Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nang chứa pellet verapamil giải phóng kéo dài

197 24 0
Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nang chứa pellet verapamil giải phóng kéo dài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... đánh giá sinh khả dụng viên nang chứa pellet verapamil giải phóng kéo dài? ?? tiến hành với mục tiêu: Xây dựng công thức quy trình bào chế viên nang verapamil hydroclorid 120 mg giải phóng kéo dài. .. 3.1.2 Kết nghiên cứu bào chế pellet VER.HCl giải phóng kéo 66 dài 3.1.3 Kết nghiên cứu bào chế viên nang VER.HCl 120 mg 95 giải phóng kéo dài 3.1.4 Tóm tắt cơng thức quy trình bào chế 3.2 KẾT...BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y TRƯƠNG ĐỨC MẠNH NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG VIÊN NANG CHỨA PELLET VERAPAMIL GIẢI PHĨNG KÉO DÀI Chun ngành: Cơng

Ngày đăng: 25/11/2021, 06:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • b. Bồi dần từ dung dịch hoặc hỗn dịch:

    • DC và tá dược được hoà tan hoặc phân tán trong dung môi thích hợp có sẵn tá dược dính đã hoà tan. Sau đó phun dung dịch hoặc hỗn dịch này lên các nhân trơ. Khi phun dung dịch/hỗn dịch vào nhân, các giọt chất lỏng rất nhỏ sẽ bám lên trên bề mặt của nhân, sau đó khuếch tán lan rộng ra trên bề mặt nhân và làm cho dung môi dễ bay hơi. Khi dung môi bay hơi, các chất tan kết tinh lại và bám trên bề mặt nhân do hình thành cầu nối rắn giữa nhân với các tiểu phân và giữa các tiểu phân với nhau. Quá trình này lặp lại nhiều lần cho đến khi thu được pellet có kích thước mong muốn [28].

    • 1.2.5.2. Phương pháp đùn-tạo cầu

    • Kỹ thuật đùn-tạo cầu là phương pháp phổ biến nhất để sản xuất pellet. Kỹ thuật này có ưu điểm là pellet có thể chứa một lượng lớn DC mà không quá lớn, có thể phối hợp 2 hoặc nhiều DC. Pellet tạo ra có các đặc tính: khối lượng riêng cao, khả năng hút ẩm thấp, tỷ lệ hình cầu cao, không bám bụi, phân bố kích thước hạt hẹp và bề mặt mịn [78]. Quá trình bao gồm bốn bước: Tạo khối bột ướt (tạo hạt), định hình khối bột ướt thành hình trụ (đùn), phá vỡ khối trụ và làm tròn thành các hạt hình cầu (tạo cầu) và cuối cùng là làm khô [79].

    • * Tạo hạt:

    • DC và tá dược được phân chia thành bột có kích thước tiểu phân xác định rồi trộn thành hỗn hợp đồng nhất. Thêm tá dược dính lỏng vào hỗn hợp bột kép và nhào trộn thành khối ẩm có độ dẻo phù hợp để ép thành các sợi hình trụ. Các loại máy tạo hạt khác nhau được sử dụng để trộn hỗn hợp bột và tá dược dính lỏng. Trong đó, phổ biến nhất là máy trộn kiểu hành tinh, máy trộn dạng dao cắt hoặc dạng phiến sigma [79]. Quá trình tạo hạt ướt đóng một vai trò quan trọng trong kỹ thuật đùn-tạo cầu. Với sự ra đời của máy đùn trục vít đôi, cho phép khả năng tạo hạt ướt chạy liên tục so với quá trình tạo hạt gián đoạn bằng máy trộn dao cắt [80].

    • Ya G. và cộng sự (2013) đã đưa ra một quy trình đánh giá ảnh hưởng của các đặc tính vật lý khối bột ẩm tới sự hình thành và tiêu chuẩn chất lượng pellet. Tác giả đã thiết kế 120 công thức khối bột ẩm với các loại tá dược MCC, lactose và HPMC. Các tính chất vật lý của khối bột ẩm như: độ cứng, độ kết dính, độ đàn hồi, độ dai và khả năng phục hồi được kiểm tra bằng máy phân tích kết cấu. Các pellet được tạo ra bằng kỹ thuật tạo cầu cũng được đánh giá tiêu chuẩn chất lượng. Tác giả chia khối bột ẩm thành 5 nhóm dựa vào các chỉ số: tỷ lệ giữa độ cứng và độ đàn hồi (Ha/Sp), độ dai và khả năng đàn hồi. Các khối bột có chỉ số Ha/Sp trong khoảng 30,992–47,689 g, độ dai < 4842 và khả năng đàn hồi < 0,139 sẽ tạo thành các pellet hình cầu. Các kết quả này có ý nghĩa trong nghiên cứu tiền công thức và tối ưu hóa để rút ngắn thời gian và chi phí nghiên cứu [81].

