1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên ngành báo chí học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay (khảo sát từ năm 2012 2014)

252 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 252
Dung lượng 14,44 MB

Nội dung

Trang 1

a I | | i I | | ủ | | u l | H ' CHAT LUONG KIEN TAP, THUC TAP CUA | ^ ` ; , | SINH VIEN NGANH BAO CHI I | HOC VIEN BAO CHI & TUYEN TRUYEN HIEN NAY | " | | | 0 l | | " I | | " I | | " I | | 4 |

(Khao sat từ năm 2012 — 2014)

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Nhã

Trang 3

MUC LUC MUC LUC 2 DANH MUC VIET TAT 3 MỞ ĐẦU 4 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VÈ CHÁT LƯỢNG KIÉN TẬP, THỰC TẬP | 11

1.1 Các khái niệm liên quan 11

1.2 Vai trò của quá trình kiến tập, thực tập trong đào tạo báo chí 13

1.3 Nội dung và yêu cầu chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên ngành báo chí 15 1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng quá trình kiến tập, thực tập của sinh viên ngành báo chí 17 Chương 2 THỰC TRẠNG KIÊN TẬP, THỰC TẬP CUA SINH VIÊN

NGÀNH BÁO CHÍ (KHẢO SÁT TỪ NĂM 2012 ĐÉN NĂM 2014) 19

2.1 Quá trình kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí tại các cơ quan báo

chí | 19

2.2 Kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ của sinh viên báo chí 29 2.3 Đạo đức, kỉ luật của sinh viên trong quá trình kiến tập, thực tập _ 39

Chương 3 KHUYẾN NGHỊ DE NANG CAO CHAT LƯỢNG KIÊN TẬP,

Trang 7

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đối với sinh viên báo chí (hệ đại học), việc kiến tập được thực hiện ở năm học thứ 3, kéo dài 3 tuần, và việc thực tập được thực hiện ở năm học thứ 4, kéo

dài 3 tháng Việc kiến tập, thực tập là cơ hội để sinh viên báo chí thực hành, áp dụng những kiến thức được học trên giảng đường vào thực tiễn nghề nghiệp; được tiếp xúc và làm quen với tòa soạn báo chí Ngoài ra, bản thân mỗi sinh

| viên còn được học hỏi rat nhiéu tir ky nang viết bài, cách lẫy tin, phỏng vấn, cho đến cách gửi bài, sửa bài, tổ chức sản xuất Đây là bước đệm quan trọng để

mỗi sinh viên báo chí có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn phù hợp với

năng lực và đam mê của bản thân

Kết quả kiến tập, thực tập một phần quyết định đến kết quả học tập của sinh viên báo chí nhưng quan trọng hơn đó là sinh viên đã học được những gì từ quá trình kiến tập và thực tập Sinh viên năm thứ 3 sẽ được làm quen môi trường

làm báo chuyên nghiệp, đó sẽ là bước đệm vô cùng quan trọng chuẩn bị cho một

kỳ thực tập dài hơi 3 tháng (vào năm cuối) và qua đó giúp sinh viên có thê tạo nhiêu môi quan hệ thuận lợi sau này khi ra công tác thực tê

Hiện nay, chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí chưa có một sự điều tra, thống kê cụ thể nào Nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng kiến tập, thực

tập của sinh viên chưa đạt được kết quả thực chất hay sinh viên chưa có kỹ năng

làm báo thực tế Điều này phản ánh sự chênh lệch giữa đào tạo trong nhà trường

và điều kiện tác nghiệp thực tế ở tòa soạn Đó chính là kết quả của quá trình học

không đi đôi với hành Phải chăng còn thiếu nhiều buổi học thực tế, bài tập thực tế để các bạn được học tập và thực hành? Hay phần nhiều do chính các sinh viên

hiện nay chưa thực sự năng động, ít tìm tòi, ít va vấp và làm quen với môi

trường làm báo thực tế? Hay không ít sinh viên báo chí gặp nhiều khó khăn

trong quá trình kiến tập, thực tập: hoang mang, mất định hướng nghề nghiép ?

