HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
PHAM THI NHUNG
GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN
HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN TRONG
GIAI DOAN HIEN NAY
Ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60220308
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Thị Ngọc Lan các số liệu, tài liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực
Tác giả
Trang 3_ CNXH XHCN TNSV CNYN CNH, HDH Chủ nghĩa xã hội Xã hội chủ nghĩa Thanh niên sinh viên Chủ nghĩa yêu nước
Trang 4Chuong 1: LY LUAN CHUNG VE CHU NGHIA YEU NUOC VA GIAO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN -. 5 8
1.1 Lý luận chung về chủ nghĩa yêu nước - s- se s+xs+seescxe 8 1.2 Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên - s-««+-s<: 23
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH VIÊN HOC VIEN BAO CHi VA TUYỂN TRUYÈN - THỰC TRẠNG GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN CỦA HỌC VIỆN 5-©cs<+rerserrered 32
2.1 Đặc điểm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyễn 32 2.2 Thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyÊn 5-2 SE EE1011111111 781k ce, 35 2.3 Hoạt động của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong việc tiếp thu, giữ gìn và phát huy các giá trị của chủ nghĩa yêu nước 48
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN BẢO CHÍ VÀ TUYÊN
TRUYỂN c2 1 HH2 eeied 62
3.1 Phương hướng cơ bản - -‹- c5 c1 +< 1112915555 E1E1e1sxe 62
3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa
yêu nước cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay 68
KẾT LUẬN 2-2 Set 1E 911192119711 11 E1 1117111E1111211171E211 711 rke, 81
Trang 5Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, biết bao giá trị truyền thống được hun đúc nên và đồng hành cùng quá trình phát triển của dân tộc Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước được xem giá trị hàng đầu trong hệ thống các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước được kết tỉnh từ tỉnh hoa của dân tộc trong suốt mấy nghìn năm qua,
là sản phẩm tỉnh thần cao quý, là chuẩn mực đạo đức và chính trị của dân tộc
Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước (CNYN) chính là động lực vô cùng to lớn, tạo thành sức mạnh vô địch giúp dân tộc Việt Nam chiến đấu và chiến
thắng mọi kẻ thù Khẳng định điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
“Nhân dân Việt Nam có truyền thông yêu nước nông nàn Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam đã ghỉ những trang oanh liệt của nhân dân đâu tranh đề xây dựng nước nhà và bảo vệ nên độc lập của Tô quốc mình” [41, tr.313]
Kế thừa tư tưởng của Người, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng xác định nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là “Xáy đựng nên văn hóa Việt Nam tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc”, đồng thời xác định hệ giá trị của văn hóa Việt Nam, trong đó chủ nghĩa
yêu nước được đặt lên vị trí hàng đầu
Trang 6hành động của toàn Đảng, toàn dân, nhất là đối với thanh niên sinh viên, vì
đây là lực lượng đông đảo có vai trò rất quan trọng, là bộ phận nòng cốt trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời họ có trách nhiệm bổ sung thêm những nội dung mới làm phong phú chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại hiện nay
Mặc dù, chủ nghĩa yêu nước là một giá trị văn hóa phô biến của dân
tộc, nhưng tự nó cũng không thể thắm sâu vào huyết quản, định hướng tư ' tưởng và hành động của thế hệ trẻ nếu như họ không được thường xuyên giáo dục, rèn luyện Nếu không kiên trì bồi dưỡng, trao truyền những truyền thống quí báu cho lớp trẻ sẽ tạo ra nguy cơ đứt đoạn với quá khứ, thậm chí đi đến lệch chuẩn, lệch giá trị Vì vậy, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho toàn dân nói chung, trong đó có thế hệ trẻ và sinh viên nói riêng là một yêu cầu khách quan _ của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày nay Tuy nhiên, nhận thức của sinh viên về CNYN khơng hồn tồn thống nhất, thậm chí một bộ phận thanh niên sinh viên xa rời những giá trị truyền thống của dân tộc, lúng túng trong việc xác định lí tưởng và niềm tin Họ chỉ chú trọng việc bồi dưỡng tri thức nhưng lại nghiêng về khoa học tự nhiên rồi dần lãng quên các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống, họ không thể tìm ra sự dung hòa giữa những giá trị truyền thống và hiện đại nên không định hình được giá trị cho mình, vì vậy dễ bị cuốn theo những quan điểm, tư tưởng lệch lạc và biểu hiện ra ngay trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày Đây là một nguy cơ lớn đối với xã hội Chính vì vậy, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết
Trang 7nghĩa yêu nước cho bộ phận sinh viên của Học viện càng có ý nghĩa thiết thực cả về lí luận và thực tiễn Bởi vì, ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, nhất là sau này khi ra trường, phần lớn sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ trở thành những người làm truyền thông, hoặc trở thành những nhà
lý luận, nhà giáo dục với nhiệm vụ truyền bá tri thức và định hướng tư tưởng
chính trị cho quần chúng nhân dân
Hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có 30 chuyên ngành đào
tạo, với các nhóm ngành thuộc khối lý luận, khối báo chí và khối nghiệp vụ
Số lượng sinh viên đông đảo từ năm thứ nhất đến năm thứ tư đủ làm cơ sở để khảo sát, tìm ra những điểm chung cũng như đặc thù giữa các ngành khác nhau của sinh viên Học viện, trên cơ sở đó cũng có thê khái quát những điểm tương đồng có giá trị gợi mở cho việc nghiên cứu đề xuất những giải pháp khả thi nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chính vì những lí do trên, tác giả lựa chọn đê tài “Giáo đục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyên trong giai đoạn hiện nay ” làm đề tài luận văn thạc sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho toàn dân nói chung và cho sinh viên nói riêng là vân đê được Đảng và Nhà nước ta rât quan tâm Đã có nhiêu công trình nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nước xuât phát từ nhiêu góc độ khác nhau và đã được công bô, tiêu biêu là các công trình dưới đây:
Trang 8triển của chủ nghĩa yêu nước qua tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang cho đến nay Theo Giáo sư: “Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cô đại đên hiện đại”
- Bùi Văn Nguyên [1980]: C?¿ nghĩa yêu nước Việt Nam thời kỳ khởi
nghĩa Lam Sơn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Cuốn sách đã khái quát tỉnh
thần quyết chiến quyết thắng của nghĩa quân Lam Sơn, đó là tình yêu nước nồng nàn của mỗi người dân Việt Nam
- Phạm Bá Toàn [1998]: Quá trình hình thành và phát triển gid tri của chủ nghĩa yêu nước trong tiễn trình văn hóa Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Văn hóa, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội Tác giả đã nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước trong tiễn trình phát triển của nên văn hóa dân tộc Việt Nam Trên cơ sở đó, đề xuất một số phương hướng
