn Trãi xác định sự tổn tại của nước Đại Việt trên cơ sở: Xét như nước Đại Việt ta

Thật là một nước văn hiến

Bở cõi sông núi đã riêng Phong tục Bắc Nam cũng khác

Trải Triệu, Dinh, Ly, Ti tân nối đời dựng nước

Cùng Hán, Đường, Tổng, Nguyên đều chủ một phương Mạnh, yếu tuy có lúc khác nhau

Mà hào kiệt không bao giờ thiếu [42, tr.77]

Quốc gia Việt Nam được khang định là một nước văn hiến lâu đời Nếu

không phải từ trước “ vốn xưng nền văn hiến đã lâu” thì sao có thể chống lại sự đô hộ Hán hóa Nếu không phải “hào kiệt đời nào cũng có”, không phải là anh hùng

thì sao có thể đánh bại được kẻ xâm lược to lớn hơn mình pấp nhiều lần Trong quan niệm bảo vệ văn hóa dân tộc của cha ông ta, chủ yếu là bảo vệ bản lĩnh, bản

sắc văn hóa dân tộc gan voi độc lập chủ quyền quốc gia

Nguyễn Huệ nêu cao mục tiêu đánh giặc giữ nước là để bảo vệ văn hóa

dân tộc bảo vệ phong tục tập quán của nhân dân Đánh cho để đen răng

Đánh cho để đài tóc

Đánh cho nó chính luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử trì Nam quốc anh hùng trị hữu chủ.[31, tr.353]

Ý thức về độc lập dân tộc, coi độc lập dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm

phạm, là biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa yêu nước Lý Thường Kiệt đã thê hiện tư tưởng đó trong “Nam quốc sơn hà” rằng nếu kẻ thù xâm phạm đến lãnh thổ và

Trang 15

nguy, ÿ thức độc lập tự chủ của dân tộc lại dâng lên mạnh mẽ, nhân dân Việt Nam

sẵn sàng gạt bỏ mọi lợi ích riêng, chấp nhận mọi gian nan thử thách, hy sinh để bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa và độc lập dân tộc

- Đoàn kết, mưu tri, ding cam, san sàng hụ sinh CỨM HƯỚC,; cần cù sang

tạo (rong lao động sản xuất Trải qua mẫy nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã không ngừng đấu tranh dé chống thiên tai và giặc ngoại xâm Đã có biết bao sự dũng cảm và hy sinh cho tổ quốc Chính trong những cuộc chiến đấu, gian

khổ và kiên cường ấy đã hình thành nên ở dân tộc ta truyền thống đoàn kết, mưu

trí, đũng cảm của dân tộc Trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, mỗi khi quân giặc

đến, người Việt Nam ta lại nhắc tới “Gươm núi Sóc, cọc Bạch Dang” Xuat phat

từ lòng yêu nước, quyết tâm đánh thắng giặc bảo vệ sự độc lập, toàn vẹn của Tổ quốc nhân dân ta đã khơi dây, phát huy lòng yêu nước, tập hợp lực lượng đoàn kết

lại thành một khối thông nhất dé đánh giặc, sáng tạo ra nhiều cách đánh để giành thắng lợi, “lay yeu thang manh, lay ít địch nhiều” Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo

đóng cọc trên sông Bạch Đẳng đề phá tan chiến thuyền của quân giặc; Lý Thường Kiệt đọc vang bài thơ thần trên sông đêm văng để khích lệ quân sỹ; Nguyễn Trãi

viết mật lên lá cây nhờ kiến đục lỗ thành chữ để tạo sự thống nhất trong dân Trong chiến tranh chỗng Pháp và chống Mĩ, nhân dân ta đã tạo ra nhiều cách đánh

mưu trí, sáng tạo, biến ong bò vẽ cũng trở thành chiến sỹ

Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng rất sáng tạo dé chong chọi với

thiên nhiên, xây dựng quê hương Hệ thống kênh mương, đê điều hùng vĩ là một minh chứng lịch sử quan trọng nói lên sự cần cù sáng tạo, đoàn kết săn bó của dân

tộc ta

- Sống nhân hậu, thủy chung, trọng nghĩa tình, nhân đạo, nhân văn Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không phải là thứ chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, càng

không phải là chủ nghĩa chúng tộc Truyền thông của dân tộc Việt Nam là sống tình nghĩa, nhân hậu, thủy chung “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể

Trang 16

Yêu nước của người Việt Nam cốt dành độc lập tự do, không cốt rửa hận trả thù bằng cách giết địch nhiều nhất, “hiếu sinh không hiếu sát”, “đánh kẻ chạy

đi chứ không đánh người chạy lại” Cho nên khi đánh thì không sợ tốn xương máu, nhưng khi quân giặc đầu hàng thì ta chẳng giết hại mà “mở đường hiếu

sinh” Khi ta chiến thắng quân Minh, Mã Kỳ và Vương Thông đầu hàng Bình

Định Vương cấp cho Mã Kỳ 500 chiếc thuyền, cấp cho Vương Thông vài nghìn

cỗ ngựa để về nước, về đến nước và vẫn “ngực đập chân run” Do đó, đại nghĩa hào hiệp là lỗi sống của người Việt Nam

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ chúng ta kiên

quyết tiêu diệt kẻ thù trên chiến trường nhưng chúng ta cũng nhân đạo, khoan hồng với những kẻ đã hạ súng đầu hàng Ngày 30/4/1975, chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, thì một lần nữa truyền thống nhân ái, khoan dung được lặp lại trong lịch sử dân tộc với việc 02 triệu lính ngụy được phép tự giải giáp trở về đoàn tụ với gia đình, không hề có sự trả thù nào từ phía cách mạng

Con người Việt Nam ra khỏi chiến tranh vẫn giữ nguyên bản chất tốt đẹp của mình, tự hào nhưng khiêm tốn, kiên nghị nhưng bao dung, lấy đức báo oán, dùng

nhân nghĩa để cảm hóa, khép lại quá khứ, xóa bỏ hận thù, hướng tới tương lai

© Cú nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới

Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam đã hình thành, phát triển được truyền từ đời này sang đời khác Trong mỗi thời kỳ lịch sử, chủ nghĩa yêu nước có những biểu hiện riêng, do điều kiện lich sử cụ thể và hệ tư tưởng quy định

Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã đóng một vai trò lịch sử vô

cùng to lớn, là động lực tinh thần chủ yếu của nhân dân ta trong quá trình lâu đài

hàng chục thế kỷ dựng nước và giữ nước đã qua Tuy nhiên, sang thế kỷ XIX đất nước ta lại bị bọn xâm lược phương Tây chiếm đóng thì chủ nghĩa yêu nước ấy lại tỏ ra bất lực trong khuôn khổ chật hẹp của hệ tư tưởng phong kiến Thời đại mới và kẻ thù mới đòi hỏi dân tộc ta phải có những vũ khí tinh thần mới, đó là thời đại bắt đầu từ cách mạng tháng Mười Nga đã quy định và chỉ ra cách mạng và giải

Trang 17

nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trở thành

một tất yếu, một điều kiện để cách mạng chiến thắng chủ nghĩa dé quốc Đảng

Cộng sản Việt Nam ra đời (03/2/1930), Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam

dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong lịch sử Việt nam Từ đây, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống đã

phát triển lên một tầm cao mới — chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh ra đời đã giải quyết một cách triệt để những khó khăn đang đặt ra trong con đường cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới được hình thành và phát triển bởi hai yếu t6: chi nghĩa yêu nước Hà Chí Minh và chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa

- Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh - cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn cách mạng mới

Vào lúc phong trào yêu nước Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng về đường lối, các phong trào kháng chiến Cần vương tan vỡ Nguyễn Tất

Thành đã ra đi tìm đường cứu nước và đã tìm thấy con đường cứu nước trong con đường của cách mạng vô sản, con đường của cách mạng tháng Mười Từ đó, chủ

nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh hay chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại từng bước hình thành và phát huy tác dụng trong giai đoạn cách mạng mới

Là một nhà yêu nước vĩ đại, kết tinh truyền thống yêu nước của dân tộc

Nguyễn Ái Quốc còn tiêu biểu cho những truyền thống nhân nghĩa, nhân ái lâu

đời của dân tộc ta Lòng yêu thương con người cùng khổ, yêu thương nhân loại

cần lao bị áp bức đã làm cho Nguyễn Ái Quốc sớm nhận ra chủ nghĩa đế quốc là

kẻ thù của dân tộc mình, đồng thời là kẻ thù chung của các dân tộc, tức là kẻ thù giai cấp, và từ đó từng bước Nguyễn Ái Quốc đã sớm tiếp thu tư tưởng chủ nghĩa Mac — Lénin

Bản “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lénin dang trên báo “Nhân đạo” đã tạo ra bước nhảy vọt về chất trong nhận thức tư tưởng

Trang 18

han sang lập trường Mác xít tin tưởng vào Lênin, đi theo chủ nghĩa Lênin Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [26, tr.314] và “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì

mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thê là sự nghiệp

của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” [22, tr.223]

Như vậy, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin với con đường cứu nước kiểu mới, chủ nghĩa yêu nước truyền thông đã có bước nhảy vọt về chất, trở

thành chủ nghĩa yêu nước ở Hồ Chí Minh (chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại

Hồ Chí Minh) Đó là chủ nghĩa yêu nước của một giai cấp hoàn toàn mới trong lịch sử Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

hiện đại đã khắc phục được nhược điểm cảm tính và trực quan của chủ nghĩa yêu

nước truyền thống trước đây và phát triển nó lên một tầm cao mới phù hợp với điều kiện lịch sử mới

Giáo sư Trần Xuân Trường cho rằng: Chủ nghĩa yêu nước Việt

Nam hiện đại trong khi kế thừa và phát triển tình cảm và tâm hồn yêu

nước Việt Nam, nồng nàn và mãnh liệt đến những đỉnh cao mới thì

đồng thời đã hình thành và phát triển được một hệ thống những quan điểm về con đường yêu nước, về mục tiêu xã hội, về chiến lược và sách

lược của con đường cứu nước, về thủ đoạn và biện pháp đâu tranh, nói

tóm lại đã hình thành và phát triển một lý luận yêu nước với tính cách một bộ phận của lý luận cách mạng Việt Nam Chính là bằng cách đó chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại đã làm cho mình có đầy đủ yếu

tô để trở thành một chủ nghĩa yêu nước với ý nghĩa hoàn chỉnh của từ

này, để trở thành một trào lưu lý luận, tư tưởng và tình cảm thống nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới [50, tr.46]

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, hay chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

hiện đại gom những nội dung cơ ban sau:

Trang 19

tổng kết và khái quát trong mệnh đề bao trùm: “Không có gì quý hơn độc lập tự

do” [27, tr.107] Nước có độc lập thì dân mới có tự do, ấm no, hạnh phúc Tư tưởng này được Hồ Chí Minh diễn đạt: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [23, tr 1 61] Điều

đó cho thấy lý tưởng yêu nước cao quý của Người vừa chứa đựng tĩnh hoa của chủ nghĩa yêu nước truyền thống, vừa chứa đựng chất liệu mới của thời đại và được thử thách tôi luyện trong cách mạng Việt Nam Lý tưởng yêu nước của

Người đã thâm nhập vào con tim, khối óc và trong mọi hoạt động của cả dân tộc ta Nó trở thành sức mạnh Việt Nam ở thời đại mang tên Người

Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội Yêu nước thì phải yêu chủ nghĩa xã hội,

Hồ Chí Minh đã khẳng định như vậy: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền

với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiễn lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới ngày một no ấm thêm, Tổ quốc ngày một giàu mạnh thêm” [2ó, tr.173]

"Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội mới đảm bảo tự do và hạnh phúc thực sự

cho nhân dân, mới có được độc lập dân tộc theo đúng nghĩa của nó Chủ nghĩa xã hội là nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và có cuộc sông hạnh phúc Yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội là bước phát triển mới của sức mạnh tỉnh thần Việt Nam trong giai

đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa yêu nước đó phản ánh một tồn tại khách quan đang hiện hữu đồng thời là một xu hướng phát triển tinh thần của xã

hội Việt Nam trên con đường hoàn thiện nền độc lập dân tộc đã giành được, xây dựng chủ nghĩa xã hội đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân Là một chủ nghĩa yêu nước có những nội dung đặc trưng mới mà chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

trong những giai đoạn trước đây chưa có

Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chủ nghĩa

yêu nước hoàn bị và triệt để vì nó kết hợp hữu cơ trong lòng nó hai trào

Trang 20

khỏi ách áp bức bóc lột của bọn xâm lược ngoại bang và giải phóng xã

hội khỏi chế độ người bóc lột người của chủ nghĩa tư bản [49, tr.69]

Yêu nước thương dân, vì nước vì dân Dưới ánh sảng của chủ nghĩa Mác — Lênin và trên lập trường giai cấp vô sản, tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh luôn

thé hiện quan điểm về sự thống nhất lợi ích của nhân dân với lợi ích của Tổ quốc

Người coi yêu nước như một chuẩn mực đạo ly cao nhất đứng đầu bậc thang giá trị của cả dân tộc Người nói: “Dân ta phải giữ nước ta Dân là con nước, nước là mẹ chung” [23, tr.486] Do vậy, yêu nước vừa có tình yêu đối với cảnh vật của đất nước vừa có ý chí bảo vệ lợi ích của Tổ quốc và dân tộc Người đòi hỏi: “Yêu Tổ

quốc phải săn liền với yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu khoa học, yêu kỷ luật Từ đó, Hồ Chí Minh đã giải quyết một loạt vấn đề trung, `

hiếu, trách nhiêm về mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giành lại và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước

Yêu nước theo tư tưởng của Người còn bao hàm sự thông nhất giữa độc

lập của Tổ quốc với tự do, hạnh phúc của nhân dân, yêu nước là yêu nhân dân, vì nhân dân Người đòi hỏi cần phải đưa lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Chỉ có đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, đem lại âm no, hạnh phúc cho nhân

dân, thì nhân dân mới biết rõ giá trị của tự do, của độc lập mà tự thắp sáng ngọn lửa yêu nước trong mình Người yêu cầu cán bộ của Đảng và Chính phủ trước hết phải biết cách “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dan” [24.tr.65] và “Việc

gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh

Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta kính ta” [23, tr.56-57]

Như vậy, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng của Người

về yêu nước thương dân, tất cả vì tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân đã thể

hiện lòng trung thành đối với sự nghiệp vì con người và vì nhân dân Tư tưởng yêu nước của Người đã vươn lên tầm cao tư tưởng của thời đại - Thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Trang 21

có ý nghĩa gì” [23, tr.56] Độc lập trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một nền độc lập hoàn toàn, triệt để và có chủ quyền thực sự trên mọi lĩnh vực Độc lập luôn gan liền với thống nhất, thống nhất còn có ý nghĩa là bác bỏ tư tưởng bản vị, địa

phương chủ nghĩa

Dân tộc chỉ có thể tự do khi đã giành được độc lập Tự do có nghĩa là

thoát khỏi ách thống trị, áp bức, bóc lột của nước ngoài, thoát khỏi thân phận của

dân tộc nô lệ, của con người nô lệ mất nước Tự do, theo Người còn bác bỏ cả sự áp đặt dưới mọi hình thức của nước ngoài đối với dân tộc Dân tộc có quyền tự do

lựa chọn con đường phát triển của riêng mình Con đường mà Hồ Chí Minh và

dân tộc lựa chọn là con đường độc lập dân tộc tiễn lên chủ nghĩa xã hội Chỉ có đi theo con đường đó thì nhân dân mới có tự do và hạnh phúc thật sự Theo Hỗ Chí Minh: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình dang bac ai, đoàn kết ấm no trên quả đất, việc làm cho mỌI người và vÌ mọi người, niềm vui hòa bình hạnh

phúc ”[22, tr.46]

Tự do theo Hồ Chí Minh còn có hàm ý về quyền làm chủ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước Nhà nước của dân, do dân, vì dân Tự do trong khuôn khổ pháp luật Chủ nghĩa yêu nước theo quan

niệm của Hồ Chí Minh, hạnh phúc của nhân dân vừa là mục đích lâu đài, vừa là

mục đích thường xuyên Làm cho nhân đân có tự do trong một nước độc lập đã rất khó nhưng làm cho dân có hạnh phúc, nghĩa là ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” thì còn khó khăn hơn gấp nhiều lần và theo Người: “Dân chỉ biết

TỐ g1á trị của tự do của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [23,tr.152]

Quan niệm về tự do, hạnh phúc đã có sự thống nhất Chủ nghĩa nhân đạo

cộng sản với truyền thống nhân ái của dân tộc Quan niệm ấy đã làm sâu sắc hơn những nội dung của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong s sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

Trang 22

yêu nước chính là nguồn lực cách mạng để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và

chủ nghĩa xã hội, cũng đồng thời là nguồn lực để giải quyết những nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Người chỉ rõ: Thi đua yêu nước là làm cho “toàn dân đủ ăn,

đủ mặc, toàn dân biết đọc biết viết, toàn bộ đội đầy đủ lương thực, khí giới để diệt ngoại xâm, toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn” [24, tr.445]

Thi đua yêu nước trong quan niệm của Hồ Chí Minh không chỉ bó hẹp

trong một cơ quan, một địa phương, một ngành, một nước mà còn mở rộng ra trên

phạm vi quốc tế và mang tinh than quốc tế Người viết: “Thi đua chẳng những bồi

dưỡng tĩnh thần đoàn kết và tỉnh thần yêu nước của dân tộc ta, mà lại làm cho nhân dân đoàn kết với nhân dân lao động thế giới” [25, tr.474]

Như vậy, thi đua yêu nước không những tạo ra khí thé va tinh than dan toc

cao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, mà còn đây lên tầm cao vị thé

của đất nước và niềm tự hào của dân tộc giữa cộng đồng thế giới Với Người, yêu

nước không phải là những tình cảm trừu tượng, chung chung mà cần phải gắn liền với hành động vì Tổ quốc: “Yêu nước như thế nào? Yêu là phải làm sao cho Tổ quốc giàu mạnh” L26, tr.173], Phải làm sao cho sạch bóng quân thù, còn một tên xâm lược trên đất nước thì còn phải tiếp tục chiến đấu và phải tích cực tăng gia

sản xuất, cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng nước nhà

Tóm lại, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là ngọn cờ của dân tộc Việt

Nam dựa vững chắc trên lập trường của giai cấp công nhân, dưới ánh sáng của

chủ nghĩa Mác — Lênin, là biểu hiện của tỉnh thần nhân ái, trí tuệ sáng tạo và khí

phách anh hùng của cả dân tộc gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng Nhân ái

là vừa thê hiện những tình cảm yêu người, nghĩa tình, yêu nước, yêu dân vừa thể hiện tư tưởng triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con

người, đối với người Việt Nam và đối với tất cả những con người bị áp bức bóc

lột trên thế giới

- Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam - kết tỉnh của chú nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh và lý tưởng cách mạng của giai cấp công nhân và nhân

Trang 23

Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa là sự thống nhất lòng yêu Tô quốc

và lòng yêu chủ nghĩa xã hội, là ý thức chiến thăng nghèo nàn lạc hậu, ý thức đấu tranh xóa bỏ áp bức bóc lột, vươn tới sự bình đẳng dân tộc và công bằng xa hoi

Tất cả những điều đó đã tạo cho chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

trở thành đỉnh cao của các hình thái chủ nghĩa yêu nước từ trước tới nay, chứa đựng trong nội dung của nó một bản chất duy nhất đó là bản chất của giai cấp

công nhân hiện đại với sứ mệnh cao quý là thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là sự kết tỉnh trên trình độ cao của bản chất và truyền thống đân

tộc được thâm nhuằn sâu sắc và triệt dé ban chất quốc tế của giai cấp công nhân, thấu suốt các quy luật phát triển khách quan của lịch sử và xu thế của thời đại

Nội dung của chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự gắn kết

độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, là sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước truyền thống với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc, dân tộc với quốc tế, truyền thống với hiện đại, tiếp nhận những tư

tưởng tiên tiễn, những tỉnh hoa của nhân loại

Hiện nay cách mạng Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mới: Giai

đoạn đổi mới toàn điện đất nước và thực hiện đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Tuy nhiên, sự nghiệp đó diễn ra trong điều kiện quốc tế và trong nước có nhiều thay đối, thời cơ, thuận lợi đan xen với những nguy cơ thách thức Thế kỷ

XXI là thế kỷ khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới phát triển nhảy vọt, toàn

Trang 24

dựng và bảo vệ Tổ quốc Những nội dung của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn mới (giai đoạn đây mạnh việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa) thể hiện tập trung ở những nội dung chủ yếu sau:

Độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội Day là mục tiêu, lý tưởng của toàn Đảng và của toàn dân tộc ta Chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải nâng cao tỉnh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đi đôi với mớ rộng quan hệ quốc tế, phát huy đầy đủ năng lực nội sinh của dân tộc, lay giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ làm khâu đột phá Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết dé thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở để đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc Thành công của sự nghiệp đối mới hơn 20 năm qua là sự khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng “giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”

Kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa xã hội chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân Dưới sự lãnh đạo của Đảng chúng ta đã kết

hợp được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, của chủ nghĩa yêu

nước và chủ nghĩa quốc tế làm nên chiến thắng vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ Ngày nay, Đảng lãnh đạo nhân dân ra sức phần đầu xây

dựng đất nước, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dan thé giới vì hòa bình, độc lập tự do, dân chủ và tiễn bộ xã hội Đảng ta luôn trung thành vô hạn đối với Tổ quốc và nhân dân mình, đồng thời cũng rất thủy chung, trong sáng với đồng chí, bạn bè trên thế giới Hồ Chí Minh khẳng định:

“Chính vì biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng

của giai cấp công nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn, đưa gial cấp công nhân và nhân dân ta đến những thang

loi vé vang ngay nay” [20, tr.208]

Khơng ngừng đồn kết toàn Đảng, toàn dân, đoàn kết dân tộc và đoàn kết

quốc tế Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhắn mạnh: “ đoàn kết

Trang 25

cùng tiền bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [15, tr.121]

Đoàn kết là điều kiện khách quan của sự nghiệp cách mạng, lịch sử dau tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh điều đó Cách

mạng là sự nghiệp của quần chúng, nếu không giác ngộ, tổ chức quần chúng lại

thì không có sức mạnh Bài học lớn rút ra từ đoàn kết như một chân lý thời đại “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành cơng” Đại

đồn kết trở thành một động lực chủ yếu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy liên minh công, nông, trí thức là nền

tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, trên lập trường giai cấp công nhân, lấy lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền tảng, trên cơ sở đó đảm bảo hài hòa lợi ích giữa cá nhân và tập thể, bộ phận và toàn cục, g1a1 cấp và dân tộc, quốc gla va quốc tế Phải biết dựa vào dân, yêu thương dân, tin dân, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân

Sức mạnh của dân tộc là sức mạnh tổng hợp được tạo ra từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của văn hóa tỉnh thần và sức mạnh vật chất của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại, sức mạnh thời đại biểu hiện ở sức mạnh của quy luật vận động quá độ lên chủ nghĩa xã hội, của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, của lực lượng cách mạng và tiến bộ nhất trên thé gidi Trong moi giai

đoạn, mọi thời kỳ cách mạng, sức mạnh bên trong là yếu tố quyết định, nó được

nhân lên nếu biết tận dụng, kết hợp với sức mạnh bên ngoài

1.1.2 Cơ sở hình thành và quá trình phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước

1.1.2.L Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Lịch sử dân tộc Việt Nam là thiên anh hùng ca về truyền thông yêu nước Trải qua mấy nghìn năm, dân tộc ta đã khơng ngừng đồn kết đâu tranh chống

thiên tai, đánh bại mọi sự xâm lược của kẻ thù, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp Đất nước ta có được như ngày hôm nay chính là nhờ có chủ

Trang 26

nguồn động lực chủ yếu thúc đây quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam Chủ

nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành trên cơ sở tông thể những điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc Việt Nam

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành trong quả trình lao động,

xây dựng đất nước

Yêu nước là tình cảm phố quát của mỗi quốc gia dân tộc, nhưng ở mỗi

quốc gia khác nhau sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước lại chịu sự quy định bởi các điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử Yêu nước bắt nguồn từ tình

yêu quê hương xứ sở, nơi sinh ra và lớn lên của mỗi người; từ sự gắn bó giữa

những thành viên của dân tộc, trước hết gắn với thiên nhiên, với quê hương và quá

trình lao động xây dựng quê hương đất nước

Việt Nam có vị trí địa lý và đặc điểm về địa hình, khí hậu, tài nguyên, sinh thái thuận lợi, một thiên nhiên nhiệt đới gió mùa phong phú, đa dạng, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Dân tộc Việt Nam đã sớm nhận ra cái tốt đẹp của

tự nhiên miền đất này mà xây dựng quê hương xứ sở, an cư lạc nghiệp, quyết bám

trụ “ một tắc không đi, một ly không rời”

Trong quá trình xây dựng đất nước, con người vừa thích nghi vừa khai phá những tài nguyên, phát huy những mặt thuận lợi của thiên nhiên để mở mang đồng ruộng, xóm làng, phát triển kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, kết hợp với

các nghề thủ công, chăn nuôi, đánh bắt, buôn bán Mặt khác, bên cạnh những

thuận lợi thì thiên nhiên cũng đem lại cho con người không ít khó khăn, bão lụt, hạn hán cũng xảy ra dữ đội cướp phá đi nhiều tài sản và sinh mệnh của con người, dé lai những hậu quả nặng nề Vì vậy, trong quá trình trụ lại để khai phá mảnh đất này, ông cha ta đã phải đâu tranh quyết liệt với thiên nhiên Sự đoàn kết, cố kết cộng đồng, sự gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng trở thành nhu cầu tự

nhiên, tat yêu đề tồn tại và phát triển Từ rất sớm nhân dân ta đã biết đắp đê sông, đê biến để chống lũ lụt, bão tố, đào kênh mương làm thủy lợi tưới tiêu cho đồng

Trang 27

Việt Nam đều nặng tình, nặng nghĩa với quê hương, đó là cơ sở bền chắc của tình yêu đất nước

Như vậy, công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội với những đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam đã sớm tạo nên sự găn bó cộng đồng,

gắn bó với quê hương, đất nước, là cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân lộc

Hiếm có dân tộc nào trên thế giới phải chống giặc ngoại xâm nhiều lần

như ở Việt Nam Tần xuất các cuộc kháng chiến chỗng ngoại xâm cao, liên tục và trong suốt thời gian dài của lich sử Kế từ kháng chiến chống quân Tần thế kỷ II

trước Công Nguyên đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ thắng lợi, trong

hơn 22 thế kỷ, có hơn 12 thế ký dân tộc ta phải tiến hành kháng chiến giữ nước và

đấu tranh chống ách đô hộ của ngoại bang Độ dài thời gian, tần số xuất hiện, số lượng các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam quá lớn so với các nước trên thế giới

Thời cổ trung đại, dân tộc ta phải đương đầu với nhiều đề chế phong kiến

hùng mạnh bậc nhất ở phương Đông Trong thời cận hiện đại phải đương đầu với

những cường quốc để quốc chủ nghĩa trên thê giới Các cuộc kháng chiến diễn ra

trong so sánh lực lượng rất chênh lệch, trong điều kiện chiến đấu hết sức ác liệt,

nhưng cuối cùng dân tộc ta đều giành thắng lợi, đó là nhờ vào lòng yêu nước, sức

mạnh đoàn kết của toàn dân, sức mạnh vật chất và tinh thần của toàn dân tộc Lịch sử dựng nước và giữ nước gắn liền với một chuỗi dài các cuộc chiến

tranh chỗng ngoại xâm của những nước mạnh hơn nước ta gấp nhiều lần, điều đó

tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, rèn luyện, bồi

đắp và nuôi dưỡng chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ta Mỗi người dân Việt Nam

đều tự hào về lịch sử anh hùng bất khuất của dân tộc mình, những trang sử chiến

đầu ngoan cường bên bỉ chống ngoại xâm là minh chứng rõ rệt và sâu sắc của chủ

nghĩa yêu nước Việt Nam, đó cũng là cơ sở rất quan trọng của chủ nghĩa yêu nước

Trang 28

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành từ sự thông nhất trong

tính da dạng của nên văn hóa dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam cũng là

co Sở quan trọng của quá trình hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Nét tiêu

biểu và đặc sắc của văn hóa dân tộc ta là sự phong phú và rất đa dạng trong sự

thống nhất cao

Những kết qủa nghiên cứu khảo cô học gần đây cho thấy trong thời kỳ Cổ đại trên lãnh thô Việt Nam có ba trung tâm văn hóa dẫn đến sự ra đời của ba nhà

nước sơ khai: Văn hóa Đông Sơn với nước Văn Lang — Âu Lạc ở miền Bắc; văn hóa Sa Huỳnh với vương quốc Chăm Pa ở miền Trung: văn hóa Ốc Eo với vương quốc Phù Nam ở Nam bộ Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, ba dòng văn hóa

và lịch sử đó đã hòa nhập vào dòng chảy chung của văn hóa Việt Nam mà dòng chủ lưu là văn hóa Đông Sơn với Nhà nước Văn Lang — Âu Lạc

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có bản sắc văn hóa riêng tạo nên những vùng địa tộc người rất phong phú, đa dạng Nhưng do sự gan

bó lâu đời trong một quốc gia thống nhất, do yêu cầu chống thiên tai, chống ngoại xâm và do sự giao lưu hội nhập văn hóa, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam vẫn có mẫu số chung của một nền văn hóa thống nhất trong tính đa dạng, một ý thức chung về vận mệnh cộng đồng mà chủ nghĩa yêu nước là một giá trị cao quý,

đứng đầu bảng giá trị của nền văn hóa Việt Nam

Việt Nam ở vào vị trí đầu mối giao thông tự nhiên của vùng Đông Nam Á,

là cầu nối liền đại lục với đại đương và hải đảo, một khu vực giao tiếp của nhiều

nền vš minh trên thế giới Văn hóa Việt Nam qua giao lưu và tiếp biến văn hóa đã tiếp nhận những tinh hoa của văn hóa phương Đông, phương Tây, làm phong

phú văn hóa dân tộc, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, là tỉnh thần đấu tranh bất khuất chống mọi kẻ địch xâm lược để làm chủ nước nhà, là đức tính lao động cần cù và bền bỉ làm chủ thiên nhiên, là tinh thần nhân ái, cô kết cộng đồng, chung sức chung lòng, để bảo vệ và xây dựng

Trang 29

Như vậy, văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú nhưng lại thống nhất, gắn liền với quá trình thống nhất của quốc gia dân tộc, của cộng đồng trong sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng, ý thức tự hào tự tôn dân tộc, tinh thần bất khuất, tự lực, tự cường là những giá trị tiêu biểu tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành trong quá trình thống nhất quốc gia và hình thành sớm của dân lộc

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử: Nhà nước Việt Nam ra đời không chỉ trên cơ sở của sự phân hóa xã hội, phân hóa giai cấp mà còn do nhu cầu xây dựng

và quản lý các công trình đê điều, thủy lợi và yêu cầu tự vệ chống ngoại xâm Việt Nam là một quốc gia hình thành sớm, dân tộc Việt Nam có lịch sử

khoảng hơn 4000 năm Người Việt cỗ cư trú ở lưu vực sông Hồng và các chỉ lưu

Đó là thời kỳ xã hội đang chuyên từ chế độ cộng sản nguyên thủy sang xã hội có giai cấp với sự xuất hiện của những công cụ lao động bằng đồng, bằng sắt, là cơ sở đề thành lập Nhà nước Văn Lang Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam

Nước Văn Lang thành lập với 18 đời vua Hùng kế tiếp, cha truyền con nối, đóng

đô ở đất Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú - nay là Phú Thọ) Như vậy, Văn Lang là nước cô đại ra đời sớm, tỒn tại vững bền khoảng trên dưới 2000 năm, có cương vực ôn định, có nền văn hóa rực rỡ tiêu biểu là trỗng đồng Đông Sơn, có

quan hệ đoàn kết, phong tục thuần phác, có ý chí chống ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi

nhờ sức mạnh dân tộc Điều đó cho phép ta khăng định chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hình thành sớm cùng với sự hình thành và phát triển của đất nước

Quá trình thống nhất quốc gia và hình thành dân tộc sớm ở Việt Nam có

tác động sâu sắc đến sự phát triển của tỉnh thần yêu nước, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng trên cơ sở chính là trục Nhà (gia đình); Làng

(công xã nông thôn); Nước (quốc gia dân tộc), đây là cơ sở quan trọng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Quá trình xây dựng đất nước cũng là quá trình thống

Trang 30

lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam là cơ sở hình thành nên chủ nghĩa yêu nước

Việt Nam

Là sản phẩm của ý thức quốc gia — dân tộc, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành và phát triển trong suốt quá trình lịch sử của đất nước, có lúc mạnh mẽ rực rỡ, có lúc suy giảm, trầm lắng nhưng không đứt đoạn Những lúc Tổ

quốc đứng trước nguy nan thử thách thì tỉnh thần yêu nước lại bùng lên mãnh liệt

Như vậy, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có quá trình hình thành và phát

triển theo tiến trình lịch sử của dân tộc, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, chủ nghĩa yêu nước được bồi đắp thêm những nội dung mới, con đường phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là con đường phát triển biện chứng

1.1.2.2 Quá trình phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Cũng như các hiện tượng khác trong lịch sử, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không phải từ đầu đã có “bát thành bất biến” mà có quá trình phát sinh,

phát triển lau dai trong lịch sử Ban đầu từ những tình cảm yêu quê hương đất nước dần phát triển thành những tư tưởng sâu sắc, toàn điện và trở thành chủ

nghĩa yêu nước Trên những nét lớn sự phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt

Nam trải qua những thời kỳ sau:

- Thời kỳ Văn Lang — Âu Lạc (Thời kỳ dựng nước)

Trên cơ sở liên kết của 15 bộ lạc, Nhà nước Văn Lang — Âu Lạc ra đời

Giai đoạn này là thời kỳ hình thành những cơ sở ban đầu của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Lịch sử đã khăng định: “Thời Hùng Vương dân ta bắt đầu dựng nước thì cũng phải bắt đầu giữ nước, chống mưu đồ xâm lược và thôn tính của phong

kiến nước ngoài, hoặc chỗng lại những bộ lạc hùng mạnh khác” [54, tr.1 1]

Qua các sử liệu cho chúng ta biết, nhân dân Văn Lang đã nhiều lần chống

xâm lược bảo vệ lãnh thô Từ rất lâu trong nhân dân ta đã lưu truyền những huyền thoại, những truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa và buổi đầu dựng nước Những câu truyện về “Lạc Long Quan — Au Co”, “Ho Hồng Bàng”, “Truyền thuyết Thánh Gióng”, “Sơn Tĩnh Thủy Tĩnh”, “Truyện Thần Kim Quy” như

Trang 31

lịch sử trong ý thức thời cổ Tất cả đều xoay quanh chủ đẻ, sự ra đời của nòi

giống, đấu tranh chỉnh phục thiên nhiên và chống kẻ thù xâm lược, điều đó khẳắng

định tổ tiên chúng ta rất yêu mến đất nước, tự hào về nòi giống, có ý chí độc lập tự chủ, tự tôn dân tộc và đoàn kết cộng đồng ngay từ thuở sơ khai Đó là lòng yêu nước sâu sắc, tự giác, là biểu hiện rõ ràng của sự ra đời chủ nghĩa yêu nước

- Thời kỳ đấu tranh chống đô hộ của phong kiến phương Bac

Sau khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính (năm 179 trước Công nguyên), nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ kéo dài trên 1000 năm Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta hên

tiếp nỗ ra Từ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu cho đến khởi nghĩa Phùng Hưng thể hiện tỉnh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam, kiên quyết

và không khuất phục trước kẻ thù

Đầu thế kỷ thứ X, một chính quyền của người Việt do họ Khúc đứng đầu đã được thiết lập, người dân Việt với lòng yêu nước sâu sắc, với tỉnh thần tự lực, tự

cường đã ủng hộ họ Khúc xây dựng quê hương đất nước, ôn định cuộc sống Có thể khẳng định rằng, chính trong cuộc đấu tranh lâu dài, anh ding, day hy sinh gian khổ để bảo vệ quê hương, đất nước đã cô đúc nên những truyền thống quý báu của dân tộc Chính bởi lẽ đó đã làm nên sự nghiệp của Dương Đình Nghệ đánh bại quân Nam Han vào năm 931, sau đó là chiến công hiển hách của Ngô Quyền trên sông

Bạch Đăng năm 938, lên làm vua, đóng đô ở Cổ Loa chấm đứt thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc, khẳng định mãi mãi quyền độc lập của dân tộc Việt Nam,

lòng yêu nước quên mình, ý chí quyết chiến, quyết thăng của toàn dân tộc

Chủ nghĩa yêu nước giai đoạn này còn được thể hiện trong đâu tranh bảo vệ nòi giống và văn hóa dân tộc Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc chúng ta vẫn bảo vệ được giống nòi và nền văn hóa của mình, giữ được tiếng nói, phong tục, cốt

cách, bản lĩnh và ý chí tâm hồn dân tộc Nho giáo và tiếng Hán vào nước ta cũng không còn nguyên vẹn mà phải thích ứng với văn hóa bản địa, phải thay đổi để

Trang 32

Lòng yêu nước, ý thức bảo vệ giống nòi, ý chí giành quyền độc lập tự

chủ đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam - luôn biết thích ứng khôn khéo và biết kế thừa những tỉnh hoa văn hóa nhân loại, kế cả văn hóa của thế lực thống trị mình

- Thời lỳ giữ nền độc lập dưới chế độ phong kiến (từ năm 938 đến năm 1858)

Yêu nước là bảo vệ Tổ quốc, khẳng định chủ quyền và lãnh thổ quốc gia Trong hơn 900 năm (938 — 1858) dân tộc Việt Nam đã phải chiến đấu không ngừng nghỉ, chủ nghĩa yêu nước luôn được khơi dậy và phát huy trở thành lực

lượng vật chất to lớn liên tiếp tám lần đánh tan các đội quân xâm lược to lớn từ phương Bắc, bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng đất nước hưng thịnh Bài học sâu sắc của lịch sử chỉ rõ, chỉ có đoàn kết và hợp nhất thành một khối dưới một sự

Chỉ huy chung mới đánh bại được kẻ thù, giữ được độc lập và xây dựng xã hội phôn vinh Có thê nói, giai đoạn này chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam phát triển mạnh mẽ và có quan điểm lý luận rõ ràng Yêu nước là ý thức đòi độc

lập tự chủ và bình đăng Ở thời Lý là lời tuyên bố “Nam quốc sơn hà Nam đề cư” (Lý Thường Kiệt); ở cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đầu thế kỷ XV là lời khẳng định nguyên lý ngang hàng với phương Bắc về văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, nhân tài Yêu nước còn thể hiện ở thái độ kiên cường bất khuất trước kẻ thù:

“Thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” của Trần Bình Trọng (thế ky XII) noi với quân Nguyên; “Đầu có thê chặt nhưng tóc không thể cắt” của Lê

Quýnh (thế kỷ XVIH) nói với quân Thanh Trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, yêu nước là xả thân quên mình vì nước, là ý thức tình cảm, bon phan va trach nhiệm của mỗi con người Việt Nam trước vận mệnh dân tộc: Dã Tượng cắm

thuyền đợi chủ tướng Trần Hưng Đạo mặc dù quân giặc bao vây tứ phía; Lê Lai liều mình cứu chủ soái Lê Lợi và biết bao những anh hùng vô danh đã hy sinh vì nghĩa lớn của dân tộc Chính lòng yêu nước của dân tộc là lời đáp cho những thắng lợi dường như không hiểu được: ít địch được nhiều, yêu thắng mạnh, thô sơ

Trang 33

Yêu nước là thương dân, lay dan lam gốc được thê hiện trong đường lỗi chính trị “thân dân” của các triều đại từ Khúc Hạo, Ngô Quyền trở về sau Khúc Hạo xem việc phục vụ chăm lo cho dân có được đời sống yên vui Hưng Đạo Vương “Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ, đó là thượng sách giữ

nước” Hai thế ký sau đường lỗi ấy lại được kế tiếp và phát triển rất sâu sắc trong

tư tưởng chính trị có tính triết học ở “Bình Ngô Đại Cáo” của người anh hùng đất

Việt Nguyễn Trãi: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” “lấy đại nghĩa dé thang hung

tàn”, “lây khoan hồng thể bụng hiếu sinh”, “lây toàn dân làm cốt cho dân được vên nghỉ”

Quan niệm xây dựng đất nước lay muc dich lam cho dan song trong thai bình, yên ôn làm ăn, được ấm no, tự do, yên vui hạnh phúc, hướng đến nhân nghĩa khoan dung là một đường lối chính trị thân dân rất tiến bộ Yêu dân chính là yêu

nước, đường lối thân dân chính là đường lối chính trị yêu nước

- Chủ nghĩa yêu nước trong thời l chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc phương Tây, giành lại độc lập dân tộc, thông nhất tổ quốc

Giữa thế kỷ XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhà Nguyễn hèn nhát

đã đầu hàng quân giặc, đất nước lại bị ngoại xâm đô hộ trong gần một thế kỷ trở

thành một thuộc địa nửa phong kiến Sự thống trị của thực dân Pháp đã tác động

đến sự phân hóa giai cấp và các tầng lớp khác trong xã hội Yêu cầu bức xúc nhất

đặt ra cho dân tộc lúc này là cần tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc Chủ nghĩa Việt Nam lại được thử thách và trải nghiệm từ những ngả đường cứu

nước mà dân tộc ta đã đi qua Phong trào “Cần Vương” với mục tiêu “phò vua cứu nước”, phong trào “Đông Du” dựa vào Nhật đánh Pháp của Phan Bội Châu, phong trào dựa vào Pháp đề đánh đồ nền quân chủ, xây dựng dân quyền của Phan

Chu Trinh, phong trào theo đường lỗi cứu nước của Nguyễn Thái Học hoạt động

theo phương châm “không thành công cũng thành nhân” Các phong trào đã thé

hiện ý chí quật cường của dân tộc, nhưng do bất cập của hệ tư tưởng nên cuối

Trang 34

Xót xa trước cảnh doa day, đau khổ của đồng bao ta dưới ach thống trị của thực dân Pháp và phong kiến Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước, người đã đến với chủ nghĩa Mác — Lênin, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân

chính với học thuyết cách mạng khoa học của thời đại thành lập nên Đảng Cộng

sản, lãnh đạo sự nghiệp giải phóng đất nước theo con đường cách mạng vô sản,

giành lại được độc lập, tự do, thông nhất cho Tổ quốc

Chủ nghĩa yêu nước thời kỳ này đã phát triển đến đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng tập thể Tồn dân đồn kết mn người như một, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc

của nhân dân Ý chí độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đem sức ta mà giải phóng cho ta Đảng và nhân dân ta đã nâng truyền thống đó lên một tầm cao mới Đó là ý

chí “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do, độc

lập”, “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” Với tình thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” ý chí độc lập đã thể hiện thành “31 triệu đồng bào cả nước là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mĩ”, đó là ý chí “còn

cái lai quần cũng đánh”, là “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Ý chí đó đã làm

nên “Một mùa Xuân đại thắng” hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc và thống

nhất Tổ quốc

Chủ nghĩa yêu nước chân chính Việt nam giai đoạn này đã hòa quyện với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới Dân tộc Việt Nam

chiến đấu không phải chỉ vì phẩm giá của dân tộc mình mà còn góp phần vào sự nghiệp giải phóng nhân loại thoát khỏi áp bức, bóc lột, vì hòa bình và tiễn bộ của nhân loại Nhờ đó chúng ta đã có được sự ủng hộ nhiệt tình về vật chất và tỉnh

thần của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước yêu chuộng hòa bình, các tổ chức

Trang 35

1.2 CONG TAC GIAO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO THANH NIÊN VA TAM QUAN TRONG CUA NO TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

1.2.1 Giáo dục và công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước

1.2.1.1 Khái niệm giáo dục

Giáo dục là một hoạt động chỉ có ở xã hội loài người, hoạt động giáo dục diễn ra nhằm mục đích truyền đạt và lĩnh hội những trị thức, những kinh nghiệm tích lãy được trong lịch sử phát triển của thế hệ trước cho thế hệ sau

Giáo dục theo Đại Từ điển tiếng Việt: “Tác động có hệ thống đến sự phát

triển tỉnh thần, thể chất của con người, để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [56, tr.734]

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa:

- Giáo dục: “Quá trình đào tạo con người một cách có mục đích,

nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao

động sản xuất, nó được thê hiện bằng cách tô chức việc truyền thụ và

nh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người, giáo

dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh

hoạt không thê thiểu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất

mở rộng sức lao động xã hội, một trong những nhân tố quan trọng nhất

thúc đẩy xã hội phát triên về mọi mặt Giáo dục mang tính lịch sử cụ

thê, tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội, theo các chế

độ chính trị - kinh tế của xã hội

- Hệ thong cac bién phap, cac tô chức đào tạo và giáo dục của một

nước” [52, tr.120]

PGS.TS Phạm Viết Vượng cho rằng:

Trang 36

thức và không có ý thức của cuộc sống, hoàn cảnh xã hội đối với các cá nhân

- Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình bồi dưỡng để hình

thành những phẩm chất đạo đức cụ thé, thông qua việc tô chức cuộc sông, hoạt động và giao lưu [55, tr.22-23]

Giáo dục chỉ tồn tại trong xã hội loài người với việc truyền kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau Giáo dục vừa là hiện tượng có tính chất vĩnh hằng tồn tại mãi với xã hội, vừa có tính chất lịch sử, mang dấu ấn

của từng thời kỳ lịch sử nhất định trong quá trình phát triển của từng xã hội nhất định

Giáo dục có tác dụng to lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách,

là con đường đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển Nếu không có giáo dục thì hệ thống giá trị chung của loài người (các giá trị kinh tế, giá trị

tư tưởng chính trị, đạo đức, giá trị nhân văn ) cũng như hệ thống giá trị

truyền thống dân tộc không được bảo tồn và phát triển, do đó không thé tao ra những giá trị mới

Vì vậy, có thê hiểu: Giáo đục là một hoạt động chỉ có ở loài người, là hệ thống các biện pháp, tổ chúc, quá trình dao tao , truyen thụ và lĩnh hội những tri thức và kinh nghiệm lịch sử của thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm hình thành nhân cách và thúc đây xã hội phát triển

1.2.1.2 Giáo dục chủ nghĩa yêu nước

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước là một hoạt động cụ thể của con người với mục đích trang bị, khơi dậy và phát huy những truyền thống quý giá của dân tộc, những tình cảm gắn bó, yêu mến thiết tha của con người đối với quê

hương, đất nước, trung thành với Tổ quốc, cùng chung sức xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Giáo dục chủ nghĩa yêu nước còn là nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tự lực tự cường, báo vệ và giữ gìn những giá trị truyền thống

Trang 37

Có thể hiệu: Giáo dục chủ nghĩa yêu nước là hoạt động của chủ thể giáo dục nhằm truyên bá những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khơi dậy và hình thành ở con người một hệ thống những quan điểm, tư tưởng và tình cảm về

quê hương, đất nước và lịch sử hào hung cua dan toc, lòng yêu nước thương

nòi Từ đó, cô vũ mọi người hành động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước

1.2.1.3 Công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên

Trong xã hội loài người, các giá trị truyền thống tốt đẹp của một dân tộc

được hình thành và phát triển trong tiến trình của lịch sử Những giá trị truyền thống đó tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc, một quốc gia Đề những giá trị

truyền thống tốt đẹp đó luôn tồn tại và không phai mờ thì cần phải có hoạt động giáo dục Trong đó công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước là một hoạt động nhằm

giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó, đồng thời hình thành và phát triển

những tư tưởng và tình cảm về tinh thần yêu nước, xây dựng và bao vệ đất nước Có thể hiểu: Công tác giáo đục chủ nghĩa yêu nước là hoạt động có mục đích của một tổ chức, một giai cấp bằng nhiều hình thức tác động đến ÿ thúc, tình cảm và hoạt động của con người, nhằm hình thành ở mỗi người những giá trị truyền thống của dân lộc, lòng yêu quê hương, đất nước, săn sàng chiến đấu hy

sinh vì độc lâp, tự do, của t6 quoc, vì mục tiêu cao cả là chủ nghĩa xã hội va chu

nghĩa cộng sản

Tại Khoản 1, Điều 1, Luật Thanh niên quy định: Thanh niên Việt Nam là những công dân có độ tuôi từ “đủ mười sáu tuôi đến ba mươi tuổi” [33, tr.260]

Thanh niên là một cấp độ mới của sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thân, là lứa tuổi đang hoàn thiện nhân cách, hòa nhập và khẳng định mình

trong xã hội Là thời kỳ tiếp nhận thông tin, kiến thức và trí tuệ mới đễ dàng nhất,

chuẩn bị điều kiện để xử lý thông tin, tạo ra khả năng để phát triển trí tuệ và phát

minh sáng tạo Nét nổi bật của thanh niên là thời kỳ nhân cách đang hồn thiện,

Trang 38

cơng dân phát trién; tudi ma thé giới quan, tư tưởng và niềm tin, đạo đức tốt đẹp từng bước được định hình và đang đi vào thế ôn định

Hiểu rõ VỊ tri, vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng của dân tộc, Đảng ta luôn quan tâm đến thanh niên và chăm lo đến sự

nghiệp giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau Hoạt động giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà Đảng, Nhà nước

cùng các tổ chức chính trị xã hội luôn quan tâm thực hiện Ở đâu có thanh niên là ở đó hoạt động giáo dục luôn được diễn ra, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam là những tô chức có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, giáo dục

chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên Chủ thể giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên bao gồm: Các cấp ủy đảng và chính quyền, các tô chức chính trị - xã hội, gia đình và nhà trường trong đó tổ chức Đoàn thanh niên, gia đình và nhà

trường luôn đóng một vai trò cơ bản, chủ yếu trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu

nước cho thanh niên

1.2.2 Nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên hiện nay Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, thanh niên là cội nguồn sức sông của dân tộc, là “những người chủ tương lai của nước nhà” Lênin cho rằng sự nghiệp của giai cấp vô sản không thể thiếu được sự tham gia tích cực, tự giác của thanh niên, với những tri thức khoa học và lòng nhiệt tình của tuổi trẻ cùng với

thực tiễn đấu tranh chính trị họ sẽ trở thành những người cộng sản giác ngộ, là

người bạn đồng minh đáng tin cậy của giai cấp công nhân Lênin còn chỉ dẫn những người cộng sản răng: “Chúng ta phải chuẩn bị cho thanh niên như thế nào

để họ biết xây dựng đến cùng và hoàn thành triệt để sự nghiệp mà chúng ta đã bắt đầu” [57, tr.23]

Trang 39

giáo dục thế hệ trẻ là việc làm thường xuyên liên tục Trong đó đặc biệt coi trọng

việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước

Thực tế lịch sử qua các thời kỳ cách mạng cho thấy Đảng ta luôn luôn coi trọng công tác thanh niên, bồi dưỡng thanh niên về ly tưởng cách mạng, lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, hướng tới xây dựng những lớp người kế tục trung thành tuyệt đối theo lý tưởng “Độc lập dân tộc gan liền với chủ nghĩa xã hội”

Tuy nhiên thanh niên ngày nay cũng đang đứng trước những khó khăn,

hạn chế đáng lo ngại Một bộ phận thanh niên còn ít quan tâm hoặc ngại tham gia vào các sinh hoạt chính trị và các hoạt động xã hội, có nhận thức chính trị non

kém, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, coi nhẹ những giá trị truyền

thống, nhân văn cao đẹp của dân tộc, bị ảnh hưởng xấu bởi lối song ngoại lai, sự xâm lăng văn hóa và những tiêu cực bởi mặt trái của cơ chế thị trường Sự chống phá của các thế lực thù địch, những thông tin độc hại lan truyền trên Internet Một bộ phận thanh niên lười lao động, học tập, ăn chơi, đua đòi, mắc các tệ nạn xã

hội đang trở nên nhức nhối gây ảnh hướng xấu đến sự phát triển của đất nước Đứng trước thực trạng trên, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên trở nên quan trọng, cấp bách, nhằm rèn luyện và trang bị cho thanh niên hiểu sâu sắc và biết trân trọng những giá trị truyền thống ngàn năm của dân tộc, “miễn dịch” với những luận điệu phản động, thông tim lừa bịp của kẻ thù Hình thành một lớp thanh niên ưu tú, vững vàng về chính trị, có lý tưởng cao đẹp, sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế, tự cường dân tộc, kiên

định con đường xã hội chủ nghĩa Để đạt được điều đó, công tác giáo dục chủ

nghĩa yêu nước cho thanh niên cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau: Một là, giáo dục lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước

Trang 40

thắng giặc ngoại xâm hùng mạnh Từ đó xây dựng cho thanh niên ý thức tự hào về

đất nước tươi đẹp, tự hào về lòng yêu nước, thương nòi, xả thân vì dân, vì nước của cha ông ta Hồ Chí Minh là một tâm pương mẫu mực về sự giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam

Qua giáo dục lịch sử dân tộc giúp thanh niên hiểu rõ những sự kiện lớn

của dân tộc, những nhân vật nỗi tiếng trong lịch sử nước ta, những thành tựu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên tất cả các lĩnh vực và những đóng góp của dân tộc vào lịch sử nhân loại

Hai là, giáo dục bản sắc văn hóa truyễn thông của dân tộc Việt Nam Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời, “là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và g1ữ nước của cộng đồng các

dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tỉnh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình Văn hóa Việt Nam hun đúc nên tâm hồn khí phách và bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc”

E11 tr.40]

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam qua thời gian được kết tỉnh thành những giá trị truyền thống bền vững: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân

tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã — tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung tạo thành nét đặc sắc của cộng đồng dân tộc

Việt Nam và con người Việt Nam “Bằng lao động sáng tạo, ý chi dau tranh bền bỉ, kiên cường, nhân dân ta đã xây đắp nên một nền văn hóa kết tỉnh sức mạnh và

in đậm dấu ấn bản sắc dân tộc, chứng minh sức sông mãnh liệt và trường tồn của dân tộc Việt Nam” [11, tr.06]

Yêu nước không chỉ đứng đầu trong nội dung của nền văn hóa tiên tiến mà lòng yêu nước cũng đứng đầu nội dung bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam

Nền văn hóa Việt Nam không chỉ sản sinh ra những nhân vật kiệt xuất: các nhà chính trị, tư tưởng, văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, giáo dục, quân sự mà còn lưu lai bao chứng tích lịch sử, bao giá trị văn hóa vật chất, tinh thần Đây là nguồn

Ngày đăng: 25/11/2021, 07:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w