Nếu những ý kiến trên là đúng, nó đang đặt ra một vấn đề là phải thắt chặt và

Trang 9

nâng cao hơn nữa sự gắn kết giữa nhà trường và tòa soạn Cần phải đây mạnh nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho nhà báo và ngược lại ở phía nhà trường cũng phải thường xuyên nâng cao trình độ cho các thầy cô, và các thầy cô cũng đồng thời xác định rõ hai nhiệm vụ: vừa làm công tác giảng dạy vừa

làm báo thực tế

Tuy nhiên, những ý kiến đó chỉ là những nhận xét mang tính cảm quan và không có cơ sở số liệu cụ thể làm minh chứng Nghiên cứu này mong muốn tạo ra những kết quả chân thật, cụ thê nhất về chất lượng kiến tập, thực tập của sinh

viên báo chí để có cái nhìn khách quan nhất về việc kiến tập, thực tập của sinh

viên báo chí Đồng thời, trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghi dé tạo ra những thay đổi tích cực đối với quá trình kiến tập thực tập của sinh viên báo chí

2 Tình hình nghiên cứu

Học viện Báo chi — Tuyên truyền từ lâu cũng đã áp dụng việc kiến tập,

thực tập đối với sinh viên Việc kiến tập, thực tập xuất phát từ yêu cầu rèn luyện

nâng cao tay nghề cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với môi

trường thực tế, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học; vấn đề này đã được

nhiêu nhà khoa học, giáo dục quan tâm nghiên cứu

Đôi với việc kiên tập, thực tập của sinh viên báo chí, các cơ sở đào tạo

báo chí trong cả nước cũng hết sức chú trọng, nâng cao chất lượng đảo tạo, thắt chặt môi quan hệ giữa nhà trường và cơ quan báo chí đề tạo mọi điêu kiện cho

sinh viên báo chí thực hiện quá trình kiến tập, thực tập một cách hiệu quả nhất

Các Hội thảo, Hội nghị chuyên đề những năm gần đây:

" Hội thảo “Công tác thực tập và đào tạo báo chí” do khoa Báo chí Trường

Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội tổ chức ngày 19/04/2003 Hội thảo

khẳng định chất lượng đào tạo của sinh viên Khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV Hà

Nội: kiên thức khoa học cơ bản khá tôt, đặc biệt là các môn khoa học xã hội, có

Trang 11

khả năng tổng hợp, nghiên cứu, có phơng văn hố vững vàng, tuy nhiên, do không kiểm soát và làm chủ đầu vào về năng khiếu nên nhiều người ra trường

không thể theo nghề Về kỹ năng tác nghiệp, Hội thảo khẳng định: Sinh viên báo

chí bước từ giảng đường ra thực tiễn xã hội cảm thấy choáng ngợp Sinh viên

năm rất chắc lý luận về các thé loại báo chí, nhưng để trực tiếp viết thì họ còn

rsất mơ hồ Không ít các cơ quan báo chí tham gia Hội thảo ý kiến về việc các trung tâm đảo tạo báo chí chỉ “giao quân”, “rút quân” và “khốn trắng” cho tồ

soạn chứ chưa có liên hệ, phối hợp chặt chẽ với toà soạn để hướng dẫn thực tập

cho sinh viên Trên thực tế, số lượng giảng viên ở những trung tâm này còn mỏng, lượng sinh viên rải ra các đài phát thanh, truyền hình, toà soạn khắp các tỉnh, thành nên không đủ điều kiện để theo dõi sát sao tình hình của từng phóng viên

" Hội thảo khoa học “Đào tạo Báo chí đáp ứng nhu cầu xã hội, thực tiễn và

những vấn đề đặt ra” do Học viện Báo chí và tuyên truyền tổ chức ngày

22/04/2008 Hội thảo tập trung thảo luận về chất lượng sinh viên ra trường: đổi

mới phương pháp đào tạo; bồi dưỡng cán bộ làm công tác giảng dạy; tăng cường

sự liên kết giữa nhà trường và các cơ quan báo chí

"- Hội thảo khoa học Quốc gia “Phối hợp giữa Học viện Báo chí và Tuyên

truyền với các cơ quan báo chí trong hoạt động đào tạo” do Học viện Báo chí và

Tuyên truyền tổ chức ngày 11/04/2013 Trong đó, nội dung nhấn mạnh phương châm: gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với xã hội, găn giảng đường Với các tòa soạn, xuất phát từ đặc trưng của hoạt động đào tạo báo chí; phản ánh khái quát tình hình phối hợp giữa Học viện và các cơ quan báo chí trong những năm qua đạt nhiều kết quả và một số mặt còn hạn chế, yếu kém, bất cập trong thực tiễn phối hợp Hội thảo cũng đề cập đến nhu cầu tăng cường, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường với các cơ quan báo chí Trước mắt, cần tăng

thời gian thực hành, tăng thời gian cho sinh viên khi đi kiến tập, thực tập tại các tòa soạn

Trang 13

" Luận văn Thạc sĩ “Thực trạng quản lí thực tập báo chí tại trường Cao

đẳng Phát thanh — Truyền hình II? của cử nhân Nguyễn Thị Mai Thu (năm

2009) do PGS — TS Bui Ngọc Oánh hướng dẫn Luận văn khảo sát thực trạng

quản lí thực tập tại trường Cao đắng Phát thanh — Truyền hình II, từ đó, đưa ra những khuyến nghị cho công tác thực tập để thay đổi tích cực chất lượng, khả năng làm nghê của sinh viên sau khi ra trường