và giải pháp nhằm tiếp tục phát huy CNYN Việt Nam và các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc trong thời đại hiện nay
- Lương Gia Ban [1998]: Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG, Hà Nội Tác giả đã trình bày con đường phát triển của CNYN Việt Nam: từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến lập trường của giai cấp công nhân, CNYN XHCN, qua đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy CNYN trong giai đoạn mới
Về giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên, sinh viên có các công trình:
Trang 9đô trong giai đoạn hiện nay Từ đó, đề xuất một số phương hướng chủ yếu và giải pháp cơ bản để năng cao hiệu quả công tác giáo dục CNYN cho TNSV : thủ đô
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đề cập tới CNYN như những giá trị tỉnh thần truyền thống, giá trị văn hóa của dân tộc, trong dòng chảy phát triển của lịch sử Những công trình này là nguồn tài liệu tham khảo bé ich cho tác giả trong quá trình viết luận văn Song các công trình nghiên cứu
trên thường tập trung ở những vấn đề có tính lý luận chung nhất của CNYN
Việt Nam: CNYN truyền thống, CNYN trong giai đoạn lịch sử mới của dân tộc, đưa ra những kết luận, nhận định khoa học có giá trị cao Mặc dù vậy, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, có hệ thông về giáo dục CNYN cho sinh viên ở Học viện Báo chí và tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Muc dich
Trên cơ sở lý luận về CNYN và làm rõ thực trạng công tác giáo dục CNYN cho sinh viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, luận văn đê xuât những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiêp tục nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên của Học viện trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
Trang 10- Đê xuât một sô phương hướng và giải pháp cơ bản nhăm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối trợng
CNYN và công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
4.2 Phạm vì nghiên cứu
Luận văn tiến hành khảo sát công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền chủ yếu từ thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH đất nước đến nay
5 Cơ sở lí luận và phương pháp luận 5.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn
- Luan văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác — Lénin; tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước về CNYN, giáo dục CNYN
- Cơ sở thực tiễn của luận văn là truyền thống yêu nước của dân tộc Việt
Nam; là thực trạng việc giáo dục CNYN cho sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng trong giai đoạn hiện nay
Trang 11tông hợp, so sánh, điều tra xã hội học
6 Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
- Từ góc độ chính trị - xã hội, luận văn góp phân làm rõ thực trạng của công tác giáo dục CNYN cho sinh viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay;
- Đề xuất một sô phương hướng và giải pháp cơ bản đề nâng cao hiệu quả công tác giáo dục CNYN cho sinh viên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Kêt quả nghiên cứu của luận văn có thê được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn, cho cán bộ làm cơng tác Đồn, công tác sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng như sinh viên trong các trường Cao đăng và Đại học
7, Kết cầu của luận văn
Trang 12GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN
1.1 Lý luận chung về chủ nghĩa yêu nước 1.1.1 Khái niệm “Chủ nghĩa yêu nước”
Theo từ điển tiếng Việt: Chủ nghĩa yêu nước là “Lòng yêu thiết tha đối với Tổ quốc của mình, thường biểu hiện ở tỉnh thần sẵn sàng hi sinh vì Tô
quốc” [58, tr.173] Có thể hiểu, yêu nước là gắn bó, yêu mến thiết tha của con người đối với quê hương xứ sở, non sông, với cộng đồng các dân tộc đã và đang cùng sinh sống, dựng xây, bảo vệ trên phạm vi lãnh thổ, quốc gia Nội dung chính của chủ nghĩa yêu nước là 7ruyên thống nhân ái, có kết cộng đồng dân tộc, tình yêu và lòng trung thành với TỔ quốc, biết sống cùng Tổ quốc, khi cần dám hi sinh cho TỔ quốc tần tại vững bên
Chủ nghĩa yêu nước là sự chuyển hóa về chất từ tình cảm yêu nước thành tư tưởng, quan niệm yêu nước Bởi lẽ nội hàm của khái niệm “chủ
nghĩa” là chủ trương và lý luận có hệ thống về các vấn đề xã hội, chính trị,
kinh tế, văn hóa Nó là tư tưởng, quan niệm, hoặc hệ quan niệm có tính triết
học, chính trị, xã hội, bắt nguồn từ những lợi ích của một chủ thể nào đó,
đã được hệ thống hóa mang tính hướng dẫn nhận thức và hành động cho con người trong ứng xử đời sống Khái niệm “nước” trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong quá trình phát triển của dân tộc ngày càng được mở rộng, nó bao gồm nhiều nội dung nhưng nằm trong mối quan hệ mật thiết với nhau:
Thứ nhất: nước chỉ biên giới, lãnh thô, lĩnh vực, bờ cõi để phân biệt các
Trang 13trên một vùng lãnh thổ nhất định
Thứ ba: nước còn bao gồm làng xã, quê hương, Tổ quốc và những chế
độ chính trị nhất định trong mỗi thời kỳ lịch sử
Yêu nước là yêu non sông, đất nước; yêu con người, nhân dân, đồng bào, dân tộc; yêu quê hương, Tổ quốc, yêu truyền thống lịch sử văn hóa Yêu
nước không chỉ ở lời nói mà phải bằng hành động, không chỉ bằng tình cảm
mà phải bằng cả lý trí sáng suốt
Như vậy, từ quan niệm về yêu nước và CNYN đã trình bày ở trên có thê hiểu: CNYN là một phạm trù phản ánh hệ thông những tư tưởng, quan niệm, tình cảm, ý chí và hành động của mỗi cá nhân, một giai cấp, một quốc gia dân tộc nhằm bảo vệ nên độc lập tự do, toàn vẹn lãnh thổ, ‘bdo vé những giá trị vật chát, giá trị tỉnh thần mà dân tộc, TỔ quốc đã tạo nên trong suốt chiều dài phát triển lịch sử của dân tộc
Tuy nhiên, CNYN khác hoàn toàn với chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, hay chủ nghĩa bành trướng dân tộc Trong lịch sử, không ít dân tộc đã rơi vào chủ nghĩa dân tộc vị kỷ Những dân tộc này cho rằng: yêu nước là đề cao lợi ích của dân tộc mình, quốc gia mình, xem thường lợi ích các dân tộc khác, quốc gia khác từ đó mà phát triển thành chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc cực đoan Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng phải giải quyết đúng đắn mỗi quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa độc lập dân tộc và CNXH, như vậy mới kết hợp được một cách đúng đắn giữa CNYN chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản
1.1.2 Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Trang 14tình cảm, phản ánh tình yêu và lòng trung thành của nhân dân Việt nam đối với Tổ quốc mình, được biểu hiện với tỉnh thần và hành động phụng sự Tổ
quốc, phụng sự nhân dân, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân
Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử gian khổ đấu tranh để tồn tại
và phát triển CNYN là nguồn sức mạnh tinh thần vô địch của dân tộc, là
động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam Chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành và phát triển trên cơ sở tông thể những điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội của dân tộc Việt Nam Cụ thể là:
Thứ nhất, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành và phát triển trong quá trình lao động, xây dựng đất nước
Yêu nước là tình cảm phổ quát của mỗi quốc gia dân tộc, nhưng ở mỗi quốc gia khác nhau sự hình thành và phát triển của CNYN lại chịu sự quy định bởi các điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử
Trong quá trình xây đựng đất nước, con người vừa thích nghi, vừa khai phá những tài nguyên và phát huy những mặt thuận lợi của thiên nhiên để mở mang đồng ruộng, xóm làng, phát triển kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, kết hợp với các nghề thủ công, chăn nuôi, đánh bắt, buôn bán Sự đoàn kết, cố kết cộng đồng, sự gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng trở thành nhu cầu tự nhiên, tất yếu để tồn tại và phát triển Từ rất sớm, nhân dân ta đã
biết đấp đê sông, đê biển để chống lại lũ lụt bão tố; đào kênh mương, làm thủy lợi để chống hạn hán tưới tiêu cho đồng ruộng Tất cả những thành tựu
Trang 15Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu quê hương xứ sở, nơi sinh ra và
lớn lên của mỗi con người, từ sự gắn bó giữa những thành viên của dân tộc,
trước hết gắn với thiên nhiên, với quê hương và trong quá trình lao động dựng xây quê hương đất nước
Như vậy, công cuộc dựng xây đất nước và phát triển kinh tế xã hội với những đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam đã sớm tạo nên lịch sử gan bó cộng đồng, gắn bó với quê hương xứ sở, với đất nước mình, là cơ sở hình thành của CNYN
Thứ hai, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử dau tranh chỗng giặc ngoại xâm
Trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chấp nhận hy sinh tính mạng để bảo vệ TỔ quốc là biểu hiện cao nhất và rõ rệt nhất của lòng yêu nước
Việt Nam ở vào vị trí địa chính trị vô cùng thuận lợi cho phát triển, vì vậy, trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, các thế lực bành trướng và xâm lược luôn muốn thôn tính nước ta Cũng chính vì lẽ đó mà trong lịch sử
thế giới, hiếm thấy một nước nào như đất nước Việt Nam phải chịu nhiều
cuộc xâm chiếm của những kẻ thù mạnh hơn ta nhiều lần Song, từ lòng yêu nước, dân tộc Việt Nam đấu tranh chống giặc ngoại xâm không ngừng nghỉ Những cuộc đọ sức với các thế lực xâm lược bảo vệ lãnh thổ, dân tộc, chế độ văn hóa đã tạo cho con người Việt Nam một phẩm giá vô cùng cao quý - đó
là tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc và độc lập dân tộc
Lịch sử dựng nước và giữ nước gắn liền với một chuỗi đài các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của những thế lực mạnh hơn ta nhiều lần, điều đó đã tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến CNYN Việt Nam, đã rèn luyện, nuôi
dưỡng, nhào nặn, bồi đắp CNYN của đân tộc ta Những trang lịch sử chiến
Trang 16nhất của CNYN Việt Nam, vì được viết nên bằng tỉnh thần, trí não, máu và nước mắt của bao thế hệ đời nối đời, đó cũng chính là cơ sở rất quan trọng của CNYN Việt Nam
Thứ ba, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành và phát triển từ sự thông nhất trong đa dạng của nền văn hóa dân tộc
Quá trình hình thành và phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam cũng là cơ sở quan trọng của quá trình hình thành CNYN Việt Nam Nét tiêu biểu và đặc sắc nhất của văn hóa dân tộc ta là sự phong phú và rất đa dạng trong sự thống nhất cao của văn hóa Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có truyền thống lịch sử, văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc mình Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, các giá trị văn hóa đó được thống nhất trong nền văn hóa chung của dân tộc
Những kết quả nghiên cứu khảo cỗ gần đây cho thấy, trong thời kỳ cỗ đại, trên lãnh thổ Việt Nam có ba trung tâm văn hóa, dẫn đến sự ra đời của ba nhà nước sơ khai: văn hóa Đông Sơn với nước Văn Lang — Âu Lạc ở miền Bắc; văn hóa Sa Huỳnh với vương quốc Chăm Pa cô ở miền Trung; văn hóa Ốc Eo với vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, ba dòng văn hóa đó đã hòa nhập vào dòng chảy chung của văn hóa Việt Nam, mà dòng chủ lưu là văn hóa Đông Sơn với nhà nước Văn Lang —
Âu Lạc |
Với vị trí địa lý là nơi giao thoa của nhiều nền văn minh thế giới, nên văn :hóa Việt Nam qua giao lưu và tiếp biến đã tiếp nhận những tinh hoa của văn hóa
phương Đông, phương Tây, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng, mà hạt nhân là
CNYN Việt Nam Đó là tỉnh thần đấu tranh bất khuất chống mọi kẻ thù xâm
Trang 17Như vậy, CNYN Việt Nam có quá trình hình thành và phát triển theo
tiến trình lịch sử của dân tộc Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, CNYN được
bồi đắp thêm những nội dung mới Con đường phát triển của CNYN Việt
Nam là con đường phát triển biện chứng Vì vậy, Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng: “Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam
từ thời cổ đại đến hiện đại Ở đây bản chất Việt Nam biểu lộ rõ ràng, đầy đủ, tập trung nhất hơn bất cứ chỗ nào khác Yêu nước thành một triết lí xã hội và
nhân sinh của người Việt Nam, và nếu đùng từ “đạo” với nguyên nghĩa của nó là đường, là hướng đi thì CNYN Việt Nam đích thật là đạo Việt Nam” [27, tr.100 — 101]
1.1.3.Nội dung của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam 1.1.3.1 Chủ nghĩa yêu nước truyền thống
CNYN truyền thống là khái niệm chỉ CNYN của một dân tộc, một quốc gia đã được nhân dân biểu hiện bằng cách này hay cách khác thành truyền thống lâu dài trong lịch sử, mang những nét phố biến trong đời sống
nhân loại và có thể mang cả những nét đặc thù do điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện lịch sử, địa lý tự nhiên vốn mang những nét riêng biệt của đất nước,
dân tộc quy định
CNYN truyen thong Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất trong quá trình dựng nước và giữ nước
Dung nước là mở mang bờ cõi, khai sơn phá thạch, xác lap dia ban
lãnh thổ; là tổ chức các hình thức kinh tế - xã hội để đảm bảo sự sinh tồn, phát
triển của cộng đồng; là xây dựng văn hóa, phong tục lối sống, tôn giáo, đạo đức, khoa học — kỹ thuật; là xây dựng hệ thống chính trị v.v , mà mục đích cuối cùng là làm cho nước cường thịnh, dân hạnh phúc
Trang 18bởi các thế lực bên ngoài để nhân dân được hưởng thái bình; là tổ chức chiến
đấu đánh đuôi kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho nước, cho dân Đó là biểu hiện của lòng yêu nước, là sự hình thành CNYN ngay từ thuở dựng nước Trong tâm hồn của người Việt xa xưa, lòng yêu nước đã được hình
thành một cách nồng nàn, mãnh liệt Lịch sử đã khẳng định: “Thời Hùng
Vương dân ta bắt đầu dựng nước thì cũng phải bắt đầu giữ nước, chống mưu đồ xâm lược và thôn tính của phong kiến nước ngoài, hoặc chống lại các bộ lạc hùng mạnh khác” [ó3, tr.11] Cac nguồn sử kiện cho biết, nhân dân Văn Lang đã nhiều lần chống xâm lược bảo vệ lãnh thổ Từ rất lâu, trong nhân dân ta đã lưu truyền những huyền thoại, những truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa và buổi đầu dựng nước Hùng Vương Những câu truyện về “Họ Hồng Bàng”, “Truyền thuyết Thánh Gióng”, “Truyện Thần Kim Quy”, truyện “Sơn Tinh — Thủy Tinh” Điều đó khẳng định rằng, tổ tiên chúng ta rất yêu mến đất nước, tự hào về nòi giống, có ý chí độc lập tự chủ, tự tin dân tộc và đoàn kết cộng đồng ngay từ thuở sơ khai Đó là lòng yêu nước sâu sắc, tự giác, là biểu hiện rõ ràng của sự ra đời CNYN
Trong thời kỳ đấu tranh chống đô hộ của phong kiến phương Bắc trên
1000 năm, CNYN được thể hiện ở ý chí độc lập tự chủ, kiên quyết không
khuất phục Thời kỳ Bắc thuộc, trước âm mưu xâm lược, bành trướng và
chinh phục của các triều đại phong kiến Trung Quốc, đất nước ta, dân tộc ta có nguy cơ biến mất nếu không có sức đề kháng mãnh liệt của ý chí Việt, của lòng yêu nước quật cường Các cuộc khởi nghĩa kế tiếp nhau nỗ ra từ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu cho đến khởi nghĩa Phùng Hưng thé hiện
tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam
Trang 19đó, nội dung bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn độc lập dân tộc trở thành bản sắc của CNYN Việt Nam
CNYN được thể hiện trong cudc đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và văn hóa dân lộc
Trong lịch sử thế giới, nhiều quốc gia dân tộc cổ đại đã bị đồng hóa
bởi nền văn hóa phong kiến phương Bắc Nhưng với Văn Lang, âm mưu ấy bị thất bại Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, chúng ta vẫn bảo vệ được nền văn hóa có chiều dài lịch sử, chiều sâu cội nguồn từ hàng chục vạn năm văn hóa tiền sử, hàng ngàn năm văn minh sông Hồng; được bắt nguồn từ tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ giống nòi và bản sắc văn hóa dân tộc Trên thực tế, chúng ta chịu ảnh hưởng không nhỏ của văn hóa Hán ở nhiều lĩnh vực chế độ chính trị, đến quan hệ xã hội, văn hóa tư tưởng, chữ
viết, tiếng nói Nhưng với bản lữnh và ý chí Việt, chúng ta đã vượt qua khỏi
thảm họa lớn Lòng yêu nước, ý thức bảo vệ giống nòi, ý chí giành quyền độc lập tự chủ đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam -— luôn biết thích
ứng khôn khéo và biết kế thừa những tỉnh hoa văn hóa nhân loại, kể cả văn
hóa của thế lực thống trị mình
Trong chế độ phong kiến, CNYN được biểu hiện tập trung ở yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, cụ thể là: Ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ
Yêu nước là sự khẳng định chủ quyên lãnh thổ và quốc gia Lãnh thỗ Việt Nam là nơi con người Việt Nam sinh sống, do bàn tay, khối óc của bao thế hệ tạo dựng nên Bởi vậy, mọi sự xâm phạm đến lãnh thổ và chủ quyền
dân tộc đều bị chống trả quyết liệt Trong hơn 900 năm (938-1858), dân tộc Việt Nam đã phải chiến đấu không ngừng nghỉ, CNYN giai đoạn này được khơi dậy và phát huy, trở thành lực lượng vật chất liên tiếp tám lần đánh tan
Trang 20tộc, xây dựng đất nước hưng thịnh Nhân dân ta thấy rõ rằng, chi có đoàn kết và hợp nhất thành một khối dưới sự chỉ huy chung mới đánh bại được kẻ thù, giữ vững độc lập dân tộc và xây đựng xã hội phôn vinh Có thê nói, giai đoạn này CNYN truyền thống Việt Nam phát triển mạnh mẽ và đã có quan niệm rõ
ràng Yêu nước là ý /ức đòi độc lập tự chủ và bình đẳng Ö thê kỷ XL là lời
tuyên bố “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” (Lý Thường Kiệt); ở đầu thế kỷ XV là lời khăng định nguyên lý ngang hàng với văn hiến phương Bắc về văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử nhân tài: “Đại Việt phải được độc lập, tự do” (Nguyễn Trãi)
Yêu nước còn thể hiện ở thdi độ kiên cường bắt khuất trước kẻ thù, với
tinh thần “Thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương phương Bắc” (Trần Bình Trọng, thế kỷ XI ); là xổ /hân quên mình vì nước, là ý thức, tình cảm, bốn phận và trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam trước vận mệnh của dân tộc Chính lòng yêu nước của dân tộc là lời đấp cho những thắng lợi dường như không hiểu được: lấy ít địch được nhiều, lấy yếu thắng được
mạnh, thô sơ thắng được hiện đại
CNYN được biểu hiện ở đường lối chính trị thân dân, lấy dân làm gốc
Trang 21Song, vào giữa thế ký XIX, thực đân Pháp xâm lược Việt Nam Chế độ
phong kiến suy tàn, bán nước, khiến nước ta trở thành một xã hội thuộc địa
nửa phong kiến Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp với chính sách về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cực kỳ hà khắc đã tác động đến sự phân hóa
giai cấp và các tầng lớp khác trong xã hội Yêu cầu bức xúc nhất đặt ra cho dân tộc lúc này là cần tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lại tiếp tục được thách thức và trải nghiệm từ những ngả đường cứu nước mà dân tộc ta đã đi qua
1.1.3.2 Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã đóng vai trò lịch sử cực kì to lớn, là động lực tinh thần chủ yếu của nhân dân ta trong quá trình lâu dài hàng chục thế kỷ dựng nước và giữ nước Tuy nhiên sang thế kỷ XIX, CNYN truyền thống đã tỏ ra bat lực trong khuôn khổ chật hẹp của hệ tư tưởng phong kiến
Năm 1911, vào lúc phong trào yêu nước Việt Nam đang trong tình
trạng khủng hoảng về đường lối, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu
_ nước Trên đường đi tìm chân lý, hành trang mà Nguyễn Tất Thành mang theo chỉ là CNYN truyền thống, với các yếu tố cơ bản là tình yêu quê hương, làng xóm; là ý thức chống ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc; là sự tôn trọng các đạo lý cao quý, được hình thành tróng quá trình dựng nước
và giữ nước; là lòng nhân ái bao la; là tri thức và sự hiểu biết được tiếp nhận
trong những năm tháng ngồi ghế nhà trường Nhưng CNYN của Nguyễn Tất Thành được đặt trong điều kiện lịch sử mới của xã hội Việt Nam, khác hắn với CNYN của các sĩ phu lớp trước
Khi sang các nước phương Tây và tiếp cận được với chủ nghĩa Mác —
Lênin, Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến về lập trường, tư tưởng: từ một
Trang 22CNYN xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo hệ tư tưởng cách mạng và khoa học đã ra đời, và nhanh chóng đóng vai trò là động lực tỉnh thần của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Như vậy, chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự kế thừa chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, đồng thời phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với điều kiện lịch su mdi
Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa yêu nước XHCN là chủ nghĩa yêu nước trên lập trường giai cấp công nhân, kết hợp nhuần nhuyễn đấu tranh dân tộc và đấu
tranh giai cấp, giải phóng dân tộc và từng bước giải phóng xã hội; kết hợp
chặt ché hai mục tiêu: độc lập dan tộc và CNXH trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng, cũng như trong mỗi giai đoạn của cách mạng Lập trường giai cấp công nhân của CNYN Việt Nam được thể hiện đặc trưng ở sự kết hợp giữa CNYN Việt Nam với chủ nghĩa Mác — Lênin dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người khỏi mọi sự áp bức bóc lột, đưa Việt Nam trở thành một nước XHCN vững mạnh Tư tưởng ấy được thể hiện trong các văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng ta, như “Chánh cương văn tắt” của Hồ Chí Minh và “Luận cương chính trị” của Trung ương do Trần Phú khởi thảo
Thứ hai, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là chủ nghĩa vêu nước của thời đại mới, bắt đầu từ cách mạng Tháng Mười Nga và có sự thông nhất với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân
Trang 23và dân tộc tạo nên CNYN chân chính CNYN vừa phát huy được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh quốc tế mới đem lại độc lập tự do thực sự cho dân tộc, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
Trên thế giới, thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Ở Việt Nam, theo cố thủ tướng Phạm Văn Đồng dấu mốc đánh dấu cho sự gặp nhau giữa "chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội là: “sự thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương Cái mốc ấy đánh dấu sự gặp nhau giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội” và “sự gặp gỡ là tất yếu, tốt đẹp và là kết quả phong phú của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội” Kế từ đó, đối với nhân dân Việt Nam, “yêu nước tức là yêu chủ nghĩa xã hội, và yêu chủ nghĩa xã hội tức là yêu nước” Chính sự gặp gỡ ấy đã có ý nghĩa và tác dụng to lớn, quyết định sự phát triển và những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam
Thứ ba, chủ nghĩa yêu nước phải tiễn tới chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại mới một mặt kế thừa, phát triển truyền thống yêu nước của dân tộc, mặt khác, phải đặt CNYN ay trên lập trường tư tưởng của giai cấp công nhân, và hướng tới CNXH
Ngay từ khi mới ra đời và lãnh đạo cuộc cách mạng, Đảng ta đã Ø1ương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, bởi vậy, trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, CNYN đã mang trong mình những yêu tố XHCN thé -hiện nỗi bật ở mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH Nhu vay, CNYN có định
hướng XHCN rõ rệt, đảm bảo cho CNYN Việt Nam ởi đúng hướng cách mạng vô sản thế giới
Trang 24XHCN đồng thời thực hiện trên hai miền Nam — Bắc, do một Dang duy nhất lãnh đạo
Trong những năm chống Mỹ, CNYN Việt Nam mang nét độc đáo riêng: quyện chặt hai cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa yêu nước là ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, đập tan xiềng xích nô lệ, giành độc lập tự do hoàn toàn và đi đến thống nhất đất nước theo nguyên tắc: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”; là ý chí đấu tranh kiên cường của một dân tộc nhằm bảo vệ một nhà nước đã có, một chế độ ưu việt đang bất đầu được xây dựng
Như vậy, từ khi Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, CNYN Việt Nam theo đường lối kết hợp hai ngọn cờ độc lập dân tộc và đầu tranh chống kẻ thù xâm lược, sức mạnh của CNYN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đưa đến giải phóng dân tộc, đem ruộng đất cho nhân dân, tạo thành sức mạnh tỉnh thần lớn lao, đánh bại đế quốc không lồ, đảm bảo vững chắc
cho bước chuyển lên chủ nghĩa xã hội CNYN Việt Nam phát triển lên đỉnh
cao là chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng tập thê CNYN của Hồ Chí Minh và của dân tộc Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa truyền thống yêu nước sâu sắc với quan điểm của giai cấp công
nhân Từ CNYN đến CNXH là con đường lựa chọn của Hồ Chí Minh, là con
đường hợp quy luật của cách mạng Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cân được phát huy mạnh mẽ, đáp ứng yêu câu mới của sự nghiệp xáy dựng và bảo vệ T: 6 quốc đó là: độc lập dân tộc sắn liền với CNXH Với mục tiêu này, CNYN của dân tộc được bổ sung thêm những nội dung mới - đó là ý chí vươn lên thoát khỏi đói nghèo, làm giàu cho bản thân và cho xã hội một cách chính đáng
Trang 25và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay, câu khẳng
định của Chủ tịch Hồ Chí Minh “tinh thần yêu nước chân chính là một bộ
phận của tinh thần quốc tế” vẫn có ý nghĩa thời sự, nghĩa là yêu nước phải
gắn bó với tỉnh thần yêu chuộng hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc
trong cộng đồng quốc tế Tỉnh thần ấy cũng được kế thừa và phát triển trong tuyên bố của Đảng cộng sản Việt Nam rằng: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” Đồng thời, trong một thế giới mà toàn cầu hóa đang mang tính hai mặt như trong giai đoạn hiện nay, thì tỉnh thần yêu nước lại
càng phải gắn liền với tỉnh thần độc lập tự chủ và ý chí tự lực tự cường Để
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta không thể trông chờ sự giúp đỡ vô tư, hào hiệp của bất cứ nước nào, đối tác nào Trong thế giới hiện nay, một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế là bình đẳng và cùng có lợi Vì vậy, yêu nước trong bối cảnh thế giới hiện nay cần được thể hiện trước hết ở tỉnh thần nâng cao nội lực, lay đó làm cơ sở để đi ra thế giới và hội nhập quốc tế hiệu quả, tận dụng được ngoại lực bố sung cho nội lực
Trang 26tạo, cùng khoa học và công nghệ làm yếu tố cơ bản, làm khâu đột phá, lay dao đức cách mạng làm thước do lòng yêu nước, yêu CNXH
1.2 Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên
1.2.1 Sự cần thiết phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên
Mỗi dân tộc đều có truyền thống lịch sử mang đậm bản sắc dân tộc mình, trong đó CNYN được xem là giá trị đầu bảng Truyền thống dân tộc, CNYN được hình thành từ nhiều yếu tố và có tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và đến mọi thành viên của dân tộc ở những mức độ khác nhau Sinh viên là thế hệ trẻ của dân tộc, là bộ phận ưu tú trong thanh niên và sẽ là nguồn nhân lực chủ yếu xây dựng đất nước Do vậy, giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên, trong đó có giáo dục CNYN trở thành vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Bởi lẽ giáo dục có tác đụng lớn lao đến sự hình thành và phát triển nhân cách, là con đường đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển Nếu không có giáo dục thì hệ thống giá trị chung của loài người (các giá trị kinh tế, giá trị tư tưởng chính trị, đạo đức, giá trị nhân văn ) cũng như hệ thống giá trị truyền thống của dân tộc không được bảo tồn và phát triển, do đó không thể tạo ra những giá trị mới Hồ Chí Minh nói: “không có giáo dục,
không có cán bộ thì cũng không nói gì đến văn hóa, kinh tế ” Nhiều phẩm
chất, trong đó có lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống về vang anh hùng bất khuất của dân tộc được hình thành qua giáo dục
Giáo dục CNYN cho sinh viên là cần thiết, xuất phát từ vị trí vai trò của
sinh viên đối với sự phát triển của xã hội Được thể hiện ở những điểm sau: Một là, giáo dục CNYN xã hội chủ nghĩa cho sinh viên nhằm nâng cao nhận thức về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội cho sinh viên
Việc giáo dục CNYN cho sinh viên giúp họ hiểu rõ hơn bản chất tốt