    • * Đùn:

    • Sau khi được khối bột ẩm, tác động một áp lực vào khối bột để chảy qua các lỗ tạo thành các sợi. Chiều dài sợi đùn có thể khác nhau, phụ thuộc vào các đặc tính vật lý của tá dược được ép đùn, phương pháp đùn và cách xử lý các hạt sau khi đùn. Đùn được thực hiện bằng cách sử dụng bốn loại thiết bị đùn chính, đó là: đùn kiểu đinh ốc, đùn kiểu sàng, đùn kiểu rỏ và trục lăn, đùn kiểu piston [82]. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên các thiết bị đùn khác nhau và đưa ra các nhận xét: lực đùn trên thiết bị kiểu piston là lớn nhất, lực cần thiết để đùn trên thiết bị kiểu piston giảm khi tăng lượng nước trong khối bột.

    • Đối với thiết bị kiểu piston, hàm lượng nước giảm sẽ làm piston chuyển động nhanh hơn và nước sẽ phân bố lại trong khối bột trong quá trình đùn nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tạo cầu [83]. Độ ẩm khối bột cao hơn khi sử dụng thiết bị đùn kiểu đinh ốc so với thiết bị đùn kiểu trục lăn do hình thành các tinh thể gel, các pellet thu được từ thiết bị đùn kiểu sàng nhỏ hơn và phân bố kích thước rộng hơn so với pellet thu được từ thiết bị đùn kiểu piston. Đối với máy đùn kiểu trục lăn, các thông số chính cần kiểm soát là: tốc độ đùn, lực đùn và mô-men xoắn của con lăn. Máy đùn đinh ốc kiểu trục tạo ra các hạt có tỷ trọng cao hơn so với máy đùn đinh ốc hướng tâm [84]. Trên cơ sở đó, Diva S. và cộng sự (1997) đã bào chế pellet paracetamol bằng máy đùn đinh ốc kiểu trục và đinh ốc hướng tâm. Tác giả nhận thấy, nhiệt độ thay đổi và thời gian đùn cao hơn nếu sử dụng máy đùn đinh ốc kiểu trục. Nếu sử dụng paracetamol ở dạng hạt mịn sẽ sinh ra ít nhiệt hơn, thời gian đùn nhỏ hơn so với ở dạng hạt to [85].

    • Một trong những bộ phận quan trọng của thiết bị đùn đó chính là sàng. Bộ phận sàng của thiết bị đùn được đặc trưng bởi bề dày sàng và đường kính mắt sàng. Các mắt sàng được thay đổi theo loại thiết bị đùn, nếu cần pellet có tỷ trọng cao, thì cần phải dùng sàng có bề dày lớn để có thể chịu được áp lực đùn. Hiện nay, có 3 loại hình dạng mắt sàng là: hình trụ, hình côn và hình nón. Đối với sàng có bề dày mỏng hoặc ở dạng tấm khuôn, các lỗ thường ở dạng hình trụ hoặc hình côn và có kích thước lỗ từ 0,5-1,5 mm. Giới hạn của kích thước lỗ được xác định bởi đặc tính trơn chảy của khối bột, tốc độ đùn, khả năng nén và khả năng chuyển động của vít đùn để tạo ra các hạt đồng nhất [86]. Chris V. và cộng sự (1994) đã nghiên cứu ảnh hưởng của sàng thiết bị đùn ở tỷ lệ chiều dài/bán kính (tỷ lệ L/R) là 2 và 4 tới tính chất của sợi đùn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sàng có tỷ lệ L/R thấp nhất tạo ra các sợi đùn thô và liên kết giữa các tiểu phân rất kém, trong khi ở tỷ lệ L/R là 4 tạo thành sợi đùn mịn và liên kết cao. Nguyên nhân là sàng dày sẽ tạo ra các sợi đùn có tỷ trọng cao [87].

    • Ngoài ra, tốc độ đùn còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của pellet. Mounir S. M., Julián V. (1993) đã đánh giá ảnh hưởng của 14 tá dược khác nhau đến hình thái bề mặt pellet, nhiệt sinh ra do ma sát và lượng điện tiêu thụ của thiết bị đùn. Các tá dược bao gồm: tá dược trơn, chất diện hoạt, chất giữ ẩm, PEG và tá dược dính trong pellet với hàm lượng DC ở mức cao. Các chất diện hoạt có HLB cao nhất là natri laurylsufat khi ở tỷ lệ thấp 0,125% đã làm giảm lượng nhiệt sinh ra do ma sát, giảm lượng điện tiêu thụ và cho bề mặt pellet đẹp [88].