Các tài liệu, nghiên cứu, quy định về chuyện kiến tập thực tập của sinh

viên đang được nhóm gấp rút thu thập, tìm hiểu, tạm thời khoanh vùng ở các nơi chủ yếu:

- _ Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- _ Khoa Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội - Khoa Báo chí, Đại học Khoa học —- Xã hội và Nhân văn TP HCM

Ngoài ra còn cần thiết tìm hiểu các nguồn luận văn, luận án, nghiên cứu

khoa học được lưu trữ trên mạng Internet và thư viện quốc gia, thu viện Hà Nội,

thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là điều tra thực trạng chất lượng kiến tập, thực tập của

sinh viên báo chí từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất

lượng hoạt động kiến tập, thực tập nói riêng, chất lượng đào tạo báo chí nói

chung tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích đặt ra, nhiệm vụ của đề tài phải thực hiện như sau:

- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan đên các vân đề kiên tập, thực tập cho sinh viên báo chí làm cơ sở lý luận cho đề tài

Trang 15

Điều tra thực trạng (ưu điểm và hạn chế) hoạt động kiến tập, thực tập của

sinh viên báo chí tại các cơ quan báo chí

Đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí, góp phần tạo ra thay đổi tích cực trong hoạt động

đào tạo

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng kiến tập, thực tập sinh viên

ngành báo chí

42 Khách thểnghiên cứu

Sinh viên K29, K30, K31 ngành báo chí, Học viện Báo chí & Tuyên

truyền

Sản phẩm kiến tập năm thứ ba của sinh viên ngành báo chí K30, K31 Sản phẩm thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành báo chí K29, K30

43 Phạm vi nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu: chất lượng kiến tập, thực tập

Thời gian nghiên cứu: năm 2012 — 2014 |

Không gian nghiên cứu: Tiến hành điều tra quá trình kiến tập, thực tập

của sinh viên ngành báo chí của 2 khoa: Khoa Báo chí và Khoa Phát thanh —

Truyền hình (Học viện Báo chí & Tuyên truyền)

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lí luận của đề tài chính là dựa trên Luật Giáo dục và Đào tạo, Quy chế đào tạo đại học, lí luận và thực tiễn đào tạo ngành báo chí Vai trò của thực

tiễn trong hoạt động báo chí nói chung và hoạt động đào tạo báo chí nói riêng

Dựa trên những đặc điểm của lao động báo chí, và đặc biệt là dựa trên tính thực

tê của báo chí, nhóm nghiên cứu triên khai phân tích vai trò của quá trình kiên

tập, thực tập đối với quá trình đào tạo báo chí Đồng thời, dựa trên lí luận báo

chí về thể loại báo chí, chuyên đề báo chí, pháp luật và đạo đức báo chí để hình

thành quy chuẩn cho việc đánh giá quá trình kiến tập thực tập ngành báo chí

Trang 17

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học để có thể đưa ra những con số khách quan nhất về quá trình kiến tập, thực tập của sinh viên

" Phương pháp thống kê, phân tích nội dung thông điệp đối với các tác

phẩm, báo cáo của sinh viên trong hoạt động kiến tập, thực tập

"- Diễu tra bằng bảng hỏi đối với các đối tượng là sinh viên các khóa học

trong năm 2012 ~ 2014 đã trải qua kỳ kiến tập và thực tập trong thời gian khảo sát

Phương pháp phỏng vấn sâu (PVS) các đối tượng sau đây:

LÌ PVS giảng viên ngành báo chí (Khoa Báo chí và Khoa Phát thanh —

Truyền hình);

1 PVS nhà báo, phóng viên hướng dẫn kiến tập, thực tập;

Lì PVS Ban Biên tập các cơ quan báo chí có sinh viên kiến tập, thực tập; LI PVS một số sinh viên nhằm tìm hiểu những chia sẻ, mong đợi của họ

về hoạt động KT, TT 6 Đóng góp mới của đề tài

Nếu nhìn nhận Học viện Báo chí và Tuyên truyền như một cơ sở sản xuất _

thì các cơ quan báo chí, truyền thông, tòa soạn báo là nơi tiêu thụ sản phẩm, sử dụng nguồn nhân lực đầu ra Vì vậy, các chính sách phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp nói chung cũng được cả nhóm quan tâm tìm hiểu để tạo nên

một cái nhìn sâu sắc, đa chiều cho đề tài nghiên cứu khoa học này

Về đề tài nghiên cứu về chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo

chí tại các tòa soạn báo, trước đây chưa có một nghiên cứu, báo cáo, khảo sát

hay số liệu cụ thể nào cả dù đây là một hoạt động quan trọng đối với cả cơ sở

đào tạo, sinh viên và cơ quan báo chí Sự phối hợp giữa ba cá thể trên chưa thực

— gự tốt cũng như không có nhiều những quy định, chính sách cụ thể cho vấn đề này

Trang 19

Theo tìm hiểu của nhóm làm đề tài, chưa có nghiên cứu nào về chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí của khoa Báo chí và khoa PT — TH của

Học viện Báo chí & Tuyên truyền Đây là một đề tài mới, mang tính thực tiễn

cao, cần thiết cho việc điều chỉnh việc giảng dạy, hợp tác giữa nhà trường và các

cơ quan báo chí để tạo điều kiện học tập và thực hành tốt nhất cho sinh viên báo

chí

7 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

Về mặt lí luận, đề tài là sự đánh giá lại phương pháp và quá trình kiến tập,

thực tập xem liệu đã phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất cho sinh viên hay chưa Dựa trên những lí luận về chuyên ngành báo chí, đề tài vạch ra những

phương hướng thay đổi cách thức thực hiện và đánh giá quá trình kiến tập, thực

tập một cách hiệu quả nhất

Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ góp phần đưa ra những thay đổi tích cực đối với chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí Nhóm nghiên cứu mong muốn sẽ hình thành nên một bức tranh chung nhất về thực trạng chất lượng quá trình kiến tập, thực tập Qua đó, đưa ra những khuyến nghị với nhà trường, cơ quan báo chí và cả sinh viên để nâng cao chất lượng của quá trình kiến tập, thực tập của sinh viên chuyên ngành báo chí

§ Nội dung nghiên cứu |

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các biên bản phỏng vấn sâu, bảng hỏi, bảng

mẫu và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương Cụ thể

như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về chất lượng kiến tập, thực tập của

sinh viên ngành báo chí, Học viện Báo chí & Tuyên truyền

Trang 21

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÈ CHÁT LƯỢNG KIÊN TẬP, THỰC TẬP

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm chất lượng

Khái niệm chất lượng theo Từ điển Tiếng Việt (do Viện Ngôn ngữ học

biên soạn - NXB Từ điển Bách Khoa - năm 2010) là “cái tạo nên giá trị, phẩm

chất của một con người, một sự vật, sự việc”

Theo Hán Việt từ điển (của tác giả Đào Duy Anh - NXB Văn hóa - Thông

tin — năm 2005) thì Chất là “vật thể, tính chất, gạn hỏi, thật thà, phác tế” Theo đó,

chất lượng có nghĩa là “cái phân — lượng của thực — chất trong vật — thể”

Vậy có thể hiểu, chất lượng là cái tạo nên giá trị của một sự vật, hiện

tượng, con người, làm nền tảng để so sánh sự vật, hiện tượng, con người này với

sự vật, hiện tượng, con người khác |

1.1.2 Khdi niém kién tép, thuc tập

= Kién tap:

Kiến tập là “trong thay — ý thức - bị - dựng lên” (Hán Việt từ điển — tac

giả Đào Duy Anh - NXB Văn hóa Thông tin - năm 2005) Cũng theo đó, khái niệm kiến tập “thấy người ta mà học”

Kiến tập là “dự lớp trong một trường học để học tập, rút kinh nghiệm

giảng dạy” (Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học biên soạn - NXB Từ điển

Bách Khoa — nam 2010) Đây là từ chuyên ngành giáo dục

Hoạt động kiến tập của sinh viên ngành báo chí được hiểu là việc sinh

viên chứng kiến thực tiễn quá trình hoạt động báo chí sau khi được đào tạo những kiên thức cơ bản đề có sự so sánh, đôi chiêu, rút kinh nghiệm cho quá

_—— trình làm nghề sau này

Trang 23

" Thực tập:

Theo Hán Việt từ điển (tác giả Đào Duy Anh - NXB Văn hóa Thông tin — năm 2005), thực có nghĩa là “ăn - bổng lộc — đầy đủ - thật thà”; tập có nghĩa là “học mà đem ra thực hành gọi là tập — thấy quen - thói quen — chim mới ra ràng hoc bay”

Theo Tử điển Tiếng Việt (do Viện Ngôn ngữ học biên soạn - NXB Từ

điển Bách Khoa — năm 2010), thực tập là “tập làm trong thực tế để áp dụng và củng cô kiến thức lí thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ, chuyên môn” Đồng thời, theo đó, từ dé chỉ “người được cử đi làm việc ở các cơ quan nghiên cứu,

các trường đại học đề trau dồi thêm về nghiệp vụ, chuyên môn” gọi là thực tập

sinh |

Hoạt động thực tập đối với sinh viên báo chí được hiểu là hoạt động tập

làm báo trong thực tế tại các cơ quan báo chí theo các chuyên ngành riêng, áp dụng lí thuyết và kĩ năng đã được đào tạo trong quá trình học tập ngành báo chí để vận dụng vào thực tiễn làm nghề, sáng tạo tác phẩm báo chí và sản phẩm báo chí

Chất lượng kiến tập, thực tập là giá trị của quá trình đi quan sát thực tế,

tập làm trong thực tế |

Chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên ngành báo chí là giá trị của

quá trình quan sát và thực hành nghề nghiệp của sinh viên báo chí để đạt được mục tiêu của quá trình kiến tập, thực tập dé ra

Chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên ngành báo chí được đo bằng

thực tiễn quá trình kiến tập, thực tập; kĩ năng, nghiệp vụ vận dụng trong quá trình kiến tập, thực tập; thái độ, đạo đức thực hành nghề nghiệp tại cơ quan báo chí; kết quả về số lượng, chất lượng đối với các sản phẩm tin bài thực hiện được

trong quá trình kiến tập, thực tập)

Trang 25

1.2 Vai trò của quá trình kiến tập, thực tập trong đào tạo báo chí

2.2.1 Đặc điểm của đào tạo báo chí

Luật báo chí nước ta quy định: “Nhà báo là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn chính trị, đạo đức nghề

nghiệp báo chí do nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên cho một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo”

Lao động là quá trình hoạt động nói chung của con người nhắm tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội Sản phẩm báo chí cũng là sản phẩm của quá trình lao động Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là sản phẩm báo chí là sản phẩm lao động của tập thé

Lao động nhà báo nói chung là “toàn bộ quá trình hoạt động nghiệp vụ

của các nhà báo trong quy trình sản xuất ra sản phẩm báo chí hoàn chỉnh”

Lao động báo chí có 5 đặc điểm nỗi bật đó là: 1 Khuynh hướng chính trị;

2 Tính chất khách quan và công bằng; 3 Tính sáng tạo; 4 Tính thực tiễn; 5 Ki

luật thời gian và 6 Tính tập thể

Xét sâu hơn về khía cạnh tính thực tiễn, nhà báo là những người luôn

sống trong dòng sự kiện, nắm bắt sự kiện Bởi vậy, lao động báo chí là lao động

hành chính chân tay, không ngồi trong lớp học để thụ động tiếp thu kiến thức

Bên cạnh việc học tập, rèn luyện kiến thức trên giảng đường, những người học báo chí cần rèn luyện cho mình thói quen tìm hiểu thực tế, sống trong dòng chảy

sự kiện và lăn lộn với sự kiện Có như vậy, những tác phẩm báo chí được viết ra

mới có sức ảnh hưởng và lay động xã hội

Từ những đặc điểm của lao động báo chí, việc đào tạo báo chí đòi hỏi

phải bám sát với những đặc điểm đó, bố sung đầy đủ kiến thức, kĩ năng, và cả

thực tiễn cho sinh viên ngành báo chí để sau khi ra trường sinh viên có thể bắt tay ngay vào công việc mà không bị bỡ ngỡ

Việc đào tạo báo chí có điêm chính: 1 Đào tạo lí luận tư tưởng cho sinh viên, tạo nên tảng chính trị vững chắc cho mỗi sinh viên; 2 Đào tạo cơ sở lí luận

chuyên ngành; 3 Đào tạo lí thuyết và kĩ năng thực hành nghề nghiệp cho sinh

13

Trang 27

viên; 4 Tổ chức cho sinh viên thực hành nghề nghiệp trong thực tiễn (một phần

lớn thông qua quá trình kiến tập, thực tập)

2.2.2 Tam quan trọng của quá trình kiến tập, thực tập đối với sinh viên ngành báo chí

Như đã trình bày ở trên, lao động báo chí coi trọng thực tiễn và phải gắn

liền với thực tiễn Bởi vậy, việc đào tạo báo chí cũng phải gắn lí thuyết với thực

tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên có có hội cọ xát với môi trường làm việc sau

này và đặc biệt là cọ xát thực tế xã hội Gắn lí thuyết với thực tế đồng thời giúp

sinh viên hiểu được tầm quan trọng của thực tiễn trong hoạt động báo chí

Đối với bất kì ngành nghề nào, việc có có hội được thực hành những điều

mà mình làm được là vô cùng quan trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Học phải đi đôi với hành” Khoản 2, điều 40, mục IV, Luật giáo dục quy định: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đăng, trình độ đại học phải coi trọng việc bôi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát trién tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” Việc kết hợp giảng dạy lí thuyết và áp dụng lí thuyết vào thực tiễn là yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nói

chung và với đào tạo báo chí nói riêng

Kiến tập, thực tập là cơ hội cho sinh viên báo chí tiếp cần gần nhất với tòa

soạn báo chí: quan sát, tìm hiểu và tham gia vào các khâu của quá trình sản xuất ra một sản phẩm báo chí Đây là cơ hội cho sinh viên chính thức làm quen với môi trường báo chí chuyên nghiệp, để kiểm chứng lại lí thuyết mình được học, bước đầu áp dụng lí thuyết vào thực tiễn, bắt đầu làm quen với áp lực công việc của một nhà báo, phóng viên |

Môi trường báo chí là một môi trường nghề nghiệp đặc thù Người làm báo làm việc trong một môi trường luôn phải chạy đua với thời gian, luôn phải

nhanh nhạy, nắm bắt được những thông tin nóng hỗi nhất Áp lực công việc của một nhà báo là rât lớn khi môi điêu mà nhà báo viết ra có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với công chúng, xã hội Nhiều nhà báo dù đã dày dặn kinh nghiệm

Trang 29

vẫn có thê mắc sai lầm trong quá trình tác nghiệp, dẫn đến những lỗi thông tin

gây ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội

“Kiến tập và thực tập có vai trò quan trọng trong việc đánh giá lại việc đảo tạo trong nhà trường Tung cho các em vào môi trường nghẻ nghiệp như vậy để sinh viên có thể áp dụng kiến thức trong nhà trường vào môi trường thực tế Điều này cũng giúp giảng viên, khoa chủ quản có thể đánh giá được năng lực

của từng sinh viên Ngoài ra, quá trình kiến tập và thực tập, nhất là kì thực tập,

giúp các em trải nhiệm dần với môi trường làm báo chuyên nghiệp, để rồi mỗi

sinh viên sẽ tự rút ra những bài học cho riêng mình Vì hơn hết, chỉ khi sinh viên

tự trải nghiệm thì khi ay các bạn mới nhận ra ưu điểm, hạn chế và rồi khắc phục nó” (PVS GV3, Nam, GV khoa PT - THỊ

Quá trình kiến tập, thực tập là một bước tập dượt cho sinh viên ngành báo

chí, giúp sinh viên ngành báo chí có cơ hội được sống trong môi trường báo chí thực sự, được vận dụng những kiến thức, kĩ năng báo chí để làm nghề Đây thực sự là một quá trình quan trọng để sinh viên báo chí rèn luyện, kết hợp lí thuyết

và thực tiễn, tự rút ra cho mình bài học làm nghề Thực tế cho thấy, quá trình kiến tập, thực tập là bước đệm để sinh viên báo chí có cơ hội cộng tác và sau

này là trở thành phóng viên của một cơ quan báo chí

1.3 Nội dung và yêu cầu chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên ngành báo chí

13.1 Kiến tập

Đối với sinh viện chuyên ngành báo in và báo ảnh:

Quá trình kiến tập của sinh viên chuyên ngành báo in và báo ảnh thường

vào thời điểm cuối tháng 10 đến cuối tháng 11 Thời gian kiến tập kéo dai 3

kì các loại hình báo chí nào

Chỉ tiêu tin bài đôi với sinh viên báo chí là 2 tin, 1 bài (đôi với sinh viên

chuyên ngành ảnh thì có thể thay thế bằng tin ảnh và phóng sự ảnh, chùm ảnh)

15 ~

Trang 31

Kết thúc quá trình kiến tập, sinh viên phải nộp về văn phòng khoa hồ sơ kiến tập

báo gồm: báo cáo kiến tập, số kiến tập, sản phẩm kiến tập, xác nhận toà soạn về sản phẩm thực hiện trong thời gian kiến tập

Đối với sinh viên chuyên ngành báo truyền hình, báo mạng điện tử, báo phát thanh:

Quá trình kiến tập của sinh viên chuyên ngành báo truyền hình, báo mạng

điện tử, báo phát thanh thường vào thời điểm cuối tháng 5 đến cuối tháng 6

Thời gian kiến tập kéo đài 3 tuần Sinh viên 2 chuyên ngành này có thé kiến tập tại cơ quan báo chí thuộc bat kì các loại hình báo chí nào |

Chi tiêu tin bài đối với sinh viên báo truyền hình và báo phát thanh là 2

tin, 1 bài Đối với sinh viên chuyên ngành báo mạng điện tử, chỉ tiêu là 5 tin, 5

bài Đối với các bài đứng chung với phóng viên, chỉ tiêu của sinh viên tăng gấp

đôi Kết thúc quá trình kiến tập, sinh viên phải nộp về văn phòng khoa hồ sơ

kiến tập báo gồm: báo cáo kiến tập, số kiến tập, sản phẩm kiến tập, xác nhận toà

soạn về sản phẩm thực hiện trong thời gian kiến tập 1.3.2 Thực tập

Đối với sinh viên chuyên ngành báo in và báo ảnh:

Quá trình thực tập của sinh viên chuyên ngành báo in và báo ảnh thường

vào thời điểm đầu tháng 1 đến cuối tháng 3 Thời gian thực tập kéo đài 3 tháng

Sinh viên 2 chuyên ngành này có thê thực tập tại cơ quan báo chí thuộc bất kì

các loại hình báo chí nào | |

Chỉ tiêu tin bài đối với sinh viên báo chí là 5 tin, 3 bài (đối với sinh viên

chuyên ngành ảnh thì có thể thay thế bằng tin ảnh và phóng sự ảnh, chùm ảnh)

Kết thúc quá trình thực tập, sinh viên phải nộp về văn phòng khoa hồ sơ thực tập

báo gồm: báo cáo thực tập, số thực tập, sản phẩm thực tập, xác nhận toà soạn về

sản phẩm thực hiện trong thời gian thực tập

Đối với sinh viên chuyên ngành báo truyền hình, báo mạng điện tử, báo

phát thanh:

Trang 32

Quá trình thực tập của sinh viên chuyên ngành báo In và báo ảnh thường

vào thời điểm đầu tháng 1 đến cuối tháng 3 Thời gian thực tập kéo dài 3 tháng

Sinh viên 2 chuyên ngành này có thê thực tập tại cơ quan báo chí thuộc bất kì

các loại hình báo chí nào

Chỉ tiêu tin bài đối với sinh viên báo truyền hình và báo phát thanh là 6

tin, 3 bài Đối với sinh viên chuyên ngành báo mạng điện tử, chỉ tiêu là 10 tin, 10 bài Đối với các bài đứng chung với phóng viên, chỉ tiêu của sinh viên tăng gấp đôi Kết thúc quá trình thực tập, sinh viên phải nộp về văn phòng khoa hồ sơ

thực tập báo gồm: báo cáo thực tập, số thực tập, sản phẩm thực tập, xác nhận toà

soạn về sản phẩm thực hiện trong thời gian thực tập

14 Tiéu chí đánh giá chất lượng quá trình kiến tập, thực tập của

sinh viên ngành báo chí

Quá trình kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí được đánh giá dựa trên

hồ sơ kiến tập, thực tập mà sinh viên nộp tại văn phòng khoa Kết quả kiến tập,

thực tập của sinh viên được đánh giá dựa trên các tiêu chí:

- _ Chất lượng và số lượng tin, bài của sinh viên: tác phẩm của sinh viên

được đánh giá về số lượng theo chỉ tiêu tin bài, số lượng tác phẩm theo thê loại báo chí ; chất lượng theo thê loại báo chí, vị trí của tác phẩm trong toàn bộ sản

phẩm báo chí, nội dung tác phẩm

- Quá trình thể hiện của sinh viên tại tòa soạn: qua nhận xét của phóng

viên hướng dẫn, trưởng ban, ban biên tập toà soạn trong số thực tập

- Quá trình tác nghiệp của sinh viên: những chia sẻ, suy ngẫm, trải nghiệm của sinh viên trong quá trình kiến tập được trình bày trong báo cáo kiến

tập (thu hoặc)

Việc đánh giá quá trình kiến tập, thực tập của sinh viên bao gồm nhiều tiêu chí và là kết quả của quá trình chứ không chỉ thế hiện ở số lượng tin bài

Trang 33

quá trình khảo sát kiến tập, thực tập sẽ vạch ra những định hướng đúng đắn để nghiên cứu chất lượng kiến tập, thực tập của sinh viên ngành báo chí, Học viện Báo chí & Tuyên truyền Bản chất quá trình kiến tập, vai trò của kiến tập, thực tập trong cả quá trình đào tạo cử nhân báo chí chính là điều thôi thúc nhóm

nghiên cứu thực hiện đề tài này, với mong muốn đem lại cái nhìn khách quan về

Trang 35

Chương 2

THỰC TRẠNG KIÊN TẬP, THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH BÁO CHÍ (KHẢO SÁT TỪ NĂM 2012 ĐÉN NĂM 2014)

2.1 Quá trình kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí tại các cơ quan báo chí

Quá trình kiến tập, thực tập bắt đầu từ khi sinh viên bắt đầu lụa chọn tòa

soạn, liên hệ với co quan báo chí cho đến khi hoàn thành chỉ tiêu bài vở Ở đây,

nhóm nghiên cứu xét quá trình ở giai đoạn từ khi sinh viên lựa chọn cơ quan báo chí đến khi sinh viên thực hiện kì kiến tập, thực tập tại cơ quan

2.1.1 Về việc lựa chọn cơ quan bao chi

Theo khảo sát của nhóm (bao gồm bảng hỏi và bảng mã) thì việc lựa chọn

cơ quan kiến tập, thực tập của sinh viên khá đa dạng về loại hình báo chí, đến cấp quản lí các cơ quan báo chí Xét về khu vực địa lý, sinh viên báo chí lựa chọn kiến tập, thực tập chủ yếu tại các cơ quan báo chí có trụ sở hoặc văn phòng

đại điện tại Hà Nội

Biểu đồ 1 Lựa chọn cơ quan kiến tập, thực tập của sinh viên báo chí

Kiến tập | Thực tập

©) Bao tinh

Báo tại Hà Nội

Theo đó, 19/163 sinh viên lựa chọn kiến tập tại báo tỉnh, 34/426 sinh viên

lựa chọn thực tập tại báo tỉnh (hầu hết là chọn báo tỉnh tại địa phương mình để

Trang 37

kiến tập) cùng chiếm 8% trong tổng số sinh viên khảo sát Đối với các báo tại

Hà Nội, 92% sinh viên được khảo sát cho biết, trong kì kiến tập và thực tập đã lựa chọn báo tại Hà Nội dé kiến tập

Việc lựa chọn này đôi khi cũng tạo nên sức ép lớn đối với các cơ quan báo chí, khi mà lượng sinh viên rất lớn cùng dồn về một khu vực Tuy nhiên, các

báo tại Hà Nội sẽ tạo sự cạnh tranh lớn đối với sinh viên: cạnh tranh giữa sinh

viên và sinh viên, giữa sinh viện và phóng viên, điều này góp phần giúp sinh

viên trưởng thành Tuy nhiên, nhiều ý kiến của sinh viên khóa 29 cho rằng nên

lựa chọn tòa soạn phù hợp với năng lực, không nên “ham” báo “to” “Hãy nhìn vào khả năng của mình đến đâu và chọn những tòa soạn phù hớp với sức mình, không nên uy nghĩ chỉ có toà soạn danh tiếng mới là tốt, phải tìm được môi trường thích hợp với mình thì mình mới có được những kết quả tốt!” (PVS SV2, Nam, lớp BMĐT K29) hay “Các bạn nên chủ động cộng tác để biết được khả năng và sở trường của bản thân và biết được môi trường nào mình muốn và có

khả năng làm việc được để kiến tập và thực tập Lưu ý là môi trường đó phải là

môi trường báo chí bạn yêu thích và bạn thấy mình có khả năng làm việc tốt ở

đó trong quá trình kiến tâp, thực tập Không nên ham những tờ báo lớn hoặc làm công việc vượt quá kha nang” (PVS SV1, Na, lớp TH K29)

2.1.2 Về cách thức liên hệ thực tập

Liên hệ kiến tập, thực tập cũng là điều mà mỗi sinh viên cần chủ động

trong quá trình kiến tập, thực tập Việc để sinh viên chủ động liên hệ với các tòa

soạn như hiện nay giúp sinh viên có thể thể hiện khả năng giao tiếp, chủ đông

trong mọi quyết định của bản thân mình Nếu sau khi không thể tự liên hệ thì

nhà trường mới giúp đỡ và liên hệ cho

Qua khảo sát về cách thức liên hệ kiến tập, thực tập đối với sinh viên khóa

29 và khóa 30, 81% sinh viên được hỏi tự liên hệ kiến tap, 82% sinh viên tự liên

hệ thực tập; chỉ 17% sinh viên liên hệ kiến tập và 14% sinh viên liên hệ thực tập

là thông qua các môi quan hệ, quen biết với toà soạn từ trước và chỉ 1% sinh

20

Trang 39

viên trong quá trình kiến tập, thực tập là lựa chọn cơ quan báo chí phụ thuộc vào - nhà trường chứ không tự mình chủ động

Biểu đỗ 2 Kết quả khảo sát về cách thức liên hệ cơ quan kiến tập

của sinh viên 90.00 80.98 80.00 70.00 60.00 50.00 _ 40.00 30.00 m% 20.00 10.00 0.61 0.00 1.23 0.00

Lién hệ trực C6 ngudi Khác Được nhà Được các

tiệp với cơ quen giới trường phân anh chị khóa quan kiên thiệu công trước giới

= tập thiệu

Biểu đồ 3 Kắt quả khảo sát về cách thức liên hệ cơ quan thực tập

của sinh viên 90.00 82.02 80.00 70.00 60.00 50.00 40.00 30.00 ‡- m% 20.00 13.48 10.00 | of 0.00 1.12 3.37 0.00 man

Liên hệ trực _ Có người Khác Đượcnhà Được các

tiếp với cơ quen giới trường phân anh chị khóa

quan thực -_ thiệu —-——————————— công — trướcgiới ———————————————

tập thiệu

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w