Trang 27Thông qua việc giáo dục CNYN giúp cho sinh viên nhận thức sâu sắc những thang loi va những thành tựu quan trọng của nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Qua đó, sinh viên sẽ củng cố lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân, đồng thời thôi thúc sinh viên đóng góp tài năng, trí tuệ của mình cùng cả dân tộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Giáo dục CNYN cho sinh viên hiện nay góp phần xây dựng ý thức, tình cảm dân tộc chân chính cho sinh viên, phát huy sức mạnh nội tại của mỗi sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc Không những thế, giáo dục CNYN xã hội chủ nghĩa cho sinh viên còn có ảnh hưởng to lớn tới nhận thức và hành động của họ Chính từ tình yêu đối với non sông, đất nước, đối với đồng bào, thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên sẽ nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của đất nước, đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Từ đó, xác định mục đích, động cơ, thái độ học tập và rèn luyện đúng đắn cho sinh viên, xây dựng ý thức giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống Hơn nữa, giáo đục CNYN góp phần trực tiếp bồi dưỡng đạo đức cách mạng, xây dựng và hoàn thiện nhân cách, lý tưởng sống cao đẹp cho sinh viên
Hai là, giáo dục CNYN xã hội chủ nghĩa góp phần đấu tranh chống những xu hướng phát triển lệch lạc trong sinh viên
Trang 28trường đang có tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống của một bộ phận sinh viên Sự chống phá của các thế lực thù địch khiến không ít sinh viên hoang mang, dao động thiếu niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Ba là, giáo đục CNYN xã hội chủ nghĩa cho sinh viên góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo đục toàn điện con người
Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đề ra là phải đào tạo những con
người toàn diện bao gồm: “đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thâm mỹ và nghề nghiệp”, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với đủ “đức” và “tài” để đáp ứng đòi hỏi của SỰ nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do vậy, giáo dục CNYN cho sinh viên, là yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội, đồng thời là mục tiêu của giáo dục đào tạo hiện nay Giáo duc CNYN cho sinh viên nhằm giúp các em đứng vững trước những thay đổi của thời cuộc, có niềm tỉn vào con đường ởi lên chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, hy sinh vì Tổ quốc Chủ nghĩa yêu nước là sức mạnh giúp sinh viên có hành trang vững chắc để bước vào đời
1.2.2 Nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên
Giáo dục CNYN cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
* Giáo dục lịch sử dân tộc
Chủ nghĩa yêu nước được sinh ra và phát triển trong quá trình lịch sử
lâu dài của dân tộc và có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh viên Thông qua giáo
dục lịch sử dựng nước và giữ nước, giúp sinh viên hiểu rõ quá trình hình
thành và phát triển của dân tộc Việt Nam là quá trình chiến đấu kiên cường
bền bỉ, nhiều lần chiến thắng giặc ngoại xâm hùng mạnh Từ đó, xây dựng
cho sinh viên ý thức tự hào về đất nước tươi đẹp, tự hào về lòng yêu nước
Trang 29tắm gương mẫu mực về giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào tự tôn
dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam
Qua việc giáo dục lịch sử dân tộc, sinh viên hiểu rõ những sự kiện lớn
của dân tộc, những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, những thành tựu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên tất cả các lĩnh vực và những đóng góp của dân tộc vào lịch sử nhân loại Từ đó, giúp sinh viên hiểu những thuận lợi, khó khăn, vị thế, cũng như những dự định tương lai của đất nước
*Giáo dục truyền thông văn hoá giàu bản sắc của dân tộc Việt Nam Văn hoá Việt Nam là nền văn hoá có chiều sâu cội nguồn, có chiều dài lịch sử “là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là kết quả giao
lưu và tiếp thu tỉnh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để khơng ngừng hồn
thiện mình Văn hoá Việt Nam hun đúc nên tâm hồn, khí phách và bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc”[ 18, tr.40]
Nền văn hóa tiên tiến phải là nền văn hóa yêu nước Những giá trị truyền thống như: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân — gia đình — làng xã — Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung qua thời gian đã tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Đảng ta đã khẳng định: “Băng lao động sáng tạo, ý chí đấu tranh
bền bi, kiên cường, nhân dân ta đã xây đắp lên một nền văn hóa kết tỉnh sức
mạnh và in đậm dấu ấn bản sắc dân tộc, chứng minh sức sống mãnh liệt và
trường tôn của dân tộc Việt Nam” [18, tr.6]
Trang 30tộc, đảm bảo sự phát triển bền vững và ôn định kinh tế, xã hội, của bản sắc
dân tộc trong giao lưu văn hóa hội nhập vào cộng đồng thế giới
* Giáo đục đường lối cách mạng Việt Nam vì mục tiêu độc lập dân tộc gan liền với chủ nghĩa xã hội
Đường lối cách mạng của Đảng được thể hiện rõ trong cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết của Đảng và được thê hiện sinh động trong thực tiễn Đặc
biệt là đường lối đổi mới của Đảng ta từ Đại hội VI ( 1986) Đây là nguồn tài
liệu quý giá để giáo dục CNYN cho sinh viên Việt Nam Thông qua học tập -_ nghị quyết, qua học tập các môn lý luận Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học, khơi dậy lòng tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam
— kiên định, cách mạng; tự hào về lãnh tụ Hồ Chí Minh — người thầy vĩ đại của Đảng, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, tự hào về tỉnh thần
không ngừng đổi mới của dân tộc đang vươn lên thoát đói nghèo, lạc hậu, đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước |
Trên cơ sở tự hào về quá khứ, hiện tại xây dựng cho sinh viên niềm tự hào mới, đó là ý thức sâu sắc về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và của toàn dân tộc là độc lập dân tộc gan liền với CNXH Biểu hiện cụ thể trong mỗi sinh viên là ý thức được làm chủ vận mệnh dân tộc và đóng góp sức mạnh vào xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, đưa đất nước vượt qua nỗi đau đói nghèo, với nguy cơ tụt hậu về kinh tế, đặc biệt là nguy cơ chệch hướng XHCN; phê phán những biểu hiện tiêu cực, thoái hoá trong tư tưởng, đạo đức, lối sống, phê phán quan điểm của các thế lực thù địch, đấu tranh chống tệ nạn tham những, quan liêu, lãng phí, góp phần làm lành mạnh xã hội, trên cơ sở đó củng cố
thành quả đổi mới, củng cố niềm tin với CNXH của sinh viên
Sinh viên hiểu biết về thuận lợi, khó khăn, thế mạnh và hạn chế của đất
Trang 31và bảo vệ Tổ quốc theo mục tiêu, con đường của Đảng ta, nhân dân ta đã lựa chọn |
Giáo dục ý thức lao động và học tập với trách nhiệm cao, có khát vọng, hoài bão quyết tâm xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh Sinh viên phải có lòng yêu nước, yêu CNXH, yêu dân tộc mình Trọng trách của sự nghiệp đổi mới đang đặt ra cho họ những nhiệm vụ rất nặng nề và khó khăn Đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát biểu tại - Đại hội Đảng bộ Đại học Sư phạm I Hà Nội ngày 9/1/1996 như sau: “Thời gian qua thế hệ trước đã rửa được nỗi nhục nô lệ cho dân tộc và thế hệ ngày ‘nay phải rửa nỗi nhục nghèo khổ, mở ra trang sử mới cho nhân dân Việt Nam sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giới” Muốn rửa được “Nỗi nhục nghèo khổ” cho dân tộc, thì nhiệm vụ của thanh niên sinh viên là học tập tốt,
đó chính là yêu nước Hồ Chí Minh dạy rằng: “Dốt” cũng là giặc không kém
gì “Giặc đói” và “Giặc ngoại xâm”, vì vậy, “Cần tiêu diệt giặc đốt” phải
“Học, học nữa, học mãi” Hồ Chí Minh đã trao lại trách nhiệm đó cho các thế hệ học sinh, sinh viên: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em” [41, tr.33]
Trang 32day trong sinh viên tính hăng say, miệt mài học tập với động cơ và thái độ đúng đắn, phải học tập để chiếm lĩnh được tri thức, phục vụ sự nghiệp xây
dựng CNXH, học để cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân
mình Phải học tập với tinh thần kiên trì, tích cực nhất để có tay nghề cao trong công việc, từ đó vươn lên làm chủ khoa học và công nghệ tiên tiến Như Hồ Chí Minh đã dạy: “học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người làm chủ nước nhà” [17, tr.83] Đây cũng chính là những nội dung giáo dục CNYN cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay
* Giáo đục đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, lỗi sống van minh, hién dai va tinh than đoàn kết dân lộc, đoàn kết quốc tễ
Mục đích của giáo dục đào tạo là tạo ra những con người phát triển
toàn diện, như Hồ Chí Minh đã từng nói, đó là con người có phẩm chất cả
“đức”, lẫn “tài” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ:
Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống: tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thê lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ hiện đại Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.[20, trang 242-243]
Trang 33đồng tiền cùng các tệ nạn xã hội Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên là giáo dục lý tưởng vươn tới cuộc sống cao đẹp, tâm hồn trong sáng, sống và làm việc theo tiếng gọi lương tâm, góp phần tích cực vào việc xây đựng và bảo vệ Tổ quốc
Giáo dục CNYN cho sinh viên là xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống văn minh, hiện đại Bản lĩnh chính trị vững vàng được thể hiện ở trình độ nhận thức lý luận, ý thức chính trị, sự nhạy bén với thực tiễn, xử lý tốt những vấn đề cuộc sống đặt ra theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
Trên cơ sở đó hình thành cho sinh viên niềm tin vào chế độ, vào sự
lãnh đạo của đảng cầm quyên; đồng thời định hướng, chỉ đạo hành động thực tiễn của sinh viên, làm cho quá trình hoạt động thực tiễn của họ trở nên tự giác, chủ động, tránh tình trạng tự phát hoặc thờ ơ với chính trị, với vận mệnh của quốc gia dân tộc Bản lĩnh chính trị lòng yêu nước của sinh viên được hình thành thông qua quá trình sinh viên tham gia vào các hoạt động thực tiễn như: tìm hiểu lịch sử dân tộc, “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, “phong trào sinh viên tình nguyện”, “chiến địch mùa hè xanh”, v.v Thông qua những hình thức đa dạng này, bản lĩnh chính trị, lòng yêu nước của sinh viên được tôi luyện Khi nhận thức biến thành tình cảm cách mạng trong sáng, thành niềm tin của sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp cách mang XHCN, thi tinh cam niém tin ay sẽ trở thành động luc cu thể Đó là sự tự giác học tập, lao động, là khát vọng đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, vì
lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
Đồng thời, qua đó sinh viên càng nhận thức sâu sắc hơn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, đối với nhân dân; dạy cho sinh viên biết yêu thương đồng loại, biết sẻ chia những đau thương mất mát của những
mảnh đời nghèo khổ thiệt thòi, đồng thời góp phần nâng cao CNYN và ý thức
Trang 34Truyền thống đoàn kết đã tạo nên sức mạnh to lớn giúp dân tộc ta vượt qua bao khó khăn thử thách gian nguy, đưa cách mạng đi đến thắng lợi Trong thời đại ngày nay, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trở thành nhân tố của sự ôn định, động lực của sự phát triển Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và quốc tế trên lập trường của giai cấp công nhân là định hướng giá trị và lý tưởng sống của tuổi trẻ Đây là một nội dung quan trọng trong giáo dục CNYN cho sinh viên, nhằm xây dựng cho sinh viên ý thức tập thể, đoàn kết cá nhân với tập thể, hòa chung vào sự phát triển của tập thê từ lớp, khoa, trường đến toàn xã hội Qua đó, trang bị cho sinh viên phương pháp hữu hiệu dé giải quyết mỗi quan hệ cá nhân với tập thể, cá nhân với xã hội, biết đặt lợi
ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân, biết hy sinh cái riêng để phục vụ cái chung
Đây không chỉ là tình cảm, mà còn là trách nhiệm cao quý của sinh viên, thé hiện mối quan hệ gắn bó mật thiết, đoàn kết giữa sinh viên trong tổ chức Đoàn, tổ chức Hội, trong tập thé va trong xã hội Sự gan kết bên nhau của sinh viên trong hoạn nạn, khó khăn một cách tự nguyện là động lực giúp sinh viên trưởng thành, là cơ sở dé gắn kết sinh viên với tập thể, xã hội, trong học tập và công tác sau này Đó là sự biểu hiện của lỗi sống văn minh, hiện đại trong sinh viên
Đây là một số nội dung cơ bản trong công tác giáo dục CNYN cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, việc phát huy sức mạnh CNYN xã hội chủ nghĩa là đặc biệt quan trọng và cấp thiết Đó là một yếu tố để phát huy nguồn lực con người, khơi dậy sức mạnh của mọi người dân góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc trên con đường xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Để phát huy được sức mạnh đó, công tác giáo dục CNYN xã hội chủ nghĩa phải được đặc biệt quan tâm, nhất
Trang 35Chuong 2
DAC DIEM CUA SINH VIEN HQC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN VA THUC TRANG GIAO DUC CHU NGHIA
YEU NƯỚC CHO SINH VIÊN CỦA HỌC VIỆN
2.1 Đặc điềm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền Một là, về cơ cấu độ tuổi, ngành học và tâm sinh lý
Hiện nay, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền phần lớn có độ tuổi trung bình từ 18 — 25 Đây là độ tuổi thanh niên ở giai đoạn hai, giai đoạn mà con người có sự trưởng thành cả về mặt sinh học cũng như về mặt xã hội Nhìn chung, họ có trình độ học vấn cao, hiểu biết rộng và có nhiều tài năng trẻ xuất hiện trong hàng ngũ sinh viên Họ nhạy bén với cái mới, dễ thích ứng với khoa học công nghệ hiện đại, có khả năng hội nhập cao
Đại bộ phận sinh viên chủ động tích cực học tập, tham gia nghiên cứu khoa học, sáng tạo, nỗ lực rèn luyện Ngoài việc học tập những chuyên ngành chính, nhiều sinh viên còn phan đấu học thêm ngoại ngữ, tín học và các môn bổ trợ khác Đa số sinh viên có lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, đoàn kết, tương thân tương ái, không để kẻ xấu lợi dụng, kích động gây mat ôn định, chính trị xã hội
Sinh viên chính là nguồn động lực quan trọng để đáp ứng yêu cầu ngày cảng cao về chất lượng nguồn lao động phục vụ sự nghiệp hóa và hiện đại hóa
đât nước
Trang 36hoàn thiện đạt tới rnức tối đa trọng lượng não của người bình thường So với
tuổi thiếu niên thì ở, sinh viên độ tuổi thanh niên, sinh viên ít nhiều đã được
tiếp xúc với thực tế nên tích lũy được một số kinh nghiệm xã hội nhất định Lúc này nơron thần kinh của họ phát triển hơn, nên nhận thức ở lứa tuổi sinh viên nhạy bén và chính xác hơn, đủ khả năng đề phán xét sự việc một cách tỉnh tường
- Về mặt xã hội, ở giai đoạn này sinh viên đã biết xác định lý tưởng sống cho mình Họ luôn trăn trở về việc mình phải làm một điều gì có ích cho xã hội, cho vận mệnh tương lai của đất nước Họ đã có ý thức trách nhiệm về nghĩa vụ của một công dân chân chính Họ có nhiệt huyết của tuôi trẻ, ấp ủ đầy hoài bão và mơ ước luôn đi tiên phong trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội “Đâu cân thanh niên có, đâu khó có thanh niên”
Sinh viên Báo chí cũng nằm trong xu hướng chung đó Họ hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội, và trong môi trường hoạt động xã hội họ phát
triển và trưởng thành hơn Tuy nhiên, đây cũng là độ tuổi nhân cách đang
được hình thành và phát triển mạnh mẽ, nên chưa có độ én định, vững chắc
mà luôn luôn ở trạng thái dao động, cần được định hướng đúng đắn để họ phát triển và hoàn thiện nhân cách
-Về trình độ: Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là những người có mặt bằng văn hóa đã tốt nghiệp phổ thông 12 năm và trúng tuyển vào Đại học Họ là những người có điểm chuẩn ở tốp cao trong những sinh viên được tuyển vào trường, trung bình từ 18 — 21 điểm Tuy nhiên, trong
thực tế hiện nay có thể thấy trình độ nhận thức của sinh viên không đồng đều
Trang 37học tập giữ vai trò chủ đạo nên môi trường chính của ho là học đường, là thư viện, không gian học tập và sinh hoạt chính là giảng đường và khu ký túc xá sinh viên Trong các mối quan hệ thường nhật thì quan hệ thầy — trò và quan
hệ bạn bè chiếm thời gian lớn nhất Phần lớn sinh viên Báo chí là những
người sống xa gia đình (chỉ có một số rất nhỏ sống cùng với gia đình ở tại Hà Nội) Họ thuê nhà trọ, hoặc sống trong ký túc xá của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đây là một môi trường sinh hoạt tập thể, chính môi trường này đã tạo nên nét đặc thù trong tâm lý, tính cách của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền Mọi vấn đề trong nhận thức của họ sẽ dé lan truyền từ cá nhân này sang cá nhân khác, theo cả hai chiêu hướng tích cực và tiêu cực
Cũng giống như hầu hết sinh viên Việt Nam, ở độ tuổi trẻ, sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền là nhóm người được trang bị những kiến thức
cơ bản về tự nhiên, xã hội và tư duy trong suốt những năm học ở phổ thông
Họ là những nhóm người có khả năng nhận thức nhanh các vấn đề từ trừu
tượng đến cụ thể Sự nhạy bén trong cảm giác, sự hoàn thiện trong các cấp độ tư duy là nét đặc thù trong hoạt động nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền
Hai là, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là đội quân dự bi bổ sung cho đội ngũ cán bộ tuyên truyền đường lỗi của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong tương lai
-Học viện Báo chí và Tuyên truyền với đặc trưng là trường giảng dạy các
khối ngành xã hội, lại là trường Đảng, nên nhìn chung sinh viên có ý thức tốt
Trang 38-Học viện đào tạo đại học chính quy với hai khối lý luận nghiệp vụ Dac trưng của mỗi khối ngành đòi hỏi sinh viên phải thực hiện sự nghiêm túc trong học tập, hăng hái tham gia sinh hoạt Đoàn, hoạt động ngoại khóa Đặc
biệt là khối Báo chí, quảng cáo ngay từ năm học thứ nhất, sinh viên đã được
làm quen với công việc của người phóng viên, trực tiếp tiếp xúc và thực hành, tác nghiệp Phương pháp giảng dạy này đã góp phần lớn vào việc hình thành nên đặc trưng tính năng động, sáng tạo, khả năng tô chức sự kiện, quản lý của sinh viên Sự nhạy bén, khả năng thích ứng nhanh, giúp cho công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường được thực hiện triệt để, do có sự tự ý thức, tự giáo dục và hợp tác của sinh viên
-Tuy nhiên, với đặc trưng nghề nghiệp tương lai, cùng với tác phong học tập và rèn luyện, sinh viên Học viện có xu hướng hướng về hoạt động tự đo, hoạt động cá nhân Vì thế, một bộ phận sinh viên còn có những tư tưởng đề cao vai trò của bản thân, cá nhân chủ nghĩa, văn hóa học đường, văn hóa ứng xử, văn hóa đạo đức bị coi thường Công tác giáo dục đạo đức cũng gặp khó khăn từ chính cá tính và ý thức của sinh viên Ví dụ, nhưng hiện tượng sinh viên sử dụng trang phục không phù hợp với môi trường học đường, không quan tâm nghiên cứu các môn học đại cương mà chỉ chú ý tới các môn chuyên ngành, sinh viên vô lễ với thầy cô, cán bộ công nhân viên nhà trường
2.2 Thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.2.1 Sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước dối với công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng
Trang 39có lòng yêu nước Điều này được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ Đại hội
Tại ĐH VII Nghị quyết Trung ương năm ( khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã đề ra phương hướng chung là “phát huy CNYN và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN” [18, tr.54]; “Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, đân
chủ và tiến bộ xã hội” [18, tr.58-59] Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Đảng ta yêu cầu con người mới “Kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” [19, tr.1 14]
Nghị quyết trung ương 7 khóa X bàn về công tác thanh viên đã chỉ rõ:
Mục tiêu chung của thanh niên là: Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên
Trang 40Nam xã hội chủ nghĩa, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới Đảng, Nhà nước và toàn xã hội chăm lo, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; được học tập, có việc làm, nâng cao thu nhập, có đời sống văn hoá, tỉnh thần lành mạnh (Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết trung ương 7 khóa X)
Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã ban hành “Luật giáo dục” (1998) và những chính sách quan trọng nhằm bồi dưỡng, giáo dục và phát huy thanh niên tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội , coi công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng
Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước còn thê hiện rõ trong chính sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo Mặc dù, còn nhiều khó khăn nhưng những năm qua, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo đạt trên 20% tổng chỉ ngân sách
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Dai hoi XI cua Dang cũng tập trung làm tốt công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lỗi sống cho thanh thiếu nhi, xây dựng hình mẫu thanh niên trong thời kỳ mới
Chương trình cũng vận động tổ chức thanh niên xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội; trong đó trọng tâm là các phong trào: thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới; tham gia ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vỆệ mơi trường
Ngồi ra, chương trình cũng hướng vào phát triển nguồn nhân lực trẻ, hỗ trợ, định hướng cho thanh niên trở thành người có trình độ, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới Cùng với đó là đổi mới nội đung, phương thức hoạt động của Đoàn, xây dựng tơ chức Đồn ngày càng vững mạnh
Có thể nói, những chủ trương, nghị quyết, đường lối, chính sách của