    • Nhiệt độ trong quá trình đùn cũng ảnh hưởng đến chất lượng của pellet nhất là chất lượng các sợi đùn ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Fielden K. E. và cộng sự (1988) đã nghiên cứu sự tương tác của nước với MCC thông qua các nghiên cứu về nhiệt độ đùn. Các kết quả cho thấy, hầu hết nước được giữ trong khối bột để đùn là nước tự do, dễ dàng bị bay hơi trong quá trình ép đùn và cuối cùng ảnh hưởng đến chất lượng pellet [89]. Do đó, kiểm soát tốt nhiệt độ đùn là yếu tố quan trọng khi bào chế pellet chứa hoạt chất nhạy cảm bởi nhiệt độ và sử dụng dung môi tá dược dính dễ bay hơi.

    • * Tạo cầu:

    • Trong quá trình tạo cầu, các hạt hình trụ bị vỡ thành các hạt có chiều dài đồng đều và dần dần chuyển thành hình cầu, quá trình định hình này là do biến dạng dẻo [90]. Trong quá trình tạo cầu, có nhiều giai đoạn khác nhau căn cứ vào hình dạng: dạng sợi → hình trụ ngắn → hình trụ với 2 đầu tròn → hình quả tạ → hình elip → hình cầu. Vervaet C. và cộng sự (1995) cho rằng có thể tồn tại một cơ chế tạo cầu khác. Trong cơ chế này, các sợi hình trụ có đầu tròn được xoắn lại, cuối cùng dẫn đến sợi hình trụ bị bẻ gãy thành hai phần riêng biệt. Cả hai phần đều có một bên tròn và một bên phẳng. Do lực ly tâm và lực ma sát, các cạnh của mặt phẳng được gấp lại với nhau tạo thành hốc được thấy trong một số pellet [91].

    • Thiết bị tạo cầu bao gồm một hình trụ thẳng đứng, ở bên trong có một đĩa quay nằm ngang (đĩa ma sát). Các sợi đùn được cho vào đĩa quay và bị vỡ thành các đoạn ngắn do tiếp xúc với đĩa ma sát, va chạm với nhau hoặc va chạm thành ống hình trụ. Năng lượng cơ học do đĩa ma sát quay được truyền thành động năng dưới dạng lực ly tâm. Quá trình quay liên tục như vậy sẽ làm cho các sợi đùn bị biến dạng thành hình cầu. Đĩa ma sát trên bề mặt dược xẻ thành các rãnh để tăng lực ma sát. Có 2 dạng rãnh đó là dạng chéo trong đó các rãnh được tạo thành góc vuông và dạng xuyên tâm, trong đó dạng xuyên tâm hay được sử dụng. Lau C. L. S và cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng: trong quá trình tạo cầu, thời gian phá vỡ sợi đùn chiếm khoảng 10% thời gian của quy trình, làm tròn là bước quan trọng nhất của quy trình. Sự hình thành pellet trong quá trình tạo cầu được chia làm 5 giai đoạn khi nâng cấp quy mô sản xuất [92]. Vonk P. và cộng sự (1997) khi nghiên cứu bào chế pellet bằng dao cắt tốc độ cao, phát hiện ra rằng quá trình tạo pellet bắt đầu bằng việc hình thành các nhân lớn sơ cấp. Các nhân nhỏ thứ cấp được hình thành do các nhân sơ cấp bị vỡ ra. Do lực ly tâm, các nhân thứ cấp liên kết với nhau mạnh hơn và kết hợp với nhau theo cấp số nhân để hình thành pellet. Trong giai đoạn nhào trộn, tốc độ lớn lên của cầu giảm dần cho đến khi hình thành pellet ổn định, kích thước trung bình của pellet không thay đổi trong giai đoạn cuối [93].

    • - Viên nén Verapamil SR 240 mg

    • 12 người tình nguyện uống cả viên hoặc 2 nửa viên

    • - Uống cả viên: AUC=1733 ng.giờ/ml, Cmax=143 ng/ml, Tmax=3,5 giờ

    • - Uống 2 nửa viên: AUC=1780 ng.giờ/ml, Cmax=160 ng/ml, Tmax=3,6 giờ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan