1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nang chứa pellet lansoprazol bao tan ở ruột

139 177 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Đã xây dựng được công thức và quy trình bào chế pellet lansoprazol bao tan ở ruột ở quy mô 1,0 kglô bằng phương pháp bồi dần trong thiết bị tầng sôi qua các giai đoạn: Bồi lớp dược chất, bao cách ly và bao tan ở ruột. Viên nang cứng chứa pellet lansoprazol 30 mg bao tan ở ruột đạt tiêu chuẩn của Dược điển Mỹ về khả năng kháng acid và độ hòa tan, ổn định ở điều kiện thực (18 tháng) và điều kiện lão hóa cấp tốc (6 tháng) với độ ổn định dự kiến lên tới 30 tháng.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

LƯƠNG QUANG ANH

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG VIÊN NANG CHỨA PELLET

LANSOPRAZOL BAO TAN Ở RUỘT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

LƯƠNG QUANG ANH

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG VIÊN NANG CHỨA PELLET

LANSOPRAZOL BAO TAN Ở RUỘT

Chuyên ngành : Công nghệ Dược phẩm và Bào chế thuốc Mã số : 9720202

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Nguyễn Ngọc Chiến2 PGS.TS Nguyễn Đăng Hòa

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý phổ biến trên thế giới và Việt Namvới tỷ lệ bệnh nhân mắc tương đối cao (từ 5 - 10 % dân số) Theo nhữngthống kê gần đây, khoảng 5,6 % dân số miền Bắc Việt Nam có triệu chứngcủa bệnh Bệnh thường gặp ở tuổi thanh niên và trung niên [1] Các nguyênnhân chính gây bệnh là yếu tố tâm lý, rối loạn vận động cơ quan tiêu hoá, sử

dụng một số thuốc cũng như thuốc lá, rượu bia và vi khuẩn Helicobacter

pylori

Nhóm thuốc ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến để điều trị loétdạ dày tá tràng, trong đó lansoprazol thường được kết hợp với các thuốc kháctrong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng mang lại hiệu quả cao Thuộc nhómII trong hệ thống phân loại sinh dược học, lansoprazol là dược chất ít tan nênkhi dùng theo đường uống thì sinh khả dụng bị ảnh hưởng bởi tốc độ và độhoà tan dược chất từ dạng thuốc Hơn nữa, lansoprazol rất nhạy cảm với nhiệtđộ, độ ẩm, ánh sáng, dễ bị phân hủy trong môi trường acid dịch vị và kém bềnnhất trong nhóm thuốc ức chế bơm proton nên gặp rất nhiều khó khăn trongquá trình bào chế cũng như đảm bảo độ ổn định của chế phẩm [2] Các nghiêncứu trên thế giới vẫn đang được tiến hành để tiếp tục nâng cao độ ổn định, độhòa tan của lansoprazol trong các dạng bào chế bằng nhiều phương pháp khácnhau, đồng thời ứng dụng đa dạng các loại tá dược nhằm tối ưu mục tiêu trên Để nâng cao sinh khả dụng của thuốc thì các biệt dược lansoprazol chủyếu được bào chế dưới dạng nang cứng chứa pellet bao tan ở ruột với nhiềuưu điểm Sau khi uống, nang cứng sẽ hoà tan vỏ và giải phóng ra các pellet ởdạ dày Pellet là những hạt nhỏ hình cầu nên chúng dễ dàng đi qua môn vị đểxuống ruột non khá đều đặn, tại đó pellet bao tan ở ruột giải phóng dược chấtđể phát huy tác dụng điều trị Do pellet có diện tích tiếp xúc với bề mặt hấp

Trang 4

thu lớn nên đảm bảo cho thuốc có sinh khả dụng cao và ổn định Tuy nhiên,các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa sản xuất được và phải nhập khẩu pelletlansoprazol đã bao tan ở ruột để đóng nang cứng Điều này cho thấy việc sảnxuất chế phẩm này phụ thuộc hoàn toàn vào nhà sản xuất pellet lansoprazol ởnước ngoài Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứutoàn diện về bào chế và đánh giá sinh khả dụng của viên nang chứa pelletlansoprazol bao tan ở ruột được công bố

Hiện nay, Dược điển Mỹ đã có chuyên luận về viên nang chứa pelletlansoprazol 30 mg bao tan ở ruột Trong khi đó, yêu cầu chủ động về côngnghệ bào chế và sản xuất được chế phẩm này ở nước ta là cần thiết để góp

phần phát triển nền công nghiệp dược trong nước Vì vậy đề tài: “Nghiên

cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nang chứa pellet lansoprazolbao tan ở ruột” được tiến hành với các mục tiêu như sau:

1 Bào chế được viên nang chứa pellet lansoprazol 30 mg bao tan ởruột đáp ứng tiêu chuẩn của Dược điển Mỹ về độ hòa tan ở quy mô phòng thínghiệm.

2 Đề xuất được tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá độ ổn định viên nangchứa pellet lansoprazol 30 mg bao tan ở ruột.

3 Đánh giá được sinh khả dụng của viên nang chứa pellet lansoprazol30 mg bao tan ở ruột so với viên đối chiếu trên động vật thực nghiệm.

Trang 5

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN1.1 VÀI NÉT VỀ LANSOPRAZOL

1.1.1 Công thức và tính chất

Lansoprazol (LPZ) là một thuốc điều trị loét dạ dày - tá tràng thuộcnhóm ức chế bơm proton, về bản chất là dẫn xuất benzimidazol có tên khoa

học:

2-[[[3-methyl-4-(2,2,2-trifluoroethoxy)-2-pyridyl]methyl]sulfinyl]-1H-benzimidazol Công thức phân tử là C16H14F3N3O2S, khối lượng 369,36 [3]

Hình 1.1 Công thức cấu tạo của LPZ

* Nguồn: theo Jain K.S (2007) [4]

LPZ ở dạng bột kết tinh trắng đến trắng hơi nâu, không mùi Thực tếkhông tan trong nước, khó tan trong n-hexan, ether, ethyl acetat, acetonitril,dicloromethan, dễ tan trong dimethylformamid, tan trong methanol, hơi tantrong ethanol Độ tan của LPZ trong một số dung môi hữu cơ như aceton,isopropyl alcol, n-propanol, isobutyl acetat, n-butanol tăng lên khi nhiệt độtăng [5] Nhiệt độ nóng chảy từ 178 - 182ºC [6] LPZ là một chất lưỡng tínhvới pKa=4,15 (do nguyên tố N của nhân pyridin), 8,84 và 1,33 (do nhóm N-Hcủa nhân benzimidazol) [7].

Bảng 1.1 Độ tan của LPZ trong nước và trong đệm phosphat pH 6,8 (n=3)

Nước (250C ) 34,478 ± 0,413 (18 giờ) 33,571 ± 5,46 (24 giờ)pH 6,8 (370C) 44,162 ± 8,259 (24 giờ) 43,892 ± 1,46 (32 giờ)

* Nguồn: theo Pasic M (2008) [8]

Trang 6

Theo Kristi A và Vrecer F thì độ tan của LPZ tăng khi pH môi trườngtăng LPZ bị phân ly ở pH 9,0 và không bị phân ly ở các pH trung tính dưới

tan của LPZ liên quan đến pH môi trường, độ tan của LPZ cao nhất ở pH 9,0là 1291,5 µg/ml, thấp nhất ở pH 3,0 và tăng dần khi thử ở pH 5,0; 7,0; 9,0.Tuy nhiên, ở pH 11,0 thì độ tan LPZ lại giảm đi chỉ còn 33,5 µg/ml [10].

1.1.2 Độ ổn định của lansoprazol

Các thuốc ức chế bơm proton (bao gồm cả LPZ) có cấu trúcbenzimidazol vừa có tính acid (do hiệu ứng của nhóm sulfonyl), vừa có tínhbase (do nitơ trong nhân pyridin) Cấu trúc phân tử có chứa nhân pyridin vànhóm sulfoxyd làm cho các thuốc trong nhóm dễ bị oxy hóa, đặc biệt khi ởpH thấp như môi trường acid dạ dày và cũng chịu ảnh hưởng dưới tác độngcủa ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm cao.

LPZ rất không bền dưới tác động của độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng Vìvậy Dược điển Mỹ 35 quy định bảo quản LPZ trong bao bì kín, tránh ánhsáng và nhiệt độ cao Đồng thời cho phép hàm ẩm đối với nguyên liệu rấtthấp, dưới 0,1 % và quy định tổng tỷ lệ các tạp chất so với dược chất khôngquá 0,6 % [11] Do đặc tính không ổn định với nhiệt và ẩm - đây là hai yếu tốthường xuyên tác động trong quá trình bào chế các dạng thuốc rắn nên việcbào chế pellet LPZ rất khó đảm bảo độ ổn định của dược chất ngay trong quátrình bào chế.

Trong nhóm thuốc ức chế bơm proton, LPZ là chất có tính ổn định rấtthấp [2] Dạng hỗn dịch ở 220C, OPZ ổn định trong 14 ngày trong khi LPZ chỉổn định được 8 giờ Ở nhiệt độ 40C thì LPZ cũng ổn định được trong 14 ngàytrong khi của OPZ là 45 ngày [12]

pH dưới 4,0 rất thấp (10 phút) nhưng ở pH 6,0 - 8,0 thì thời gian bán hủy tănglên là 18 giờ, ở pH 11,0 thời gian bán hủy lên tới 300 ngày [13] Thời gian

Trang 7

bán hủy của PPZ là 2,8 giờ ở pH 5,0 và 220 giờ ở pH 7,8 Khảo sát độ ổnđịnh của OPZ, LPZ, PPZ trong các dung dịch muối ở pH 4,0, 5,0 và 6,0 nhậnthấy độ ổn định của các chất này được xếp theo thứ tự: đệm phosphat <trinatri citrat ≤ đệm citrat ≤ đệm acetat < acid citric ≤ calci carbonat < natribicarbonat < natri clorid < nước, trong đó PPZ có độ ổn định cao hơn OPZ vàLPZ [14]

Thời gian phân hủy của các thuốc ức chế bơm proton trong môi trườngnước ở 370C cho thấy LPZ là chất có thời gian phân hủy ngắn nhất, sau đó làOPZ, còn PPZ có thời gian phân hủy dài nhất ở pH 2,0 và 7,0 [15].

Bảng 1.2 Thời gian phân hủy của các thuốc ức chế bơm proton

trong môi trường nước ở 370

C

Môi trườngnước

* Nguồn: theo Pilbrant Å (1993) [15]

Trong dung dịch methanol - đệm phosphat (5:95) pH 3,0 thì thời gianphân hủy của LPZ là 4 phút Ở nhiệt độ 250C thì thời gian phân hủy của LPZở pH 5,0 là 30 phút, tăng lên là 18 giờ ở pH 7,0 Trong môi trường nước thìtrên 80 % LPZ bị phân hủy sau 72 giờ nếu có ánh sáng nhưng nếu để trongbóng tối thì lượng LPZ bị phân hủy giảm xuống còn 40 %, nếu ở môi trườngkiềm pH 7,0 và 9,0 trong bóng tối thì LPZ ổn định sau 72 giờ [8] Ở điều kiệnpH 4,0 trong bóng tối thì LPZ bị phân huỷ tới 50 % [16].

Radi A sử dụng phương pháp điện phân để đánh giá độ ổn định củaLPZ trong môi trường có pH thay đổi từ 2,0 đến 8,0 Kết quả nghiên cứu nhậnthấy ở pH 2,0 thì LPZ phân hủy chỉ sau 15 phút Thời gian này tăng lên là 24phút ở pH 3,0; 86 phút ở pH 4,0; 18 giờ ở pH 6,0 và 34 giờ ở pH 8,0 [17]

Trang 8

Theo Tabata T và cộng sự, LPZ không ổn định ở nhiệt độ và độ ẩmcao khi ở trạng thái rắn Sự biến đổi được mô tả như sau: Ở thời điểm ban đầuthì LPZ có màu trắng hơi vàng với hàm lượng là 100 %, sau 4 phút ở nhiệt độ

nâu vàng nhạt tới nâu nhạt với hàm lượng chỉ còn lần lượt là 99,1 % và 94,7

vàng), thử nghiệm tiếp tục ở nhiệt độ 600C sau 3 phút thì dược chất ngả màunâu đen sẫm với hàm lượng sụt giảm rất mạnh (chỉ còn 65,5 %) [18].

Các phản ứng phân hủy dược chất (như LPZ) thường được xúc tác bởiánh sáng Khi tiếp xúc với bức xạ điện từ, dược chất sẽ hấp thụ bước sóng đặctrưng và làm cho tốc độ phân hủy tăng lên Sự phân hủy bởi ánh sáng phụthuộc vào độ dài và cường độ của sóng ánh sáng cùng với phản ứng oxy hóakhử làm biến đổi màu sắc của dược chất (là biểu hiện rõ rệt của sự phân hủy).

Để tăng độ ổn định của LPZ, bảo vệ dược chất tránh bị phân hủy bởicác tác nhân (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, acid dịch vị) và đảm bảo hiệu quảđiều trị, các chế phẩm của LPZ thường được bào chế dưới dạng hạt hoặcpellet được bao kháng dịch vị rồi tiến hành đóng nang cứng hoặc dập viên.Trong công thức bào chế nên sử dụng dược chất có độ tinh khiết cao, các tádược tương hợp với dược chất trong đó đáng chú ý là vai trò của tá dược kiềmgiúp LPZ ổn định hơn khi tiếp xúc với môi trường acid, dung môi bào chếcũng cần tương hợp với dược chất nếu được sử dụng theo từng phương phápbào chế cụ thể (ví dụ: Phương pháp bồi dần, phương pháp phun sấy ).Phương pháp và quy trình bào chế hạt hoặc pellet LPZ cần hạn chế sự tiếpxúc giữa dược chất với nhiệt độ, độ ẩm cao và môi trường acid Bên cạnh đó,cần phải sử dụng các màng bao bảo vệ cũng như màng bao tan ở ruột để hạnchế sự tiếp xúc của LPZ với các tác nhân gây mất ổn định Việc đóng nanghay sử dụng những vật liệu bao gói phù hợp (như nang cứng ép vỉ nhôm -nhôm) cũng cần thiết để tăng độ ổn định của dạng bào chế chứa LPZ.

Trang 9

1.1.3 Dược động học

LPZ hấp thu nhanh, nồng độ tối đa trung bình đạt được trong khoảng1,2 - 2,1 giờ sau khi uống, sinh khả dụng tuyệt đối trên 80 % [19], [20] Cảnồng độ thuốc tối đa và diện tích dưới đường cong (AUC) đều giảm khoảng50 % nếu dùng thuốc sau khi ăn 30 phút nhưng không bị ảnh hưởng nếu dùngthuốc trước khi ăn [3], [21].

Bảng 1.3 Dược động học của các thuốc trong nhóm ức chế bơm proton dùng theo đường uống

Sinh khả dụng tuyệt đối (%)

đáng kể

Khôngđáng kể

Khôngđáng kể

Khôngđáng kể

Khôngđáng kể

* Nguồn: theo Shi S (2008) [20]

LPZ liên kết với protein huyết tương khoảng 97 % LPZ được chuyểnhóa nhiều ở gan nhờ hệ enzym CYP (CYP3A4 và CYP2C19) để thành 2 chấtchuyển hóa chính là sulfon LPZ và hydroxy LPZ [3], [22] Các chất chuyểnhóa không có hoặc có rất ít tác dụng chống tiết acid Khoảng 20 % thuốc đượcbài tiết qua mật và nước tiểu.

Thời gian bán thải của thuốc là 1,5 (± 1,0) giờ Thải trừ LPZ bị kéo dàiở người suy gan nặng nhưng không thay đổi ở người bị suy thận nặng Do đóphải giảm liều đối với người bị bệnh gan nặng [3].

1.1.4 Tác dụng dược lý và một số dạng bào chế

1.1.4.1 Tác dụng dược lý

Trang 10

- Cơ chế tác dụng: LPZ liên kết không thuận nghịch với H+/K+ ATPasetrên bề mặt tế bào thành dạ dày, do đó ức chế sự vận chuyển cuối cùng cácion hydrogen vào trong dạ dày LPZ ức chế bài tiết acid dạ dày do bất kìnguyên nhân nào [3]

- Liều lượng và chỉ định:

+ Điều trị cấp viêm thực quản có trợt loét ở người bị trào ngược dạ dày- thực quản: người lớn dùng 30 mg/lần/ngày trong 4 - 8 tuần, có thể thêm 8tuần nữa nếu chưa khỏi Điều trị duy trì để giảm tái phát: người lớn 15mg/ngày.

+ Điều trị loét dạ dày tá tràng cấp: 15 - 30 mg/lần/ngày trong 4 - 8 tuầnhoặc đến khi khỏi Dùng phối hợp với amoxicilin và clarithromycin trong

điều trị nhiễm Helicobater pylori ở người loét dạ dày tá tràng thể hoạt động

[3], [23] Có thể sử dụng LPZ để dự phòng loét dạ dày tá tràng do các thuốcchống viêm không steroid gây ra [24], [25] Theo Liu M.K và cộng sự, tác

dụng diệt trừ Helicobacter pylori của LPZ tương đương với RPZ trên bệnh

nhân loét dạ dày tá tràng có nhiễm vi khuẩn này [26].

+ Điều trị các chứng tăng tiết acid bệnh lý như hội chứng Zollinger Ellison, u đa tuyến nội tiết, tăng dưỡng bào hệ thống: người lớn bắt đầu từ 60mg/lần/ngày, uống vào buổi sáng trước ăn, sau điều chỉnh liều cho phù hợpmức độ hấp thu và cần thiết để đạt hiệu quả lâm sàng Các lần sau cần khoảng30 - 180 mg hàng ngày, liều trên 120 mg thì nên chia làm 2 lần Cần giảm liềucho bệnh nhân mắc bệnh gan nặng, thường không quá 30 mg/ngày [3].

-Alarcon T và cộng sự so sánh tác dụng kháng Helicobacter pylori

được phân lập từ các mẫu sinh thiết lâm sàng của một số thuốc điều trị loét dạdày tá tràng nhận thấy LPZ là chất có tác dụng mạnh nhất trong nhóm nghiêncứu bao gồm OPZ, ranitidin, ebrotidin và bismuth citrat [27].

Florent Ch đánh giá tác dụng điều trị trên lâm sàng của LPZ so với mộtsố thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng khác nhận thấy hiệu quả liền vết loét của

Trang 11

LPZ 30 mg nhanh và hiệu quả hơn OPZ 20 mg Chỉ với liều 15 mg thì LPZ cótác dụng giảm tiết acid dịch vị cũng mạnh so với OPZ 20 mg So sánh chỉ sốpH dạ dày sau điều trị cho thấy tác dụng làm tăng pH dạ dày của LPZ 30 mgcao hơn so với OPZ 30 mg và PPZ 40 mg Thử nghiệm liều cao LPZ để điềutrị hội chứng Zollinger - Ellison cho kết quả tốt [28].

Theo Houcke Ph và cộng sự sử dụng LPZ với liều 15 mg và 30 mg đểphòng ngừa sự tái phát bệnh trào ngược dạ dày - thực quản cho kết quả điềutrị tương đương [29].

LPZ có mặt trong hai trên sáu phác đồ điều trị nhiễm Helicobacter

pylori được FDA chấp thuận [30] LPZ khi dùng đường uống dạng viên nang

có thể nâng giá trị pH trên 4,0 trong vòng 130 phút [31] LPZ không bềntrong môi trường acid vì vậy nên uống trước khi ăn và không cắn vỡ hoặcnhai viên [3] Agnihotri N và cộng sự cũng nhận thấy LPZ còn có tác dụngbảo vệ gan và chống stress oxy hóa do làm giảm nồng độ MDA, làm tănghoạt độ SOD, catalase, GSH, GST và glutathion reductase ở niêm mạc dạ dàyvà gan của chuột cống trắng [32] Một nghiên cứu mới của Azzarito T vàcộng sự đã chứng minh LPZ làm tăng tác dụng của paclitaxel trên tế bào ungthư có khả năng di căn [33].

- Tác dụng không mong muốn (ADR): Thường gặp nhất là ở đườngtiêu hóa như ỉa chảy, đau bụng, ngoài ra còn có thể gặp đau đầu, chóng mặt,phát ban (ADR > 1/100) Các triệu chứng ít gặp như mệt mỏi, tăng mứcgastrin huyết thanh, enzym gan, hematocrit, hemoglobin, acid uric và proteinniệu (1/1000 < ADR < 1/100) [3].

- Chống chỉ định: Quá mẫn cảm với LPZ hoặc các thành phần khác củathuốc, phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu Thận trọng đối với phụ nữ mang thaivà cho con bú Tuy nhiên, theo thông báo lâm sàng của Mayer A và cộng sựthì LPZ được sử dụng để điều trị hội chứng Zollinger - Ellison trong quá trìnhmang thai có thể cho hiệu quả tốt và an toàn [34].

Trang 12

- Tương tác thuốc: Do ức chế enzym CYPnên LPZ làm giảm tác dụngcủa ketoconazol, itraconazol và các thuốc khác hấp thu cần môi trường acid.Sucralfat làm chậm và làm giảm hấp thu LPZ khoảng 30 % [3] Không cótương tác dược động học giữa LPZ với phenytoin (kích thích enzymCYP3A4) và ciprofloxacin (ức chế enzym CYP3A4) [35] LPZ hầu nhưkhông ảnh hưởng đến AUC của một số thuốc như diazepam, prednison…[36].

1.1.4.2 Một số dạng bào chế trên thị trường

LPZ có ở nhiều dạng bào chế được sử dụng trên thị trường như viênnang, viên nén, túi hỗn dịch, dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch [37], [38], [39],[40] Trong đó, phổ biến nhất vẫn là dạng viên nang hoặc viên nén bao tan ởruột.

- Dạng viên nang 30 mg chứa pellet bao tan ở ruột có các dạng biệtdược như Prevacid, Gastevin, Mylan, Lenzotic, IntasLan…

- Dạng viên nén 30 mg bao tan ở ruột có các biệt dược như DaewoongLanfra, Lanvido

- Một số dạng bào chế khác như viên rã nhanh [41], [42], [43], viên tácdụng kéo dài [44], [45], [46], viên nén rắn lỏng [47], vi cầu [48], [49], [50],niosome [51], tiểu phân nano [52], viên giải phóng theo nhịp [53], [54] đang được nghiên cứu và phát triển Gần đây trên thế giới có chế phẩm viênnang chứa dexlansoprazol 30 mg và 60 mg dạng hạt bao tan ở ruột,dexlansoprazol là đồng phân R của LPZ có tác dụng tốt trong điều trị tràongược dạ dày - thực quản [55], [56], [57].

1.1.5 Các phương pháp định lượng lansoprazol

1.1.5.1 Định lượng lansoprazol trong các dạng bào chế

Để định lượng LPZ trong nguyên liệu cũng như trong các dạng bào chếthì Dược điển Mỹ quy định sử dụng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao(HPLC) [11] Phương pháp HPLC là phương pháp phổ biến được sử dụng đểđịnh lượng LPZ trong các dạng bào chế [58], [59], [60], [61], [62].

Trang 13

Một số tác giả cũng sử dụng phương pháp HPLC để định lượng LPZ vàcác chất phân hủy của LPZ Luo Y và cộng sự sử dụng cột Diamonsil C18(250 mm x 4,6 mm; 5 µm), pha động là hỗn hợp dung dịch đệm : acetonitril(65:35) Dung dịch đệm có chứa nước và triethylamin với tỷ lệ 60:1, điềuchỉnh pH 6,2 bằng acid phosphoric Kết quả cho thấy ở nồng độ định lượnglansoprazol là 1 mg/ml thì giới hạn phát hiện của các chất phân hủy khi sửdụng các test lão hóa từ 0,005 đến 0,009 µg/ml Giới hạn định lượng của cácchất phân hủy từ 0,015 đến 0,03 µg/ml [63].

Zeinab A.E.S và cộng sự nghiên cứu định lượng LPZ ở điều kiện cóchất phân huỷ trong môi trường acid của LPZ Các tác giả sử dụng cột NovaPak C18 60A (150 mm x 3,9 mm, 4 µm), pha động là hỗn hợp kalidihydrophosphat 0,05 M : methanol : acetonitril (5:3:2), điều chỉnh pH 7,0bằng dung dịch kali hydroxyd Giới hạn định lượng của phương pháp là 0,55µg/ml Phương pháp này có thể áp dụng được cho cả OPZ và PPZ [64].

Người ta còn định lượng LPZ bằng phương pháp quang phổ UV - VIS[65], [66], [67], sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) [68], [69], có tác giảcòn sử dụng phương pháp điện di mao quản (CE) [70], [71] Trong đó,phương pháp quang phổ UV - VIS là phương pháp đơn giản nhưng có độchính xác tương đối cao nên có thể sử dụng phương pháp này để định lượngLPZ.

1.1.5.2 Định lượng lansoprazol trong dịch sinh học

Phương pháp HPLC là phương pháp định lượng LPZ trong dịch sinhhọc được áp dụng trong nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cho kết quảcó độ chính xác cao.

Bảng 1.4 Một số nghiên cứu về định lượng LPZ trong dịch sinh học

Trang 14

1 Aoki I.[72]

- Cột: RP TSK gel ODS - 120T (250 mm x 4,6 mm, 5µm).

- Detector: UV ở 285 nm.- Tốc độ dòng: 1 ml/phút.- Thể tích tiêm: 100 µl.

- Pha động: Acetonitril:n-octylamin (620:380:1), điềuchỉnh pH 7,0 bằng acid phosphoric 85 % Chuẩn nội làisobutyl p-hydroxybenzoat/dicloromethan 25 µg/ml - Chiết lỏng-lỏng bằng diethyl ether:dicloromethan (7:3).- Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 5 ng/ml

2 Avgerinos A.[73]

- Cột: C18 Spherisorb (250 mm x 4,5 mm, 5 µm) - Detector: 230 nm.

- Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút.- Thể tích tiêm: 100 µl.

- Pha động: Acetonitril:muối acetat 0,1 M (40:60) đượcđiều chỉnh pH 3,3 bằng acid acetic băng Chuẩn nội làdung dịch acid niflumic/methanol (400 ng/ml).

- Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 20 ng/ml.

- Cột: Nucleosil 100 5C18 (250 mm x 4 mm, 5 µm).- Detector: UV ở 283 nm.

- Tốc độ dòng: 0,9 ml/phút.- Thể tích tiêm: 40 µl.

- Pha động: Acetonitril:nước:n-octylamin (400:600:1),điều chỉnh pha động tới pH 7,0 bằng acid phosphoric.Chuẩn nội là dung dịch p-hydroxy benzoic acid n-butylester.

- Pha động: Acetonitril:đệm kali dihydrophosphat pH 4,5(46:54), Chuẩn nội là megesterol acetat

- Chiết lỏng-lỏng bằng tert-butylmethylether.

- Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 20 ng/ml.

Trang 15

- Detector: UV ở 285 nm.

- Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút trong 15 phút đầu và 2,5ml/phút trong thời gian còn lại.

- Thể tích tiêm: 100 µl.

- Pha động: Acetonitril:nước (35:65) có 1 ml/l của octylamin và N-acetohydroxamic acid, điều chỉnh pH về7,0 bằng acid phosphoric 85 % Chuẩn nội là OPZ.

n Chiết lỏngn lỏng bằng diethyl ethern methylen clorid (7:3,tt/tt).

- Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 10 ng/ml.

- Cột: Lichrospher 100 RP-18 (250 mm x 4mm, 5 µm).- Detector: UV ở 285 nm.

- Tốc độ dòng: 1 ml/phút.- Thể tích tiêm: 80 µl.

- Pha động: Acetonitril:nước (34:66) được điều chỉnh vềpH 7,0 bằng acid phosphoric, sau đó thêm vào 0,1 % n-octylamin Chuẩn nội là isobutyl p-hydroxybenzoat.

- Chiết lỏng-lỏng bằng hỗn hợp diethyl ether :dicloromethal (7:3, tt/tt).

- Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: <0,1 µg/ml.

- Cột: Chiral CD-Ph (100 mm x 4 mm, 5 µm).- Detector: UV ở 285 nm.

- Tốc độ dòng: 0,5 ml/phút.- Thể tích tiêm: 50 µl.

- Pha động: NaClO4 0,5 M:acetonitril:methanol (6:3:1).

Chuẩn nội là (S)-OPZ.

- Chiết pha rắn

- Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 10 ng/ml.

8 Noubarani M.[79]

- Cột: C18, 250 mm x 4,6 mm; 5 µm - Detector: UV ở 285 nm.

- Tốc độ dòng: 1 ml/phút.- Thể tích tiêm: 50 µl.

- Pha động: đệm kali dihydrophosphat 10 mM:acetonitril(53:47) điều chỉnh pH đến 7,3 bằng triethylamin Chuẩn

nội là PPZ

- Chiết lỏng-lỏng bằng tert-butyl methyl ether.

- Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 20 ng/ml.

Trang 16

- Detector: Mảng diod ở 285nm.

- Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút trong 15 phút đầu và 2,5ml/phút trong thời gian còn lại.

- Thể tích tiêm: 40 µl.

- Pha động acetonitril:nước (32:68) được điều chỉnh pH7,5 bằng acid phosphoric Chuẩn nội là ethyl p-hydroxybenzoat.

- Chiết lỏng - lỏng bằng diethyl ether:methylen clorid(6:4)

- Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 25 µg/l.

- Detector: UV ở 285 nm.- Tốc độ dòng: 1,2 ml/phút.- Thể tích tiêm: 80 µl.

- Pha động: Dung dịch đệm phosphat (0,02 M, pH4,6):acetonitril:methanol (55:40:5, tt/tt) Chuẩn nội làOPZ

- Chiết lỏng-lỏng bằng diethyl ether-dicloromethan(70:30, tt/tt)

- Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 3 ng/ml.Ở trong nước, tác giả Vũ Ngọc Thắng và Nguyễn Ngọc Chiến đã xâydựng phương pháp định lượng LPZ trong huyết tương chó bằng chiết lỏng -lỏng bằng tert- butyl methyl ether, sử dụng chuẩn nội là PPZ với các điều kiệnsau: Cột sắc ký RP18 150 mm x 4,6 mm, 5 µm; pha động là hỗn hợp dungdịch kali dihydrophosphat 0,01 M (điều chỉnh pH đến 8,0 bằng triethylamin) -ACN (65:35, tt/tt); tốc độ dòng 1 ml/phút; thể tích tiêm 50 µl; detector UV ởbước sóng 285 nm Phương pháp này dễ thực hiện, đảm bảo hiệu suất chiếtcao, cần dùng ít dung môi hữu cơ để chiết và cần một lượng huyết tương nhỏnên tiết kiệm được chi phí tiến hành và ít gây hại với môi trường Phươngpháp đã được thẩm định, đáp ứng được yêu cầu của phương pháp phân tíchthuốc trong dịch sinh học theo hướng dẫn của FDA và DĐVN IV Đây là mộttrong những phương pháp đáng tin cậy để định lượng LPZ trong nghiên cứusinh khả dụng của thuốc trên động vật thực nghiệm [82].

Trang 17

Trong các nghiên cứu trên, cột sắc ký HPLC pha đảo thường được sửdụng để tách LPZ trong dịch sinh học Pha động khá đa dạng với các tỷ lệphối hợp khác nhau, đáng chú ý là pH pha động hầu hết được các tác giả đưavề giá trị trung tính hoặc kiềm Về phương pháp chiết LPZ trong dịch sinhhọc, đa số các tác giả đều sử dụng phương pháp chiết lỏng - lỏng là phươngpháp dễ thực hiện và có chi phí thấp

Bên cạnh phương pháp HPLC, phương pháp sắc kí lỏng khối phổ(LCMS) [83], [84], [85], [86] và HPTLC [87] cũng được sử dụng để địnhlượng LPZ trong dịch sinh học.

1.2 PELLET VÀ PELLET BAO TAN Ở RUỘT1.2.1 Pellet và các thành phần của pellet

Pellet là những “hạt thuốc nhỏ” có dạng hình cầu hoặc gần như hìnhcầu, thường có đường kính từ 0,25 đến 1,5 mm, được hình thành do quá trìnhliên kết của các tiểu phân dược chất với các tá dược khác nhau [ 88], [89],[90], [91] Bên cạnh đó, micropellet còn để chỉ những hạt nhỏ có đường kínhchỉ từ 500 đến 700 µm [92] Pellet là những chế phẩm trung gian được đóngvào nang cứng hoặc dập thành viên nén, trong đó đáng chú ý là dạng thuốcchứa đa đơn vị liều là dạng bào chế hiện đại nhằm kiểm soát giải phóng dượcchất hoặc dùng để che vị [93]

Pellet có nhiều ưu điểm để ứng dụng đưa vào sản xuất các dạng bàochế hiện đại vì pellet dễ dàng đi qua môn vị xuống ruột non, có bề mặt tiếpxúc lớn và dễ phân bố đồng đều trong đường tiêu hoá nên làm tăng sinh khảdụng của thuốc Việc bao màng cho pellet thuận lợi hơn so với viên nén hayhạt, dễ dàng thu được chế phẩm có độ đồng đều về khối lượng và hàm lượngdược chất, thuận lợi cho việc tạo ra các chế phẩm thuốc kiểm soát giải phóngtừ pellet [88] Tuy nhiên việc bào chế pellet cũng có một số hạn chế vì quátrình bào chế thường kéo dài và chi phí cao, đòi hỏi trang thiết bị chuyên dụnghiện đại [94]

Trang 18

Pellet có thành phần cơ bản tương tự như viên nén về dược chất và cácloại tá dược Các loại tá dược thường được dùng trong bào chế pellet baogồm: Tá dược độn, tá dược dính, tá dược trơn, tá dược chống dính, tá dược rã,tá dược điều hoà sự chảy Bên cạnh đó, thành phần của pellet có thể có thêmmột số nhóm tá dược khác như: Tá dược tạo cầu, tá dược điều chỉnh pH, cácchất diện hoạt, tá dược điều khiển giải phóng dược chất [88].

1.2.2 Các phương pháp bào chế pellet

Có nhiều phương pháp để bào chế pellet, sử dụng thiết bị chuyên dụngriêng và có hiệu suất khác nhau Phương pháp bào chế khác nhau cho pelletcó đặc tính khác nhau về độ đồng đều về kích thước, tính chất bề mặt, độ xốp,tỷ trọng, độ cứng Các phương pháp bào chế pellet gồm có:

1.2.2.1 Phương pháp đùn - tạo cầu

Là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất do ưu thế về năng suất vàchất lượng pellet thu được, có thể đưa vào dạng bào chế những dược chất cóhàm lượng cao [95] Phương pháp này gồm các bước như sau: Tạo hỗn hợpbột kép đồng nhất giữa dược chất và tá dược, tạo khối bột ẩm, đùn khối bộtqua sàng, cắt đoạn, chuyển các đoạn sợi đùn hình trụ thành các pellet bằngmáy tạo cầu Làm khô pellet bằng phương pháp thích hợp và lựa chọn pelletcó kích thước xác định

1.2.2.2 Phương pháp bồi dần

Là phương pháp được thực hiện bằng sự bồi, bám dần của nhiều lớpdược chất và tá dược liên tiếp lên bề mặt của các nhân có sẵn cho tới khi thuđược pellet có kích thước mong muốn Có 2 phương pháp bồi dần sau:

- Bồi dần từ dung dịch hoặc hỗn dịch: Dược chất và tá dược được hoàtan hoặc phân tán trong dung môi thích hợp có sẵn tá dược dính đã hoà tan.Sau đó phun dịch bồi này lên bề mặt các nhân có sẵn Khi dung môi bay hơithì các chất tan sẽ kết tinh lại và bám dính trên bề mặt của nhân Quá trìnhnày lặp lại nhiều lần cho đến khi thu được pellet có kích thước mong muốn.

Trang 19

Hình 1.2 Cơ chế hình thành pellet bồi dần từ dung dịch hoặc hỗn dịch

* Nguồn: theo Kandukuri J.M (2009) [96]

- Bồi dần từ bột mịn: Phun tá dược dính đều khắp lên bề mặt các nhân,sau đó thêm bột mịn dược chất và tá dược hoặc bột mịn dược chất vào khốinhân đã được thấm ẩm Quá trình này lặp lại nhiều lần cho đến khi thu đượcpellet có kích thước mong muốn [88], [97].

Hình 1.3 Cơ chế hình thành pellet bồi dần từ bột mịn

* Nguồn: theo Kandukuri J.M (2009) [96]

1.2.2.3 Các phương pháp khác

- Phương pháp đùn nóng chảy: Trong phương pháp đùn tạo cầu, cần sửdụng chất lỏng để tạo hạt và phải sấy khô, tốn nhiều thời gian Vì vậy,phương pháp đùn nóng chảy được phát triển để có thể tạo ra những pellet hìnhcầu mà không cần nước hoặc bất kì dung môi nào trong quá trình sản xuất,giảm bớt sự ảnh hưởng của ẩm tới độ ổn định của dược chất [98] Hơn nữa,pellet được tạo từ phương pháp này không cần lớp bao phim bên ngoài do sựgiải phóng dược chất được kiểm soát bởi quá trình khuếch tán bên trong pelletdạng cốt.

Trang 20

- Phương pháp phun sấy: Là phương pháp chuyển trực tiếp các dungdịch hoặc hỗn dịch dược chất với tá dược vào luồng không khí nóng để tạothành các pellet nhờ thiết bị sấy phun Dung dịch hoặc hỗn dịch dược chất vàtá dược được bơm và phun liên tục qua vòi phun có đường kính thích hợp,biến dịch lỏng thành các giọt nhỏ Các giọt nhỏ này bay hơi rất nhanh dungmôi và để lại các pellet khô ở bộ phận chứa của thiết bị.

- Phương pháp phun đông tụ: Là phương pháp tương tự như phươngpháp phun sấy nhưng sử dụng luồng không khí lạnh Trong quá trình phunđông tụ, các giọt lỏng chứa dược chất nóng chảy, phân tán hoặc hòa tan trongtá dược được làm lạnh xuống dưới điểm chảy của chất mang và tạo thànhpellet đông tụ hình cầu [88], [97].

- Phương pháp kết tụ tạo cầu: Là một quá trình tạo pellet từ bột dượcchất và tá dược với một lượng chất lỏng thích hợp, hỗn hợp được chuyển đổithành các hạt hình cầu bởi quá trình cuộn hoặc nhào liên tục, sử dụng chấtlỏng hoặc chất gây tan chảy để bào chế pellet [97]

- Phương pháp đông lạnh: Đây là một kĩ thuật mới và đơn giản, đượcsử dụng để sản xuất pellet hình cầu dạng cốt có chứa hoạt chất Trong kĩ thuậtnày, chất mang rắn lỏng cùng với hoạt chất đã được phân tán dưới dạng cácgiọt nhỏ được đưa vào trong cột chất lỏng trơ [99] Những giọt nhỏ có thể dichuyển theo chiều lên hoặc xuống phụ thuộc vào tỷ trọng của chúng đối vớichất lỏng trong cột, đông đặc lại thành các pellet hình cầu Các pellet đượcsản xuất bằng phương pháp này có phân bố kích thước đồng đều và làm khô ởnhiệt độ phòng mà không cần phải trải qua giai đoạn sấy [89], [96].

- Phương pháp tạo pellet dưới nhiệt độ thấp: Là một quá trình mànhững giọt chất lỏng được chuyển thành các hạt hình cầu đặc hoặc pellet bằngcách sử dụng nitơ lỏng ở nhiệt độ âm 160°C, làm đông lạnh ngay lập tức vàđồng nhất các nguyên liệu dựa vào sự chuyển đổi nhiệt nhanh chóng xảy ragiữa các giọt chất lỏng và nitơ lỏng [96], [97].

Trang 21

1.2.3 Pellet bao tan ở ruột

Bao tan ở ruột cho pellet nhằm các mục đích bảo vệ dược chất tránh bịphân huỷ trong môi trường acid dạ dày, tránh kích ứng dạ dày, giải phóngdược chất tại vị trí nhất định trong ruột [100] Polyme dùng để bao tan ở ruộtphải đáp ứng được các yêu cầu như: kháng dịch vị, dễ thấm dịch ruột, bềnvững, không độc hại… Để có được một màng bao đáp ứng đầy đủ các yêucầu trên có thể phối hợp hai hoặc nhiều loại polyme trong cùng một màngbao Vỏ bao phải có khả năng kháng dịch vị trong khoảng thời gian nhất địnhvà rã, hòa tan một cách chắc chắn trong dịch ruột để giải phóng dược chất[88].

Các dạng bào chế sử dụng các polyme bao tan ở ruột có độ tan phụthuộc vào pH để bao màng bao tan ở ruột [101], [102], [103] như celluloseacetat phthalat (CAP), cellulose acetat trimellitat (CAT), polyvinyl acetatphtalat (PVAP), Shellac, hydroxypropyl methylcellulose phtalat (HPMCP),hydroxypropyl methylcellulose acetat succinat (HPMCAS), carboxymethylethyl cellulose (CMEC), polyme acrylic là các sản phẩm trùng hiệp của acidmethacrylic như Eudragit L100, Eudragit S100, Eudragit L100-55, EudragitL30D-55… Hơn nữa, poly(styren-co-maleic-anhydrid)-ethanol là một tá dượcbao tan ở ruột mới đang bước đầu được ứng dụng trong bào chế dược phẩm[104] Gần đây, một số tác giả đã nghiên cứu ra các polyme mới có khả năngrã tại các vùng pH đặc trưng theo từng đoạn của ruột non

Huang Y và cộng sự đã nghiên cứu chế tạo một co-polyme làhydroxypropyl methylcellulose acetat maleat (HPMCAM) bằng phương pháphoá học Màng bao sử dụng co-polyme này chỉ rã trong khoảng pH từ 3 - 3,7,do đó có thể sử dụng để bao đối với các dạng bào chế yêu cầu dược chất hấp

thu tại tá tràng Kết quả nghiên cứu in vitro cho thấy co-polyme có khả năng

kháng môi trường acid dịch vị (pH 1,2) trong 2 giờ và giải phóng dược chấtrất nhanh trong môi trường dịch tá tràng (pH 3,4) Từ đó, các tác giả đề nghị

Trang 22

sử dụng HPMCAM làm polyme cho màng bao đối với các thuốc hấp thu tại tátràng [105].

Carelli V và cộng sự đã nghiên cứu chế tạo một hỗn hợp hai polyme làpolyoxyethylen khối lượng phân tử cao và polyme acrylic như Eudragit L100hoặc Eudragit S100 bằng các phương pháp bay hơi hoặc tạo hỗn hợp vật lý.Hỗn hợp polyme tạo thành có khả năng kháng acid dịch vị tốt hơn so với cácEudragit ion hoá, đồng thời ở môi trường pH dịch ruột thì hỗn hợp này rã theocơ chế ăn mòn để kiểm soát giải phóng dược chất Vì vậy, hỗn hợp polyme cóthể sử dụng cho các thuốc hấp thu tại ruột non, chủ yếu là ở vị trí hỗng tràngvà hồi tràng [106].

Schellekens R.C và cộng sự nghiên cứu màng bao bao gồm polyme cóđộ tan phụ thuộc pH (Eudragit S) với các tá dược siêu rã khác nhau Kết quảnghiên cứu cho thấy Ac - di - sol (natri croscarmellose) là tá dược thích hợpnhất để thiết kế màng bao phối hợp Nghiên cứu sinh khả dụng trên người tìnhnguyện đã nhận thấy màng bao này có khả năng kháng môi trường dịch vị vàtá tràng, đồng thời giải phóng chậm ở những vùng xa hơn trong đường tiêuhóa gợi ý cho việc sử dụng màng bao đối với các thuốc giải phóng theo nhịp[107].

Fedorak R.N và cộng sự đưa ra 2 viên nang chứa budesonid vớipolyme bao tan ở ruột với chế phẩm tên thương mại là Entocort EC vàBudenofalk Các chế phẩm này sử dụng polyme acid methacrylic để bao tan ởruột Kết quả thử nghiệm cho thấy các chế phẩm này có khả năng giải phóngbudesonid tại vùng hỗng tràng và gần đại tràng, rất có hiệu quả trong điều trịbệnh Crohn [108].

Trang 23

Bảng 1.5 Một số polyme có độ tan phụ thuộc vào pH

* Nguồn: theo Liu J (2001) [103]

Do các polyme dùng để bao tan ở ruột thường có tính acid do chứanhóm carboxyl tự do trong công thức, có thể ảnh hưởng đến độ ổn định củadược chất kém bền trong môi trường acid nên trong trường hợp này thì trướckhi bao tan ở ruột người ta thường bao một lớp bao bảo vệ để ngăn dược chấtthấm ra ngoài, tránh tiếp xúc dược chất với lớp bao tan ở ruột và môi trường.

- Polyme dùng để bao bảo vệ là các dẫn xuất của cellulose, polymeacrylic và PVA Các dẫn xuất của cellulose thường dùng là methyl cellulose(MC), HPMC, hydroxylpropyl cellulose (HPC), hydroxylethyl cellulose(HEC) Polyme acrylic sử dụng là các sản phẩm trùng hiệp của methacrylataminoester như Eudragit E100, Eudragit E12,5.

- Trong thành phần màng bao tan ở ruột, ngoài các polyme còn có thêmchất hoá dẻo, chất màu, dung môi và một số chất khác (chất chống dính, chấtdiện hoạt, chất làm thơm, chất làm ngọt, chất chống oxy hoá…).

- Kỹ thuật bao màng pellet gồm 3 quá trình chính được thực hiện đồngthời là phun dịch bao, đảo pellet và sấy khô Thiết bị sử dụng có thể là nồi baotruyền thống hoặc thiết bị tầng sôi trong đó thiết bị tầng sôi hiện đại cho phépsấy khô và thổi nhân bao đều hơn [88] Để đánh giá chất lượng màng bao thì

Trang 24

có thể sử dụng mắt thường và một số phương pháp hiện đại như thiết bị đo bềmặt lớp bao, kính hiển vi ánh sáng cắt, kính hiển vi điện tử quét [109]

Một số chỉ tiêu chất lượng của pellet cần đánh giá như: Phân bố kíchthước pellet, độ xốp, tỷ trọng biểu kiến, độ mài mòn, độ ẩm, khả năng giải

phóng dược chất, hàm lượng dược chất [88], [96].

So với viên nén thì pellet có nhiều ưu điểm như: Pellet là dạng nhân lýtưởng để bao màng do có hình cầu nên tỷ lệ diện tích bề mặt/thể tích là thấphơn so với dạng viên nén; thuận lợi trong việc bào chế viên nén có thành phầnpellet với độ đồng nhất, độ lặp lại cao về khối lượng và hàm lượng dược chấtso với viên nén được bào chế từ bột thuốc hay hạt thuốc; có thể kiểm soát tốtquá trình giải phóng dược chất từ pellet thông qua cơ chế giải phóng từ dạngcốt hoặc màng bao; pellet có kích thước nhỏ nên dễ dàng đi qua môn vị xuốngruột non, giảm bớt thời gian lưu thuốc ở dạ dày so với viên nén (có ý nghĩaquan trọng đối với các thuốc nhạy cảm với môi trường acid) là điều kiện đểtăng khả năng hấp thu của dược chất [88].

1.2.4 Một số nghiên cứu về các dạng bào chế chứa lansoprazol

1.2.4.1 Pellet bao tan ở ruột

Deshpande J.V và cộng sự sử dụng phương pháp bồi dần từng lớp hỗn

dịch LPZ và tá dược lên pellet trơ, có cho thêm 2 tá dược ổn định là dinatri

tan ở ruột sử dụng polyme methacrylat loại C, thử nghiệm hòa tan 2 giờ trong500 ml dung dịch HCl 0,1 N và 30 phút trong đệm phosphat pH 6,8 với thiếtbị giỏ quay, kết quả cho thấy công thức đạt yêu cầu Dược điển Mỹ là khôngquá 10 % LPZ bị hòa tan trong môi trường acid sau 2 giờ và trên 80 % LPZgiải phóng trong môi trường đệm phosphat pH 6,8 chỉ sau 30 phút Đánh giávề khả năng kháng acid và giải phóng dược chất của màng bao, tác giả nhậnthấy với màng bao Eudragit loại C, hỗn dịch bao được điều chỉnh pH tới 5,5thì khả năng kháng acid tốt hơn và giải phóng dược chất cao hơn so với màng

Trang 25

bao được bảo vệ với HPMC và bao tiếp bằng Eudragit ở pH 3,0 ở cùng một tỷlệ màng bao tan ở ruột Công thức sau khi bào chế xong được thử độ ổn địnhở điều kiện 40°C, độ ẩm 75 % Kết quả cho thấy các công thức có khả nănggiải phóng LPZ cao (trên 90 %) và ổn định trong 3 tháng [110]

Pasic M nghiên cứu về ảnh hưởng của loại và tỷ lệ màng bao đối vớiđộ ổn định của pellet LPZ bao tan ở ruột Sử dụng màng bao Shellac với cáctỷ lệ từ 10 - 20 % Kết quả thử nghiệm hòa tan trong hai môi trường acid HClpH 1,2 và đệm phosphat pH 6,8 cho thấy màng bao có tỷ lệ Shellac càng caothì khả năng bảo vệ LPZ trong môi trường acid tốt hơn nhưng lại làm chậmkhả năng giải phóng dược chất trong môi trường đệm pH 6,8 Mặt khác khôngcó pellet bao nào cho kết quả giải phóng dược chất hoàn toàn trong môitrường đệm phosphat pH 6,8 (trên 80 % LPZ được giải phóng sau 60 phút).Với tỷ lệ Shellac thấp nhất được sử dụng (10 %), dược chất giải phóng nhanhtrong môi trường đệm pH 6,8 nhưng vẫn giải phóng trong môi trường acid.Theo nghiên cứu của Pearnchob N và cộng sự, thành phần màng bao có 10 %Shellac vừa có tác dụng chống ẩm tốt hơn màng bao HPMC ở cùng một tỷ lệnên có tác dụng bảo vệ tốt và vừa có khả năng che vị mặc dù chỉ cần bao ở tỷlệ thấp [111] Sử dụng màng bao Eudragit 30D-55 tác giả nhận thấy lượngLPZ giải phóng trong môi trường acid HCl pH 1,2 và môi trường đệmphosphat pH 4,5 sau 60 phút là dưới 5 %, trong môi trường pH 6,8 là từ 96 -100 % đạt yêu cầu của Dược điển Mỹ [8].

He W và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của natri carbonat tới độ ổnđịnh và khả năng giải phóng của pellet LPZ bao tan ở ruột Pellet trơ đượcbao hỗn dịch dược chất và tá dược dính có thêm chất ổn định là natricarbonat Sau đó bao thêm 3 lớp: Màng bao tá dược kiềm (natri carbonat),

L30D-55, sử dụng thiết bị tầng sôi Wurster Pellet bao tan ở ruột được đánh giá vềkhả năng kháng dịch vị và tốc độ giải phóng hoạt chất cũng như độ ổn định.

Trang 26

Kết quả cho thấy sự có mặt của natri carbonatđã cải thiện đáng kể khả năngkháng dịch vị của pellet, chỉ có 1 % hoạt chất giải phóng sau 60 phút Tỷ lệ

nghiên cứu đều có tốc độ giải phóng hoạt chất trong môi trường acid tươngđối hằng định sau 5 tháng bảo quản ở điều kiện 400C, độ ẩm 75 %, điều nàychứng tỏ vai trò quan trọng của tá dược kiềm với chức năng là chất ổn địnhtrong công thức màng bao Về khả năng giải phóng dược chất trong môitrường đệm phosphat pH 6,8, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ natri carbonatcàng tăng thì tốc độ giải phóng dược chất càng giảm do tá dược nàylàm tăngđặc tính không thân nước của màng bao nên ảnh hưởng đến khả năng giảiphóng dược chất mặc dù bản chất của nó là một chất thân nước Tuy nhiên

của Dược điển Mỹ (trên 80 % LPZ được giải phóng chỉ sau 40 phút) Các tácgiả cũng nhận thấy tốc độ giải phóng LPZ tăng lên sau thời gian bảo quản,trái ngược với một số nghiên cứu trước đây cho rằng độ ẩm càng cao thì tốcđộ giải phóng dược chất càng giảm Điều này được giải thích là do natri

tan ở ruột và làm kéo dãn cấu trúc của màng polyme [2].

Pachabhai D và cộng sự nghiên cứu bào chế pellet LPZ bao tan ở ruột.Bào chế pellet LPZ bằng phương pháp bồi dần với dung môi nước, tá dượcdính là HPMC E5 Sau khi được bao cách ly, tiến hành bao tan ở ruột chopellet với Eudragit L30D-55 Kết quả cho thấy công thức sử dụng EudragitL30D-55 với lượng thấp nhất là 30 mg/399 ml dung môi (chiếm khoảng 7,5% khối lượng dịch bao), các tá dược khác cùng khối lượng tương đương thìcho pellet có khả năng kháng acid tốt nhất (0,71 % sau 60 phút trong môitrường HCl 0,1 N) và giải phóng dược chất cao nhất ( 97,87 % sau 60 phúttiếp theo trong môi trường đệm phosphat pH 6,8) Pellet bao tan ở ruột ổnđịnh sau 3 tháng theo dõi ở điều kiện lão hóa cấp tốc[112].

Trang 27

Petchimuthu S và Narayanan N nghiên cứu bào chế pellet LPZ baotan ở ruột bằng phương pháp sử dụng thiết bị tầng sôi Sử dụng L-HPC (L-hydroxypropyl cellulose) hoặc HPC GF là tá dược dính để bồi dần dịch cóchứa dược chất lên nhân trơ Tiếp tục bao cách ly pellet LPZ với polyme làHPC LF hoặc HPMC E5 và bao tan ở ruột bằng Kollicoat MAE30DP Kếtquả cho thấy công thức sử dụng L-HPC là tá dược dính để bồi dần pelletnhân, HPC LF là polyme bao cách ly và Kollicoat MAE30DP là polyme baotan ở ruột bao tăng 20 % khối lượng có khả năng kháng acid tốt (2,8 % sau 60phút trong môi trường HCl 0,1 N) và giải phóng dược chất đạt 102 % sau 60phút trong môi trường đệm pH 6,8 Độ hòa tan tương đương với viên đốichiếu Prevacid® 30 mg Pellet bào chế được ổn định sau 3 tháng theo dõi ởđiều kiện lão hóa cấp tốc [113].

Singh S.K và cộng sự nghiên cứu bào chế micropellet chứa LPZ baotan ở ruột Pellet LPZ được bào chế bằng phương pháp bồi dần với dung môilà dung dịch natri hydroxyd, sử dụng tá dược dính HPMC E5 hoặc PVP Sauđó bao tan trong ruột bằng dung dịch Acrycoat L30D Kết quả nghiên cứu chothấy công thức pellet LPZ với lượng natri hydroxyd và HPMC E5 (so vớidược chất có tỷ lệ lần lượt là 12 % và 60 %) được bao tăng 60 % khối lượngpellet sau khi bao cách ly bằng HPMC E5 tăng 12% khối lượng pellet LPZ cókhả năng kháng acid dịch vị tốt nhất và độ hoà tan trong môi trường đệmphosphat pH 6,8 cao nhất (89,24 %) sau 60 phút Pellet bao tan ở ruột ổn địnhở điều kiện lão hoá cấp tốc sau 3 tháng [114]

Venkateswarlu P nghiên cứu bào chế pellet LPZ bao tan ở ruột bằngphương pháp bồi dần, sử dụng HPC là tá dược dính, polyme bao tan ở ruột làEudragit L30 D55 Kết quả cho thấy pellet bao tan ở ruột chỉ giải phóng 3,6% dược chất trong môi trường HCl 0,1 N, trong khi đó ở môi trường đệmphosphat pH 6,8 thì LPZ giải phóng tới 86 % So sánh động học giải phóngcủa pellet bao tan ở ruột, tác giả nhận thấy dược chất giải phóng theo mô hình

Trang 28

động học bậc 1 Công thức tối ưu ổn định sau 3 tháng bảo quản ở điều kiệnthực và lão hóa cấp tốc [115].

Young C và cộng sự bào chế pellet LPZ bằng phương pháp bồi dần,tiến hành bao tan ở ruột bằng Acryl EZE (là sản phẩm thương mại có thànhphần chính là Eudragit L100-55, ngoài ra còn có thêm chất hóa dẻo, chấtchống dính và titan dioxyd) tăng 26 % khối lượng pellet Đánh giá khả nănggiải phóng dược chất trong môi trường acid HCl pH 1,2 hoặc môi trường đệmphosphat pH 4,5, sau đó tiếp tục đánh giá khả năng giải phóng dược chấttrong môi trường đệm phosphat pH 6,8 Kết quả cho thấy không có LPZ giảiphóng ở cả 2 môi trường pH 1,2 và pH 4,5 sau 60 phút trong khi khoảng 80 %LPZ giải phóng trong môi trường pH 6,8 sau 15 - 30 phút [116].

Ở trong nước, Nguyễn Hùng Minh đã khảo sát màng bao tan ở ruột chopellet LPZ được bào chế bằng phương pháp đùn - tạo cầu với polyme làEudragit L100, sử dụng chất hoá dẻo là triethyl acetat Kết quả khảo sát độdày màng bao cho thấy khi tăng lần lượt 12,3 %, 12,5 % và 16,1 % khốilượng pellet thì đều không đạt yêu cầu của Dược điển Mỹ về khả năng giảiphóng dược chất trong môi trường đệm phosphat pH 6,8 sau 60 phút, mẫu đạtkết quả cao nhất chỉ là 77,7 % Pellet bao tan ở ruột được theo dõi ổn định sau1 tháng bảo quản ở điều kiện thực và điều kiện lão hoá cấp tốc [117].

Việc bào chế được công thức chứa pellet LPZ có độ ổn định cao, sửdụng công thức bao với tỷ lệ màng bao thích hợp để bảo vệ dược chất khôngbị hòa tan trong môi trường acid và giải phóng hoàn toàn dược chất trong môitrường đệm là hết sức khó khăn, các kết quả nghiên cứu vẫn còn nhiều vấn đềchưa thống nhất và còn nhiều tranh cãi Bên cạnh mục tiêu bào chế đượcpellet LPZ bao tan ở ruột đạt chỉ tiêu về độ hòa tan của Dược điển Mỹ (là chỉtiêu được nhiều tác giả áp dụng), các nghiên cứu đều tìm cách nâng tối đa khảnăng kháng acid cũng như giải phóng LPZ cao nhất trong môi trường đệm pH6,8 Phương pháp bồi dần được nhiều tác giả áp dụng trong bào chế pellet

Trang 29

LPZ trước khi tiến hành bao các lớp tiếp theo, sau đó tiến hành bao cách ly vàbao tan ở ruột Việc xây dựng công thức pellet LPZ bằng phương pháp bồidần hay đùn - tạo cầu cũng như công thức màng bao cách ly có ý nghĩa lớnliên quan đến độ ổn định và độ hòa tan của pellet bao tan ở ruột Kết quảnghiên cứu của các tác giả trên đều cho thấy tỷ lệ màng bao tan ở ruột là mộtthông số quan trọng, với tỷ lệ thấp có thể gây phân hủy dược chất trong môitrường acid nhưng với tỷ lệ cao thì kéo dài quá trình giải phóng dược chất

1.2.4.2 Các dạng bào chế khác

Alai M.S và cộng sự nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano chứa LPZbằng phương pháp bốc hơi dung môi với Eudragit RS100 Kết quả cho thấyLPZ giải phóng từ hệ tiểu phân nano trong môi trường đệm carbonat pH 9,68kéo dài trong 24 giờ Đồng thời, các tác giả cũng nhận thấy đặc tính của tiểuphân nano liên quan đến kích thước hạt và nồng độ dược chất có ảnh hưởngquan trọng đến khả năng giải phóng LPZ [52].

Levina M và cộng sự nghiên cứu bào chế viên nén mini LPZ bao tan ởruột Viên nén mini có đường kính 2 mm nhỏ hơn so với viên nén thôngthường được bao tan ở ruột bằng Acryl EZE và Eudragit L30D-55 Kết quảcho thấy cả 2 polyme được bao với tỷ lệ 20 % so với khối lượng viên đều đạtyêu cầu của Dược điển Mỹ Với tỷ lệ 30 % và 35 % Acryl EZE thì lượng LPZgiải phóng sau 2 giờ ở môi trường acid HCl 0,1 N pH 1,2 hoặc môi trườngđệm acetat pH 4,5 đều dưới 20 % Đáng chú ý là viên bao bằng Acryl EZEvới các tỷ lệ 15 %, 20 %, 25 %, 30 % và 35 % đều cho kết quả đạt yêu cầucủa Dược điển Mỹ [118]

Dạng viên LPZ rã nhanh có tác dụng rã rất nhanh ở khoang miệng giảiphóng ra các vi hạt chứa dược chất được bao tan ở ruột, các vi hạt này dễdàng được đưa vào đường tiêu hoá và phát huy tác dụng dược lý Shimizu T.và cộng sự nghiên cứu lựa chọn công thức màng bao tan ở ruột tối ưu vớipolyme bao màng là hỗn hợp Eudragit L30D-55/Eudragit NE30D (9:1) đạt

Trang 30

yêu cầu về khả năng giải phóng dược chất và tính chất của màng bao [42].Freston J.W so sánh sinh khả dụng của viên LPZ rã nhanh với viên nang LPZbao tan ở ruột trên 60 người tình nguyện, nhận thấy hai mẫu nghiên cứu đạttương đương sinh học được đánh giá bằng phương pháp “khoảng tin cậy 90%” theo quy định của FDA [119].

Gaud R.S và cộng sự nghiên cứu bào chế vi cầu LPZ bằng phươngpháp phun đông tụ, bao màng giải phóng kéo dài bằng hỗn hợp polymeEudragit RL 100 và RS 100 phối hợp với màng bao bằng HPMC Kết quả chothấy vi cầu LPZ có tác dụng giải phóng kéo dài trong 24 giờ, dược chất bắtđầu giải phóng trong môi trường dịch ruột qua đó làm tăng sinh khả dụng củaLPZ [44].

Sandeep M và cộng sự nghiên cứu dạng bào chế giải phóng theo nhịpcủa LPZ Bào chế viên nén LPZ bằng phương pháp xát hạt ướt, sau đó bàochế viên nang chứa viên nén LPZ theo mô hình hệ Pulsincap với polyme làHPMC K100, sử dụng màng bao có 5 % CAP trong hỗn hợp dung môiaceton/ethanol, chất hóa dẻo là dibutylphtalat Kết quả cho thấy viênPulsincap chứa LPZ không giải phóng hoạt chất sau 2 giờ ở môi trường pH1,2 và tiếp đó là 3 giờ ở môi trường pH 7,4, đồng thời viên nén LPZ đã bắtđầu giải phóng từ viên Pulsincap khi tiếp xúc với môi trường đệm phosphatpH 6,8 Dược chất được giải phóng hoàn toàn sau khoảng 16 - 17 giờ thửnghiệm Viên Pulsincap ổn định sau 3 tháng bảo quản ở điều kiện thực và lãohóa cấp tốc [54].

1.3 SINH KHẢ DỤNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC1.3.1 Đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học

Sinh khả dụng (SKD) là đại lượng chỉ tốc độ và mức độ hấp thu dượcchất hoặc chất chuyển hóa có hoạt tính từ một chế phẩm bào chế vào vòngtuần hoàn chung và đến nơi tác dụng [120], [121] Có 2 loại SKD là SKD

Trang 31

tuyệt đối và SKD tương đối Trong 2 dạng SKD trên, SKD tương đối thườngđược dùng nhiều hơn trong nghiên cứu và phát triển các dạng thuốc generic.Tương đương sinh học (TĐSH) là khái niệm sử dụng để chỉ các sản phẩmcùng dạng hoặc khác dạng bào chế, chứa một lượng dược chất như nhau có

chọn lựa và thay thế thuốc trong lâm sàng, hai chế phẩm đạt TĐSH có thểđược sử dụng thay thế nhau trong điều trị [122], [123].

Để tiến hành một nghiên cứu đánh giá SKD và TĐSH thì cần phải đápứng được các nguyên tắc chung về thiết kế nghiên cứu, đối tượng thử thuốc,chế phẩm đối chiếu [120] Thiết kế thí nghiệm thường dùng phương phápchéo đôi [124] Quy định thời gian tối thiểu giữa 2 lần dùng thuốc là 10 lầnthời gian bán thải của thuốc Có thể dùng phương pháp ô vuông la tinh trongtrường hợp thử nhiều chế phẩm để giảm bớt số lượng mẫu thử [120].

Dựa vào nồng độ thuốc trong máu, huyết tương hoặc huyết thanh đểxác định SKD Đối với dịch sinh học là máu thì số lượng mẫu cần lấy phảiước lượng được giá trị Cmax và bao phủ được đường cong nồng độ thuốc theothời gian để xác định nồng độ dược chất ở cả 2 pha hấp thu và thải trừ trongcơ thể Nên có ít nhất 4 điểm trước khi đạt Cmax, 3 điểm xung quanh đỉnh và 6hoặc nhiều hơn điểm ở sau đỉnh Tổng số mẫu cần lấy nên nhiều hơn 11 mẫu.Khoảng thời gian lấy mẫu phải kéo dài từ 3 - 5 lần thời gian bán thải của

[125] Cần phải tiến hành xử lý mẫu trước khi đưa vào phân tích, hay sử dụngcác phương pháp như tủa protein, chiết lỏng - lỏng, chiết pha rắn Đánh giáSKD thường sử dụng phương pháp định lượng dược chất hoặc chất chuyểnhoá trong máu và trong các dịch sinh học khác [120].

1.3.2 Một số nghiên cứu về sinh khả dụng và tương đương sinh học củalansoprazol

Trang 32

Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về SKD và TĐSH của LPZ đượccông bố Tuy nhiên, trên thế giới có một số tác giả đã công bố kết quả nghiêncứu SKD và TĐSH của LPZ.

Noubarani M và cộng sự nghiên cứu SKD của viên nang chứa LPZ 30mg bao tan ở ruột (biệt dược là Zoton FasTab®) trên 8 nam giới tình nguyệntuổi từ 20 - 45, cân nặng từ 54 - 83 kg Các mẫu máu được lấy đến 12 giờ saukhi uống một liều đơn LPZ 30 mg Mẫu máu được tách lấy phần huyết tương,bảo quản ở -800C cho đến khi phân tích Kết quả xác định Tmax là 1,65 ± 0,71giờ; Cmax là 1132 ± 340 ng/ml và AUC0-∞ là 2326 ± 1153 (ng.giờ/ml) [79].

Song M và cộng sự nghiên cứu SKD của viên nang LPZ 30 mg bao tanở ruột và chất chuyển hoá của nó trên 20 người tình nguyện khoẻ mạnh khiuống một liều đơn thuốc nghiên cứu Lấy 3,5 ml máu vào các thời điểm từ 0 -24 giờ, sau đó ly tâm, lấy phần huyết tương và bảo quản ở -700C cho đến khiphân tích Kết quả thu được nồng độ đỉnh trong huyết tương Cmax là 1047 ±344 ng/ml, thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương Tmax là 2,0 ± 0,7 giờ;AUC0-24h là 3388 ± 1484 ng.giờ/ml; AUC0-∞ là 3496 ± 1693 ng.giờ/ml [83].

Dugger H.A và cộng sự đánh giá TĐSH 2 chế phẩm chứa LPZ bao tanở ruột là Lanfast® (thuốc đối chiếu) và Lansor® (thuốc thử), thiết kế nghiêncứu trên 26 nam giới tình nguyện Bố trí thí nghiệm theo phương pháp ngẫunhiên, chéo đôi, đơn liều Lấy 10 ml máu vào các thời điểm 0, 0,33; 0,67; 1;1,67; 2; 2,5; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12 và 16 giờ sau khi uống thuốc Mẫu máu đượcly tâm ở 40C với tốc độ 2400 vòng/phút trong 15 phút Mẫu huyết tương đượcbảo quản trong tủ lạnh ở -200C đến khi phân tích Kết quả cho thấy AUC0-t

trung bình là 1741 ng.giờ/ml và 1709 ng.giờ/ml đối với thuốc thử và thuốcđối chiếu, phân tích ANOVA cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống

thuốc thử và thuốc đối chiếu không có sự khác biệt Nồng độ đỉnh trong huyếttương Cmax là 784 ng/ml với thuốc thử và 710 ng/ml với thuốc đối chiếu với

Trang 33

khoảng tin cậy 90 % đáp ứng trong khoảng từ 70 % - 143 % Tmax trung bìnhcủa thuốc thử và thuốc đối chiếu lần lượt là 1,74 giờ và 1,35 giờ nhưng có sựdao động rất lớn giữa các cá thể nghiên cứu Đối với thuốc đối chiếu thì Tmax

dao động chủ yếu từ 1,0 - 2,5 giờ (có hai trường hợp là 3,0 và 4,0 giờ), trongkhi đó Tmax của thuốc thử dao động từ 0,6 - 2,5 giờ [75].

bao tan ở ruột được uống (chế độ B) và pellet chứa LPZ 30 mg bao tan ở ruộtđược đặt trong muỗng chứa nước táo trước khi uống thuốc (chế độ A) trên 23nam giới tình nguyện, thiết kế ngẫu nhiên, đơn liều, chéo đôi, 2 giai đoạn.Mẫu huyết tương được lấy từ 0 - 12 giờ sau khi uống thuốc thử Ly tâm và

khác biệt có ý nghĩa thống kê về các thông số Cmax, Tmax, AUC0-12h, AUC0-∞

giữa 2 chế độ thử nghiệm này Tuy nhiên, Cmax, AUC0-12h, AUC0-∞ trên các đốitượng theo chế độ B vẫn cao hơn so với chế độ A (lần lượt là 800 ± 323ng/ml, 2021 ± 1113 ng.giờ/ml, 2090 ± 1164 ng.giờ/ml) Hai chế độ thử trêntương đương nhau (CI 90 % từ 0,8 - 1,25) đối với thông số AUC0-12h và AUC0-∞, nhưng tương đối thấp đối với Cmax Tmax ở chế độ A là 1,8 ± 0,7 giờ, ở chếđộ B là 1,7 ± 0,8 giờ [126].

Wu C và cộng sự nghiên cứu SKD của viên nén LPZ 30 mg bao tan ởruột trên 18 nam giới tình nguyện Mỗi người tình nguyện uống 2 viên trongthử nghiệm và mẫu huyết tương được thu thập sau các khoảng thời gian từ 0 -24 giờ sau khi uống thuốc, mẫu được ly tâm và bảo quản ở -200C cho đến khi

1349,3 ng/ml; thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương Tmax là 2,5 giờ;AUC0-24h là 6540,8 ng.giờ/ml; AUC0-∞ là 7416,9 ng.giờ/ml [10].

Trong các nghiên cứu SKD và TĐSH trên, chủ yếu là các nghiên cứuđánh giá SKD của các dạng bào chế chứa LPZ bao tan ở ruột với mục tiêubào chế là làm giảm nguy cơ bị phân hủy dược chất trong môi trường acid dạ

Trang 34

dày và giải phóng tối đa dược chất tại ruột non theo chỉ tiêu độ hòa tan củaDược điển Mỹ Các quy trình thực nghiệm được tiến hành theo thường quy.Đối với viên nang chứa pellet LPZ bao tan ở ruột, giá trị Cmax trung bình trongcác nghiên cứu dao động từ 700 - 1200 ng/ml sau khi uống 1 viên Trong khiđó, với viên nén chứa LPZ bao tan ở ruột có cùng nồng độ 30 mg, sau khiuống 2 viên thì Cmax là 1349 ng/ml cho thấy khả năng giải phóng và hấp thuLPZ từ dạng pellet bao tan ở ruột có ưu thế hơn so với viên nén bao tan ởruột Ngoài ra, nghiên cứu của Chun A.H.C và cộng sự cũng đưa ra chế độuống thuốc LPZ phù hợp cho những bệnh nhân gặp khó khăn khi uống viênnang mà vẫn đảm bảo khả năng hấp thu tốt của LPZ từ dạng bào chế

Trang 35

Các nguyên liệu và hóa chất sử dụng trong nghiên cứu này được trìnhbày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1 Các nguyên liệu và hóa chất sử dụng trong nghiên cứu

Lansoprazol chuẩn (hàm lượng 99,50 % và 98,53 %)

thuốc TP HCM

Pantoprazol chuẩn (hàm lượng 93,87 % và 93,47 %)

thuốc TP HCM

Trang 36

29 Acetonitril Đức HPLC

33 Pellet trơ (Suglets) có

2.1.2 Thiết bị

- Máy đùn tạo cầu QZJ - 350 (Trung Quốc).- Máy bao tầng sôi Diosna minilab (Đức).- Máy bao tầng sôi mini Caleva (Anh).

- Máy đo tỷ trọng biểu kiến Erweka SVM223 (Đức) - Máy thử độ mài mòn Erweka TAR120 (Đức)

- Máy đo độ trơn chảy Erweka Granule Tester GTL (Đức).- Cân xác định độ ẩm của hạt và bột Precisa XM60 (Đức).- Máy đo pH Mettler Toledo (Thụy Sỹ).

- Máy đo quang phổ UV - VIS Hitachi (Nhật).- Máy sắc kí lỏng hiệu năng cao Shimadzu (Nhật).- Máy ly tâm Eppendorf Centrifuge 5804R (Đức).- Máy cô quay chân không miVAC (Anh).

- Máy lắc vortex Heidolph (Đức).

- Hệ thống thử nghiệm hoà tan Erweka DT600 (Đức).- Kính hiển vi điện tử quét FESEM S4800 (Nhật).

- Thiết bị phân tích nhiệt vi sai Mettler Toledo DSC10 (Thụy Sỹ).- Thiết bị đo phổ nhiễu xạ tia X Siemens D5000 (Đức).

- Tủ sấy Memmert ULM 2001 (Đức).- Tủ lạnh âm sâu Liebherr (Đức).

- Bơm nhu động Watson Marlow (Anh).

Trang 37

- Máy đóng nang HanYang HFC45 (Hàn Quốc).- Máy ép vỉ Uhlmann CP250 (Việt Nam).

- Tủ vi khí hậu Contherm (New Zealand).- Các thiết bị thí nghiệm khác.

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu

Các nội dung nghiên cứu chính của luận án được thực hiện tại: ViệnĐào tạo Dược - Học viện Quân y; Bộ môn Công nghiệp Dược và Viện Côngnghệ Dược phẩm Quốc gia - Trường Đại học Dược Hà Nội; Viện Kiểmnghiệm Nghiên cứu Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội - Cục Quân y; ViệnKiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Bộ Ytế; Công ty Cổ phần Dược phẩm Sao Kim.

2.1.4 Đối tượng nghiên cứu

2.1.4.1 Thuốc thử và thuốc đối chiếu

- Thuốc thử: Viên nang cứng chứa pellet LPZ 30 mg được bào chếdạng bao tan ở ruột.

- Thuốc đối chiếu: Các biệt dược là viên nang cứng chứa pellet LPZ 30mg bao tan ở ruột bao gồm: Viên Gastevin (Slovenia) sản xuất 02/2013, hạndùng 02/2016; viên IntasLan (Ấn Độ) sản xuất 05/2011, hạn dùng 04/2013;viên Lansoprazol Mylan (Pháp) sản xuất 10/2011, hạn dùng 10/2014 Các biệtdược trên đều được lưu hành hợp pháp trên thị trường.

2.1.4.2 Động vật thí nghiệm

Chó đực ta khỏe mạnh, trưởng thành từ 1 đến 2 tuổi, 6 con, cân nặng từ10 đến 12 kg đạt tiêu chuẩn thí nghiệm.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thử tương hợp giữa dược chất và tá dược, dung môi

2.2.1.1 Phương pháp thử tương hợp giữa dược chất và các tá dược

Trộn đều 150 mg LPZ và mỗi loại tá dược đem khảo sát trong cối sứtheo tỷ lệ dược chất: tá dược là 1:1,5 (tá dược độn, rã), hoặc 1:0,25 (các loại

Trang 38

tá dược khác) Hỗn hợp dược chất và tá dược sau khi trộn đều theo tỷ lệ thíchhợp được cho vào ống nghiệm thủy tinh trong suốt, trung tính sạch, khô, nútkín Các ống nghiệm trên được bảo quản ở điều kiện thực và điều kiện lão hóa(40oC, độ ẩm tương đối 75 %) trong tủ vi khí hậu trong thời gian 4 tuần Saukhoảng thời gian trên, quan sát màu sắc khối bột, so sánh sự thay đổi LPZ ởmẫu nghiên cứu và mẫu đối chiếu chỉ chứa LPZ trong cùng điều kiện.

2.2.1.2 Phương pháp thử tương hợp của dược chất trong các dung môi

Cân chính xác khoảng 500 mg LPZ cho vào ống nghiệm thủy tinh trongsuốt, trung tính, sạch khô, thêm vào đó 20 ml dung môi, đậy nút kín, siêu âmtrong 15 phút Các ống nghiệm được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ và độẩm phòng trong 72 giờ Trong khoảng thời gian trên, tính chất vật lý của cácmẫu được quan sát dựa vào các chỉ tiêu như biến màu hoặc sinh khí Nhữngống nghiệm có biểu hiện trên chứng tỏ LPZ không ổn định trong dung môi,những dung môi đó sẽ được loại bỏ.

2.2.2 Phương pháp bào chế

Tiến hành bào chế viên nang cứng chứa pellet LPZ 30 mg bao tan ởruột gồm các giai đoạn sau: Bào chế pellet LPZ, bao cách ly cho pellet LPZ,bao tan ở ruột cho pellet đã bao cách ly để thu được pellet LPZ bao tan ở ruộtvà đóng vào nang cứng số 1.

2.2.2.1 Phương pháp bào chế pellet lansoprazol

Lựa chọn phương pháp bào chế pellet LPZ thông qua khảo sát 2phương pháp sau: Phương pháp đùn tạo cầu và phương pháp bồi dần.

* Bào chế pellet LPZ bằng phương pháp đùn tạo cầu:

Cân dược chất và các tá dược theo các công thức khảo sát, làm mịn, râyqua rây 0,18 mm và trộn đều thành hỗn hợp bột kép đồng nhất Thêm tá dượcdính lỏng và nhào kỹ đến độ ẩm thích hợp, ủ Sau đó đùn sợi, cắt đoạn và tạocầu được thực hiện trên máy đùn tạo cầu QZJ - 350 với các thông số như sau:

- Mắt sàng 1 mm.

Trang 39

- Thời gian ủ 45 phút.- Tốc độ đùn 25 vòng/phút.- Tốc độ vo 400 vòng/phút.- Thời gian vo 15 phút

Các thông số trên được lựa chọn sau khảo sát trước khi nghiên cứu bàochế pellet LPZ Sấy pellet thu được ở nhiệt độ 500C cho đến khi độ ẩm pelletđạt dưới 5 % Khối lượng mỗi mẻ bào chế là 50 g.

* Bào chế pellet LPZ bằng phương pháp bồi dần:

Để bào chế pellet LPZ bằng phương pháp bồi dần thì cần thiết phải cópellet trơ (không chứa dược chất) và tiến hành bồi dần lớp dược chất, tá dượclên pellet trơ Sử dụng pellet trơ được bào chế bằng phương pháp đùn tạo cầuđể khảo sát công thức bào chế và pellet trơ Suglets cho công thức lựa chọn(có đường kính từ 0,71 đến 0,85 mm).

Chuẩn bị dịch bồi dần bằng cách đun nóng 75 % phần dung môi đến700C, rắc từ từ tá dược dính vào dung môi, vừa rắc vừa khuấy cho phân tánđều Để nguội đến nhiệt độ phòng, chuyển sang máy khuấy từ để hòa tan hoàn

toàn tá dược dính (dung dịch A) Thêm tá dược kiềm vào dung dịch A, tiếp

tục khuấy từ cho đến khi hòa tan hoặc phân tán hoàn toàn được dung dịch B.Nghiền mịn tá dược chống dính, thêm dược chất, trộn đều, dùng phần dungmôi còn lại kéo vào dung dịch B, khuấy từ cho phân tán đều Lọc qua rây 0,18mm.

Cân khoảng 150 g pellet trơ cho vào buồng bao của máy bao tầng sôiDiosna minilab, sấy pellet ở 50oC trong vòng 10 phút, sau đó tiến hành bồidần với các thông số kỹ thuật như sau:

- Nhiệt độ khí vào 50oC.- Nhiệt độ khí ra 360C.

Trang 40

- Độ mở của cửa gió (Fan) 90 %.- Tốc độ phun dịch 4,8 - 6,6 ml/phút.- Áp suất khí phun 1,5 - 2,0 bar.- Áp suất rũ 1,0 bar.

Các thông số trên được lựa chọn sau khảo sát trước khi nghiên cứu bàochế pellet LPZ Sau khi phun hết lượng dịch bồi, tiếp tục cho thiết bị chạy vớicác thông số trên trong khoảng 15 phút rồi lấy pellet ra làm khô và ổn địnhpellet trong 24 giờ ở điều kiện nhiệt độ phòng.

So sánh 2 phương pháp bào chế trên, lựa chọn phương pháp bào chếpellet LPZ thông qua các tiêu chí sau: Hình thức pellet (bề mặt, độ cầu), độhòa tan của LPZ từ pellet trong môi trường đệm phosphat pH 6,8.

2.2.2.2 Phương pháp bao cách ly cho pellet lansoprazol

Tiến hành bao cách ly cho mẻ 20 g pellet LPZ trên máy bao tầng sôimini Caleva theo các bước như sau:

* Pha chế dịch bao cách ly:

cho phân tán đều Để nguội đến nhiệt độ phòng, chuyển sang máy khuấy từ đểhòa tan hoàn toàn polyme Cân chất hoá dẻo thích hợp trong cốc có mỏ rồiphối hợp vào dung dịch trên, tiếp tục khuấy từ để hòa tan hoàn toàn chất hóadẻo trong dung dịch PVA Tiếp tục cân chất ổn định thích hợp và phối hợpvào dung dịch vừa thu được, khuấy từ để hòa tan hoàn toàn chất ổn định.Nghiền mịn tá dược chống dính, dùng dung môi kéo dần vào dung dịchpolyme, khuấy từ cho phân tán đều tá dược chống dính Lọc qua rây 0,18 mm.

* Bao cách ly bằng phương pháp bao phim với các thông số sau:

- Nhiệt độ khí vào 420C.

- Tốc độ phun dịch 0,7 ml/phút.- Áp suất khí phun 1,0 bar.

- Độ mở của cửa gió (Fan) 80 %.

Ngày đăng: 23/01/2019, 11:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w