Thế giới quan và nhân sinh quan của người mường ở huyện tân lạc tỉnh hòa bình hiện nay

115 21 0
Thế giới quan và nhân sinh quan của người mường ở huyện tân lạc   tỉnh hòa bình hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... THẾ GIỚI QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN TÂN LẠC – TỈNH HỒ BÌNH HIỆN NAY 2.1 Tổng quan huyện Tân Lạc cộng đồng người Mường Tân Lạc - Hồ Bình 2.1.1 Khái qt chung huyện Tân Lạc Tân. .. 2: THỰC TRẠNG THẾ GIỚI QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN TÂN LẠC – TỈNH HỒ BÌNH HIỆN NAY 29 2.1 Tổng quan huyện Tân Lạc cộng đồng người Mường Tân Lạc Hồ Bình ... cứu giới quan nhân sinh quan người Mường Tân Lạc Hồ Bình chắn nguồn tư liệu quý báu gợi mở cho tác giả nhiều vấn đề trình nghiên cứu đề tài ? ?Thế giới quan nhân sinh quan người Mường huyện Tân Lạc

Ngày đăng: 24/11/2021, 19:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

  • LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1

  • NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẾ GIỚI QUAN

  • VÀ NHÂN SINH QUAN

  • 1.1. Khái niệm thế giới quan, nhân sinh quan và các loại hình thế giới quan

  • 1.1.1. Khái niệm thế giới quan và nhân sinh quan

  • Triết học là một trong những khoa học xuất hiện từ rất sớm, sự ra đời của triết học gắn liền với sự nhận thức và cải tạo thế giới của con người. Cùng với những hoạt động vật chất để đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của chính mình, năng lực tư duy của con người dần đạt đến một trình độ nhất định, tức là có thể sử dụng những khái niệm để diễn đạt nhận thức của mình về một vấn đề nào đó. Có lẽ một trong những vấn đề đầu tiên mà triết học quan tâm là vũ trụ xung quanh mình là như thế nào? nó từ đâu đến? nó vận động như thế nào? Vấn đề thứ hai là về chính bản thân con người; tiếp theo là con người có nhận thức về vũ trụ thì đi đến các quyết định hoạt động để can thiệp vào thế giới khách quan để tìm kiếm sự tồn tại của mình. Và lý giải cho những vấn đề trên đã tạo nên thế giới quan của chính con người, làm nên hệ thống những quan điểm của một chủ thể về thế giới, về những hiện tượng tự nhiên, xã hội và các quy luật phát triển của chúng, về bản thân con người, về vị trí, vai trò của con người trước thế giới.

  • Theo nghĩa rộng, thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người nói chung, còn theo nghĩa hẹp thì khái niệm thế giới quan được sử dụng với ý nghĩa là quan niệm của con người về thế giới tự nhiên, quan niệm về con người, về xã hội loài người (nhân sinh quan). Đây cũng chính là cơ sở để tác giả khảo sát những biểu hiện của thế giới quan và nhân sinh quan của cộng đồng người Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, tức là khái niệm thế giới quan được sử dụng theo nghĩa hẹp.

  • Khái niệm “thế giới quan” đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tiếp cận ở nhiều cấp độ và đưa ra những định nghĩa khác nhau. Chẳng hạn như Từ điển Bách khoa triết học của Liên Xô năm 1983 đã đưa ra định nghĩa:

  • Thế giới quan - đó là hệ thống những quan điểm đối với thế giới khách quan và vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó, là hệ thống những quan điểm về quan hệ của con người đối với hiện thực xung quanh và bản thân con người cũng như những lập trường sống cơ bản của con người được quy định bởi những quan điểm đó, là niềm tin, lý tưởng, những nguyên tắc nhận thức và hoạt động, những định hướng giá trị [47, tr.375].

  • Hoặc trong Từ điển triết học của Nhà xuất bản Tiến Bộ - Matxcơva và có sự bổ sung, sửa chữa của Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội, năm 1986 thì khái niệm thế giới quan được định nghĩa một cách ngắn gọn hơn:

  • Thế giới quan là toàn bộ những nguyên tắc, quan điểm và niềm tin quy định hướng hoạt động và quan hệ của từng người, của một tập đoàn xã hội, của một giai cấp hay xã hội nói chung đối với thực tại. Thế giới quan hình thành gồm những yếu tố thuộc về tất cả mọi hình thái ý thức xã hội [48, tr.539].

  • Bên cạnh đó, cuốn từ điển còn lý giải rõ: Theo nghĩa tổng quát đó là toàn bộ những quan điểm về thế giới về những hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội, các quan niệm triết học, xã hội, chính trị, luân lý, mỹ học, khoa học v.v..các quan niệm triết học hợp thành hạt nhân chủ yếu của thế giới quan. Vấn đề cơ bản của triết học cũng là vấn đề chủ yếu của thế giới quan, đó là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức, tuỳ theo cách giải quyết vấn đề cơ bản đó mà người ta có thể chia thế giới quan triết học thành duy vật hay duy tâm. Thế giới quan trực tiếp phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của con người đạt được trong từng giai đoạn lịch sử. Trong xã hội có phân chia giai cấp thì thế giới quan cũng còn mang tính giai cấp. Thế giới quan tiêu biểu của các xã hội cũng là thế giới quan của giai cấp thống trị xã hội đó. Trong Đại Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì thế giới quan được định nghĩa: “là cách nhìn nhận và giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội thành hệ thống quan điểm thống nhất” [54, tr.1557].

  • Trên cơ sở quan niệm như vậy về thế giới quan, chúng ta có thể hiểu: Thế giới quan là hệ thống những quan điểm của một người hoặc một tập đoàn người, một giai cấp hay toàn thể xã hội về thế giới và vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó, về chính bản thân cuộc sống con người và loài người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.

  • Về nội dung, thế giới quan thể hiện những quan niệm của con người về các vấn đề: Thứ nhất, về bản chất của thế giới, nghĩa là những quan niệm của con người về tự nhiên, xã hội, về hiện thực xung quanh. Thứ hai, thể hiện quan niệm của con người về chính bản thân con người, về mục đích, ý nghĩa cuộc sống của con người hay có thể hiểu là khả năng tự ý thức về bản thân, về vị trí, vai trò của mình trong thế giới và trong quan hệ với những người xung quanh. Thứ ba, thể hiện quan niệm về khả năng của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.

  • Hiểu thế giới quan với ý nghĩa như vậy là bao hàm cả nhân sinh quan, tức là toàn bộ những quan niệm về cuộc sống của con người và loài người. Theo Từ điển tiếng Việt, nhân sinh quan “là quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm lý tưởng, lẽ sống” [54, tr.764]. Có thể hiểu một cách tổng quát nhân sinh quan bao gồm những quan niệm về cuộc sống của con người: lẽ sống của con người là gì? mục đích, ý nghĩa, giá trị ra sao và sống như thế nào cho xứng đáng? Cũng giống như thế giới quan, nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội của con người, mang tính giai cấp và tính lịch sử cụ thể, nội dung của nó biểu hiện những nhu cầu, lợi ích, khát vọng, hoài bão của con người trong mỗi chế độ xã hội cụ thể, nhân sinh quan là các hệ giá trị đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo v.v..và đóng vai trò định hướng cho cuộc sống của con người.

  • Cũng theo cách hiểu thế giới quan như trên thì thế giới quan gồm có thế giới quan cá nhân, thế giới quan giai cấp và thế giới quan xã hội.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan